Nghệ thuật lời thơ trong dân ca Sán Chí Qua khảo sát tư liệu sưu tầm ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang - 13

bẩy chữ) và dạng biến thể (câu một gồm năm hoặc sáu chữ). Thể thơ đã chi phối đến các yếu tố vần, nhịp, thanh điệu khi sáng tác. Vần xuất hiện chủ yếu ở hai dạng vần lưng, vần chân. Nhịp ngắt phổ biến là 4/3… Thanh điệu xét về thanh bằng - trắc và âm vực thì chủ yếu là thanh trắc, âm vực thấp. Về phương diện kết cấu, có kết cấu đối đáp (chủ yếu), và kết cấu một chiều, kết cấu trùng điệp là các kiểu kết cấu phổ biến và dễ thấy nhất trong dân ca Sán Chí.

5. Các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong sịnh ca Sán Chí chủ yếu là ẩn dụ, nhân hoá, so sánh. Mỗi biện pháp đều có vai trò riêng trong việc chuyển tải tâm trạng của nhân vật trữ tình, cũng như thông điệp của người hát. Thời gian nghệ thuật trong sịnh ca Sán Chí bao gồm thời gian hiện thực, thời gian tâm lý, thời gian đồng hiện. Các dòng thời gian có mối quan hệ mật thiết với nhau theo các phạm trù thời gian: hiện tại - quá khứ; hiện tại - tương lai. Không gian nghệ thuật tồn tại ở hai dạng: không gian thiên nhiên (không gian núi, sông, bầu trời, trăng, các loài hoa…) và không gian sinh hoạt (ngôi nhà, căn phòng, miếu, thôn xóm…). Hai không gian này có mối liên hệ qua lại đều gắn với môi trường diễn xướng của đồng bào Sán Chí.

6. Dân ca Sán Chí đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài kể từ khi xuất hiện người Sán Chí trên đất nước ta. Cùng với các hoạt động làm ăn, sinh tồn, người Sán Chí đã biết thưởng thức, sáng tạo lời thơ câu hát để cuộc sống thêm phần ý nghĩa, cho tinh thần được thư thái, thảnh thơi cũng như để gửi gắm những quan niệm về thế giới nhân sinh, truyền dạy cho con cháu đời sau ý thức về dân tộc mình. Trong hoàn cảnh hiện nay, việc bảo tồn và phát huy vốn dân ca của người Sán Chí là một việc làm cần thiết hơn lúc nào. Gần đây đã có nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về việc tìm kiếm, bảo tồn những giá trị văn hoá phi vật thể của các dân tộc và thực tế ở nhiều tỉnh thành, các sở văn hoá, khu bảo tàng đã tiến hành sưu tầm, tập hợp các giá trị văn hoá cổ truyền và công bố tài liệu rộng khắp, trong đó có tài liệu về vốn dân ca của người Sán Chí. Song để các giá trị văn hoá ấy trường tồn, toả sáng, không bị

mai một theo thời gian thì phải cần đến sự quan tâm hơn nữa của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu văn hoá, văn học dân gian. Qua đây, tác giả luận văn hy vọng hướng nghiên cứu về nghệ thuật lời thơ trong dân ca Sán Chí có thể đem lại một vài điều mới mẻ, bổ ích, có thể đóng góp một phần nhỏ vào việc giữ gìn, phát huy, lưu truyền những tác phẩm dân ca lâu đời của đồng bào Sán Chí.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ngô Thị Ngọc Ánh, Lại Thị Mai Hương (2011), Phong tục cưới hỏi và nghệ thuật hát sình ca của người Sán Chỉ, Công trình dự thi, Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên.

2. Lại Nguyên Ân (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Lâm Quốc Ấn (2006), Một số ý kiến về người Cao Lan – Sán Chí ở Bắc Giang, Bảo tàng Bắc Giang xuất bản.

4. Nguyễn Xuân Cần (chủ biên), (1999), Đề tài Hát dân ca – Dân tộc Sán Chay – Nhóm Sán Chí xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Bắc Giang, Bảo tàng Bắc Giang xuất bản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

5. Nguyễn Xuân Cần - Trần Văn Lạng chủ biên (2003), Dân ca Sán Chí ở Kiên Lao – Lục Ngạn, Bảo tàng Bắc Giang xuất bản.

6. Ninh Văn Chất (2008), Độc đáo dân ca Sán Chỉ ở Lục Ngạn, http//www.cema.gov.vn/modules.php?name=content&op=detais&mid=1098

Nghệ thuật lời thơ trong dân ca Sán Chí Qua khảo sát tư liệu sưu tầm ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang - 13

7. Khổng Diễn chủ biên (2002), Dân tộc Sán Chay ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

8. Nguyễn Hữu Đạt (2011), Phong cách học Tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Việt Nam.

9. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

10. Đỗ Thị Hảo chủ biên (2008), Ca thư (Những câu hát của người Sán Chay), Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên, http://www.lrc-tnu.edu.vn

11. Hát dân ca của người Sán Chí ở Kiên Lao, Lục Ngạn, Đĩa DVD, ấn phẩm chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Nxb văn hóa dân tộc.

12. Nguyễn Thị Thu Hiền (2011), Hát xắng cọ ở Lộc Bình, Lạng Sơn, Luận văn thạc sĩ Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

13. Hợp tuyển Văn học dân gian các dân tộc Tày – Nùng – Sán Chay, (1994), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

14. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên… (2002), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, HN.

15. Nguyễn Xuân Kính (2004), Thi pháp ca dao, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

16. Đinh Trọng Lạc (chủ biên) (2002), Phong cách học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục

17. Đinh Trọng Lạc (2003, tái bản lần thứ 7), 99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Trần Văn Lạng (1998 - 1999), Báo cáo điều tra hát dân ca dân tộc Sán Chí ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, Bảo tàng Bắc Giang.

19. Triệu Thị Linh (2008), Ngôn từ nghệ thuật trong Xình ca Cao Lan, Luận văn thạc sĩ ĐHSP Thái Nguyên.

20. Nguyễn Thu Minh (2000), Đề tài Hát dân ca của dân tộc Cao Lan ở tỉnh Bắc Giang, Chương trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc Cao Lan.

21. Hoàng Kim Ngọc (2009), So sánh, ẩn dụ trong ca dao trữ tình dưới góc nhìn ngôn ngữ - văn hóa học, NXB Khoa học xã hội.

22. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, H.

23. Trần Đức Ngôn (1990), "Một số vấn đề lý luận chung quanh việc nghiên cứu văn bản văn học dân gian", Tạp chí Văn hóa dân gian, (3), Hà Nội.

24. Trần Đức Ngôn (2000), "Những đặc trưng của văn bản văn học dân gian", Góp phần nâng cao chất lượng sưu tầm, nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, tr 21 - 37.

25. Bùi Mạnh Nhị (chủ biên) (2002), Văn học Việt Nam văn học dân gian – Những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

26. Phù Ninh, Nguyễn Thịnh (1999), Văn hóa truyền thống Cao Lan, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

27. Lê Trường Phát (2000), Thi pháp văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

28. Nguyễn Văn Phong (1999), Báo cáo điều tra về dân tộc Sán Chí, xã Kiên Lao , Bảo tàng Bắc Giang.

29. Nguyễn Hằng Phương (2010), Diễn xướng ca dao theo dòng thời gian, Tạp chí văn học, (6), Hà Nội.

30. Lâm Quý (2004), Văn hóa Cao Lan, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

31. Trần Linh Quý, Hồng Thao (1997), Tìm hiểu dân ca Quan họ, Nxb Văn hóa dân tộc.

32. Trần Đình Sử (1978), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục.

33. Nguyễn Thị Thoa (2009) Hát dân ca giao duyên Sọong Cộ của người dân tộc Sán Dìu ở Giáp Sơn – Lục Ngạn – Bắc Giang, Đề tài chuyên ngành Văn học dân gian Trường ĐHSP Thái Nguyên.

34. Nguyễn Nam Tiến (1972), Về mối quan hệ tộc người giữa hai nhóm Cao Lan - Sán Chí, Tạp chí dân tộc học (số 1).

35. Nguyễn Nam Tiến (1973), Về nguồn gốc và quá trình di cư của người Cao Lan – Sán Chí, Tạp chí dân tộc học (số 1)

36. Vi Thị Tỉnh (2007), Dân ca Cao Lan, http://www.vhttdlvinhphuc.vn/Channei. aspx?rc=van-nghe-dan-gian&c=Da-ca-dan-vu&a=688

37. Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam tập 17, 18, 19

(2008), Nxb Khoa học xã hội Hà Nội.

38. Ngô Văn Trụ (2011), Văn hóa Bắc Giang - một góc nhìn, Nxb Văn hóa - Thông tin.

39. Ngô Văn Trụ (2007), Đề tài: Sưu tầm, nghiên cứu Di sản dân ca các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, Sở khoa học công nghệ - Hội văn học nghệ thuật.

40. Ngô Văn Trụ (2007), Báo cáo tổng quan - Đề tài: Điều tra dân ca các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, Sở khoa học công nghệ - Hội văn học nghệ thuật.

41. Ngô Văn Trụ (2006), Dân ca Cao Lan, Nxb Văn hóa dân tộc.

42. Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp.

43. Nguyễn Hữu Tự (1999), Đề tài bảo tồn dân ca dân tộc Sán Chay - nhóm Sán Chí xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, Sở Văn hóa thê thao và du lịch - Bảo tàng Bắc Giang.

44. Tư liệu của phòng thông tin - Ủy ban nhân dân xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang.

45. Tư liệu của Bảo tàng Bắc Giang.

46. Hoàng Tiến Tựu (1990), Văn học dân gian Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo dục.

47. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (2001), Địa chí Bắc Giang.

48. Văn nghệ Hà Bắc (1993), Nxb Hội văn học nghệ thuật.

49. Văn nghệ miền núi Bắc Giang (2007), Nxb văn học nghệ thuật.

50. Văn nghệ dân gian Bắc Giang (2006), Hội văn học nghệ thuật tỉnh.

51. Trần Quốc Vượng (2002), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội

PHỤ LỤC

Những bài dân ca Sán Chí do tác giả luận văn sưu tầm (tại xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang)

Những bài hát giao duyên

1.


Dịch nghĩa:


2.


Dịch nghĩa:


3.


Nhật lèng chặn líu nẩy

Chíu lạc sui chọng sui tay cnăm Hón kến dủ nan cnâu tăc sẳng Sau phạn mảo tốu nhật tun dên


Mặt trăng trên trời sáng rất tỏ

Dọi xuống mặt nước chìm long lanh Nhìn thấy không ai vớt lên được Tay với không tới ánh trăng thanh.


Chây vì nhôi tau meo nan hăt Căn sạm jéo phòng dủ nan phội Nhản hón cặm cạy pặt sẳng tá Cặm cạy dả hau pặt năng tay.


Cá vẽ trong tranh mèo không gặm Áo xanh thêu phượng đố mày bay Gà đức bằng vàng không thờ cúng Gà vàng có mỏ gáy không ra.


Chẩy vì nhôi tău cá sẳng hón Cnặn sạm jéo phòng sỉ cộn sạm Nhản hón cặm cạy sỉ ngăn pôu Heng cú lỏc chạu jấy hoi manh.

Dịch nghĩa:


4.


Dịch nghĩa


Cá vẽ trong tranh treo để ngắm

Áo xanh thêu phượng áo thầy quan Gà đúc bằng vàng thật đáng giá

Đi khắp sáu châu bốn đại dương.


Nhặt lèng chặn líu nẩy

Chíu lạc ẹng nhậy chắm kìu mịu Kìu mịu hôu hắn dỉ nan chóng Pàm tên vu côu dỉ nan sịu


Ánh trăng trên trời soi rất tỏ

Rọi xuống chum vại ngâm cây chàm Cây chàm nhuộm đen trồng rất khó Rạ để ruộng thịt để ai thiêu.


5.


Dịch nghĩa:


Tếm kẹc cnặt môn hón tầy lẩy Lai tốu neng cnụn hón tầy phụng Hóu kến neng cnụn tộ hôu săc Dổi lang hón kến mảo jậy cảnh.


Bước chân ra đi ngắm phong cảnh Đi đến thôn nàng ngắm địa phương Ngắm thấy thôn nàng nhiều cảnh đẹp Để chàng ngắm mãi không muốn về.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2024