Lời bài hát gồm 2 từ “róc, rách” nhưng được diễn đạt bởi 4 nốt đô, sử dụng nốt hoa mỹ. Khi nhìn bản nhạc, thông thường người tập sẽ thể hiện 4 nốt đô bằng 2 ngón i, m, nhưng với yêu cầu thể hiện nốt hoa mỹ, tốc độ nhanh, thì người tập nên sử dụng 3 ngón i, m, a, gảy theo thứ tự giống như trong kỹ thuật tremolo, nghĩa là: a, m, i, tốc độ ngón gảy nhanh hơn, phù hợp với tính chất âm nhạc.
VD 3.41:
Văn Vượng, Nhạc rừng, tr.1, 6. [phụ lục trang 324]
Hai từ “róc, rách” tiếp theo, hợp âm A dur cũng sử dụng nốt hoa mỹ, thể hiện bằng kỹ thuật rải âm, các nốt: mi, la, mi, đô, nằm trên từng dây đàn khác nhau. Hợp âm được bấm trên thế tay V: Các nốt mi, la (xếp ngón bấm số 1) trên dây đàn số 5 và 4, nốt mi, đô (xếp ngón bấm số 3 và 4) trên dây đàn số 2 và 1. Để thực hiện các nốt hoa mỹ, tốc độ nhanh, ta sẽ thay đổi thứ tự ngón gảy, nếu theo bản nhạc thì 2 nốt: mi, la, bấm ngón 1 sẽ gảy bằng ngón p, chúng ta sẽ chuyển gảy bằng 2 ngón p và i, như vậy cách rải các âm nhanh hơn, thuận lợi hơn.
VD 3.42:
Văn Vượng, Nhạc rừng, tr.1, 6. [phụ lục trang 324]
Có thể bạn quan tâm!
- Chuyển Soạn Tác Phẩm Giai Điệu Quê Hương
- Nâng Cao Hiệu Quả Diễn Tấu Trong Các Tác Phẩm Guitar Việt Nam
- Một Số Đặc Điểm Về Diễn Tấu Thang Âm, Điệu Thức, Hoà Thanh Trong Các Tác Phẩm Guitar Việt Nam
- Các Kỹ Thuật Luyến, Nhấn, Láy Trong Các Tác Phẩm Guitar Việt Nam
- Nghệ thuật guitar trong các tác phẩm âm nhạc Việt Nam - 18
- Nghệ thuật guitar trong các tác phẩm âm nhạc Việt Nam - 19
Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.
Khoảng cách của các quãng âm, kết hợp với màu sắc âm thanh riêng của từng dây đàn cho chúng ta cảm nhận tiếng nước chảy “róc rách”, “róc rách”.
Nhạc rừng là một tác phẩm chuyển soạn thành công của nghệ sĩ Văn Vượng. Phần đầu của ca khúc, chủ yếu giai điệu được tác giả thể hiện bởi các hợp âm theo chiều dọc. Sau đó, giai điệu được thể hiện trong các hợp âm theo chiều ngang.
VD 3.43:
Văn Vượng, Nhạc rừng, tr.2, 4. [phụ lục trang 324]
Giai điệu chính là các nốt nhạc nằm trong chùm 3, được thể hiện bằng ngón p. Nhìn vào ví dụ, ta thấy những chùm 3 liên tiếp chuyển từ thế tay II đến thế tay VII rồi về thế tay V, như vậy để thể hiện được nét giai điệu mềm mại, liền mạch là không đơn giản. Thông thường trên đàn guitar, khi chuyển các hợp âm từ thế tay I đến các thế tay II, III, IV… dễ dàng hơn khi chúng ta chuyển ngược từ các thế tay IX, X về thế tay I, II… Do vậy, trong bài Nhạc rừng, để thực hiện tốt nhất, tạo nên sự liền mạch các nốt trong hợp âm, người tập phải biết tận dụng thời gian trong việc chuyển ngón của các nốt trong hợp âm rải. Thay vì bấm cùng một lúc đầy đủ các nốt của hợp âm, ta có thể chuyển các ngón lần lượt với tốc độ nhanh vào hợp âm, như vậy nốt đầu của mỗi hợp âm sẽ được bấm trước, dù là chuyển động rất nhanh nhưng cách bấm này sẽ tạo nên sự liền mạch cho giai điệu và yêu cầu của bản nhạc.
