Tổ Chức Quản Lý Điểm Đến Du Lịch Tỉnh Hòa Bình.

Hồ Chí Minh liên kết các tour đưa khách du lịch đến với các khu, điểm du lịch của tỉnh và một số tỉnh trong khu vực Tây Bắc. Hòa Bình hiện có 7 doanh nghiệp lữ hành, tuy nhiên, con số này hiện nay vẫn thấp. Điều này cho thấy, hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh chưa có sự kết nối sâu và rộng giữa với các doanh nghiệp lữ hành, sự hợp tác mới được thực hiện trên quy mô nhỏ, lẻ.

(5) Quản lý điểm đến du lịch

Tổ chức và quản lý ngành du lịch tỉnh Hòa Bình được mô tả dưới hình sau:

Hình 3.1 Tổ chức quản lý điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình.



UBND TỈNH HÒA BÌNH


(Ban chỉ đạo du lịch tỉnh)



HIỆP HỘI

DU LỊCH

SỞ VHTT&DL

UBND HUYỆN,

THÀNH PHỐ

TT XÚC TIẾN

ĐT-TM-DL





Phòng Quản lý Du lịch

Ban chỉ đạo du lịch huyện, thành

phố






PHÒNG VĂN HÓA, THÔNG TIN

HUYỆN, THÀNH PHỐ




CÁC DOANH NGHIỆP DU

LỊCH

CÁC KHU, ĐIỂM DU LỊCH

(Ban quản lý)

CÁC HỘ KINH DOANH DỊCH

VỤ DU LỊCH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình - 11

(Nguồn: Báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình)

Sơ đồ trên chúng ta có thể thấy, đối với cấp tỉnh, Uỷ ban nhân tỉnh là cơ quan quản lý toàn diện về các vấn đề phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng trong đó có lĩnh vực du lịch. Ban chỉ đạo du lịch tỉnh là cơ quan tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh về công tác phát triển du lịch. Trong đó một đồng chí Phó

chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh là Trưởng ban chỉ đạo. Cơ quan thường trực cho Ban chỉ đạo du lịch tỉnh là Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, đồng chí Giám đốc Sở là phó ban Thường trực và các thành viên là đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh có liên quan, đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và lãnh đạo một số cơ quan giúp việc của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Ban chỉ đạo du lịch tỉnh trực tiếp chỉ đạo Ban chỉ đạo du lịch các huyện, thành phố, Hiệp hội du lịch tỉnh, Trung tâm xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch thực hiện các nhiệm vụ về phát triển du lịch.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch với vai trò là Cơ quan thường trực cho Ban chỉ đạo trực tiếp tham mưu cho tỉnh ban hành các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết, đề án, xây dựng quy hoạch, cơ chế chính sách… cho phát triển du lịch. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thông qua Ban chỉ đạo du lịch cấp huyện, thành phố; phối hợp với Hiệp hội du lịch tỉnh và Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch thực hiện các nhiệm vụ có liên quan tới phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh trực tiếp thực hiện chức năng quản lý và chỉ đạo Phòng Văn hoá và Thông tin các huyện thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch đối với các khu, điểm du lịch (quan Ban quản lý các khu, điểm du lịch) và các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể hoạt động kinh doanh dịch vụ về du lịch trên địa bàn.

Ban chỉ đạo du lịch các huyện, thành phố phối hợp với các sở, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện chức năng tham mưu cho chính quyền địa phương và chỉ đạo các phòng chuyên môn và đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ về phát triển du lịch trên địa bàn.

Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch thực hiện chức năng tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền quảng bá, kêu gọi thu hút đầu tư cho phát triển du lịch thông qua việc tổ chức và tham gia các hội nghị đầu tư, tổ chức và tham gia các hội chợ, triển lãm, liên hoan… trong và ngoài tỉnh, trong nước và quốc tế.

Hiệp hội du lịch thực hiện chức năng tập hợp tuyên truyền vận động các doanh nghiệp, chủ cơ sở là hội viên thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với công tác phát triển du lịch của địa phương thong qua việc đầu tư, xây dựng, nâng

cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp; tích cực tham gia đề xuất các cơ chế chính sách, giải pháp cho phát triển du lịch.

Phòng Văn hoá và Thông tin các huyện, thành phố trực tiếp tham mưu cho Ban chỉ đạo du lịch địa phương về công tác phát triển du lịch, trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch đối với các khu, điểm du lịch (qua Ban quản lý) và các doanh nghiệp các hộ hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tuân thủ các quy định của pháp luật về du lịch và các lĩnh vực có liên quan, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Các khu, điểm du lịch, các doanh nghiệp, các chủ cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch là đối tượng trực tiếp thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, đầu tư xây dựng phát triển các sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, đóng góp tích cực vào thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ về du lịch.

Tỉnh Hoà Bình cũng tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến, quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch của các địa phương trong tỉnh. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình đã ban hành Nghị quyết về phát triển du lịch Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Ủy ban nhân dân tỉnh cũng tổ chức công bố Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình đến năm 2030. Tổ chức một số Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch huyện Mai Châu (tại xã Hang Kia), thành phố Hòa Bình và huyện Đà Bắc. Tổ chức thành công Tuần Văn hóa, Du lịch Hòa Bình năm 2019 từ ngày 06- 10/12/2019 thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham gia các hoạt động trong sự kiện như: Lễ khai mạc (được truyền hình trực tiếp); Liên hoan ảnh nghệ thuật “Hòa Bình - Đất nước - Con người”; Liên hoa ẩm thực và trình diễn nghề truyền thống các dân tộc tỉnh Hòa Bình (mâm cỗ lá đạt kỷ lục guines); Trưng bày, trình diễn di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu các dân tộc tỉnh Hòa Bình; Tổ chức cuộc thi Người đẹp xứ Mường; Hội thảo phát triển sản phẩm du lịch Hòa Bình. Xuất bản các ấn phẩm: sách “Khu du lịch hồ Hòa Bình - Hành trình khám phá - Cơ hội đầu tư”; Tập gấp giới thiệu tuyến, điểm du lịch Hòa Bình; nâng cấp trang web

của Khu du lịch hồ Hòa Bình, giới thiệu banner trang web Khu du lịch hồ Hòa Bình trên trang web của Tổng Cục Du lịch Việt Nam; Tổ chức cuộc thi ảnh đẹp và cuộc thi video clip quảng bá về Khu du lịch hồ Hòa Bình, 04 số bản tin “Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Hòa Bình”.

Triển khai hệ thống tin nhắn dạng text (SMS) về các sự kiện văn hóa du lịch của tỉnh; phối hợp giới thiệu, quảng bá du lịch Hòa Bình trên Tạp chí du lịch Việt Nam; xây dựng các bảng, biển quảng cáo trên Khu du lịch hồ Hòa Bình để tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch.

(6) Sản phẩm du lịch

Trong những năm qua tỉnh Hòa Bình rất chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch nghề thủ công truyền thống nhằm tăng trải nghiệm cho du khách. Đồng thời tăng cường sản xuất các mặt hàng lưu niệm, quà tặng, giới thiệu nghề dệt thổ cẩm, đan lát, rèn đúc, giới thiệu ẩm thực như rượu cần, cơm lam,…

Bên cạnh đó, tỉnh Hòa Bình xây dựng các khu phố bán hàng lưu niệm, quầy hàng ẩm thực truyền thống tại trung tâm huyện, thành phố và các khu, điểm du lịch phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch. Sản phẩm du lịch thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng tiếp tục thu hút đầu tư xây dựng các sân gofl, đường đua xe đạp, khu đua thuyền, điểm dù lượn... tại các khu vực có tiềm năng. Xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển các khu, điểm tắm nước khoáng nóng tại các huyện Kim Bôi, Lạc Sơn. Nghiên cứu phát triển loại hình tắm các loại lá thuốc chữa bệnh của đồng bào các dân tộc Mường, Dao, Thái... để phục vụ khách du lịch, ưu tiên cho các dự án đầu tư sản phẩm du lịch có chất lượng cao vào khu du lịch hồ Hòa Bình để sớm trở thành khu du lịch quốc gia, một điểm đến hấp dẫn cho du khách. Phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng kết hợp tham quan xóm, bản văn hóa của đồng bào các dân tộc tại khu vực hồ Hòa Bình, các huyện Kim Bôi, Lạc Sơn... xây dựng các sản phẩm du lịch liên kết trên hồ để kết nối tuyến du lịch đường thủy liên hồ trên sông Đà.

(7) Giá cả

Về mức giá mà khách du lịch phải chi trả khi thăm quan các điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình khách du lịch chi trả tương đối thấp bởi hầu hết khách du lịch đến với

các điểm đến tại Hòa Bình chủ yếu đi về trong ngày chiếm tỷ lệ cao, vì vậy thời gian lưu trú không nhiều nên mức chi tiêu thấp. Bên cạnh đó, các điểm đến du lịch Hòa Bình ít khu vui chơi, giải trí để thu hút và lưu giữ du khách, sản phẩm du lịch chưa có sức hút đối với du khách.

3.2.1.2. Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình so với một số điểm đến du lịch

Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch của các tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều khởi sắc thu hút mạnh mẽ khách du lịch quốc tế và trong nước đến thăm, tiêu biểu có các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Sơn La, Bắc Kạn.

TT

Tỉnh

Đơn vị


2016



2019


1

Bắc Kan

Tổng lượt khách

nghìn

lượt

400

450

480

530

Doanh thu du

lịch

tỷ đồng

280

315.1

321

350


2

Sơn La

Tổng lượt khách

nghìn

lượt

1.850

1.945

1.950

2.500

Doanh thu du

lịch

tỷ đồng

888

1.040

1.300

1.900


3

Hòa Bình

Tổng lượt khách

nghìn

lượt

2.275

2.479

2.695

3.111

Doanh thu du

lịch

tỷ đồng

1.038

1.216

1.521

2.076


4

Phú Thọ

Tổng lượt khách

nghìn

lượt

8.455

8.500

8.158

8.200

Doanh thu du

lịch

tỷ đồng

2.381

2.682

3.000

3.450

Bảng 3.5. Tình hình hoạt động kinh doanh ngành du lịch một số tỉnh giai đoạn 2016 - 2019


2017

Năm


2018


(Nguồn: tác giả tổng hợp)

Nhìn vào bảng 3.5 cho thấy trong năm 2019 có chếch lệch rất lớn giữa lượng khách du lịch giữa tỉnh Phú Thọ và các tỉnh còn lại, đặc biệt gấp gần 15.5 lần tỉnh Bắc Kạn, 3.3 lần tỉnh Sơn La, 2.6 lần tỉnh Hòa Bình. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch của tỉnh Phú Thọ lại thấp nhất trong cả giai đoàn 2016 - 2019 chỉ có 0.8%, xếp tiếp theo là tỉnh Bắc Kạn (9.9%), Hòa Bình (11.0%) và cao nhất là tỉnh Sơn La 11.2%.

Trong năm 2019, doanh thu du lịch tỉnh Phú Thọ đứng đầu với hơn 3.450 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh thu so với tỷ lệ khách du lịch lại có mức độ thấp nhất, mức tăng trong giai đoạn 2016 - 2019 ở mức trung bình (13.2%), cao hơn Bắc Kạn (7.8%), thấp hơn Hòa Bình (26.2%) và cao nhất là tỉnh Sơn La 29.4%.

Tình hình hoạt động kinh doanh du lịch các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ, Bắc Kạn đã phản ánh phản ảnh năng lực cạnh tranh của các tỉnh với nhau. Lý giải vấn đề trên để thấy rò năng lực cạnh tranh điểm đến của các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Sơn La, Bắc Kạn thông qua một số yếu tố sau:

Về tài nguyên du lịch

Tỉnh Phú Thọ có nền văn hoá rực rỡ từ lâu đời. Những di chỉ khảo cổ văn hoá như Sơn Vi, Đồng Đậu, Làng Cả và nhiều đình, chùa, lăng, tẩm còn lại quanh vùng núi Nghĩa Lĩnh cho thấy đất Phong Châu là một trung tâm văn hoá của dân tộc Việt. Di tích lịch sử quan trọng là đền quốc mẫu Âu Cơ, khu di tích đền Hùng. Đây là vùng đất có nhiều lễ hội, đáng kể nhất là lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng Ba âm lịch). Các dân tộc ít người cũng có những đặc trưng văn hoá riêng của mình: người Mường có nhiều truyện thơ, ca dao, tục ngữ, hát xéc bùa, hát ví, hát đúm. Người Việt có hát xoan, hát ghẹo... Về di tích: Tính đến tháng 11/2019, tỉnh Phú Thọ có 316 di tích được Nhà nước xếp hạng trong đó có 18 di tích thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu (Khu di tích lịch sử Đền Hùng là di tích quốc gia đặc biệt, 73 di tích quốc gia, 242 di tích cấp tỉnh), 345 di tích thờ Hùng Vương và các nhân vật thời Hùng Vương; 30 di tích liên quan Hát Xoan.

Tỉnh Sơn La là trung tâm của vùng Tây Bắc, có Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, lòng hồ thủy điện Hòa Bình và Sơn La; vùng đất sinh sống của 12 dân tộc anh em , nơi lưu giữ các giá trị văn hóa dân tộc đa dạng, phong phú; có hệ thống hang động kỳ thú,

thác nước hùng vĩ, miền đất có tới 37 di tích lịch sử cách mạng, 14 di tích, danh thắng đã được xếp hạng cấp tỉnh, cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt...

Bắc Kạn là tỉnh giàu tiềm năng du lịch bởi sự phong phú của tài nguyên, khoáng sản và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc miền núi đông bắc Việt Nam với các danh thắng như: (1) Hồ Ba Bể là danh thắng thiên nhiên được công nhận là di tích lịch sử văn hoá Quốc gia năm 1996, năm 2011 được UNESCO công nhận Ba Bể là khu Ramsar - Đây là khu bảo tồn đất ngập nước có tầm quan trọng của thế giới và là một trong 20 hồ nước ngọt đẹp nhất thế giới. Hội xuân Ba Bể được tổ chức vào tháng giêng âm lịch hàng năm; (2) Căn cứ địa cách mạng ATK Chợ Đồn: Một trong những khu căn cứ của chủ tịch Hồ Chí Minh và các cán bộ cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp; (3) Khu di tích lịch sử Nà Tu, xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông nơi Hồ Chí Minh đã tặng lực lượng thanh niên xung phong 4 câu thơ vào năm 1951 "Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, Quyết chí ắt làm nên"; (4) Ngoài ra phải kể đến những danh thắng nổi tiếng như: động Puông, động Hua Mạ, động Nàng Tiên, động Nả Phoòng, động Ba Cửa, hang Sơn Dương, khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ.

Nhân lực du lịch

Năm 2019, thu hút 13.400 lao động làm việc trong ngành du lịch, trong đó có 3.850 lao động trực tiếp, đạt 100% kế hoạch, đạt 96% so với mục tiêu Nghị quyết của tỉnh; năm 2020 ước thực hiện 14.000 lao động trong đó 4.000 lao động trực tiếp. Tỉnh Phú Thọ chú trọng nâng cao chất lượng và số lượng nhân lực trong ngành du lịch. Năm 2019, Phú Thọ tăng cường mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho lưc lượng lao động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh với 15 lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho trên 1.000 lượt học viên tham dự; Hiệp hội du lịch, các doanh nghiệp du lịch trú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tại đơn vị tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho hơn 900 lượt lao động nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch, góp phần tăng tỷ lệ lao động trực tiếp trong ngành du lịch đã qua đào tạo và tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch từ 45% lên 55%.

Tổng số lao động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn toàn tỉnh Sơn La năm 2019 khoảng 13.350 lao động (4.217 lao động trực tiếp, 9.077 lao động gián tiếp). Trong đó, lao động qua đào tạo chiếm khoảng 45%.

Tổng số lao động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2019 có gần 1.000 lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch, trong đó tập trung chủ yếu hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch (chiếm khoảng 55%), số còn lại làm việc trong các khu, điểm du lịch, nhà hàng, các doanh nghiệp lữ hành và cán bộ quản lý nhà nước về du lịch. Lực lượng lao động phổ thông chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao (khoảng 70%), tập trung chủ yếu tại các thôn, bản phát triển du lịch cộng đồng và các hộ kinh doanh cơ sở lưu trú, nhà hàng tư nhân; số lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 20%). Trong khi đó, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch có khoảng 30 người, nhưng đa số không được đào tạo chuyên sâu về du lịch; đội ngũ cán bộ quản trị du lịch chủ yếu là cán bộ quản lý kiêm nhiệm. Riêng về trình độ ngoại ngữ, nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu, số lao động biết sử dụng ngoại ngữ (Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nga) ở mức thấp.

Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch được coi là lợi thế cạnh tranh của điểm đến du lịch Phú Thọ như: (1) Sản phẩm du lịch văn hóa, tâm linh, được duy trì và phát triển trên cơ sở khai thác giá trị 02 di sản phi vật thể của Phú Thọ được UNESCO công nhận là Hát Xoan Phú Thọ và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ gắn với giá trị tiêu biểu của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, di tích văn hóa Đình Hùng Lô, Miếu Lãi Lèn - thành phố Việt Trì, Đền Mẫu Âu Cơ, huyện Hạ Hòa và các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh. Sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh ngày càng được hoàn thiện đồng bộ góp phần khẳng định thương hiệu sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh của du lịch đất Tổ, đã thu hút lượng lớn khách hành hương, tham quan du lịch đạt 6,5 - 7,5 triệu lượt khách mỗi năm; (2) Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, được tập trung khai thác tại khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy với việc đầu tư đa dạng hóa các loại hình dịch vụ du lịch, xây dựng các điểm nhấn đặc trưng phục vụ khách tham quan chụp ảnh check in điểm đến, bổ xung các dịch vụ bổ trợ... tạo sự hấp dẫn của điểm đến, đặc biệt vào các dịp nghỉ lễ, những ngày cuối tuần

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí