Một Số Vấn Đề Chung Về Doanh Thu, Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh Trong Doanh Nghiệp


CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Một số vấn đề chung về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm và phân loại doanh thu:

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,doanh ngiệp phải mua sắm và tiêu hao các nguồn lực kinh tế như: tiền,nguyên vật liệu, hàng hóa, tài sản cố định,... để tiền hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ thu được cáclợi ích kinh tế nhất định như: giá trị các khoản phải thu hoặc tiền thu được từhoạt động bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ; tiền lãi thu được từ hoạtđộng cung cấp tín dụng...Giá trị các lợi ích mà doanh nghiệp thu được từ cáchoạt động kinh doanh trong từng kỳ nhất định sẽ làm vốn chủ sở hữu tăng lênmột cách gián tiếp và được ghi nhận là doanh thu của kỳ đó. Như vậy, Doanh thu là: “doanh thu được hiểu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu” (Chuẩn mực VAS01-Chuẩn mực chung- Ban hành và công bố theo Quyết định số

165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ tài chính)

Theo chuẩn mực kế toán việt nam số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác”Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ tài chínhthì Doanh thu là : “ Tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trongkỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường củadoanhnghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”.

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 thì doanh thu được định nghĩa là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định


theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.

Như vậy, qua các khái niệm khác nhau về doanh thu, có thể hiểu doanh thu bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu.

Ngoài ra dựa trên đặc điểm hàng hóa – dịch vụ cung ứng, khi tìm hiểu về doanh thu cần quan tâm tới các khái niệm như sau:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong kì.

- Doanh thu bán hàng: là toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất ra hoặc do doanh nghiệp mua về.

- Doanh thu thuần: là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với các khoản giảm trừ doanh thu (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại).

- Các khoản giảm trừ doanh thu

Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.

Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.

Giá trị hàng bán bị trả lại: Là khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.

Phân loại doanh thu

Trong quá trình SXKD của đơn vị, có rất nhiều các khoản doanh thu, thu nhập phát sinh trong kỳ. Trên cơ sở các thông tin về doanh thu của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ xác định đúng KQKD của từng loại hình sản xuất, từng loại sản phẩm… Để quản lý tốt các khoản doanh thu, các doanh nghiệp có thể tiến hành phân loại doanh thu theo các cách sau:


*Phân loại doanh thu theo mối quan hệ với hệ thống tổ chức kinh doanh

Doanh thu bán hàng nội bộ: Là doanh thu của khối lượng bán hàng trong nội bộ hệ thống tổ chức của doanh nghiệp như tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong Tổng công ty…

Doanh thu bán hàng ra ngoài: Là toàn bộ doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã bán ra cho khách hàng ngoài phạm vi doanh nghiệp.

*Phân loại doanh thu theo khu vực địa lý

Doanh thu nội địa: Là các khoản thu được từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trong nước.

Doanh thu quốc tế: Là các khoản thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh tại nước ngoài.

*Phân loại doanh thu theo tình hình kinh doanh

Theo tiêu thức này doanh thu của doanh nghiệp được phân loại như sau:

Doanh thu bán hàng hóa: Là toàn bộ doanh thu của khối lượng hàng hóa đã bán được trong kỳ.

Doanh thu bán thành phẩm: Là doanh thu của toàn bộ khối lượng sản phẩm, thành phẩm đã bán trong kỳ, hay đã được xác định tiêu thụ trong kỳ.

Doanh thu cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ doanh thu của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và đã được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.

Doanh thu trợ cấp, trợ giá: Là toàn bộ các khoản doanh thu từ trợ cấp, trợ giá của nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của nhà nước.

Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư: Là toàn bộ các khoản doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư và doanh thu bán, thanh lý bất động sản đầu tư

*Phân loại doanh thu theo mối quan hệ với điểm hòa vốn

Theo cách phân loại này, doanh thu được chia làm 2 loại:

Doanh thu hòa vốn: Là doanh thu mà tại đó mà lợi nhuận của các sản phẩm dịch vụ bằng không hay doanh thu bằng chi phí


Doanh thu an toàn: Là mức doanh thu lớn hơn mức doanh thu hòa vốn hay nói cách khác là mức doanh thu mà doanh nghiệp có được khi bù đắp được các khoản chi phí

1.1.2. Khái niệm và phân loại chi phí:

Để tiến hành các hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải tiêu hao các nguồn lực kinh tế. Ví dụ, để có doanh thu từ hoạt động bán hàng, doanh nghiệp phải mua hàng hóa, giao hàng cho người mua, chi tiền lương cho nhân viên, chi cho quảng cáo... Giá trị của những khoản này được hiểu là khoản tiêu hao giá trị nguồn lực kinh tế, chúng làm giảm lợi ích kinh tế của doanh nghiệp và được ghi nhận là chi phí.

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IASC “Chi phí là các yếu tố làm giảm các lợi ích kinh tế trong niên độ kế toán dưới hình thức xuất đi hay giảm giá trị tài sản hay làm phát sinh các khoản nợ, kết quả là làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu mà không do việc phân phối nguồn vốn cho các bên chủ sở hữu”

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung”(Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng BTC) Chi phí là: “tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”.

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của BTC về Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp “Chi phí là những khoản làm giảm lợi ích kinh tế, được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc khi có khả năng tương đối chắc chắn sẽ phát sinh trong tương lai không phân biệt đã chi tiền hay chưa”.

Như vậy, chi phí được hiểu làtoàn bộ những khoản chi phí làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán của doanh nghiệp. Do vậy để thực hiện việc cung ứng và tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp phải sử dụng những nguồn vốn bằng tiền, sức lao động và chi phí mua sắm, sữa chữa, duy tu bảo dưỡng.

Chi phí gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh, được tài trợ từ vốn kinh doanh và được bù đắp từ thu nhập hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, chi


tiêu là sự giảm đi đơn thuần của các lại vật tư tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp bất kể nó được dùng cho mục đích nào.

Chi phí của đơn vị phát sinh từ nhiều loại hoạt động khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng thông tin, chi phí của đơn vị có thể được phân loại theo các cách khác nhau. Kế toán sẽ lựa chọn tiêu thức phân loại phù hợp để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu thông tin chung liên quan đến việc nhận diện các khoản chi phí được trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Phân loại chi phí

Trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, phát sinh rất nhiều loại chi phí.Việc phân loại chi phí một cách khoa học và hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng việc quản lý và hạch toán chi phí của doanh nghiệp. Phân loại chi phí theo các cách chủ yếu sau:

*Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất chi phí

- Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).

- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương: Phản ánh tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất lương, các khoản trích theo lương phải trả cho toàn bộ công nhân viên.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Phản ánh tổng số khấu hao phải trích trong kỳ của tất cả tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các chi phí gắn liền với các dịch vụ mua từ bên ngoài cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp như chi phí dịch vụ điện nước, bảo hiểm tài sản nhà cửa, phương tiện, quảng cáo …

- Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm tất cả các chi phí sản xuất kinh doanh khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên mà doanh nghiệp thường phải thanh toán trực tiếp trong kỳ kế toán.


Để theo dõi phân loại chi phí kinh doanh dịch vụ theo nội dung kinh tế của chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại có tác dụng quan trọng đối với việc theo dõi và quản lý chính xác theo từng hạng mục. Qua đó giúp cho nhà quản trị hiểu rõ cơ cấu, tỷ trọng từng yếu tố chi phí trên cơ sở đánh đánh giá phân tích giúp nhà điều hành xây dựng các kế hoạch, làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.

*Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế

- Chi phí bán hàng bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như tiền hoa hồng cho khách, tiền thuê dẫn chương trình, tiền thuê bàn ghế công cụ dụng cụ phục vụ hội nghị ... phục vụ riêng cho hoạt động bán hàng.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm những chi phí phát sinh liên quan đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong doanh nghiệp như tiền lương cùng các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý, vật liệu đồ dùng văn phòng, khấu hao TSCĐ và chi phí dịch vụ mua ngoài.

- Chi phí tài chính: Là các khoản chi phí liên quan đến các khoản tiền đầu tư tài chính và các khoản tiền đi vay vốn thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thương mại.

- Chi phí khác: phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp.

Qua cách phân loại này chi phí được sắp xếp thành các khoản mục giúp cho doanh nghiệp sản xuất tính được giá thành tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở đó đánh giá được sự ảnh hưởng của từng loại khoản mục chi phí đến giá thành nhằm phân tích giảm giá thành và nâng cao khả năng khai thác nguồn lực trong doanh nghiệp thương mại.

*Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với qui mô sản xuất kinh doanh

- Chi phí cố định: là chi phí không thay đổi (hoặc thay đổi không đáng kể) theo sự thay đổi qui mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thuộc loại này có:


chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí tiền lương quản lý, lãi tiền vay phải trả, chi phí thuê tài sản, văn phòng.

- Chi phí biến đổi: là các chi phí thay đổi trực tiếp theo sự thay đổi của qui mô. Thuộc loại này có chi phí nguyên vật liệu bao bì, tiền lương bộ phần bán hàng, điện nước dùng cho bộ phận bán hàng và chi phí hoa hồng đại lý.

- Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí bao gồm các yếu tố của biến phí và định phí, nhằm mục đích cho việc lập kế hoạch, kiểm soát và điều tiết chi phí hỗn hợp và các nhà quản lý cần phân tích chi phí hỗn hợp thành các yếu tố biến phí và định phí. Ngoài ra chi phí hỗn hợp tồn tại rất nhiều trong hoạt động thực tế của doanh nghiệp thương mại như chi phí thuê phương tiện vận chuyển hàng hóa, chi phí điện thoại….

Phân loại chi phí phục vụ cho kế toán quản trị

Trên góc độ kế toán quản trị, chi phí được nhận thức theo phương thức nhận diện thông tin ra quyết định. Vì vậy, để quản lý được chi phí, cần thiết phải làm rõ các cách phân loại chi phí khác nhau trong kế toán quản trị:

* Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ của chi phí với các quyết định kinh doanh:

- Chi phí cơ hội: Là lợi ích bị mất đi vì chọn phương án và hành động này thay cho phương án và hành động khác.

- Chi phí chênh lệch: Là các khoản chi phí có ở phương án này nhưng chỉ có một phần hoặc không có ở phương án khác. Chi phí chênh lệch có thể là biến phí hay định phí hoặc là chi phí hỗn hợp.

- Chi phí chìm: Là những khoản chi phí mà doanh nghiệp vẫn cứ phải chịu đựng mặc dù nhà quản trị chọn bất kỳ phương án kinh doanh nào. Thông thường chi phí chìm không thích hợp cho việc ra quyết định kinh doanh vì thông tin không có tính chênh lệch.

- Chi phí tránh được và chi phí không tránh được: Là các khoản chi phí mà các nhà quản trị kinh doanh có thể giảm được khi thực hiện các quyết định kinh doanh tối ưu. Còn chi phí không tránh được là khoản chi phí cho dù nhà quản trị lựa chọn phương án nào vẫn cứ phải chịu.


1.1.3 Khái niệm và phân loại kết quả kinh doanh:

Khái niệm kết quả kinh doanh

Theo thông tư 200/2014/TT/BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính thì kết quả kinhdoanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định, là biểu hiện bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động kinh tế đã được thực hiện

Phân loại kết quả kinh doanh

- Theo cách thức phản ánh của kế toán tài chính: Theo cách ghi nhận, phản ánh của kế toán tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được phân loại theo:

+ Kết quả hoạt động kinh doanh: là kết quả từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính của doanh nghiệp, tùy theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể của doanh nghiệp mà nội dung cụ thể của kết quả hoạt động kinh doanh có thể khác nhau. Trong doanh nghiệp thương mại là kết quả hoạt động bán hàng, trong doanh nghiệp sản xuất là kết quả từ hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.Ngoài ra trong doanh nghiệp còn có các các nghiệp vụ khác nhau như cho vay, góp vốn liên doanh … cũng góp phần tạo nên kết quả này. Mặc dù vậy thì phương pháp chung xác định kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp là giống nhau, cụ thể như sau:

Kết quả hoạt động kinh doanh


=

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp

dịch vụ


+

Doanh thu hoạt động tài

chính


-


Chi phí tài chính


-

Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý doanh

nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Hà Nội - 3

Trong đó:


Lợi nhuận gộp về bán

hàng và cung cấp dịch vụ

=

Doanh thu thuần về bán hàng

và cung cấp dịch vụ

-

Trị giá vốn

hàng bán

Doanh thu thuần về bán hàng và cung

cấp dịch vụ


=

Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ


-

Chiết khấu thương

mại


-

Doanh thu bán hàng bị

trả lại


-


Giảm giá hàng bán


-


Thuế TTĐB,

Thuế XK

+ Kết quả khác: Là kết quả từ các nghiệp vụ phát sinh không thường xuyên hoặc doanh nghiệp không dự kiến trước được như: thanh lý, nhượng bán tài sản cố

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 13/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí