Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Thời Kỳ Hội Nhập Và Phát Triển (2001 - 2008)

Ngày 01/10/1991 tỉnh Lào Cai được tái thành lập. Những người làm công tác thể thao Lào Cai ở nhiều nơi, nhiều ngành đã mang ngọn lửa nhiệt tình thắp lên bó đuốc sáng thể thao Lào Cai. Về tổ chức, bên cạnh các phòng quản lý thể thao, các trung tâm thể thao, trung tâm huấn luyện dần dần được hình thành. Ở cấp huyện, các cán bộ thể thao được tăng cường cho hoạt động của các phòng, trung tâm văn hóa thông tin thể thao. Phong trào thể thao quần chúng phát triển khá mạnh, nhất là ở khu vực công nhân, viên chức.

Nhiều môn thể thao dân tộc được phát triển từ những trò chơi dân gian như đánh quay, ném còn, đánh yến, các môn thể thao phổ biến ở đồng bào vùng cao như bắn nỏ, bắn súng kíp được khôi phục và nhân rộng, nhiều câu lạc bộ thể thao được thành lập và duy trì hoạt động. Chất lượng hoạt động của các câu lạc bộ thể thao được nâng cao, phong trào tập luyện các môn thể thao như đi bộ, cầu lông, bóng đá,…tiếp tục được duy trì trong nhân dân. Phong trào tập luyện thể thao trong công nhân, viên chức, lao động và lực lượng vũ trang được đẩy mạnh. Công tác giáo dục thể chất, thể thao trong trường học được chú trọng. Tỷ lệ người dân tham gia hoạt động thể thao ngày càng cao. Năm 1993 toàn tỉnh có khoảng 16.000 người tham gia luyện tập thể thao thường xuyên.

Sau 3 năm hợp nhất với Ngành Văn hóa Thông tin, ngày 24-1-1994 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 33/TTg về việc thành lập Sở TDTT các tỉnh. Ngày 23- 4-1994, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 36/CT-TW về công tác TDTT trong giai đoạn mới. Từ việc đánh giá thực trạng phong trào thể thao, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã nêu ra 4 quan điểm của Đảng trong lãnh đạo công tác TDTT và khẳng định rõ: Phát triển TDTT là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát huy nhân tố con người. Công tác TDTT phải góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động và sức chiến đấu của lực lượng vũ trang. Xây dựng nền thể thao có tính chất dân tộc, khoa học và nhân dân, giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc những thành tựu hiện đại. Phát triển rộng rãi phong trào TDTT quần chúng với khẩu hiệu “Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, từng bước xây dựng thể thao chuyên nghiệp. Mục tiêu cơ bản lâu dài của công tác TDTT là hình thành nền TDTT phát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần của nhân dân và phấn đấu đạt vị trí xứng đáng trong các hoạt động TDTT quốc tế và trước hết ở khu vực Đông Nam Á.

Trung tâm Thể dục thể thao tỉnh Lào Cai được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01-8-1998. Khi mới ngày đầu thành lập chỉ có 18 cán bộ công nhân viên chức. Đội ngũ cán bộ còn ít ỏi, trình độ chưa cao, thiếu thốn về cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ cho thi đấu và đào tạo VĐV còn quá nghèo nàn và lạc hậu song Ban giám đốc (Đồng chí Nguyễn Văn Thắng và đồng chí Phạm Xuân) cùng toàn thể cán bộ công nhân viên chức đã đoàn kết gắn bó vượt qua những khó khăn, từng bước củng cố và phát triển đơn vị vững vàng đi lên.

Từ khi Trung tâm mới thành lập, các giải thể thao còn ít, chất lượng chưa cao, đội ngũ cán bộ còn non trẻ phần nào chưa đáp ứng được với yêu cầu của phong trào. Nhưng ngay sau đó, Trung tâm TDTT đã thực sự trở thành nơi khơi nguồn, tiếp sức cho phong trào TDTT quần chúng trên địa bàn tỉnh phát triển. Qua mỗi năm, mỗi giải thể thao được tổ chức, đội ngũ cán bộ làm trọng tài ngày càng vững vàng xứng đáng là người cầm cân nẩy mực. Công tác tổ chức thi đấu ngày càng được khoa học và chính xác góp phần quyết định vào sự thành công của các giải thể thao. Hàng năm, Trung tâm chủ động tham mưu tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân, thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước phục vụ các nhiệm vụ chính trị địa phương. Vào những dịp đầu xuân và kỷ niệm những ngày lễ lớn, Trung tâm đã cử cán bộ đến các xã, phường, thị trấn, các huyện, thành phố giúp tổ chức thi đấu. Các môn thể thao truyền thống được tổ chức như: cờ người, chọi gà, kéo co, đẩy gậy, bóng chuyền, bóng đá; tổ chức giao hữu bóng chuyền chào mừng ngày giải phóng miền Nam 30-4 và ngày Quốc tế lao động 1-5; tổ chức giải việt dã thành phố chào mừng kỷ niệm Quốc khánh 2-9,... Trong các dịp nghỉ hè, Trung tâm Thể dục thể thao đã phối hợp với Nhà thiếu nhi tỉnh, các trường phổ thông, tiểu học tổ chức các lớp năng khiếu thể thao như cờ vua, cầu lông, bơi,... thu hút hàng trăm thiếu niên, nhi đồng tham gia trong mỗi dịp hè. Tham gia lớp học, nhiều em đã thể hiện năng khiếu thể thao, được chọn vào đội tuyển thành phố, bồi dưỡng, làm hạt nhân tham gia các giải thể thao của tỉnh. Cùng với việc đẩy mạnh phong trào thể thao quần chúng tại mỗi địa phương, đầu năm học hàng năm, Trung tâm phối hợp với các trường học trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh phát triển thể thao học đường nâng cao thể chất cho học sinh, lựa chọn được nhiều học sinh có năng khiếu đào tạo để tham gia giải tỉnh, tham gia Hội khỏe Phù Đổng,… Trung tâm đã được nhận cờ thi đua xuất sắc năm 1999 của UBND tỉnh.

Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” là phong trào nổi bật nhất trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

(TDĐKXDĐSVH). Thông qua các cuộc thi đấu thể thao từ cơ sở đến tỉnh với đủ các tầng lớp xã hội từ người dân lao động đến công chức, thiếu niên nhi đồng đến người cao tuổi, từ công an đến chiến sỹ biên phòng, quân đội đã thể hiện sự phát triển sâu rộng và rầm rộ của phong trào.

Năm 1999 mới có 8,5% dân số toàn tỉnh luyện tập thể dục, đến năm 2000 đã đạt 10%. Tỷ lệ số hộ gia đình thể thao cũng tăng lên từ 2% đến 3%. Các trường học đều thực hiện tốt việc giáo dục thể chất cả chính khóa và ngoại khóa. Năm 2000 đạt 80% số trường duy trì, tăng 10% so với năm 1999. Các đơn vị quân đội, công an cũng duy trì tốt các hoạt động rèn luyện thân thể. So với năm 1999, tỷ lệ cán bộ, chiến sỹ đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể (chiến sỹ khỏe) đạt 95%, tăng 10%. Bộ đội biên phòng đạt 95%, tăng 9%, công an nhân dân đạt 96% chiến sỹ khỏe, tăng 6%.

Công tác xã hội hóa TDTT không ngừng được củng cố và phát triển. Ngoài 3 Liên đoàn (cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền), năm 1999 toàn tỉnh có 100/180 xã, phường quy hoạch đất cho hoạt động TDTT, xây dựng được 31 nhà thi đấu thể thao. Năm 2000 toàn tỉnh có 101 câu lạc bộ TDTT (tăng 25% so với năm 1999).

Năm 2000, tỉnh đã tổ chức được nhiều giải thể thao quần chúng: 3 giải khu vực và toàn quốc, 13 giải truyền thống cấp tỉnh với 20 cuộc thi đấu giao lưu các tỉnh khu vực, 92 cuộc thi đấu cấp huyện, thị xã. Trong số đó có 2 đội bóng chuyền (nam, nữ) đạt hạng A2 toàn quốc, 2 VĐV cấp I bóng bàn, 4 HCV, 8 HCB, 4 HCĐ giải khu vực [5].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

2.1.4. Hoạt động du lịch

Nghị quyết Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 8 ngày 12/8/1991 sáp nhập Tổng cục Du lịch vào Bộ Thương mại và Du lịch. Ngày 26/10/1992, Chính phủ ra Nghị định số 05/NĐ-CP thành lập Tổng cục Du lịch là cơ quan thuộc Chính phủ. Song song với việc ổn định bộ máy quản lý Nhà nước ở Trung ương, Tổng cục Du lịch đã nghiên cứu phương án kiện toàn hệ thống quản lý Nhà nước ở các địa phương. Tổng cục Du lịch đã trình Chính phủ cho thành lập 10 Sở Du lịch ở các tỉnh và thành phố là trung tâm du lịch (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thừa Thiên

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai 1991 - 2018 - 7

- Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu và Cần Thơ). Đối với các tỉnh chưa có quyết định thành lập Sở Du lịch như Lào Cai, Tổng cục và Ban cán bộ Chính phủ đã có hướng dẫn đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Sở Thương mại và Du lịch thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch ở địa phương.

Từ năm 1992, hoạt động của ngành Du lịch có điều kiện thuận lợi mới, được Đảng, Nhà nước và Chính phủ quan tâm. Các cấp, các ngành nhận thức, đánh giá vai trò, vị trí và hiệu quả nhiều mặt của du lịch rõ hơn. Chính sách đối ngoại cởi mở cùng với quá trình hoàn thiện các văn bản pháp luật điều hành hoạt động kinh tế - xã hội trong nước đã tạo cho ngành Du lịch một môi trường pháp lý thuận lợi và ổn định dần. Hình ảnh Việt Nam đổi mới, muốn là bạn với tất cả các nước, những thành tựu kinh tế của đất nước đã tạo điều kiện cho ngành Du lịch mở rộng thêm quan hệ với nhiều nước trên thế giới. Việc Chính phủ quyết định thành lập Tổng cục Du lịch với chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch trong cả nước là nguồn động viên, khích lệ, tạo nên khí thế mới, nâng cao nhiệt tình và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn ngành đối với sự nghiệp phát triển du lịch cả nước nói chung, tỉnh Lào Cai nói riêng.

Thời kỳ trước khi tái lập, du lịch Lào Cai chỉ mang tính tự phát, cơ sở vật chất hầu như chưa có. Từ sau năm 1992 ngành du lịch được thành lập, du lịch Lào Cai bắt đầu có những bước phát triển mới, hoạt động kinh doanh khách sạn bắt đầu phát triển. Năm 1992, tỉnh có 2 cơ sở nhà khách với 50 phòng, 150 giường. Cả năm 1992, Lào Cai đón 8.000 lượt khách du lịch.

Thực hiện Quyết định 317 của Chính phủ, từ năm 1995, Sở Thương mại và Du lịch đã tổ chức cấp đăng ký kinh doanh tạm thời cho 15 cơ sở. Đến năm 1995, Lào Cai đã có 53 cơ sở nhà khách kinh doanh khách sạn với 525 phòng, 1114 giường, trong đó 70% là phòng khép kín có thể đón khách quốc tế, tăng gấp 10 lần so với 5 năm trước. Với số lượng này đã đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu khách du lịch. Tuy nhiên vào thời kỳ cao điểm mùa du lịch từ tháng 4 đến tháng 8 vẫn xảy ra tình trạng thiếu phòng nghỉ. Phần lớn khách sạn nhỏ, trang thiết bị chưa tốt, tư nhân thường kết hợp với nhà nghỉ để kinh doanh, số khách sạn tập trung ở Sa Pa 70%, thị xã Lào Cai 20%. Thành phần quốc doanh chiếm chủ yếu (78%) nhưng số cơ sở thực sự kinh doanh chỉ có 13% trong ngành Thương mại và Du lịch, còn lại 43% do các ngành, đoàn thể,…quản lý vừa kinh doanh vừa phục vụ. Nhà nước còn bao cấp về vốn, cơ sở vật chất, lao động, chưa thực sự bình đẳng trong kinh doanh.