Trong những năm tháng gian khổ, chiến đấu giải phóng dân tộc, với tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, Đảng và nhân dân Việt Nam đã dồn hết sức lực, tâm huyết để giải phóng quê hương, nhiều tác phẩm âm nhạc ra đời để động viên, khích lệ tinh thần quân và dân cũng như chia vui về những thắng lợi đã dành được. Tác phẩm Mừng Tây Nguyên giải phóng do nghệ sĩ guitar Hải Thoại sáng tác là “bức tranh” về ngày hội chiến thắng. Phần mở đầu tác phẩm ở tốc độ chậm, tác giả sử dụng kỹ thuật pizz, âm nhạc thể hiện nét đặc trưng của dân tộc Tây Nguyên.
VD 3.44:
Hải Thoại, Mừng Tây Nguyên giải phóng, tr 1,1. [phụ lục trang 325]
Kỹ thuật Pizz của đàn guitar thường được thể hiện bằng cách đặt nhẹ một phần của bàn tay lên trên ngựa đàn, vị trí tiếp xúc với phần cuối của dây đàn, sau đó dùng ngón p gảy, nhưng trong tác phẩm Mừng Tây nguyên giải phóng, kỹ thuật này có sự thay đổi để phù hợp với ý đồ nghệ thuật của tác giả. Kỹ thuật Pizz thay vì đặt tay trên ngựa đàn, tác giả dùng ngón i, đặt vào vị trí nốt nhạc, dùng ngón a gảy. Âm thanh là những tiếng “tách, tách” diễn tả cảnh tĩnh mịch của núi rừng, sau đó nổi lên giai điệu bè bass với những âm thanh của Tây Nguyên.
Tiếp theo, giai điệu được thể hiện bằng kỹ thuật âm bồi, thay đổi màu sắc âm
thanh.
VD 3.45:
Hải Thoại, Mừng Tây Nguyên giải phóng, tr 3, 5. [phụ lục trang 326]
Tác phẩm được viết theo hướng phát triển dần đi đến cao trào, sau phần thay đổi âm sắc bằng kỹ thuật bồi âm, âm nhạc được mở rộng bằng những hợp âm rải.
VD 3.46:
Hải Thoại, Mừng Tây Nguyên giải phóng, tr 4, 7. [phụ lục trang 327]
Hình ảnh nghệ thuật là sự rộng rãi, hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên, giai điệu nằm trong các hợp âm, phát triển cao dần, chuyển từ thế tay IV lên thế tay IX, XIII. Trong đoạn nhạc tác giả dùng thuật ngữ “allarg” để chỉ dẫn cho người thể hiện. Với các hợp âm trong bài, người tập có thể rải các nốt bằng 4 ngón: p, i, m, a. Tuy nhiên nếu rải
âm theo cách này, nốt giai điệu sẽ được gảy bằng ngón a, âm sắc nhỏ, các nốt của hợp âm cũng vậy, tính chất âm nhạc không đạt yêu cầu. Có rất nhiều phương pháp rải âm, tuy nhiên, người thể hiện âm nhạc cần phải hiểu ý đồ của tác giả, cũng như những cảm xúc hình ảnh nghệ thuật trong tác phẩm, để ứng dụng kỹ thuật thể hiện sao cho phù hợp. Trong đoạn nhạc này, khia thể hiện nên rải hợp âm bằng ngón p, cho hiệu quả âm thanh lớn, sáng, giai điệu rõ ràng.
Với những ứng dụng tính năng nhạc cụ, cùng với những nét giai điệu đậm “chất” âm nhạc Tây Nguyên, tác giả khéo léo tạo nên những hợp âm mô phỏng tiếng cồng, chiêng.
