CT2 | CT3 | CT4 | |
CT4 | CT3 | CT2 | CT1 |
CT1 | CT2 | CT3 | CT4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón Đầu trâu 501, Axit humic, Phân hữu cơ đến Lan Kiều tím Dendrobium amabile tại vườn lan- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - 2
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón Đầu trâu 501, Axit humic, Phân hữu cơ đến Lan Kiều tím Dendrobium amabile tại vườn lan- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - 3
- Chuẩn Bị, Bố Trí Thí Nghiệm Và Các Bước Tiến Hành
- Ảnh Hưởng Của Phân Bón Tới Sinh Trưởng Chiều Dài Rễ Lan Kiều Tím
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón Đầu trâu 501, Axit humic, Phân hữu cơ đến Lan Kiều tím Dendrobium amabile tại vườn lan- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - 7
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón Đầu trâu 501, Axit humic, Phân hữu cơ đến Lan Kiều tím Dendrobium amabile tại vườn lan- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - 8
Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Phương pháp theo dòi thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với ba lần lặp lại, 30 gốc/công thức/1 lần lặp. Theo dòi định kỳ 1 lần/tháng và đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của cây con, các chỉ tiêu theo dòi được.
Bước 3: Chăm sóc thí nghiệm
Chăm sóc cây lan Kiều tím trong thời gian thí nghiệm, các biện pháp chăm sóc được thực hiện giống như nhau trên tất cả các công thức thí nghiệm:
- Tưới nước: Tưới đủ ẩm. Định kì tưới cây vào sáng sớm và chiều tối cho cây giai đoạn đầu, sau giảm lượng tưới cho cây tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, độ ẩm của đất trong giỏ và nhu cầu về nước của cây lan. Thí nghiệm phải đảm bảo luôn giữ độ ẩm cho cây, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng.
- Làm cỏ trong giỏ lan : nhổ sạch sẽ cỏ ở trong giỏ lan.
- Sâu bệnh hại: Trong quá trình chăm sóc thí nghiệm, thường xuyên theo dòi sâu, bệnh hại của cây lan Kiều tím, phun thuốc phòng sâu bệnh cho cây theo định kỳ.
Thời gian đo đếm các chỉ tiêu về sinh trưởng được tiến hành theo định kỳ. Trong mỗi CTTN theo dòi 90 gốc. Các cây được đánh dấu trong các công thức thí nghiệm và được đánh số thứ tự cho từng cây để tránh nhầm lẫn cho các lần đo sau.
- Đo chiều cao vút ngọn (Hvn): sử dụng thước đo chiều cao và độ chính xác là 0,1cm. Đặt thước sát cổ rễ đến ngọn cây. Chiều cao toàn thân (từ mặt cây con đến đỉnh ngọn cây).
- Số lá: đếm số lá non mới ra theo thứ tự của các cây đo chiều cao, đường kính cổ rễ của các công thức.
-Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với ba lần lặp lại, 30 gốc/công thức/1 lần lặp. Tiến hành đo đếm chỉ tiêu sinh trưởng của cây con, sâu, bệnh hại 30 ngày 1 lần. Các chỉ tiêu theo dòi: số rễ, Hvn, Số lá, chất lượng được ghi vào mẫu phiếu 3.1:
Mẫu phiếu 3.1. Phiếu điều tra sinh trưởng cây Kiều tím
Công thức thí nghiệm: ……………………………Lần đo: ......................... Ngày đo:.............................................. Người đo:.......................................
Số rễ | Chiều dài(cm) | Số chồi | Chiều dài (cm) | Số lá | Chất lượng cây | Sâu bệnh hại | |||
Lần đo: 1 | Tốt | Xấu | TB | ||||||
1 | |||||||||
2 | |||||||||
Lần lặp 1 | |||||||||
1 | |||||||||
2 | |||||||||
Lần lặp 2 | |||||||||
1 | |||||||||
2 |
- Điều tra sâu bệnh hại:
- Sâu hại. Thường xuyên quan sát khi thấy các loại sâu hại phải tiến hành các biện pháp bắt diệt sâu hại bằng phương pháp cơ giới. Nếu số lượng sâu tới mức gây hại không bắt được hết, cần phải phun thuốc.
-Bước 4: Theo dòi thí nghiệm và thu thập số liệu.
- Thời gian đo đếm các chỉ tiêu thí nghiệm được tiến hành vào cuối đợt thí nghiệm, trong mỗi công thức thí nghiệm theo dòi 30 gốc lan được đánh số từ gốc số 1 đến gốc số 30.
- Đo chiều dài rễ : Dùng thước đo ở vị trí cổ rễ.
- Đo chiều cao (Hvn) sử dụng thước đo chiều cao với độ chính xác của thước là ± 0,1cm, đặt thước sát gốc đến hết ngọn cây.
- Số lá: Đếm số lá theo thứ tự của các cây đo chiều cao, đường kính cổ rễ của các công thức.
3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp để tính chiều cao vút ngọn trung bình, thông qua công thức
n
H = 1 n Hi
vn
Trong đó:
i1
Hvn : Là chiều cao vút ngọn trung bình.
Hi: Là giá trị chiều cao vút ngọn của một cây. N: Là dung lượng mẫu điều tra.
i: Là thứ tự cây thứ i.
Để có bảng phân tích phương sai một nhân tố ANOVA: Ta thực hiện trên phần mềm excel như sau:
Nhập số liệu vào bảng tính.
Click Tools Data Analysis ANOVA: Single Factor. Trong hộp thoại ANOVA: Single Factor.
Input range: Khai vùng dữ liệu (...)
Grouped by:
Nếu số liệu nhắc lại của từng công thức thí nghiệm sắp xếp theo hàng thì đánh dấu Rows và mục Label in Firt Column nếu trong vùng dữ liệu vào có chứa cột tiêu đề.
Nếu số liệu nhắc lại của từng công thức thí nghiệm sắp xếp theo cột thì đánh dấu vào Columns và mục Label in Firt Rows nếu trong vùng dữ liệu vào có chứa hàng tiêu đề.
Alpha: Nhập (0.05) hay (0.01).
Input range: Khai vùng xuất kết quả.
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng số chồi cây lan Kiều tím
Kết quả đo đếm về ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng chồi Lan Kiều tím được tổng hợp ở bảng 4.1:
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng chồi lan Kiều tím
Tổng số cây | Lần đo 1 (30 ngày) | Lần đo 2 (60 ngày) | Lần đo 3 (90 ngày) | Lần đo 4 (120 ngày) | Lần đo 5 (150 ngày) | |
CTTN 1 | 90 | 0 | 0,05 | 1,07 | 1,43 | 1,63 |
CTTN 2 | 90 | 0 | 0 | 0,06 | 0,35 | 0,54 |
CTTN3 | 90 | 0 | 0 | 0 | 0,27 | 0,36 |
CTTN4 | 90 | 0 | 0 | 0,03 | 0,23 | 0,33 |
Số chồi
Ngày
Hình 4.1: Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng số chồi của cây lan Kiều tím
Kết quả bảng 4.1 và hình 4.1 cho thấy:
Ở lần đo 1(30 ngày): Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chồi cây lan Kiều tím ở các công thức đều chưa thấy có sinh trưởng và phát triển của chồi.
Ở lần đo 2 (60 ngày): Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chồi cây lan Kiều tím cao nhất ở công thức 1 (Đầu trâu 501) đạt trung bình là 0,05 chồi , 3 công thức còn lại chưa thấy hiện tượng phát triển của chồi.
Ở lần đo 3 (90 ngày) : Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chồi cây lan Kiều tím cao nhất ở công thức 1(đầu trâu 501) đạt trung bình là 1,07 chồi , công thức 3 ( phân dê) vẫn chưa thấy xuất hiện chồi non.
Ở lần đo 4 (120 ngày): Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chồi cây lan Kiều tím cao nhất ở công thức 1(đầu trâu 501) đạt trung bình là 1,43 chồi , thấp nhất là công thức 4 (không sử dụng phân bón) đạt trung bình là 0,23 chồi.
Ở lần đo 5 (150 ngày): Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chồi cây lan Kiều tím cao nhất ở công thức 1(đầu trâu 501) đạt trung bình là 1,52 chồi , thấp nhất là công thức 4 (không sử dụng phân bón) đạt trung bình 0,5 chồi.
Như vậy, từ việc phân tích trên cho thấy các loại phân bón ảnh hưởng tốt tới khả năng ra chồi lan Kiều tím. Nhưng sự ảnh hưởng này ở các công thức thí nghiệm là không như nhau. Công thức 1 sử dụng phân bón đầu trâu 501 có ảnh hưởng tốt nhất đến khả năng ra chồi lan Kiều tím, tiếp đến là phân axit humic, và cuối cùng là phân hữu cơ. Để khẳng định ảnh hưởng của các loại phân bón khác nhau đến sinh trưởng chồi lan Kiều tím một cách chính xác tôi tiến hành phân tích phương sai một nhân tố 3 lần lặp lại (Phụ lục 1).
Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy: FA(số chồi ) = 4,505 > F05(số chồi ) = 3,490. Vậy nhân tố phân bón có tác động không đồng đều đến sinh trưởng số
chồi lan Kiều tím. Có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại.
4.2. Sinh trưởng chiều cao chồi của cây lan Kiều tím
Kết quả đo đếm về ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng chồi Lan Kiều tím được tổng hợp ở bảng 4.2:
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao chồi cây lan Kiều tím
Tổng số cây | Lần đo 1 (30 ngày) | Lần đo 2 (60 ngày) | Lần đo 3 (90 ngày) | Lần đo 4 (120 ngày) | Lần đo 5 (150 ngày) | |
CTTN 1 | 90 | 0 | 0,19 | 10,7 | 20,56 | 34,37 |
CTTN 2 | 90 | 0 | 0 | 0,28 | 1,29 | 2,99 |
CTTN3 | 90 | 0 | 0 | 0 | 0,66 | 2,45 |
CTTN4 | 90 | 0 | 0 | 0,26 | 0,62 | 2,24 |
Hvn
Ngày
Hình 4.2: Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chiều cao chồi của cây lan Kiều tím
Kết quả bảng 4.2 và hình 4.2 cho thấy
Ở lần đo 1(30 ngày): Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chiều cao chồi cây lan Kiều tím ở các công thức chưa thấy có sự sinh trưởng và phát triển của chồi.
Ở lần đo 2 (60 ngày): Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chiều cao chồi cây lan Kiều tím cao nhất ở công thức 1(đầu trâu 501) đạt trung bình là 0,19cm, thấp nhất là công thức 4 (không sử dụng phân bón) chưa có sinh trưởng về chồi.
Ở lần đo 3 (90 ngày) : Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chồi cây lan Kiều tím cao nhất ở công thức 1(đầu trâu 501) đạt trung bình là 10,17cm, công thức 3 ( phân hữu cơ) vẫn chưa thấy xuất hiện chồi non.
Ở lần đo 4 (120 ngày): Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng chồi cây lan Kiều tím cao nhất ở công thức 1(đầu trâu 501) đạt trung bình là 20,56cm, thấp nhất là công thức 4 (không sử dụng phân bón) đạt trung bình là 0,62 cm.
Ở lần đo 5 (150 ngày): Sinh trưởng chồi cây lan Kiều tím cao nhất ở công thức 1(đầu trâu 501) 34,37cm, thấp nhất là công thức 4 (không sử
dụng phân bón) đạt trung bình là 2,24cm.
Như vậy, từ việc phân tích trên cho thấy các loại phân bón ảnh hưởng tốt tới khả năng sinh trưởng chồi của lan Kiều tím. Nhưng sự ảnh hưởng này ở các công thức thí nghiệm là không như nhau. Công thức 1 sử dụng phân bón đầu trâu 501 có ảnh hưởng tốt nhất đến khả năng ra chồi lan Kiều tím, tiếp đến là phân axit humic, và cuối cùng là phân hữu cơ. Để khẳng định ảnh hưởng của các loại phân bón khác nhau đến sinh trưởng chồi lan Kiều tím một cách chính xác tôi tiến hành phân tích phương sai một nhân tố 3 lần lặp lại (Phụ lục 2).
Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy: FA(chiều cao chồi ) = 4,483 > F05(chiều cao chồi) = 3,490. Vậy nhân tố phân bón có tác động không đồng đều đến sinh trưởng chiều cao chồi lan Kiều tím. Có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại.
4.3. Động thái ra rễ của cây lan Kiều tím
Kết quả đo đếm về ảnh hưởng của các loại phân bón đến động thái ra rễ của lan Kiều tím được tổng hợp ở bảng 4.3:
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của phân bón tới động thái ra rễ của lan Kiều tím
Tổng số cây | Lần đo 1 (30 ngày) | Lần đo 2 (60 ngày) | Lần đo 3 (90 ngày) | Lần đo 4 (120 ngày) | Lần đo 5 (150 ngày) | |
CTTN 1 | 90 | 0 | 2,1 | 4,04 | 4,34 | 4,6 |
CTTN 2 | 90 | 0 | 0,99 | 2,33 | 2,82 | 3,03 |
CTTN3 | 90 | 0 | 0,37 | 1,53 | 2,22 | 2,32 |
CTTN4 | 90 | 0 | 0,03 | 0,36 | 1,06 | 1,2 |
Số rễ
Ngày
Hình 4.3: Biểu đồ Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng động thái ra rễ
của cây lan Kiều tím