Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón Đầu trâu 501, Axit humic, Phân hữu cơ đến Lan Kiều tím Dendrobium amabile tại vườn lan- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

---------------------------


TRẦN THÙY LINH


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN(ĐẦU TRÂU 501, AXIT HUMIC, PHÂN HỮU CƠ) TỚI SINH TRƯỞNG CỦA LAN KIỀU TÍM (DENDROBIUM AMABILE) TẠI VƯỜN LAN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

Hệ đào tạo : Chính quy

Chuyên ngành : Nông Lâm Kết Hợp

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón Đầu trâu 501, Axit humic, Phân hữu cơ đến Lan Kiều tím Dendrobium amabile tại vườn lan- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - 1

Khoa : Lâm nghiệp

Khóa học : 2016 – 2020

Giảng viên hướng dẫn : Th.S La Thu Phương


Thái Nguyên, năm 2020


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được thu thập trong quá trình thực hiện đề tài, không sao chép của ai. Nội dung khóa luận có tham khảo một số tài liệu được liệt kê trong danh mục tài liệu của khóa luận. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.


Thái Nguyên,25 tháng 6 năm 2020

Xác nhận của GVHD Sinh viên


Trần Thùy Linh


Xác nhận của giáo viên chấm phản biện

(Kí và ghi rò họ tên)


LỜI CẢM ƠN


Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành thực hiện đề tài:Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón Đầu trâu 501, Axit humic, Phân hữu cơ đến Lan Kiều tím (Dendrobium amabile) tại vườn lan- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”

Vậy em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn chúng em.

Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. La Thu Phương đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.

Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành tốt bản khóa luận, nhưng do thời gian và kiến thức bản thân còn hạn chế. Vì vậy bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý chân thành của các thầy cô và toàn thể các bạn để khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!


Thái Nguyên, ngày 25 tháng 06 năm 202020

Sinh viên


Trần Thùy Linh


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1: Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng chồi lan Kiều tím 29

Bảng 4.2: Ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao chồi cây lan Kiều tím 31

Bảng 4.3: Ảnh hưởng của phân bón tới động thái ra rễ của lan Kiều tím 33

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chiều dài rễ lan Kiều tím

......................................................................................................................... 35

Bảng 4.5: Ảnh hưởng của phân bón đế động thái ra lá của cây lan Kiều tím 37 Bảng 4.6: Chất lượng của cây lan Kiều tím 39


DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1: Biểu đồ ảnh hưởng sinh trưởng chồi của cây lan Kiều tím 29

Hình 4.2: Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chiều cao chồi của cây lan Kiều tím 31

Hình 4.3: Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng động thái ra rễ của cây lan Kiều tím 33

Hình 4.4: Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chiều dài rễ của cây lan Kiều tím 35

Hình 4.5: Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng động thái ra lá của cây lan Kiều tím 37

Hình 4.6: Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng của cây lan

Kiều tím 40


DANH MỤC VIẾT TẮT


CTTN Công thức thí nghiệm

Hvn Chiều cao vút ngọn

CT Công thức

STT Số thứ tự

vn Chiều cao vút ngọn trung bình

Hi Giá trị chiều cao vút ngọn của một cây

n Dung lượng mẫu điều tra

i Thứ tự cây thứ i

cm Centimet

TB Trung bình


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC BẢNG iii

DANH MỤC HÌNH iii

DANH MỤC VIẾT TẮT iv

MỤC LỤC vi

Phần 1 MỞ ĐẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3. Ý nghĩa của đề tài 2

1.3.1. Ý nghĩa khoa học 2

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3

Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

2.1. Cơ sở khoa học 4

2.2. Tổng quan về các loài lan 8

2.2.1. Đặc điểm thực vật 8

2.2.2. Phân bố 9

2.2.3. Đặc điểm hình thái 12

2.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 13

2.4. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 16

2.5. Tổng quan khu vực nghiên cứu 20

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

3.1. Đối tượng 22

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22

3.3. Nội dung Nghiên cứu 22

3.4. Phương pháp nghiên cứu 23

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 23

3.4.2. Chuẩn bị, bố trí thí nghiệm và các bước tiến hành 23

3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu 28

Phần 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 29

4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng số chồi cây lan Kiều tím 29

4.2. Sinh trưởng chiều cao chồi của cây lan Kiều tím 31

4.3. Động thái ra rễ của cây lan Kiều tím 33

4.4. Sinh trưởng chiều dài rễ của cây lan Kiều tím 35

4.5. Động thái ra lá của cây lan Kiều tím 37

4.6. Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng của cây lan Kiều tím 39

4.7. Kết quả sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ 41

Phần 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 43

5.1. Kết luận 43

5.2 Tồn tại 44

5.3. Kiến nghị 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45


1.1. Tính cấp thiết của đề tài


Phần 1 MỞ ĐẦU

Hoa lan sở dĩ được nhiều người ưa chuộng là vì trong thế giới các loài hoa, hoa lan là một trong những loài hoa đẹp nhất. Hoa lan có hơn 25.000 giống khác nhau, cùng với những loài mới được khám phá và mô tả theo hàng năm. Hoa lan được coi là loài hoa tinh khiết, hoa vương giả cao sang, vua của các loài hoa. Hoa lan không những đẹp về màu sắc mà còn đẹp cả về hình dáng, cái đẹp của hoa lan thể hiện từ những đường nét của cánh hoa tao nhã đến dạng hình thân, lá, cành duyên dáng ít có loài hoa nào sánh nổi.Tuy nhiên ở Việt Nam có một loài lan được xem là đẹp nhất đó là hoa lan Kiều tím nó có một vẻ đẹp huyền bí, thường được người ta gọi là đại diện cho sự chân thành và chung thủy. Vì thế nó thường được dùng để làm quà tặng rất ý nghĩa hoặc trồng trong khu vườn của gia đình.

Cách nhận biết lan kiều tím cũng rất đơn giản ở vẻ bề ngoài của nó. Lan kiều thường được ví với sức sống mạnh mẽ cũng chính vì điểm nhận dạng đầu tiên là lá của nó rất cứng. Lá hơi nhọn và có thân dài màu đen, thường có 4 – 5 lá trên thân cây.

Có thể nói mẹ thiên nhiên đã ban cho núi rừng một loài hoa đẹp “xuất sắc” như hoa phong lan kiều tím. Hoa có 5 cánh màu tím đặc trưng thuần khiết, với điểm thêm họng hoa màu vàng dễ làm “rung động” tất cả tâm hồn người ngắm hoa.

Màu sắc hoa lan nói chung thường thắm tươi, đủ vẻ, từ trong như ngọc, trắng như ngà, êm mượt như nhung, mịn màng như phấn, tím sậm, đỏ nhạt, nâu, xanh, vàng, tía cho đến chấm phá, loang sọc vằn…

Hình dáng đa dạng phong phú, dù rằng phần lớn chỉ là 5 cánh bao bọc chung quanh một cái môi elip, nhưng mỗi thứ hoa lại có những dị biệt khác

Xem tất cả 70 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí