Định Hướng Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Bán Buôn Và Bán Lẻ Của Bidv Đến Năm 2020


vững theo định hướng thị trường, có khả năng cạnh tranh công bằng với các NHTMCP mạnh và các ngân hàng nước ngoài trên thị trường.

Thúc đẩy quá trình hợp nhất các NHTMCP nhằm đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô: Hiện nay có quá nhiều NHTMCP yếu kém trong hệ thống, bao gồm cả những ngân hàng quá nhỏ để có thể hoạt động hiệu quả và sự tồn tại của các NHTM này trong tương lai là không chắc chắn. Số lượng các TCTD ít hơn nhưng phát triển bền vững và có khả năng cạnh tranh mới có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế Việt Nam. Với những rủi ro đó, NHNN đã tiến hành các bước củng cố vốn điều lệ (Nghị định số 141/2006/NĐ-CP, ngày 22-11-2006 của Chính phủ) và tăng tỷ lệ an toàn vốn (Thông tư số 13/2010/TT-NHNN, ngày 20-5-2010 của NHNN Việt Nam) [37] của tất cả các ngân hàng. Bởi vậy, điểm thứ hai trong chiến lược xây dựng các định chế ngân hàng có sức cạnh tranh là thúc đẩy việc củng cố và hợp nhất các NHTMCP thành các ngân hàng lớn hơn, độc lập hơn và quản trị tốt hơn.

Tái cơ cấu Ngân hàng Chính sách và Ngân hàng Phát triển Việt Nam trở thành các định chế độc lập và ổn định về mặt tài chính: Trong quá trình chuyển đổi, chương trình tái cấp vốn của Chính phủ cho mục đích kinh tế được tập trung vào hai ngân hàng chính sách: Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và Ngân hàng Chính sách xã hội. Hai ngân hàng này đang trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển để trở thành các tổ chức độc lập và bền vững hơn về mặt tài chính trong khi vẫn duy trì được vai trò là một công cụ chính sách của Chính phủ.

Phát triển các tổ chức tín dụng phi ngân hàng an toàn và lành mạnh: Sửa đổi khuôn khổ pháp luật phù hợp với đặc thù hoạt động của các TCTD phi ngân hàng. Xây dựng cơ chế cấp phép để tạo điều kiện cho các TCTD phi ngân hàng hoạt động, chủ yếu huy động nguồn vốn trung dài hạn để thực hiện các nghiệp vụ đặc thù mà các ngân hàng thương mại không thể thực hiện do rủi ro cao.

Tái cơ cấu và củng cố hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân và phát triển tài chính vi mô: Phát triển hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân thành một mạng lưới tài chính độc lập, hoạt động trên nguyên tắc hỗ trợ thành viên, tự nguyện và tự chủ hoạt động. Phát triển các tổ chức tài chính vi mô ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, khu vực có thu nhập thấp để đáp ứng nhu cầu vốn vay nhỏ và siêu nhỏ của các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp.


Hình thành và phát triển tập đoàn tài chính có năng lực cạnh tranh quốc tế: Đây là một yêu cầu tất yếu trong quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này đặt ra việc cần xây dựng khuôn khổ pháp lý cho việc hình thành và phát triển tập đoàn tài chính ngân hàng, thiết lập cơ chế thanh tra, giám sát hợp nhất đối với tập đoàn tài chính – ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trụ cột 2: Hoàn thiện môi trường hoạt động và cơ sở hạ tầng tài chính hỗ trợ cho sự an toàn, lành mạnh và hiệu quả của tổ chức tín dụng

Trụ cột 2 được xây dựng nhằm cải thiện tính hiệu quả và toàn vẹn của khu vực ngân hàng bằng cách tăng cường các cơ chế thị trường. Điều này đòi hỏi thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 271 trang tài liệu này.

+ Tăng cường chất lượng thông tin công bố của các TCTD để cải thiện lòng tin của nhà đầu tư và người gửi tiền.

+ Phát triển thị trường tiền tệ an toàn, bền vững và hiệu quả.

+ Phát triển hệ thống thông tin tín dụng và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm.

+ Củng cố hoạt động của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

+ Thiết lập kênh đối thoại tham vấn giữa các nhà lập chính sách và các thành viên thị trường.

+ Tăng cường vai trò của Hiệp hội Ngân hàng với vai trò cầu nối giữa Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng.

Trụ cột 3: Xây dựng một cơ chế giám sát an toàn, hiệu quả và nâng cao năng lực quản trị ngân hàng.

Để hiện thực hóa tầm nhìn này, trong chiến lược được thiết kế nhằm xây dựng và kích hoạt hệ thống giám sát ngân hàng dựa trên rủi ro cùng với tiến trình phát triển khu vực ngân hàng Việt Nam và đáp ứng được tốt nhất các thông lệ quốc tế. Do vậy, trụ cột 3 bao gồm những nội dung sau:

+ Phân định rõ trách nhiệm của NHNN là người giám sát sự minh bạch trong toàn bộ khu vực ngân hàng.

+ Tăng cường và củng cố trách nhiệm cơ cấu tổ chức đối với công tác giám sát.

+ Triển khai phương pháp giám sát dựa trên cơ sở rủi ro.

+ Nâng cao trình độ cán bộ và các nguồn công nghệ cần thiết dành cho công tác giám sát.


+ Cải tiến sự hợp tác giữa các cơ quan có trách nhiệm ban hành các quy chế ngân hàng và việc giám sát.

Trụ cột 4: Mở rộng khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế.

Trụ cột 4 sẽ tập trung nghiên cứu vào việc tối đa hóa tiếp cận các dịch vụ ngân hàng cho tất cả các thành phần kinh tế. Nó sẽ đề cập đến một loại các biện pháp được xây dựng nhằm tăng cường và mở rộng các dịch vụ ngân hàng Việt Nam, tiến gần sát hơn với bốn nước hàng đầu trong khu vực ASEAN trong khi vẫn đảm bảo được tính hiệu quả và tính toàn vẹn trong các tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ ngân hàng, tránh ảnh hưởng đến tiến trình phát triển hệ thống ngân hàng hoạt động theo cơ chế thị trường. Trụ cột 4 bao gồm những nội dung sau:

+ Thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ ngân hàng, bao gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ phi truyền thống.

+ Phát triển mạng lưới ngân hàng, trong đó tập trung phát triển kênh phân phối điện tử.

+ Tăng cường hoàn thiện cấu trúc hệ thống và hạ tầng thể chế nhằm hỗ trợ mở rộng cung cấp các dịch vụ. NHNN sẽ hợp tác với các thành phần tham gia thị trường để giải quyết các lỗ hỏng về cấu trúc hệ thống và hạ tầng thể chế đang gây cản trở cho việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng tại khu vực nông thôn hoặc các khu vực thị trường khác chưa được cung cấp dịch vụ ngân hàng.

+ Kiểm soát tính lành mạnh và an toàn của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính phi ngân hàng.

+ Có cơ chế hữu hiệu bảo vệ người tiêu dùng.

3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ CỦA BIDV ĐẾN NĂM 2020

Trên cơ sở định hướng phát triển của ngành ngân hàng đến năm 2020, toàn hệ thống BIDV đang hướng đến mục tiêu xây dựng BIDV trở thành Tập đoàn tài chính – ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa dạng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hoạt động theo thông lệ quốc tế, chất lượng và hiệu quả hàng đầu trong các ĐCTC tại Việt Nam. Tầm nhìn mà BIDV xác định là trở thành 1 trong 20 ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020. Giá trị cốt lõi


của sứ mệnh và tầm nhìn chính là sự đổi mới phát triển, hướng đến khách hàng, trách nhiệm xã hội, chuyên nghiệp và phát triển.

Phát triển BIDV song hành theo mô hình ngân hàng hỗn hợp bán buôn và bán lẻ 6

Phát triển BIDV song hành theo mô hình ngân hàng hỗn hợp (bán buôn và bán lẻ). Trong đó, việc phát triển dịch vụ NHBB nhằm mục tiêu đưa BIDV thành ngân hàng chủ lực trong việc phục vụ các tập đoàn, tổng công ty chủ chốt của nền kinh tế, qua đó tăng thu từ đối tượng này trong giai đoạn 2010 – 2015 là 40 – 50% so với hiện nay, đóng góp khoảng 40% trong tổng thu ròng của BIDV. Và phát triển dịch vụ NHBL là nhằm tạo ra những đóng góp quan trọng, góp phần tạo nên sự phát triển ổn định, vững chắc của toàn hệ thống, cải thiện các tỷ lệ an toàn của BIDV. BIDV xây dựng phát triển sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu chuỗi giá trị của doanh nghiệp, ngành kinh tế trên cơ sở phân tích nhu cầu và quy mô thị trường. Phát triển dòng sản phẩm ngân hàng với hàm lượng công nghệ cao hơn cho khách hàng cá nhân và tăng cường hình thức bán chéo sản phẩm DVNH bán lẻ, bán buôn. Phát triển các dịch vụ chăm sóc khách hàng trước và sau khi cung cấp sản phẩm dịch vụ; đẩy nhanh tiến độ thành lập trung tâm chăm sóc khách hàng.

BIDV xác định phát triển dịch vụ ở cả hai mảng bán buôn và bán lẻ: Xây dựng phát triển sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu chuỗi giá trị của doanh nghiệp, ngành kinh tế trên cơ sở phân tích nhu cầu và quy mô thị trường. Phát triển dòng sản phẩm ngân hàng với hàm lượng công nghệ cao hơn cho khách hàng cá nhân và tăng cường hình thức bán chéo sản phẩm DVNH bán lẻ, bán buôn. Phát triển các dịch vụ chăm sóc khách hàng trước và sau khi cung cấp sản phẩm dịch vụ; đẩy nhanh tiến độ thành lập trung tâm chăm sóc khách hàng.


Mười định hướng lớn của BIDV và tầm nhìn đến năm 2020:

+ Phấn đầu trở thành ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế, tiếp tục là nhà cung cấp dịch vụ tài chính hàng đầu tại Việt Nam, chú trọng cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho thị trường mục tiêu đã chọn. Sản phẩm dịch vụ mới được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng, tăng thêm nhiều tiện ích mới để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

+ Phát triển mạng lưới kênh phân phối, đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư, từng bước gia tăng ảnh hưởng và giá trị của BIDV trên thị trường tài chính, tập trung định hình và hoàn thiện mạng lưới kinh doanh, đẩy mạnh đầu tư các dự án có ưu thế trong cạnh tranh sau khi Việt Nam gia nhập WTO ở các lĩnh vực: năng lượng, hạ tầng kỹ thuật, cảng biển, bất động sản.

+ Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức, quản trị tăng cường năng lực điều hành các cấp của BIDV tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành Tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam. Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hưởng của BIDV trên thị trường tài chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia.

+ Đẩy mạnh tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng, chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng trên cơ sở bền vững: Đạt được cơ cấu tài sản nợ - tài sản có hợp lý dựa trên việc xác định mức tăng trưởng ổn định; đa dạng hóa danh mục đầu tư, nâng cao chất lượng tài sản, tăng cường khả năng sinh lời; nâng cao năng lực tài chính; khả năng trích lập dự phòng rủi ro và tự bù đắp rủi ro.

+ Tiếp tục mở rộng và đẩy mạnh các lĩnh vực hoạt động kinh doanh có lợi thế cạnh tranh và có hiệu quả; nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh; áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị điều hành.

+ Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tiên tiến đảm bảo cho phát triển bền vững. Nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam.

+ Xây dựng chiến lược phát triển Công nghệ thông tin; dự án hiện đại hóa ngân hàng giai đoạn 2008 – 2012 và tầm nhìn đến 2020; xây dựng hệ thống thông tin quản lý hiện đại đáp ứng nhu cầu thông tin, báo cáo chỉ đạo điều hành của Ban Lãnh đạo tại Hội sở chính và các Chi nhánh ở những phân hệ chủ chốt. Nâng cao năng lực


khai thác ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả và năng suất lao động.

+ Xây dựng và phát triển mảng kinh doanh dịch vụ NHBL mạnh mẽ và đạt hiệu quả, nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ. Thực hiện củng cố và phát triển hệ thống công nghệ thông tin, phát triển sản phẩm dịch vụ đồng thời cơ cấu mô hình tổ chức, quản lý theo khách hàng và theo dòng sản phẩm.

+ Phát triển chính sách thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, lực lượng chuyên gia có năng lực chuyên môn có đạo đức nghề nghiệp, nâng cao năng suất lao động và đảm bảo các lợi ích của người lao động; đảm bảo an sinh xã hội, quảng bá thương hiệu, văn hóa BIDV.

+ Bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển thương hiệu BIDV. Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hoàn thành việc thực hiện đề án hỗ trợ giảm nghèo tại các huyện nghèo nhất và các chương trình Vì cộng đồng.

Dựa trên cơ sở 10 định hướng lớn và tầm nhìn của BIDV đến năm 2020 là ”trở thành một trong 20 ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín trong khu vực Đông Nam Á”, BIDV phải xây dựng định hướng hoạt động cụ thể để phát triển dịch vụ NHBB và NHBL phù hợp. Sau đây là định hướng phát triển dịch vụ NHBB và NHBL của BIDV đến năm 2020:

3.2.1. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn đến năm 2020

Phát triển dịch vụ NHBB, đứng ở gốc độ vĩ mô là rất quan trọng. Ở góc độ này NHBB là mảng hoạt động với quy mô cực lớn và có tầm ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến toàn bộ thị trường tài chính nói riêng và đến toàn bộ nền kinh tế nói chung. NHBB là mô hình hoàn toàn phù hợp với những ngân hàng có quy mô lớn, và cũng phù hợp với xu thế phát triển hiện đại của hệ thống tài chính, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội. Ở góc độ vi mô, phát triển dịch vụ NHBB giúp BIDV giữ vững vị thế của một NHBB hàng đầu Việt Nam dựa trên cơ sở tiềm lực vốn có của mình. Trong phát triển dịch vụ NHBB, BIDV cần phải phát triển sản phẩm định hướng khách hàng/ngành hàng, gia tăng hàm lượng công nghệ trong sản phẩm, đa dạng hóa nâng cao chất lượng sản phẩm.


Định vị thị trường

+ Nằm trong top 3 ngân hàng có doanh thu dịch vụ ròng lớn nhất Việt Nam.

+ Nằm trong nhóm 3 ngân hàng hàng đầu về tài trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

+ Nằm trong nhóm 2 ngân hàng hàng đầu về thị phần huy động vốn.

+ Nằm trong nhóm 5 ngân hàng cung cấp DVNH lưu ký giám sát lớn nhất Việt Nam; giữ vững vị thế là ngân hàng thanh toán cho TTCK Việt Nam.

+ Gắn hình ảnh BIDV với các dịch vụ hiện đại bên cạnh hình ảnh một ngân hàng có truyền thống về tín dụng.

Khách hàng mục tiêu

+ Nhóm khách hàng doanh nghiệp

Nhóm khách hàng duy trì: Tập đoàn, Tổng công ty – nhóm khách hàng quan trọng, chủ lực, chiến lược.

Nhóm khách hàng đẩy mạnh: Tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, DNNVV, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

+ Khách hàng Định chế tài chính Nhóm ĐCTC là ngân hàng Nhóm ĐCTC phi ngân hàng

Sản phẩm

Cung cấp cho khách hàng một danh mục sản phẩm, dịch vụ chuẩn, đa dạng, đa tiện ích, theo thông lệ, chất lượng cao, dựa trên nền công nghệ hiện đại và phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Hướng tới việc cung cấp sản phẩm trọn gói để tăng lợi nhuận, đẩy mạnh bán chéo sản phẩm và thiết lập sự trung thành của khách hàng.

Tạo sự phong phú của sản phẩm gồm thanh toán, tích lũy và các sản phẩm bảo hiểm là yếu tố rất quan trọng để thu hút, giữ khách hàng và đạt được lợi nhuận cao trên một khách hàng. Các sản phẩm sẽ được cung cấp theo gói, bán kèm/bán chéo hoặc đơn lẻ tùy theo nhu cầu của khách hàng.

Phát triển và đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở sản phẩm cốt lõi của ngân hàng là tài khoản tiền gửi thanh toán để thiết kế gói sản phẩm cung cấp qua kênh ngân hàng điện tử (ebanking thông qua internet) hướng tới phân đoạn thị trường là những khách hàng sẵn sàng sử dụng các DVNH qua internet.


+ Sản phẩm huy động vốn

Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện để triển khai các sản phẩm huy động vốn mới dành cho khách hàng tổ chức với nhiều tính năng hấp dẫn, thiết kế sản phẩm đáp ứng nhu cầu chuyên biệt của từng đối tượng khách hàng cụ thể, trong đó chú trọng thiết kế sản phẩm mới gắn liền với các chương trình marketing phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng.

Kết hợp huy động vốn với các sản phẩm khác nhằm cung cấp cho doanh nghiệp khả năng tổng thể về quản lý dòng tiền, từ đó tư vấn các quyết định đầu tư hiệu quả.

+ Sản phẩm tài khoản thanh toán và dịch vụ quản lý tiền mặt

Phát triển đa dạng các sản phẩm, tập trung đẩy mạnh các sản phẩm mang lại hiệu quả cao. Nghiên cứu nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán của các khách hàng lớn, đặc thù (ĐCTC, các Tổng công ty, Doanh nghiệp lớn), trên cơ sở đó bổ sung các tính năng tiện ích mới của chương trình phần mềm, xây dựng cơ chế khuyến khích, các gói sản phẩm kết hợp nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ.

Dịch vụ quản lý tiền mặt tiếp tục xu hướng tạo ra giải pháp quản lý tiền mặt đa kênh – hỗ trợ khách hàng thu tiền bán hàng thông qua tất cả các kênh tại quầy giao dịch, qua IBMB, ATM và cả nguồn thu từ các ngân hàng khác chuyển về BIDV, đồng thời tạo ra các công cụ quản lý nguồn doanh thu, cơ chế chính sách tiền gửi, kết hợp một số sản phẩm tín dụng phù hợp để tối ưu hóa lợi ích của khách hàng, tiến tới cung cấp giải pháp quản lý doanh thu và hỗ trợ quản lý tài chính trọn gói cho khách hàng.

Tiếp tục xu hướng (i) chuyên biệt hóa theo ngành hàng/nhóm khách hàng hoặc phân đoạn theo thị trường mục tiêu và theo đối tượng khách hàng đặc thù; (2) Phát triển gói sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu toàn diện của khách hàng trong hoạt động xuất nhập khẩu; (3) Phát triển các sản phẩm ngân hàng hiện đại gắn với các phương thức thương mại quốc tế mới (thương mại điện tử, tài trợ cơ cấu); đồng thời xây dựng cơ chế và cách thức xác định giá bán riêng đối với từng sản phẩm nhằm tăng cường sự linh hoạt trong cạnh tranh.

Nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua cải tiến quy trình nghiệp vụ theo hướng tăng khả năng tự động hóa và nâng cao tính chuyên nghiệp trong quá trình cung cấp sản phẩm dịch vụ, bổ sung tiện ích, đơn giản hóa thủ tục, thuận tiện cho khách hàng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2022