Năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh - 1


BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ


PHẠM VĂN DUY


NĂNG LựC CHỉ HUY CủA CáN Bộ CấP PHÂN ĐộI ở BINH CHủNG CÔNG BINH


LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÍ HỌC


HÀ NỘI - 2021


BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ


PHẠM VĂN DUY


NĂNG LựC CHỉ HUY CủA CáN Bộ CấP PHÂN ĐộI ở BINH CHủNG CÔNG BINH


Chuyên ngành: Tâm lí học Mã số : 931 04 01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÍ HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS. TS Hoàng Văn Thanh

2. GS. TS Trần Thị Minh Đức


HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu được sử dụng ở luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Số liệu và kết quả nghiên cứu không trùng lặp với các công trình đã được công bố.

Tác giả luận án


Phạm Văn Duy



TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC

MỤC L ỤC


6

Trang

MỞ ĐẦU 7

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 15

1.1 Những kết quả nghiên cứu có liên quan đến năng lực chỉ huy của

cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh 15

1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã

công bố và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết 31

Chương 2 LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CHỈ HUY CỦA CÁN BỘ CẤP PHÂN ĐỘI Ở BINH CHỦNG CÔNG BINH 35

2.1. Năng lực chỉ huy 35

2.2. Quan niệm về năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh 42

2.3. Biểu hiện năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh 54

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội

ở Binh chủng Công binh 71

Chương 3 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 81

3.1. Tổ chức nghiên cứu 81

3.2. Các phương pháp nghiên cứu 86

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CHỈ HUY CỦA CÁN

BỘ CẤP PHÂN ĐỘI Ở BINH CHỦNG CÔNG BINH 103

4.1. Thực trạng năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh 103

4.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy của cán bộ

cấp phân đội ở Binh chủng Công binh 130

4.3. Phân tích chân dung tâm lí điển hình 141

4.4. Biện pháp tâm lí - xã hội phát triển năng lực chỉ huy cho cán bộ

cấp phân đội ở Binh chủng Công binh 149

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 162

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 165

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 166

PHỤ LỤC 175


DAH MỤC CÁC BẢNG


STT

TÊN BẢNG

Trang

3.1

Đặc điểm của khách thể nghiên cứu

82

3.2

Độ tin cậy của các thang đo

93

3.3

Tóm tắt kết quả kiểm định phân bố chuẩn ở các thang đo

98

4.1

Thực trạng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ công binh

103

4.2

Thực trạng kiến thức trong quản lí, điều hành phân đội công binh

105

4.3

So sánh kết quả đánh giá giữa cán bộ cấp phân đội và chiến sĩ công

binh về thực trạng kiến thức chỉ huy của cán bộ cấp phân đội

107

4.4

Kết quả đánh giá thực trạng thái độ quyết đoán trong chỉ huy phân

đội công binh

108

4.5

Kết quả đánh giá thực trạng thái độ dân chủ trong chỉ huy phân đội công binh

109

4.6

Kết quả đánh giá thực trạng thái độ nhiệt tình trong chỉ huy phân

đội công binh

110

4.7

Kết quả đánh giá thực trạng thái độ trung thực trong chỉ huy phân

đội công binh

110

4.8

Kết quả đánh giá thực trạng thái độ kiên nhẫn trong chỉ huy phân

đội công binh

111

4.9

So sánh kết quả đánh giá giữa cán bộ cấp phân đội và chiến sĩ công

binh về thực trạng thái độ trong hoạt động chỉ huy

113

4.10

Kết quả đánh giá thực trạng kĩ năng xử lí thông tin

114

4.11

Kết quả đánh giá thực trạng kĩ năng ra quyết định

115

4.12

Kết quả đánh giá thực trạng kĩ năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ

116

4.13

Kết quả đánh giá thực trạng kĩ năng ử lí tình huống

117

4.14

Tóm tắt kết quả phân tích hồi quy tuyến tính

132

4.15

So sánh kết quả đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng xét theo

chức vụ đang đảm nhiệm của cán bộ cấp phân đội

133

4.16

Thực trạng yếu tố tố chất chỉ huy của cán bộ cấp phân đội

134

4.17

Thực trạng yếu tố xu hướng nghề nghiệp công binh của cán bộ cấp

phân đội

135

4.18

Thực trạng yếu tố uy tín của cán bộ cấp phân đội

136

4.19

Thực trạng yếu tố trình độ nhận thức, kĩ năng thực hành của cấp dưới

137

4.20

Thực trạng yếu tố ý thức trách nhiệm của cấp dưới trong thực hiện

nhiệm vụ

137

4.21

Thực trạng yếu tố trang bị, phương tiện, khí tài thực hiện nhiệm vụ

138

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

Năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh - 1


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


STT

TÊN BIỂU ĐỒ

Trang

3.1

Biểu đồ phân tích cụm

96

4.1

Thực trạng kiến thức chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh

chủng Công binh

106

4.2

Thực trạng thái độ trong hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân

đội ở Binh chủng Công binh

112

4.3

Thực trạng kĩ năng chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng

Công binh

118

4.4

Thực trạng kết quả hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở

Binh chủng Công binh

119

4.5

Thực trạng năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân độiở Binh chủng

Công binh

120

4.6

Biểu đồ phân bố các nhóm phân biệt

122

4.7

Thực trạng năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội xét theo

ngạch sĩ quan

125

4.8

Thực trạng năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội xét theo chức

vụ đang đảm nhiệm

126

4.9

Thực trạng năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội xét theo số

năm giữ chức vụ

128

4.10

Kết quả đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng

132


MỞ ĐẦU

1. Lí do lựa chọn đề tài luận án

Năng lực luôn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động thực tiễn của con người, ở bất kì lĩnh vực nào muốn đạt hiệu quả cao đều cần có năng lực của chủ thể phù hợp với chuyên môn, ngành nghề cụ thể mà mình đảm nhiệm. Tuy vậy, để xác định một người có năng lực ở mức độ nào đó không hề đơn giản và làm thế nào để phát triển năng lực cá nhân là một vấn đề có tính cấp thiết, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học ở các chuyên ngành khác nhau. Trong tâm lí học, các kết quả nghiên cứu đã cung cấp cơ sở khoa học nền tảng để xây dựng, thiết kế và tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực con người. Đồng thời, năng lực được coi là một trong những thành phần cơ bản tạo nên bộ mặt nhân cách. Việc đánh giá, định lượng năng lực nói chung, năng lực cần có ở các ngành nghề cụ thể vừa là yêu cầu khách quan về mặt học thuật, vừa là yêu cầu khách quan của thực tiễn.

Hoạt động quân sự liên quan trực tiếp đến vấn đề bảo vệ Tổ quốc nên có tính đặc thù và mang ý nghĩa xã hội to lớn. Ở hoạt động này, người cán bộ là nhân tố quyết định đến sức mạnh của quân đội: “Lịch sử chiến tranh, chưa từng có một chiến công hiển hách nào của quân đội mà không gắn với người chỉ huy và bộ tham mưu tài năng của nó. Lịch sử cũng chưa từng thấy nguyên nhân của một thất bại nào mà lại do thiếu sót của người chiến binh” [67, tr. 409]. Trong hoạt động quân sự, chỉ huy bộ đội là hoạt động chủ đạo của người chỉ huy, để thực hiện tốt hoạt động này, cần có nhiều loại năng lực khác nhau, song năng lực chỉ huy được coi là một trong các năng lực quan trọng hàng đầu, giữ vị trí cốt lõi trong hệ thống các năng lực của người chỉ huy. Do vậy, nghiên cứu về năng lực chỉ huy của người cán bộ càng trở nên quan trọng và cấp thiết trong sự nghiệp xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại ở nước ta hiện nay.

Binh chủng Công binh là một binh chủng kĩ thuật trong quân đội, có chức năng, nhiệm vụ trung tâm bao gồm: huấn luyện; sẵn sàng chiến đấu; thực hành bảo đảm công binh; bảo đảm chiến đấu và chiến đấu bằng vũ khí công


binh. Tuy nhiên, so với các quân chủng, binh chủng khác, thường tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở nhiều cấp độ khác nhau, thì với bộ đội công binh, quy mô tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo đảm công binh cả trong thời bình và thời chiến chủ yếu là ở cấp phân đội. Vì thế, nghiên cứu về năng lực chỉ huy của cán bộ ở cấp phân đội là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của bộ đội công binh hiện nay.

Trong Tâm lí học, vấn đề năng lực đã được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm, bao gồm tổng thể các nội dung về nguồn gốc, bản chất; biểu hiện, cấu trúc của năng lực; yếu tố ảnh hưởng và sự phát triển năng lực cá nhân; có cả về những nghiên cứu năng lực nói chung và năng lực chuyên biệt ở các ngành nghề cụ thể. Những nghiên cứu này có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của Tâm lí học và góp phần quan trọng để vận dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của con người. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về năng lực chỉ huy hiện nay chưa nhiều và chưa mang tính hệ thống. Đặc biệt, nghiên cứu về năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh đến nay vẫn là một khoảng trống cần được bổ sung và phát triển.

Phân đội công binh là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công binh. Cán bộ cấp phân đội là người trực tiếp tổ chức, chỉ huy và chịu trách nhiệm về kết quả hoàn thành nhiệm vụ của phân đội với cấp ủy cấp mình và với chỉ huy cấp trên. Đồng thời, năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội có vai trò quyết định đến chất lượng, hiệu quả tổ chức thực hiện nhiệm vụ của phân đội công binh, góp phần quan trọng vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ của Binh chủng Công binh.

Nhận thức rõ những vấn đề trên, những năm qua, đội ngũ cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh đã nỗ lực học tập, rèn luyện, phấn đấu khẳng định năng lực chỉ huy trên các chức trách, nhiệm vụ được giao và đạt được nhiều thành tích quan trọng. Tuy nhiên, trước sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ lần thứ tư, sự phát triển không ngừng của các hình thức chiến tranh công nghệ cao, cùng với sự phát triển của Binh chủng Công binh đã đặt ra yêu cầu khách quan, ngày càng cao đối với năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội. Đồng thời, những hạn chế trong công tác huấn luyện và tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở phân đội công binh, cụ thể như:

Xem tất cả 256 trang.

Ngày đăng: 24/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí