Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai 1991 - 2018 - 15

KẾT LUẬN


Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về ngành Văn hóa, Thể thaoDu lịch tỉnh Lào Cai (1991-2018) có thể rút ra một số nhận xét sau:

Về những kết quả lớn mà ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đạt được:

- Công tác quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch của tỉnh Lào Cai ngày càng được tăng cường; nhận thức về văn hóa của các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh đã dần được nâng lên; đội ngũ làm công tác văn hóa, thể thao và du lịch từng bước được kiện toàn, nâng cao chất lượng. Các hoạt động văn hóa, thể thao ngày càng được nâng cao chất lượng, hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, gắn với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai. Các dự án phục vụ du lịch được tăng cường đầu tư từ các nguồn vốn ngoài ngân sách đã góp phần đáp ứng nhu cầu đầu tư tại các vùng trọng điểm du lịch của tỉnh. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch được quan tâm đầu tư với những mục tiêu, giải pháp đồng bộ mang tính đột phá, chiến lược.

- Phong trào “TDĐKXDĐSVH” được mở rộng và đi vào chiều sâu với những tiêu chí cụ thể mang lại hiệu quả thiết thực. Phong trào xây dựng danh hiệu GĐVH, Tổ dân phố văn hóa, cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa đã góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, đề cao giá trị đạo đức, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, làng bản, khu phố, loại bỏ dần những tập tục lỗi thời, lạc hậu. Đời sống văn hóa của đồng bào vùng dân tộc thiểu số, ở vùng gặp khó khăn dần được cải thiện. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội có nhiều chuyển biến tích cực.

- Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao và du lịch từ cấp tỉnh đến cơ sở được quan tâm đầu tư, đưa vào khai thác, sử dụng đã tạo điều kiện cho việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các hoạt động, các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch quy mô khu vực, toàn quốc và thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh Lào Cai.

- Hoạt động bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của dân tộc đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã được nghiên cứu, nhận diện, bảo vệ và phát huy giá trị, trong đó, đặc biệt là các di sản được UNESCO ghi danh (Nghi lễ kéo co của người Tày-Giáy). Nhờ sự năng động, sáng tạo, Lào Cai đã thực hiện thành công chương trình “Biến di sản thành tài sản” và “Mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc, mỗi vùng có loại đặc sản trở thành hàng hóa”. Qua đó, những di sản văn hóa phi vật thể, di tích, danh thắng được bảo tồn, khôi phục và phát huy giá trị, phục

vụ phát triển du lịch, làm nên dấu ấn nổi bật của văn hóa Lào Cai.

- Phong trào TDTT quần chúng tiếp tục phát triển rộng rãi, thể hiện ở sự gia tăng số lượng người tập thường xuyên, góp phần phòng ngừa bệnh tật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng lối sống lành mạnh, hình thành, bồi dưỡng các phẩm chất, nhân cách con người. Từ một địa phương là “điểm trắng” trên bản đồ thể thao thành tích cao Việt Nam, chỉ trong thời gian khoảng 10 năm trở lại đây, đặc biệt là từ năm 2006, thể thao Lào Cai đã có bước “đột phá” ngoạn mục, từng bước khẳng định vị thế. Các kết quả đáng tự hào của thể thao thành tích cao Lào Cai tại các giải đấu trong nước, khu vực và quốc tế là động lực, nguồn cổ vũ tinh thần cho nhân dân trong tỉnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

- Hoạt động hợp tác quốc tế về văn hóa, thể thao và du lịch được tổ chức sôi nổi, góp phần làm cho hoạt động này trở thành một trong những kênh quan trọng trong công tác đối ngoại của tỉnh Lào Cai với các địa phương khác trong cả nước. Các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch đã giới thiệu được hình ảnh đất nước, con người, văn hóa nghệ thuật các dân tộc Lào Cai với các tỉnh, văn hóa Việt Nam ra thế giới; đồng thời tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm văn hóa dân tộc để bắt kịp xu thế của thời đại.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác phát triển văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn tỉnh còn một số tồn tại cần sớm khắc phục như:

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai 1991 - 2018 - 15

- Điều kiện tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ cho vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, chưa có chính sách hỗ trợ cho hoạt động đội văn nghệ thôn bản. Trang thiết bị đầu tư cho hệ thống nhà văn hóa xã, thôn, bản tuy đã được quan tâm đầu tư song chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cấp huyện chưa được đầu tư đồng bộ, hiệu quả.

- Hạ tầng giao thông chưa được đầu tư đồng bộ, hệ thống giao thông đến các khu, điểm du lịch một số nơi xuống cấp nghiêm trọng, một số công trình giao thông tiến độ triển khai chậm, công tác phối hợp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc chưa kịp thời. Số lượng, chất lượng các cơ sở lưu trú tăng song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn, điểm dừng chân, ngắm cảnh tại các điểm du lịch chưa được đầu tư kịp thời, chưa xây dựng được các ki-ốt tra cứu thông tin điện tử phục vụ du lịch.

- Điều kiện về sân bãi, trang - thiết bị phục vụ tập luyện TDTT quần chúng ở

các huyện, đặc biệt là các khu phố, thôn, bản, làng xóm còn gặp nhiều khó khăn. Dịch vụ du lịch nhiều nơi vẫn còn thiếu và yếu. Sản phẩm du lịch một số nơi vẫn còn nghèo nàn và đơn điệu, nguồn nhân lực phục vụ cho ngành du lịch chủ yếu được tập huấn qua các lớp ngắn hạn nên chất lượng chưa cao.

- Quản lý di tích, di sản có lúc, có nơi cũng còn bị vi phạm, xâm hại, một số hủ tục lạc hậu vẫn còn len lỏi ở khu dân cư.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:

- Nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương bố trí cho xây dựng các công trình thể thao cấp huyện và cơ sở còn hạn chế, khó khăn trong việc huy động nguồn lực xã hội cho các hoạt động văn hóa, thể thao.

- Công tác sưu tầm, bảo tồn các di sản văn hóa, các môn thể thao dân tộc còn nhỏ, lẻ. Nguồn nhân lực tham gia phát triển văn hóa, thể thao cơ sở còn hạn chế về cả số lượng và chất lượng.

- Việc đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đòi hỏi vốn lớn, song nguồn hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch của Trung ương đối với tỉnh còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của địa phương.

Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ sự phát triển của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai (1991-2018):

- Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh đối với yêu cầu phát triển văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn tỉnh. Gắn xây dựng và phát triển văn hóa, thể thao, du lịch với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội từng ngành, đơn vị, địa phương trong tỉnh để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, có tính đến đặc thù của vùng, của từng dân tộc trong tỉnh. Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, địa phương để triển khai có hiệu quả các đề án của Tỉnh ủy về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch. Đồng thời, việc nâng cao trình độ, ý thức trách nhiệm và bồi dưỡng kiến thức xử lý công việc cho đội ngũ cán bộ văn hóa, trực tiếp hướng dẫn phong trào ở các địa phương cũng quan trọng không kém. Đó phải là những người cán bộ gần dân, hiểu dân, nắm rõ thực tiễn địa phương, phải thực sự có năng lực, trách nhiệm; được đào tạo chuyên sâu, bài bản, nắm vững kiến thức, kỹ năng tổ chức, hướng dẫn phong trào; có nhiệt tình, tâm huyết với công việc được giao; tham mưu sát cho lãnh đạo tổ chức triển khai thực hiện phong trào đến tận cơ sở; làm tốt công tác biểu dương, khen thưởng người tốt,

việc tốt, nhân rộng điển hình tiên tiến có tác dụng khích lệ, cỗ vũ phong trào.

- Hai là, trong xây dựng chiến lược, kế hoạch và đề ra các chính sách, giải pháp để phát triển văn hóa, thể thao và du lịch phải có lộ trình, phù hợp với từng thời kỳ, với thực tiễn đặc thù của Lào Cai. Trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển văn hóa, thể thao và du lịch cần chú trọng việc nghiên cứu, đề xuất những trọng tâm phát triển cho từng giai đoạn, chú trọng đề xuất những loại hình du lịch mới phù hợp với nhu cầu thị trường. Thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá phong trào theo từng giai đoạn nhằm đưa ra những giải pháp thiết thực thúc đẩy phong trào phát triển. Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới với nhiều dân tộc cùng chung sống. Tính đặc thù đó đã chi phối quá trình phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng tới việc thực hiện các chủ trương, chính sách của tỉnh. Vì vậy, phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch ở Lào Cai đòi hỏi phải căn cứ vào tính đặc thù để có các giải pháp, bước đi phù hợp với thực tiễn.

- Ba là, tăng cường đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực nhằm phát triển văn hóa, thể thao và du lịch. Sự kết hợp giữa hai yếu tố nhân lực và vật lực chính là động lực để hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch phát triển bền vững, có hiệu quả. Do vậy, những năm qua việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa luôn được lãnh đạo Sở, các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân quan tâm vận động, triển khai thực hiện. Hiệu quả của công tác này được thể hiện rõ nét qua kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng, người dân hiến đất mở đường, làm đường giao thông, thủy lợi, đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, tiến hành trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT. Hoạt động xã hội hóa đã khơi dậy mọi tiềm năng, huy động nhân lực, vật lực trong nhân dân, tranh thủ được sự hỗ trợ từ nhiều nguồn góp vào quá trình xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa cơ sở. Song để phát huy tối ưu hiệu quả của công tác xã hội hóa, phải luôn xác định vai trò không thể thiếu của các cấp chính quyền trong việc đầu tư đúng mức ngân sách cho sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch. Thực hiện tốt chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, thể thao đi đôi với thực hiện các chính sách phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh cán bộ làm việc trong các lĩnh vực hoạt động văn hóa, thể thao.

- Bốn là, chủ động hội nhập quốc tế, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá để phát triển các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch. Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, thực hiện đa dạng hóa các hình thức văn hóa đối ngoại, đưa các quan hệ

hợp tác quốc tế về văn hóa vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực. Đẩy mạnh truyền bá văn hóa, ngôn ngữ, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Lào Cai ra Việt Nam và thế giới. Hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai. Có kế hoạch quảng bá du lịch phù hợp đối với từng khu vực, từng đối tượng khách du lịch trong và ngoài nước. Để thực hiện thành công các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, ngoài sự hỗ trợ của nhà nước về hạ tầng cơ sở và đào tạo nguồn nhân lực, cần có sự đầu tư thỏa đáng cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.

- Năm là, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Lào Cai là một tỉnh đa dân tộc, vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là nhiệm vụ quan trọng xuyên suốt các thời kỳ xây dựng và phát triển với những bước đi, giải pháp cụ thể. Việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một bài học kinh nghiệm quý báu, không chỉ góp phần cho sự phát triển của sự nghiệp văn hóa mà còn thúc đẩy du lịch, xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Đi đôi với công tác bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, Lào Cai cũng cần có giải pháp để hạn chế đi đến xóa bỏ những hủ tục, tập tục lạc hậu, những biến tướng trong một số hoạt động văn hóa của đồng bào các dân tộc (tục bắt vợ, chợ tình,...).

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN


Tác giả: Vũ Mạnh Trường, Nguyễn Đức Thắng

Năm xuất bản: 2020

Tên bài báo: Văn hóa thông tin Lào Cai trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)

Tên tạp chí: KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ - ĐHTN

Tập 225, số 07, trang 280 - 289.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai (2010), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lào Cai (1947

- 2007), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.86.

2. Ban Chấp hành Đảng Lao Động Việt Nam tỉnh Lào Cai (1963), Báo cáo kiểm điểm công tác năm 1962, Tài liệu Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.

3. Ban chỉ đạo Du lịch tỉnh Lào Cai (2011), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ của Ban chỉ đạo Du lịch năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ thời gian tới.

4. Ban chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Lào Cai (2012), Báo cáo tổng kết phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa năm 2011, phương hướng, nhiệm vụ năm 2012.

5. Ban chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Lào Cai (2001), Báo cáo tổng kết phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa năm 2000, phương hướng, nhiệm vụ năm 2001.

6. Báo Lào Cai, Sa Pa - nơi gặp gỡ của đất trời và tình yêu, http://www.baolaocai.vn/, ngày 24/02/2014.

7. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lào Cai (1999), Tổng kết công tác tiễu phỉ trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1950-1970, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, tr.49.

8. Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai, Kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ I (Giai đoạn1991-1995), https://www.laocai.gov.vn/, ngày 19/3/2010.

9. Cục Thống kê Hoàng Liên Sơn (1990), Số liệu thống kê trong 15 năm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội 1976-1990.

10. Cục Thống kê Lào Cai (2017), Số liệu Cục Thống kê tỉnh Lào Cai năm 2017.

11. Cục Thống kê tỉnh Lào Cai (2014), Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2014.

12. Đảng bộ tỉnh Lào Cai (2015), Văn kiện Đảng bộ toàn tập, Tập 3 (1956 - 1959),

Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.11-12.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 16, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.208.

14. Đảng ủy Khối cơ quan dân chính đảng tỉnh Lào Cai (2008), số 1083/QĐ-ĐU ngày 3/4/2008 - Quyết định về việc thành lập Đảng bộ cơ sở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

15. Đỗ Đình Nghiêm, Ngô Vi Liễn, Phạm Văn Thư (1930), Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ, Nhà in Lê Văn Tân, Hà Nội, tr.68.

16. Hồ Chí Minh - Toàn tập (2011), Tập 15, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, tr.532.

17. Hồ Chí Minh - Toàn tập (2011), Tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, tr.246.

18. Hoàng Thị Thu Hường (2008), Nghiên cứu Hưng Hóa ký lược” những giá trị còn lại, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Hà Nội.

19. Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai (2009), Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh về “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và sinh hoạt tín ngưỡng tại nơi thờ tự trên địa bàn tỉnh Lào Cai”.

20. Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên, Philippe Papin dịch (2003), Đồng Khánh địa dư chí, Nxb Thế giới, tr.724.

21. Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên, Philippe Papin dịch (2003), Đồng Khánh địa dư chí, Nxb Thế giới, tr.725.

22. Nguyễn Ái Quốc (2009), Bản án chế độ thực dân Pháp, Nxb Trẻ, tr.137.

23. Nguyễn Thị Lê Thảo (2017), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - ĐH Thái Nguyên, Tập 163(03- 1), tr.223-228.

24. Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Khâm định Việt sử thông giám cương mục - Tiền biên, Quyển I, Viện sử học dịch, Nxb Giáo dục Hà Nội, tr.4-5.

25. Sở Văn hóa - Thông tin và Thể thao Lào Cai (1995), Báo cáo về công tác đào tạo tập huấn cán bộ VHTT-TT cơ sở năm 1995.

26. Sở Văn hóa - Thông tin và Thể thao Lào Cai (2002), Báo cáo công tác thể dục thể thao tỉnh Lào Cai năm 2002 và phương hướng nhiệm vụ năm 2003.

27. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai (2009), Báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2009, số 170/BC-SVH, ngày 13/11/2009.

28. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai (2009), Báo cáo tổng kết công tác TDTT năm 2009, phương hướng, nhiệm vụ năm 2010, số 185/BC-SVHTTDL, ngày 2/12/2009.

29. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai (2009), Tờ trình về việc phê duyệt chính sách khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

30. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai (2010), Báo cáo đánh giá tình hình triển khai thực hiện Đề án phát triển TDTT tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006-2010.

31. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai (2014), Báo cáo số 442/BC-SVHTTDL.

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 02/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí