*noxau_Duno + 5.5922*duno_Ts + 1.6646*roe + 61.1711*roa + 26.32157*nim - 52.7437*chisocphd+ 0.67128*hesodambaotiengui + 6.0108*kntt_Ts - 5.1573*kntt_Nh - 1.2167*duno_Tg



Y=-5.016445 + 1.90e-7*Vcsh + 0,0699876*DFL - 4.736*CAR -

25.420*Noxau_duno + 5.5922*Duno_ts + 1.6646*ROE + 61.1711*ROA + 26.32157*Nim - 52.7437*chisocphd+ 0.67128*Hesodambaotiengui + 6.0108*KNTT_TS - 5.1573*KNTT_NH - 1.2167*Duno_TG

Theo kết quả hồi quy ta thấy:

Năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam là chưa đạt theo kỳ vọng (thể hiện dấu (-)), nguyên nhân là do nhiều yếu tố trong đó có cả yếu tố chủ quan và khách quan, cụ thể về yếu tố khách quan là hiện tại tình hình phát triển kinh tế nói chung và lĩnh vực kinh doanh ngân hàng nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến kinh doanh ngân hàng kém hiệu quả, về mặt chủ quan bản thân các NHTM Việt Nam là ngân hàng nhỏ, chú trọng chủ yếu về sản phẩm dịch vụ truyền thống, tính ổn định, bền vững của toàn hệ thống chưa cao.

Do hàm Probit kết quả tác động của các nhân tố ảnh hưởng được đo bằng xác suất và mức tác động được xác định ở bảng 2.27b, qua số liệu cho thấy các nhân tố thực sự ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam là:

+ Quy mô vốn chủ sở hữu: Nếu quy mô vốn của ngân hàng nào càng lớn thì NLTC của ngân hàng sẽ mạnh với mức tác động là khi vốn chủ sở hữu tăng 1 đơn vị thì xác suất NLTC của hệ thống các ngân hàng tăng 7.17e-8% . Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả trước đó như : Mark Johnston (2009) [25]; R. Alton Gilbert, Andrew P. Meyer và Mark D. Vaughan (2002); John Tatom (2007);Asli Demirguc và Harr Huizinga (1997); Wirnkar And Tanko (2007); Godfrey Cadogan (2011)và điều này cũng phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam, khi một ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn sẽ giúp họ tự chủ tốt về mặt tài chính đồng thời có nhiều cơ hội để thực hiện được các dự án lớn và cũng dễ dàng chống đỡ khi có các rủi ro xảy ra.

+ Đòn bẩy tài chính: Nếu việc sử dụng đòn cân nợ của ngân hàng nào càng lớn thì NLTC của ngân hàng sẽ tăng với mức tác động là khi đòn bẩy tài chính tăng 1 đơn vị thì xác suất NLTC của hệ thống các ngân hàng tăng 0.26%. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả trước đó, như R. Alton Gilbert, Andrew P. Meyer và Mark D. Vaughan (2002);John Tatom (2007), điều này cũng phù hợp với thực tiễn tại



Việt Nam, khi một ngân hàng có thể huy động được nhiều tiền gửi từ khách hàng sẽ làm cho ngân hàng có thể dễ dàng tài trợ vốn cho các dự án và các đối tượng cần vốn, từ đó ngân hàng được hưởng phần chênh lệch lãi suất càng cao, góp phần làm tăng NLTC cho các ngân hàng

+ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR): Nếu tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng nào càng thấp thì NLTC của ngân hàng sẽ giảm và ngược lại, cụ thể với mức tác động là khi Car tăng 1 đơn vị thì xác suất NLTC của hệ thống các ngân hàng tăng 1.79%. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả trước đó, như David VanHoose (2007) [41]; Guy Kaplanski, Haim Levy (2007) [44]; Frank Heid (2007); Christine Brown và Kevin Davis (2005), điều này cũng phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam, khi một ngân hàng có tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu thấp thì gặp rủi ro rất cao trong thanh khoản, đặc biệt là ở năm 2012 tình hình nợ xấu ngày càng tăng và khó thu hồi, nếu CAR thấp dẫn đến ngân hàng mất khả năng thanh khoản, dẫn đến sụp đổ.

+ Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ tín dụng: Nếu tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ tín dụng của ngân hàng nào càng lớn thì NLTC của ngân hàng sẽ giảm với mức tác động khá cao là khi tỷ lệ nợ xấu tăng 1 đơn vị thì xác suất NLTC của hệ thống các ngân hàng giảm 9.16%. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả trước đó, như Allen N.Berger (1997) [59]; R. Alton Gilbert, Andrew P. Meyer và Mark D. Vaughan (2002), điều này cũng phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam, khi một ngân hàng có nợ xấu trên dư nợ tín dụng càng cao thì khả năng mất vốn sẽ càng lớn, đặc biệt là ở giai đoạn hiện nay, tình hình kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp thua lỗ, phá sản, sẽ làm cho việc thu hồi nợ càng khó khăn hơn, dẫn đến ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của ngân hàng.

+ Dư nợ cho vay trên tổng tài sản: Nếu dư nợ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng nào càng lớn thì NLTC của ngân hàng sẽ tăng với mức tác động là khi dư nợ cho vay trên tổng tài sản tăng 1 đơn vị thì xác suất NLTC của hệ thống các ngân hàng tăng 2.11%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của John Tatom (2007), điều này cũng phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam, khi một ngân hàng có thể cho vay càng nhiều giả sử các yếu tố khác không đổi thì sẽ làm cho ngân hàng thu được nhiều tiền lãi hơn góp



phần nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng thời đẩy mạnh tình hình tài chính cho ngân hàng.

+ Tỷ suất sinh lời trên chủ sở hữu: Nếu tỷ suất sinh lời trên chủ sở hữu của ngân hàng nào càng lớn thì NLTC của ngân hàng sẽ mạnh dần với mức tác động là khi ROE tăng 1 đơn vị thì xác suất NLTC của hệ thống các ngân hàng tăng 0.63%. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả trước đó, như Frank Heid (2007);Christine Brown và Kevin Davis (2005); Michelle L. Barnesa và Jose A. Lopez (2004), Wirnkar And Tanko (2007); Godfrey Cadogan (2011), điều này cũng phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam, khi một ngân hàng có tỷ suất sinh lời trên chủ sở hữu tăng lên đồng nghĩa ngân hàng đó kinh doanh có hiệu quả và như thế góp phần tăng vốn chủ sở hữu qua lợi nhuận để lại, như vậy sức mạnh tài chính sẽ được nâng cao thêm.

+ Tỷ suất sinh lời trên tài sản: Nếu tỷ suất sinh lời trên tài sản của ngân hàng nào càng lớn thì NLTC của ngân hàng sẽ mạnh dần với mức tác động rất lớn là khi ROA tăng 1 đơn vị thì xác suất NLTC của hệ thống các ngân hàng tăng 23.13%. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả trước đó, như Frank Heid (2007); Christine Brown và Kevin Davis (2005); Michelle L. Barnesa và Jose A. Lopez (2004), điều này cũng phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam, khi một đồng tài sản của ngân hàng tạo ra được nhiều đồng lợi nhuận hơn chúng tỏ ngân hàng sử dụng tốt các tài sản có trong ngân hàng, do đó góp phần làm tăng năng lực tài chính cho các ngân hàng.

+ Tỷ lệ lãi cận biên trên tài sản: Nếu tỷ lệ lãi cận biên trên tài sản của ngân hàng nào càng lớn thì NLTC của ngân hàng sẽ mạnh dần với mức tác động rất lớn là khi tỷ lệ lãi cận biên tăng 1 đơn vị thì xác suất NLTC của hệ thống các ngân hàng tăng 9.95%. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Michelle L. Barnesa và Jose A. Lopez (2004), điều này cũng phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam, khi một ngân hàng có chênh lệch giữa thu lãi cho vay và trả lãi cho càng lớn thì góp phần gia tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh và làm tăng tiềm lực tài chính cho ngân hàng.

+ Chỉ số chi phí hoạt động: Chỉ số chi phí hoạt động của ngân hàng nào càng lớn thì NLTC của ngân hàng sẽ giảm với mức tác động rất cao là khi chỉ số chi phí tăng 1 đơn vị thì xác suất NLTC của hệ thống các ngân hàng giảm 19.95%. Kết quả này phù hợp



với các nghiên cứu của các tác giả trước đó, như Kenneth J. Kopecky; David Vanhoose (2005); Xiaoqing (Maggie) Fu và Shelagh Heffernan (2003); Michelle L. Barnesa và Jose A. Lopez (2004); Wirnkar And Tanko (2007); Godfrey Cadogan (2011). Điều này cũng phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam, khi một ngân hàng có tỷ lệ chi phí bỏ ra càng nhiều và nếu các yếu tố khác không đổi thì sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, dẫn đến giảm lợi nhuận và vì vậy NLTC cũng giảm.

+ Hệ số đảm bảo tiền gửi: Nếu hệ số đảm bảo tiền gửi của ngân hàng nào càng lớn thì NLTC của ngân hàng sẽ mạnh với mức tác động là khi hệ số đảm bảo tiền gửi tăng 1 đơn vị thì xác suất NLTC của hệ thống các ngân hàng tăng 0.25%. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Wolf Wagner (2005), điều này cũng phù hợp với thực tế, khi một một ngân hàng mà có hệ số đảm bảo tiền gửi càng cao thì càng có lòng tin ở người gửi tiền vì vậy ngân hàng sẽ thu hút một lượng tiền gửi lớn và như thế ngân hàng sẽ chủ động trong cho vay, trong đầu tư, chủ động trong thanh khoản. Tất yếu NCTC của ngân hàng đó sẽ được đánh giá cao.

+ Khả năng thanh khoản trên tài sản: Nếu khả năng thanh khoản trên tài sản của ngân hàng nào càng lớn thì NLTC của ngân hàng sẽ mạnh với mức tác động là khi khả năng thanh khoản trên tài sản tăng 1 đơn vị thì xác suất NLTC của hệ thống các ngân hàng tăng 2.27%. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả trước đó, như Wolf Wagner (2005); John Tatom (2007), điều này cũng phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam, khi một ngân hàng mà có khả năng thanh khoản trên tài sản càng cao thì càng có lòng tin ở người gửi tiền vì vậy ngân hàng sẽ thu hút một lượng tiền gửi lớn và như vậy ngân hàng sẽ chủ động trong cho vay, chủ động trong thanh khoản. Do đó NLTC của ngân hàng đó sẽ được đánh giá cao.

+ Khả năng thanh khoản ngắn hạn: Nếu khả năng thanh khoản ngắn hạn của ngân hàng nào càng lớn thì NLTC của ngân hàng sẽ giảm với mức tác động là khi khả năng thanh khoản ngắn hạn tăng 1 đơn vị thì xác suất NLTC của hệ thống các ngân hàng giảm 1.95%. Kết quả này không phù hợp với nghiên cứu của Wolf Wagner (2005); John Tatom (2007), tuy nhiên điều này lại phù hợp với thực tế tại Việt Nam, khi một ngân hàng mà có khả năng thanh khoản ngắn hạn càng cao cho thấy tài sản



ngắn hạn lớn hơn rất nhiều so với nợ ngắn hạn, như thế thì cho thấy việc huy động của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn. Trong khi hoạt động kinh doanh ngoài cho vay ngắn hạn thì hoạt động đầu tư và cho vay trung và dài hạn rất lớn, Như vậy nguồn huy động ngắn hạn sẽ không đầu tư được cho hoạt động kinh doanh dài hạn, và như thế sẽ làm giảm hiệu quả trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, dẫn đến NLTC giảm.

Dư nợ cho vay trên tiền gửi: Nếu dư nợ cho vay trên tiền gửi của ngân hàng nào càng lớn thì NLTC của ngân hàng sẽ giảm với mức tác động là khi dư nợ cho vay trên tiền gửi tăng 1 đơn vị thì xác suất NLTC của hệ thống các ngân hàng giảm 0.46%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Wolf Wagner (2005); John Tatom (2007) và điều này cũng phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam, khi một một ngân hàng mà có dư nợ cho vay trên tiền gửi càng cao nghĩa là ngân hàng đã cho vay lớn hơn so với lượng tiền gửi của khách hàng mà ngân hàng huy động được. Thực tế cho thấy khoản cho vay là ngân hàng sẽ thu định kỳ theo hợp đồng tín dụng đã thỏa thuận, ngân hàng không tự ý thu về trước hạn trừ khi khách hàng tự nguyện trả nợ trước hạn, còn nguồn tiền gửi khách hàng có thể rút tiền bất kỳ lúc nào. Do đó nếu ngân hàng cho vay lớn hơn số tiền huy động được dẫn đến rủi ro về thanh khoản, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay có thể làm ngân hàng mất khả năng thanh toán nếu chỉ số này quá cao.

2.3.3. Kiểm định các giả thuyết

Để kiểm định giả thuyết, nghiên cứu tiến hành hồi quy riêng từng biến độc lập tác động đến năng lực tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam, kết quả tổng hợp như sau :



Bảng 2.28: Hệ số hồi quy riêng phần của từng yếu tố


Nhân tố

Hệ số đã chuẩn hóa

T

Sig.

Khoảng

Tin cậy với mức ý nghĩa 5%

B

Sai số chuẩn

Vốn chủ sở

hữu(X1)

1.40e-7

2.64e-08

5.30

.000

8.8e08

1.92e-7

Đòn bẩy tài chính (DFL)(X2)

.0448

0.009

4.82

.000

.026

.063

CAR(X3)

1.68

1.75

2.96

.011

-1.76

5.12

Dư nợ trên tài

sản(Duno_ts)(X4)

1.29999

0.43352

3.00

.003

0.450

2.1496

Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ tín

dụng(X5)

8.42771

4.223

2.00

.046

0.15

16.70

ROE(X7)

5.5461

1.14

4.86

.000

3.31

7.78

ROA(X6)

28.000

12.01

2.33

.020

4.447

51.552

Nim(X8)

20.1280

7.91

2.54

.011

4.6178

35.638

Nnim(X9)

-.23

5.01

-.05

.963

-10

9

Chisocphd(X10)

-9

11

2.33

.020

3.11

4.78

Khả năng thanh khoản trên tài sản(KNTK_TS)

(X11)

1.920

0.4832

3.97

.0000

0.973

2.867

Khả năng thanh khoản ngắn

hạn(KNTK_NH) (X13)

0.00172

.1842

3.89

.0000

0.359

.362

Hệ số đảm bảo

tiền gửi(X12)

0.152

0.800

3.75

.0000

-.1416

.1721

dư nợ cho vay

trên tiền gửi(X14)

-0.2344

0.1517

2.54

.011

-0.5318

-

0.06299

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 188 trang tài liệu này.

Năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 15

Nguồn:Tổng hợp kết quả hồi quy riêng trên stata với từng biến

Giả thuyết 1: Vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng đến NLTC của NHTM Việt Nam hay không?

Kiểm nghiệm z=5.3;p – value(Sig) của X1( Vcsh)=.000<5%. Từ đó có thể kết luận rằng có mối tương quan giữa nhân tố vốn chủ sở hữu và NLTC của NHTM Việt Nam. Như vậy vốn chủ sở hữu thật sự có ảnh hưởng đến NLTC của NHTM Việt Nam (X1 có ý nghĩa thống kê).



Giả thuyết 2: Đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng đến NLTC của NHTM Việt Nam hay không?

Kiểm nghiệm z=4.82;p – value(Sig) của X2( DFL)=.000<5%. Từ đó có thể kết luận rằng có mối tương quan giữa nhân tố đòn bẩy tài chính và NLTC của NHTM Việt Nam. Như vậy đòn bẩy tài chính thật sự có ảnh hưởng đến NLTC của NHTM Việt Nam (X2 có ý nghĩa thống kê).

Giả thuyết 3: tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu có ảnh hưởng đến NLTC của NHTM Việt Nam hay không?

Kiểm nghiệm z=2.96;p – value(Sig) của X3( Car)=.011<5%. Từ đó có thể kết luận rằng có mối tương quan giữa nhân tố tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu(CAR) và NLTC của NHTM Việt Nam. Như vậy CAR thật sự có ảnh hưởng đến NLTC của NHTM Việt Nam (X3 có ý nghĩa thống kê);

Giả thuyết 4: dư nợ trên tài sản có ảnh hưởng đến NLTC của NHTM Việt Nam hay không?

Kiểm nghiệm z=3.0;p – value(Sig) của X4( duno_ts)=.003<5%. Từ đó có thể kết luận rằng có mối tương quan giữa nhân tố dư nợ trên tài sản và NLTC của NHTM Việt Nam. Như vậy dư nợ trên tài sản thật sự có ảnh hưởng đến NLTC của NHTM Việt Nam (X4 có ý nghĩa thống kê);

Giả thuyết 5: tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ có ảnh hưởng đến NLTC của NHTM Việt Nam hay không?

Kiểm nghiệm z=2.00;p – value(Sig) của X5( noxau_duno)=.046<5%. Từ đó có thể kết luận rằng có mối tương quan giữa nhân tố tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ và NLTC của NHTM Việt Nam. Như vậy tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ thật sự có ảnh hưởng đến NLTC của NHTM Việt Nam (X5 có ý nghĩa thống kê)

Giả thuyết 6: tỷ lệ sinh lãi trên Vcsh (ROE) có ảnh hưởng đến NLTC của NHTM Việt Nam hay không?

Kiểm nghiệm z=4.86;p – value(Sig) của X7( Roe)=.0000<5%. Từ đó có thể kết luận rằng có mối tương quan giữa nhân tố ROE và NLTC của NHTM Việt Nam. Như



vậy ROE thật sự có ảnh hưởng đến NLTC của NHTM Việt Nam (X7 có ý nghĩa thống kê)

Giả thuyết 7: tỷ lệ sinh lãi trên tài sản (ROA) có ảnh hưởng đến NLTC của NHTM Việt Nam hay không?

Kiểm nghiệm z=2.33;p – value(Sig) của X6( roa)=.020<5%. Từ đó có thể kết luận rằng có mối tương quan giữa nhân tố ROA và NLTC của NHTM Việt Nam. Như vậy ROA thật sự có ảnh hưởng đến NLTC của NHTM Việt Nam (X6 có ý nghĩa thống kê)

Giả thuyết 8: tỷ lệ lãi cận biên (nim) có ảnh hưởng đến NLTC của NHTM Việt Nam hay không?

Kiểm nghiệm z=2.54;p – value(Sig) của X8( nim)=.011<5%. Từ đó có thể kết luận rằng có mối tương quan giữa nhân tố Nim và NLTC của NHTM Việt Nam. Như vậy Nim thật sự có ảnh hưởng đến NLTC của NHTM Việt Nam (X8 có ý nghĩa thống kê)

Giả thuyết 9: tỷ lệ sinh lãi ngoài cận biên có ảnh hưởng đến NLTC của NHTM Việt Nam hay không?

Kiểm nghiệm z=-0.5;p – value(Sig) của X9(nnim)=.0963>5%. Từ đó có thể kết luận rằng không có mối tương quan giữa nhân tố Nnim và NLTC của NHTM Việt Nam. Như vậy Nnim thật sự không ảnh hưởng đến NLTC của NHTM Việt Nam (X9 không có ý nghĩa thống kê);

Giả thuyết 10: Chỉ số chi phí hoạt động có ảnh hưởng đến NLTC của NHTM Việt Nam hay không?

Kiểm nghiệm z=2.33;p – value(Sig) của X10(chisocphd)=.020<5%. Từ đó có thể kết luận rằng có mối tương quan giữa nhân tố chỉ số chi phí hoạt động và NLTC của NHTM Việt Nam. Như vậy chỉ số chi phí hoạt động thật sự có ảnh hưởng đến NLTC của NHTM Việt Nam (X10 có ý nghĩa thống kê);

Giả thuyết 11: khả năng thanh khoản trên tài sản có ảnh hưởng đến NLTC của NHTM Việt Nam hay không?

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2022