VD 3.47:
Hải Thoại, Mừng Tây Nguyên giải phóng, tr 8, 4. [phụ lục trang 328]
Khi thể hiện đoạn nhạc mô phỏng tiếng cồng, chiêng, người tập cần nghe, tham khảo âm thanh thực từ những nhạc cụ này, để chúng ta nắm được màu sắc âm thanh thực tế của cồng chiêng, sau đó quyết định vi trí gảy trên đàn guitar để tạo nên những âm thanh như ý muốn. Thông thường, trên đàn guitar, vị trí gảy từ cuối phím đàn số 19 đến hết phần lỗ đàn cho âm thanh trầm, ấm, vị trí gảy còn lại tạo nên âm thanh sáng, cứng, màu sắc kim loại.
Cùng với những tác phẩm được sáng tác, chuyển soạn từ các ca khúc, hay chất liệu âm nhạc của các vùng miền, các nghệ sĩ guitar còn chuyển soạn từ các làn điệu dân ca Việt Nam. Nghệ sĩ guitar Tạ Tấn đã chuyển soạn thành công bài Xòe hoa (dân ca Thái) cho hòa tấu guitar, trong tác phẩm, giai điệu bài Xòe hoa được nhắc lại nhiều lần với những ứng dụng kỹ thuật khác nhau, tạo nên màu sắc âm nhạc phong phú. Sau phần dạo đầu, giai điệu Xòe hoa được thể hiện trên những hòa âm theo chiều dọc,
chuyển từ thế tay III đến thế tay V. Để tạo nên sự mềm mại, “nhún nhảy” của nhịp điệu trong bài, người thể hiện không nên gảy hợp âm, nên rải đều các nốt nhạc, tạo nên tính chất âm nhạc vui, nhẹ nhàng, lưu loát.
VD 3.48:
Tạ Tấn, Xòe hoa, tr 60, 4. [phụ lục trang 329]
Với sự am hiểu sâu sắc tính năng nhạc cụ guitar, trong những sáng tác, chuyển soạn, nghệ sĩ guitar Tạ Tấn luôn viết nên những tác phẩm kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và kỹ thuật đàn guitar. Trong ví dụ, cùng với giai điệu được thể hiện ở bè 1, bè 2 là những hợp âm được tạo nên bởi màu sắc âm nhạc của dân tộc Thái.
Giai điệu Xòe hoa nhắc lại lần thứ 3 bằng những âm bồi trên nền hòa âm được thực hiện bởi bè 2.
VD 3.49:
Tạ Tấn, Xòe hoa, tr 62, 2. [phụ lục trang 330]
Hòa âm bè 2 được tác giả xây dựng từ nét giai điệu của bài Xòe hoa, thể hiện bằng kỹ thuật bồi âm, cho người nghe cảm nhận mới mẻ. Các âm bồi đều được bấm
trên các thế tay tự nhiên đàn guitar nên giúp cho người tập dễ thực hiện, độ vang âm thanh tốt giúp cho giai điệu nghe hay hơn. Trên đàn guitar có 2 cách thể hiện âm bồi: đó là âm bồi tự nhiên và âm bồi nhân tạo, trong đó âm bồi tự nhiên dễ thực hiện hơn, âm thanh trong sáng, độ ngân vang tốt, còn âm bồi nhân tạo khi thực hiện, không chỉ bấm bằng tay trái mà còn phải bấm cùng lúc ở tay phải, âm thanh nhỏ, thực hiện kỹ thuật phức tạp hơn. Bồi âm trong bài Xòe hoa là kỹ thuật dễ thực hiện. Tuy nhiên, người tập nên lưu ý: trên cần đàn guitar, mỗi phím đàn được xác định bởi 2 thanh ngăn phím, muốn cho âm thanh vang thì ngón tay bàn tay trái, thay vì bấm vào vị trí dây ở giữa phím đàn, phải bấm ở vị trí dây thẳng với thanh ngăn phím thứ 2.