Trong giai đoạn 1996 - 2000, du lịch Lào Cai vẫn chỉ được xác định là “thu hút khách và tăng thu vào ngân sách”. Để thực hiện được điều này, Đảng bộ tỉnh cũng chỉ ra là cần phải đầu tư xây dựng khu du lịch Sa Pa và các di tích khác, cải tiến quản lý du lịch thì mới có khả năng thu hút được khách du lịch tới Lào Cai và qua đó mới có

thể đóng góp cho ngân sách cho tỉnh.

Qua thực tiễn triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ II nhiệm kỳ 1996 - 2000, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XII đánh giá: Kinh tế du lịch có bước phát triển khá cả về xây dựng quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, xúc tiến và quảng bá, đã quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ và nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường quản lý Nhà nước về du lịch. Lượng du khách tăng bình quân hàng năm 57%, doanh thu tăng 73% và nộp ngân sách tăng 18% [39, tr.17].

2.2. Văn hóa, Thể thao và Du lịch thời kỳ hội nhập và phát triển (2001 - 2008)

Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng về Chiến lược phát triển văn hóa, nghệ thuật, thông tin, TDTT (2001 - 2010), Đảng bộ tỉnh Lào Cai chủ trương: Đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” bài trừ hủ tục lạc hậu, khắc phục tình trạng mê tín dị đoan, phòng chống có hiệu quả các sản phẩm văn hoá đồi trụy, phản động; Tiếp tục đẩy mạnh công tác sưu tầm, khai thác, phát huy bản sắc và sự đa dạng văn hoá truyền thống của các dân tộc Lào Cai thành một nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội; Đẩy mạnh công tác xã hội hoá văn hoá - thông tin.

Nhiều chủ trương, biện pháp tăng cường đổi mới sự lãnh đạo, điều hành mang tính sáng tạo, đột phá nhằm khắc phục khó khăn, tồn tại, khai thác những tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã được thực hiện trong giai đoạn này, nổi bật là việc cụ thể hóa nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng thành những chương trình công tác trọng tâm, đề án, nghị quyết chuyên đề của đảng bộ trong các nhiệm kỳ. Trong đó quan trọng nhất là các Đề án: “Khai thác, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai (2001-2005)” của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai với mục tiêu bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị, phát huy các di sản nhằm xây dựng các di sản trở thành nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, phát động mỗi vùng, mỗi tộc người có các sản phẩm văn hóa trở thành đặc sản. Đề án “Phát triển văn hoá, giữ gìn bản sắc các dân tộc Lào Cai giai đoạn 2006-2010” của Tỉnh uỷ Lào Cai trong đó có dự án đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, tập trung vào cải tạo phong tục tập quán lạc hậu, lồng ghép vào việc nghiên cứu xây dựng các mô hình hoạt động văn hoá cơ sở vùng du lịch, vùng đặc biệt khó khăn. Ngoài ra còn có Đề án “Phát triển TDTT tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006 - 2010” .

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh đã ban hành các nghị quyết, quy định cụ thể về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, sinh hoạt tín ngưỡng và chế độ khen thưởng trong phong trào “Xây dựng gia đình

văn hoá, thôn bản, khu phố văn hoá”; cân đối bố trí nguồn vốn thực hiện các đề án về văn hóa, thể thao .

2.2.1. Hoạt động văn hóa

Từ năm 2001 đến 2005, tổ chức bộ máy Sở Văn hóa - Thông tin và Thể thao tỉnh Lào Cai gồm lãnh đạo Sở (Giám đốc và 2 Phó giám đốc), 5 phòng ban (Kế hoạch

- tài chính, Quản lý nghiệp vụ văn hóa - thông tin, Nghiệp vụ TDTT, Tổ chức - Hành chính, Thanh tra), 6 đơn vị trực thuộc (Trung tâm Văn hóa - Thông tin, Trung tâm Thể dục - Thể thao, Đoàn nghệ thuật dân tộc tỉnh, Bảo tàng tổng hợp, Thư viện tổng hợp, Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng).

Trong phong trào “TDĐKXDĐSVH”, năm 2004, toàn tỉnh đã xây dựng được

72.447 GĐVH, 634 làng bản (tổ dân phố) văn hóa; 636 cơ quan, đơn vị văn hóa, 1.410 khu dân cư tiên tiến. Đặc biệt có 3 xã đăng ký phấn đấu xã văn hóa: Việt Tiến, Lương Sơn của huyện Bảo Yên; Nậm Cang của huyện Sa Pa; xây dựng được 83 nhà văn hóa thôn bản, trong đó có 47 nhà văn hóa do nhân dân tự đóng góp, khẳng định sự quan tâm và nhận thức của nhân dân đối với phong trào tiếp tục được nâng lên. Tỷ lệ số hộ, thôn bản đạt tiêu chuẩn văn hóa hàng năm tăng lên. Năm 2005 có 25% thôn bản, 45% số hộ trong vùng đạt tiêu chuẩn văn hóa. Nhiều thôn bản đã xây dựng được hương ước làng bản, 10% số thôn bản đã xây dựng được nhà văn hóa cộng đồng. Các hoạt động văn hóa mang bản sắc dân tộc vùng cao đang được củng cố. Có 90% số xã có nhà bưu điện văn hóa xã và các xã đều có điện thoại. Tỷ lệ số hộ được nghe Đài Truyền hình Việt Nam đạt 60%. Số hộ được xem truyền hình đạt 40%. Tuy tỷ lệ này còn thấp nhưng với điều kiện vùng sâu vùng xa thì đó là sự cố gắng lớn của địa phương để phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho nhân [57].

Cùng với việc xây dựng các thiết chế văn hóa, công tác xây dựng các đội văn nghệ được quan tâm và ngày càng phát triển. Đến tháng 12-2004, toàn tỉnh đã xây dựng được 167 đội văn nghệ, tổ chức được 500 buổi biểu diễn văn nghệ cơ sở nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn. Việc thực hiện quy định nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội có bước chuyển biến. Thành phố Lào Cai và huyện Sa Pa đã xây dựng và ban hành quy định nếp sống văn minh đô thị, nếp sống văn hóa làng, bản du lịch. Trong các dịp lễ hội, công tác an ninh trật tự được đảm bảo, từng bước xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.

Tuy nhiên, phong trào vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: Việc triển khai phong trào ở một số nơi còn hình thức, chiếu lệ; nhiều cơ sở vùng cao chưa

xây dựng được quy ước, hương ước; việc cưới xin, tang lễ còn tổ chức linh đình, các hủ tục, nhất là tảo hôn còn tồn tại gây dư luận xấu trong nhân dân. Việc thực hiện chủ trương xã hội hóa xây dựng các thiết chế văn hóa còn chậm, chưa đồng bộ, nhiều địa phương còn ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước; nhiều nhà văn hóa sau khi xây dựng xong không hoạt động hiệu quả; việc công nhận các danh hiệu văn hóa còn tràn lan, chưa đảm bảo chất lượng, nhất là vệ sinh môi trường ở các gia đình, làng bản vùng cao; việc phối hợp giữa các ngành trong thực hiện phong trào chưa chặt chẽ, hiệu quả còn thấp [58].

Thực hiện Kế hoạch phối hợp Liên bộ số 2723/CTCT ngày 12/4/2001 giữa Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin về việc thực hiện công cuộc vận động “TDĐKXDĐSVH” trong trường học, Sở Giáo dục và Đào tạo với Sở Văn hóa - Thông tin và Thể thao Lào Cai đã xây dựng và thống nhất ký kết chương trình phối hợp hoạt động “Xây dựng đời sống văn hóa trong trường học giai đoạn 2006- 2010”. Mục đích của chương trình nhằm đưa Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) vào cuộc sống, góp phần “Xây dựng phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; Nâng cao nhận thức về tư tưởng chính trị, truyền thống yêu nước cách mạng và đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên trong nhà trường; Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, thông tin tuyên truyền, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, văn nghệ cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trong trường học.

Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và sinh hoạt tín ngưỡng tại nơi thờ tự trên địa bàn tỉnh Lào Cai: Quán triệt Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/1/1998 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 12/2002/NQ- HĐND, ngày 27/7/2002, UBND tỉnh Lào Cai ra Quyết định số 305/2002/QĐ-UB ban hành Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và sinh hoạt tín ngưỡng tại nơi thờ tự trên địa bàn tỉnh Lào Cai. UBND tỉnh đã giao cho Sở Văn hóa - Thông tin và Thể thao là cơ quan thường trực phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh tổ chức triển khai, hướng dẫn tổ chức cơ sở thực hiện. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các hội thi hướng về cơ sở, nhiều huyện, thành phố đã xây dựng và ban hành đề án, nghị quyết, quyết định, quy định cụ thể việc thực hiện nếp sống văn minh phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Ở các xã, phường, thị trấn, khu vực nông thôn vùng thấp và một số thôn bản vùng cao, các đôi nam nữ thanh niên khi xây dựng gia đình đã đến UBND xã đăng ký

kết hôn theo quy định của pháp luật. Nghi lễ cưới xin rườm rà, hiện tượng mê tín dị đoan, tình trạng thách cưới vùng cao mang tính gả bán dần được khắc phục. Ở khu vực nông thôn vùng cao, vùng sâu, vùng xa, tục thách cưới cao giảm dần, mỗi đám cưới quy ra tiền không quá 5 triệu đồng, thời gian ăn uống từ 3 đến 4 ngày giảm xuống còn 1 ngày. Năm 2002, toàn tỉnh có 65,6% cặp kết hôn đúng Luật hôn nhân và gia đình thì đến tháng 12-2008 đã có trên 82% cặp kết hôn ở vùng thấp và 75% cặp kết hôn ở vùng cao dân tộc thiểu số thực hiện đúng Luật hôn nhân và gia đình [19].

Ở khu vực xã, phường, thị trấn vùng thấp, các lễ tang đều được tổ chức trang nghiêm, tiết kiệm đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế được việc tổ chức ăn uống linh đình. Các ban nhạc hiếu hoạt động đúng thời gian quy định. Việc sử dụng tang phục theo đúng phong tục truyền thống của từng dân tộc, thời gian quản xác người chết ở nhà và tổ chức tang lễ không quá 48 giờ. Trường hợp người chết do dịch bệnh truyền nhiễm không để quá 12 giờ và thực hiện đúng theo quy định của Bộ Y tế. Trường hợp người chết đột ngột, không rõ nguyên nhân đều được báo cáo chính quyền và các cơ quan chức năng xử lý, khám nghiệm tử thi, giải quyết đúng pháp luật. Việc đưa tang đảm bảo an toàn giao thông và trật tự công cộng. Nhiều địa phương đã quy hoạch được nghĩa địa và thực hiện tốt việc chôn cất tập trung, đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định. Các lễ 3 ngày, 49 ngày, 100 ngày đã dần được tổ chức gọn nhẹ trong nội bộ gia đình. Huyện Bát Xát, Sa Pa, Bảo Thắng đã tổ chức được Hội nghị Già làng, Trưởng dòng họ, người có uy tín trong cộng đồng để tuyên truyền cải tạo phong tục tập quán đã thu được nhiều kết quả. Các nghi lễ, hủ tục phúng viếng lạc hậu của con cháu, họ hàng trong đồng bào các dân tộc thiểu số dần được xóa bỏ nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.

Các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh đã được khôi phục, duy trì và phát triển. Hàng năm có khoảng 40 lễ hội được tổ chức trên địa bàn tỉnh nhất là vào những ngày đầu xuân mới như: Lễ hội Say Sán của đồng bào Mông; Lễ hội Xuống đồng của đồng bào Tày, Giáy, Nùng; Lễ hội cúng rừng của người Nùng, Mông, Dao, Thu Lao, Bố Y; Lễ hội khô già già, gặt tu lu của người Hà Nhì. Ngoài ra còn có một số lễ hội mới, kết hợp dân gian với hiện đại gắn với các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh như: Lễ hội Đền Thượng, Lễ hội trên mây, Lễ hội du lịch Bắc Hà, Lễ hội đền Bắc Hà, Lễ hội Đền Bảo Hà; Lễ hội du lịch “Hướng về cội nguồn” của 3 tỉnh Lào Cai - Phú Thọ - Yên Bái,… Đối với lễ hội dân gian ở cơ sở, ban tổ chức đều xây dựng chương trình cụ thể được báo cáo với chính quyền địa phương và các ngành chức năng trước

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/12/2023