Hướng Nghiên Cứu Về Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hình Và Phát Triển Năng Lực Chỉ Huy Của Người Chỉ Huy Trong Hoạt Động Quân Sự


tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm và có phương thức phát huy tinh thần chiến đấu của binh lính để đạt được hiệu quả cao trong chiến đấu.

S. J. Zaccaro và các cộng sự (2015), “Ảnh hưởng của năng lực nhận thức bậc cao đối với sự duy trì tổ chức của nhà lãnh đạo: Vai trò trung gian của kinh nghiệm phát triển” [113]. Các tác giả đã đưa ra quan niệm về nhận thức bậc cao chính là những kiến thức đã được trải nghiệm và đúc rút, khảo nghiệm từ hoạt động thực tiễn, chuyển hóa thành các kĩ năng hành động của người sĩ quan chỉ huy. Đồng thời, kiểm tra sự liên kết của các năng lực nhận thức bậc cao với kết quả hoàn thành nhiệm vụ và sự phát triển của 640 sĩ quan Quân đội Hoa Kỳ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, người chỉ huy trong quân đội Hoa Kỳ cần có kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ như chiến thuật tác chiến, kĩ thuật, cách thức huấn luyện bộ đội có liên quan chặt chẽ và tỉ lệ thuận với kết quả hoàn thành nhiệm vụ và sự phát triển năng lực chỉ huy của họ.

R. Andrew (Lê Đình Chi dịch, 2017), Napoleon Đại Đế [1]. Ở cuốn sách này, tác giả đã khái quát quan điểm của Napoleon cho rằng người chỉ huy phải kiên định về mục tiêu, có phẩm chất trí tuệ, thông minh, chủ động, linh hoạt và sáng tạo; có kỉ luật chặt chẽ, ý chí sắt đá, tinh thần kiên quyết và lòng dũng cảm. Theo Napoleon, trong chiến tranh các tình huống “không bao giờ lặp lại hoàn toàn đúng như nhau” đòi hỏi người chỉ huy phải có kĩ năng xử lí tình huống, năng lực tổ chức và sử dụng lực lượng, vũ khí phương tiện tập trung; biết tổ chức những đội quân lớn mạnh; biết huấn luyện binh sĩ nắm vững kĩ thuật và chiến thuật; biết chuẩn bị chu đáo, toàn diện và đầy đủ để lựa chọn thời điểm giao chiến thích hợp và giữ vững quyền chủ động.

Những kết quả nghiên cứu trên đây đã chỉ ra những biểu hiện cơ bản của năng lực chỉ huy như: bản lĩnh chỉ huy; kiến thức chỉ huy; những phẩm chất và thái độ tích cực; khả năng tổ chức hoạt động thực tiễn và hệ thống các kĩ năng để chỉ huy bộ đội; đề cập đến sự đánh giá kết quả, hiệu suất của hoạt động chỉ huy. Đây là những cơ sở khoa học quan trọng để tìm ra các biểu hiện, chỉ báo cơ bản và tiêu chí đánh giá năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh hiện nay.


1.1.3. Hướng nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến sự hình và phát triển năng lực chỉ huy của người chỉ huy trong hoạt động quân sự

Nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển năng lực của con người nói chung, các tác giả tiêu biểu như: A. G. Covaliov (1971); P. A. Rudik (1974); N. X. Laytex (1980); A. N. Leonchiev (1989);

Phạm Minh Hạc (2004); Nguyễn Quang Uẩn (2011) [22], [63], [45], [46], [36], [79], đều cùng quan điểm cho rằng có 4 yếu tố ảnh hưởng đó là:

(1) Yếu tố sinh học hay tư chất là tiền đề vật chất không thể thiếu trong sự phát triển năng lực của con người.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

(2) Hoạt động hay tính tích cực hoạt động của cá nhân là yếu tố quyết định đến sự hình thành và phát triển năng lực.

(3) Điều kiện xã hội, lịch sử với vai trò là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển năng lực.

Năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh - 4

(4) Giáo dục là yếu tố trực tiếp tác động đến sự hình thành và phát triển năng lực cá nhân.

Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy của người chỉ huy trong hoạt động quân sự, có thể kể đến các công trình sau:

E. Ph. Xulimop (1980), Sự lãnh đạo khoa học các lực lượng vũ trang Xô Viết [85]. Ở nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra quan niệm về bản chất chỉ huy chính là công tác của những con người và đối với con người, hoạt động chỉ huy được thực hiện bằng phương thức đặc thù, thông qua các phương tiện kĩ thuật, nhưng chủ yếu thông qua giao tiếp và giải quyết mối quan hệ giữa các quân nhân. Từ đó, xác định sơ đồ cấu trúc của hoạt động chỉ huy, phân tích, đánh giá vai trò từng thành tố của mô hình và khẳng định sự phát triển năng lực chỉ huy của người chỉ huy quân sự chịu tác động ảnh hưởng của cả 3 nhóm yếu tố bao gồm: (1) nhóm yếu tố thuộc về bản thân người chỉ huy; (2) nhóm yếu tố thuộc về điều kiện, phương tiện thực hiện hoạt động chỉ huy và (3) nhóm yếu tố thuộc về cấp dưới. Đây là cơ sở quan trọng để xác định những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh.

A. Ph. Sramtrenco (1983), Những vấn đề tâm lí học trong chỉ huy bộ đội

[64], tác giả cho rằng chỉ huy bộ đội là một hoạt động tổng hợp, phức tạp, diễn


ra trên nhiều mặt hoạt động tùy thuộc vào từng nhiệm vụ cụ thể của đơn vị; hoạt động chỉ huy có sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ và chấp hành kỉ luật nghiêm. Nghiên cứu này đã đi sâu luận giải các yếu tố tâm lí trong các khâu của hoạt động chỉ huy bộ đội như: hạ quyết tâm chiến đấu của người chỉ huy; xem xét ảnh hưởng của tình huống chiến đấu đến trạng thái tâm lí bộ đội; những phương thức tác động tâm lí vào quân địch; lựa chọn, bố trí sử dụng lực lượng, hình thành các tập thể quân nhân; chuẩn bị về mặt tâm lí cho bộ đội và tác động vào họ trong quá trình chiến đấu. Từ đó, đưa ra các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động chỉ huy và năng lực chỉ huy của người cán bộ như: trình độ, uy tín của cán bộ; môi trường và sự đoàn kết của tập thể quân nhân; tính kỉ luật trong đơn vị và sự biến động của tình huống chiến đấu.

V. Droz (2002), Về người chỉ huy [24], tác giả đã xác định, phân tích và làm rõ 5 yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chỉ huy và sự phát triển năng lực chỉ huy của người chỉ huy trong hoạt động quân sự gồm: (1) Sự thay đổi về cơ cấu hoạt động chỉ huy; (2) Vũ khí, phương tiện, trang bị kĩ thuật; (3) Qui mô và thời gian tác chiến; (4) Tốc độ, mức độ khó khăn và phức tạp của hoạt động chỉ huy; (5) Sự phân tuyến không rõ ràng giữa tiền tuyến, hậu phương, giữa địch và ta. Đây là cơ sở lí luận quan trọng để xác định yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh.

Khương Phóng Nhiên (2002), “Tìm hiểu xu thế phát triển lí luận chỉ huy tác chiến” [55]. Ở nghiên cứu này, tác giả khẳng định ở thế kỉ 21 lí luận chỉ huy tác chiến sẽ xuất hiện những xu thế mới trước sự phát triển của chiến tranh sử dụng khoa học kĩ thuật hiện đại, làm gia tăng sự khốc liệt của hoạt động chỉ huy và tác chiến; tình huống chiến đấu luôn biến động nhanh chóng, bất ngờ. Từ đó, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chỉ huy tác chiến và năng lực chỉ huy của người chỉ huy bao gồm: (1) Mức độ nắm bắt, chiếm lĩnh và giành ưu thế về thông tin tác chiến của người chỉ huy; (2) Sự biến động của tình huống chiến đấu; (3) Nhiệm vụ và vũ khí, trang bị thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Đồng thời, đặt ra những yêu cầu cho người chỉ huy là: cần mở rộng và sâu hơn nữa nhận thức về chỉ huy tác chiến; tổ chức chỉ huy bộ đội nhịp nhàng, ăn khớp, hoàn thành nhiệm vụ được giao; rèn luyện kĩ năng thu thập thông tin.


Đinh Bang Vũ (2012), Chỉ huy tác chiến học [82]. Tác giả đã đề cập đến những lí luận cơ bản về tác chiến học. Đặc biệt, tác giả đã xác định, phân tích, làm rõ 4 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy là: (1) Tố chất của người chỉ huy; (2) Môi trường tác chiến điện tử, thông tin đa chiều; (3) Sự phát triển của khoa học công nghệ; (4) Đặc điểm của chiến tranh công nghệ cao.

Như vậy, những kết quả nghiên cứu trên cho thấy, có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy như: tố chất chỉ huy; trình độ; uy tín; sự thay đổi về cơ cấu; tính kỉ luật; vũ khí, phương tiện, trang bị kĩ thuật; sự biến động của tình huống; mức độ khó khăn, phức tạp của hoạt động chỉ huy,v.v… Đây là cơ sở lí luận quan trọng có thể kế thừa, bổ sung và phát triển để xác định và luận giải các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh hiện nay.

1.1.4. Hướng nghiên cứu về biện pháp phát triển năng lực chỉ huy cho người chỉ huy trong hoạt động quân sự

Clauzovit (1981), “Bàn về chiến tranh”, phần thứ nhất [21]. Tác giả đã nêu ra quan điểm của cho rằng người chỉ huy quân sự phải có các phẩm chất “trí tuệ và tính cách”, “biết sử bộ não” để “đối phó với sự đa dạng” về con người, truyền thống và văn hóa; biết hành động trong điều kiện thông tin thiếu và mâu thuẫn, luôn luôn nắm quyền chủ động và đưa ra quyết định chính xác. Cũng trong tác phẩm này, Clauzovit đã xây dựng các biện pháp nhằm phát triển năng lực chỉ huy bao gồm: (1) Thông qua đào tạo, huấn luyện của người chỉ huy; (2) Thông qua hoạt động thực tiễn chiến đấu của người chỉ huy; (3) Thông qua quá trình tự học tập, tự tu dưỡng và rèn luyện của người chỉ huy.

J. H. Herry (1998), Người chỉ huy Hải quân đánh bộ thế kỉ 21 - sau ý tưởng giúp cho sự thành công trong quá trình thay đổi triệt để [37]. Tác giả đã phân tích sự phát triển mới của tình huống chiến tranh hiện đại nhất là sự bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ sẽ tạo nên “sự chuyển hướng tới một kiểu chiến tranh hoàn toàn mới dựa trên tri thức”. Từ đó, tác giả đã đề xuất các biện pháp phát triển năng lực chỉ huy như: (1) Tự giáo dục rèn luyện bản thân; (2) Nắm bắt kịp tiến độ; (3) Học cách chấp nhận sự mơ hồ; (4) Tự chủ trong mọi tình huống và tự điều tiết thái độ.


C. Robert (2000), Lãnh đạo và chỉ huy ở thế kỉ 21 [62]. Tác giả cho rằng chiến tranh trong thế kỉ 21 là cuộc chiến tranh công nghệ cao với mức độ khốc liệt và nhiều tình huống gay cấn, bất ngờ. Do vậy, tác giả khẳng định để có đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy năng động trong điều kiện chiến tranh hiện đại cần thực hiện 5 biện pháp cơ bản nhằm phát triển năng lực chỉ huy của người chỉ huy trong hoạt động quân sự bao gồm: (1) Người chỉ huy tự giáo dục rèn luyện bản thân; (2) Tự chủ trong mọi tình huống; (3) Rèn luyện khả năng điều tiết thái độ; (4) Luôn giữ một tư duy mở; (5) Nắm bắt kịp tiến độ, học cách chấp nhận sự mơ hồ và biết cách dự báo, xử lí các tình huống có thể xảy ra.

I. U. Cudriavsep (2001), “Đào tạo cán bộ chỉ huy cho hoạt động giáo dục trong các trường quân sự của Mỹ, Anh, Đức” [23]. Tác giả đã nêu lên những đặc điểm của hệ thống tuyển chọn và đào tạo sĩ quan chỉ huy sơ cấp trong quân đội các nước: Mỹ, Đức, Anh thông qua việc phân tích rất cụ thể về quy trình đào tạo ở các trường quân sự. Theo tác giả để phát triển năng lực chỉ huy cho học viên trong các nhà trường quân sự cần thực hiện các biện pháp là: (1) Hoàn thiện quy trình đào tạo theo các bước từ duy trì, hoàn thiện kiến thức tổng hợp như chính trị, kinh tế, văn hóa, giá trị các dân tộc và nhất là các kiến thức về nghiệp vụ quân sự; (2) Xây dựng sức bền về cảm xúc tình cảm trong các trạng thái biến động của cuộc chiến, sự kìn nén tâm lí; (3) Xây dựng các tình huống giả định, khắc nghiệt để rèn luyện kĩ năng nhất là kĩ năng sinh tồn cho người chỉ huy.

F. Michael (2004), “Nâng cao năng lực lãnh đạo - chỉ huy cấp chiến lược” [50], tác giả cho rằng các yếu tố tạo nên năng lực người chỉ huy cấp chiến lược đó là: sự hiểu biết về chính trị, kinh tế, ngoại giao; nắm vững tri thức khoa học quân sự và nghệ thuật chỉ huy; biết điều hành các cuộc chiến tranh; có khả năng dự báo được các kết cục và tác động của cuộc chiến tranh. Từ đó, đề xuất một số biện pháp để phát triển năng lực năng lực chỉ huy như:

(1) Cần kết hợp giữa tuyển chọn, đào tạo ở các học viện trong và ngoài nước;

(2) Tổ chức cho người chỉ huy tham gia các hội thảo khoa học, giáo dục kinh nghiệm và truyền thống; (3) Rèn luyện người chỉ huy thông qua việc tham gia trực tiếp các chiến dịch có lực lượng quân đội Mỹ tham chiến; (4) Phát huy tính tích cực tự học tập, tự rèn luyện và tự nghiên cứu của người chỉ huy.


Trong nghiên cứu: Phát triển kĩ năng lãnh đạo trong các sĩ quan quân đội Na Uy: Thành thạo lãnh đạo góp phần phát triển tính cách và năng lực sĩ quan [89], tác giả B. Ole (2015), đã phân tích các đặc điểm về giáo dục cán bộ tại Học viện Quân sự Na Uy; đưa ra khái niệm phát triển sĩ quan và cách thức xây dựng “nhân vật” (người sĩ quan) dựa trên các yếu tố về thành thạo cá nhân, thành thạo chủ đề và thành thạo xã hội. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực chỉ huy cho sĩ người quan như: (1) Bồi dưỡng, rèn luyện phát triển sự thành thạo cá nhân sĩ quan bao gồm: tri thức, sức khỏe, thể chất và tính cách; (2) Phát triển sự thành thạo chuyên môn bao gồm: kiến thức, kĩ năng về kĩ thuật quân sự; kĩ năng chiến thuật quân sự; kĩ năng xã hội;

(3) Phát triển sự thành thạo xã hội bao gồm: đặc điểm tâm lí; đặc điểm địa lí vùng miền, khu vực thực hiện nhiệm vụ và dự kiến các tình huống.

Hệ thống lại các nghiên cứu có liên quan đến biện pháp phát triển năng lực chỉ huy của các tác giả trong và ngoài nước đã cho thấy, có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra các phương hướng, biện pháp cụ thể nhằm củng cố và phát triển năng lực chỉ huy cho người chỉ huy trong hoạt động quân sự. Những nội dung này, có thể khái quát trên các phương hướng chủ yếu sau:

Phương hướng thứ nhất: Coi trọng việc tuyển chọn và phát hiện cán bộ có năng lực chỉ huy [22], [19], [37], [89].

Phương hướng thứ hai: Coi trọng việc giáo dục, bồi dưỡng, trang bị kiến thức cho người chỉ huy [21], [64], [23], [50].

Phương hướng thứ ba: Coi trọng việc xây dựng, rèn luyện, hình thành thái độ tích cực cho người chỉ huy [58], [64], [20].

Phương hướng thứ tư: Coi trọng việc rèn luyện kĩ năng chỉ huy, tích lũy kinh nghiệm chỉ huy cho người chỉ huy [64] [70], [23], [55], [50].

Phương hướng thứ năm: Coi trọng việc phát huy tính tích cực, tự giác của người chỉ huy trong việc hình thành và phát triển năng lực chỉ huy [21], [64]; [50]. Ngoài ra, ở các công trình nghiên cứu còn đề xuất các biện pháp như:

xây dựng môi trường hoạt động cho người chỉ huy; xây dựng cơ chế phản hồi từ cấp dưới; xây dựng cơ chế động viên khen thưởng; trang bị cơ sở vật chất.


Tóm lại, những kết quả nghiên cứu trên đây đã chỉ ra nhiều phương hướng, biện pháp nhằm hình thành và phát triển năng lực chỉ huy cho người chỉ huy trong hoạt động quân sự. Đây là những nội dung quan trọng, có ý nghĩa to lớn và là cơ sở khoa học có thể kế thừa, bổ sung, phát triển để đề xuất các biện pháp tâm lí - xã hội phù hợp nhằm phát triển năng lực chỉ huy cho cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh hiện nay.

1.2. Khái quát nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết

1.2.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố

Kết quả của các công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới có liên quan đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh có thể được khái quát trên các nội dung cơ bản sau:

(1) Có khá nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định vai trò quan trọng của người chỉ huy và hoạt động chỉ huy đối với việc xây dựng và phát huy sức mạnh của quân đội; đưa ra quan niệm về chỉ huy; chỉ ra mô hình, quy trình, chức năng, phương thức của hoạt động chỉ huy. Đây là những cơ sở quan trọng để xây dựng khái niệm chỉ huy bộ đội và xác định các đặc điểm trong hoạt động chỉ huy phân đội công binh của cán bộ cấp phân đội.

(2) Những nghiên cứu về biểu hiện năng lực chỉ huy của người chỉ huy trong hoạt động quân sự đã chỉ ra nhiều nội dung như: trình độ kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự; kiến thức chỉ huy; bản lĩnh chỉ huy; các phẩm chất trí tuệ, ý trí và lòng dũng cảm; những thái độ tích cực đối với đất nước với nhiệm vụ và với người khác; khả năng tổ chức hoạt động thực tiễn biểu hiện qua các kĩ năng để thực hiện hoạt động chỉ huy bộ đội; kết quả, hiệu suất của hoạt động chỉ huy. Đồng thời, ở những nghiên cứu này đã nêu bật những yêu cầu về năng lực của người cán bộ quân sự, coi năng lực chỉ huy là một trong những năng lực quan trọng nhất và là thành tố cấu thành nhân cách của người chỉ huy trong hoạt động quân sự.

(3) Một số nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy như: tình huống; đặc điểm nhiệm vụ; sự thay đổi về cơ cấu hoạt động chỉ


huy; vũ khí, phương tiện, trang bị kĩ thuật; qui mô và thời gian tác chiến; tốc độ, mức độ khó khăn và phức tạp của hoạt động chỉ huy; sự phân tuyến không rõ ràng giữa tiền tuyến, hậu phương, giữa địch và ta; tố chất của người chỉ huy; môi trường tác chiến điện tử, thông tin đa chiều; sự phát triển của khoa học công nghệ và đặc điểm của chiến tranh công nghệ cao. Đây là những cơ sở quan trọng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh hiện nay.

(4) Có nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các nội dung, phương hướng, biện pháp hình thành và phát triển năng lực chỉ huy như: thông qua quá trình tuyển chọn, đào tạo và huấn luyện; tham gia các hội thảo khoa học, giáo dục kinh nghiệm và truyền thống chiến đấu; cải tiến nội dung đào tạo tập trung vào trang bị kiến thức, thái độ và kĩ năng cho người chỉ huy; thông hoạt động thực tiễn chiến đấu; tự học tập và tu dưỡng rèn luyện v.v...

Có thể nói, những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố liên quan đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh có ý nghĩa quan trọng, là những cơ sở khoa học để kế thừa, bổ sung và phát triển trong quá trình nghiên cứu của đề tài luận án. Đồng thời, quá trình hệ thống lại các nghiên cứu có liên quan cũng cho thấy hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh. Đây chính là “khoảng trống” và cũng là lí do cấp thiết để tác giả xác định và thực hiện nghiên cứu đề tài luận án này.

1.2.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết

Quá trình nghiên cứu: Năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh, tác giả luận án xác định năm vấn đề trong luận án cần tập trung giải quyết như sau:

Thứ nhất, hệ thống lại, phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và trên thế giới đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, từ đó chứng minh tính độc lập, mới mẻ không trùng lặp và tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu. Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn trong nghiên cứu về năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh hiện nay.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2024