Đối với guitar, âm bồi cho những âm thanh “lung linh”, mềm mại, độ ngân dài hơn so với âm thanh gảy thông thường, khi thể hiện hòa âm, sẽ làm mới cho tác phẩm bởi sự thay đổi âm sắc.
3.2.3. Một số đặc điểm về thể hiện giai điệu, tiết tấu, nhịp điệu trong các tác phẩm guitar Việt Nam
Trong rất nhiều những ứng dụng kỹ thuật guitar vào sáng tác, chuyển soạn cho các tác phẩm guitar Việt Nam, đặc điểm nổi bật trong thể hiện giai điệu, đó là kỹ thuật tremolo. Tác phẩm, Làng tôi, chuyển soạn của nghệ sĩ guitar Phạm Văn Phúc, đã sử dụng nguyên bản kỹ thuật tremolo của đàn guitar cổ điển.
VD 3.50:
Phạm Văn Phúc, Làng tôi, tr 5, 6. [phụ lục trang 331]
Tác phẩm được chuyển soạn từ ca khúc Bài ca hy vọng của nhạc sĩ Văn Ký do nghệ sĩ guitar Hải Thoại chuyển soạn, giai điệu của bài hát khi phát triển lên cao trào đã được thể hiện bằng kỹ thuật tremolo.
VD 3.51:
Hải Thoại, Bài ca hy vọng, tr 3, 2. [phụ lục trang 332]
Kỹ thuật tremolo, trong tác phẩm Vũ khúc Tây Nguyên, của nghệ sĩ guitar Tạ Tấn.
VD 3.52:
Tạ Tấn, Vũ khúc Tây Nguyên, tr 95, 2. [phụ lục trang 333]
Kỹ thuật tremolo, trong tác phẩm Ru con (dân ca Nam bộ), của nghệ sĩ guitar Tạ Tấn.
VD 3.53:
Tạ Tấn, Ru con, tr 130, 2. [phụ lục trang 334]
Trong ca khúc Những ánh sao đêm của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, do nghệ sĩ Phạm Lợi chuyển soạn, giai điệu bài hát cũng được ứng dụng tremolo, thể hiện sự dạt dào, nhiệt huyết của tuổi trẻ.
VD 3.54:
chuyển soạn.
Phạm Lợi, Những ánh sao đêm, tr 3, 6. [phụ lục trang 335]
Tác phẩm guitar Đóa hoa vô thường, nhạc Trịnh Công Sơn, Tôn thất Kim
VD 3.55 :
Tôn Thất Kim, Đóa hoa vô thường, tr 2, 1. [phụ lục trang 336]
Trong một số ca khúc, làn điệu dân ca chuyển soạn cho đàn guitar, với sự phù hợp về nhịp điệu, tiết tấu, các nghệ sĩ đã khéo léo áp dụng kỹ thuật tremolo, giai điệu phát triển trên các thế tay thuận, thể hiện rõ hình tượng nghệ thuật của tác phẩm.
Đàn guitar có âm thanh vừa phải, độ ngân không nhiều, âm thanh phát ra không có độ ngân dài như đàn piano, violin... Tuy nhiên, kỹ thuật tremolo với đặc điểm các âm phát ra liên tục, đều đặn, cho người nghe cảm giác sự liền mạch, ngân vang không dứt của âm thanh. Kỹ thuật này thường được thể hiện ở những giai điệu mượt mà, hoặc trong những nét giai điệu liền mạch phát triển lên cao trào của tác phẩm, tạo hiệu quả trong thể hiện hình tượng nghệ thuật của tác phẩm.
Kỹ thuật tremolo đòi hỏi sự công phu trong luyện tập, bởi các ngón gảy tốc độ nhanh, lực gảy đều. Do vậy, ban đầu, nên tập tremolo tốc độ chậm, gảy rõ từng ngón. Để tạo nên các âm thanh đều đặn, liên tục, người tập nên lưu ý cách đặt các ngón gảy bàn tay phải, sao cho khoảng cách từ các đầu ngón đến dây đàn phải bằng nhau.