Kinh Nghiệm Của Một Số Nước Trên Thế Giới Và Bài Học Đối Với Việt Nam Trong Việc Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Doanh Nghiệp Bảo Hiểm Phi Nhân


Thứ ba, các DNBH chưa khai thác được một cách đáng kể tiềm năng của nền kinh tế đất nước đang phát triển với tốc độ cao; mặc dù thu phí BH ngày càng tăng nhưng tỷ trọng doanh thu phí BHPNT tính trên GDP vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Ngành BH là một trong những ngành dịch vụ tài chính quan trọng của nền kinh tế, do đó sẽ đóng góp một phần lớn vào GDP nếu khai thác hết tiềm năng. Điều đó chủ yếu là do lực lượng cán bộ chuyên môn còn yếu và thiếu cả về chất lượng và số lượng; năng lực tổ chức các hoạt động kinh doanh không theo kịp yêu cầu của sự phát triển.

Thứ tư, mặc dù chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện nhưng vẫn chưa cao, sản phẩm BH chưa đa dạng. Công tác phát triển sản phẩm mới, thiết lập mạng lưới bán hàng toàn quốc, chiến lược marketing.., đều là các hoạt động quan trọng mang lại sự phát triển lâu dài và tăng cường khả năng cạnh tranh cho DN nhưng đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu rất lớn. Nguyên nhân là do các DNBHPNT mới chỉ ưu tiên cho các lợi ích trước mắt mà quên tập trung vào các chiến lược kinh doanh lâu dài, hoạt động môi giới chưa phát triển, chất lượng đại lý BH chưa cao, điều này vô tình làm cản trở các DN trong cuộc đua tranh ở tương lai.

Thứ năm, năng lực tài chính của các DNBHPNT Việt Nam còn hạn chế, thể hiện ở chỗ: các DNBHPNT có số vốn kinh doanh chưa lớn, đặc biệt là các DNBH cổ phần. Do sức ép về cổ tức nên các DN này chưa chú trọng tới việc tăng vốn để tăng cường khả năng tài chính mà hiện nay vẫn lệ thuộc vào tái BH; các quỹ dự phòng và dự trữ của DN còn nhỏ do thời thời gian hoạt động của các DN chưa nhiều (trừ Bảo Việt, Bảo Minh). Bên cạnh đó các quy định của Nhà nước về phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ còn có tính lỏng cao gây khó khăn cho việc kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý, cũng như việc đánh giá đúng thực trạng thực lực tài chính giữa các DNBHPNT.

Thứ sáu, đầu tư cho nguồn lực con người và công nghệ thông tin của các DNBHPNT Việt Nam chưa được chú trọng, công nghệ quản lý kinh doanh chưa được hiện đại hoá, thiếu đội ngũ chuyên gia giỏi, đặc biệt là trong lĩnh vực tính phí BH và trích lập dự phòng nghiệp vụ, thẩm định BH, quản lý rủi ro và đầu tư. Nguyên nhân một phần xuất phát từ thực trạng cơ cấu và chất lượng đào tạo chung của quốc gia và phần lớn là do tiềm


lực tài chính của DNBH còn hạn chế, nên chưa có sự chú trọng đúng mức đến đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên.

Thứ bảy, các DN chưa có sự quan tâm thích đáng cho hoạt động đầu tư, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, hình thức đầu tư chưa đa dạng, chủ yếu vẫn là gửi tiết kiệm ngân hàng, mua trái phiếu Chính phủ. Các hình thức đầu tư khác như đầu tư vào cổ phiếu, bất động sản, góp vốn còn hạn chế, tính chuyên nghiệp chưa cao; ngoại trừ một số ít DNBH có doanh thu phí BH lớn, có tổ chức hoạt động đầu tư bài bản. Có tình trạng này là do, ở Việt Nam trong thời gian qua khung pháp lý về hoạt động đầu tư của các DNBH chưa hoàn thiện, thị trường chứng khoán chưa phát triển mạnh, đầu tư vào bất động sản có nhiều biến động lớn.

Tất cả những yếu kém trên làm cho năng lực cạnh tranh của các DNBHPNT Việt Nam bị hạn chế.

Qua việc phân tích những kết quả đạt được cũng như những hạn chế của các DNBHPNT Việt Nam trong thời gian qua đã cho thấy rõ ràng các DNBH nói chung và các DNBHPNT Việt Nam nói riêng cần phải đánh giá lại những thế mạnh và điểm yếu của mình để có thể phát triển bền vững, nâng cao được năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, trước xu hướng mở cửa và hội nhập của thị trường DVBH Việt Nam, các DNBHPNT Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức cạnh tranh không chỉ giữa các DNBHPNT trong nước mà còn cả với DNBHPNT nước ngoài. Điều đó đòi hỏi các DN này phải đón nhận hội nhập kinh tế như là một cơ hội của sự phát triển và đưa ra được các giải pháp mang tầm chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, thắng thế trong cạnh tranh để tồn tại và phát triển, xứng đáng là tấm lá chắn của nền kinh tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

2.3. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

* Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam - 9

Mặc dù đã có các bước chuyển biến và phát triển không ngừng nhưng ngành BH Việt Nam vẫn còn ở khoảng cách khá xa so với ngành BH thế giới. Tại một số nước thường đưa ra một số yêu cầu nhất định với các DNBH nước ngoài tham gia vào thị trường BH trong nước. Những chính sách bắt buộc này ngoài việc bảo hộ cho các DNBH trong


nước còn tạo cho các doanh nghiệp này thích nghi dần với môi trường cạnh tranh mới. Sau đây là kinh nghiệm phát triển thị trường DVBH của một số nước trong khu vực và trên thế giới :

Kinh nghiệm của Brunei: Ngành BH Brunei hiện đang trải qua giai đoạn tái cấu trúc với việc ban hành các Quy định và Luật lệ BH vào ngày 4/3/2006. Việc ban hành những quy định mới này là một phần trong những nỗ lực của Bộ Tài chính nhằm tăng cường sự giám sát đối với ngành BH theo những chuẩn mực quốc tế cao nhất, đồng thời đảm bảo rằng các công ty BH có đủ năng lực tài chính để bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Điều này cũng góp phần khuyến khích người dân coi BH là một phần quan trọng trong các kế hoạch tài chính dài hạn, dù là với mục đích bảo vệ hay đầu tư. Tính đến năm 2006 Brunei có 12 công ty BHPNT, 3 công ty BHNT và 3 công ty BH Hồi giáo hoạt động.

Kinh nghiệm của Malaysia: Trong vòng một thập kỷ qua, ngành BH Malaysia đã có những tiến bộ vượt bậc và phát triển nhanh chóng. Tổng tài sản của toàn ngành BH đã lên tới hơn 28,4 tỷ USD, doanh thu phí BH hàng năm khoảng 6,5 tỷ USD. Tỷ lệ tham gia BH trên tổng dân số đã tăng hơn ba lần và lên tới 38,7% so với cách đây 10 năm.

Thị trường BHPNT của Malaysia duy trì được tốc độ tăng trưởng nhờ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và sự gia tăng tiêu dùng cá nhân. Nhìn chung các công ty BHPNT đều hoạt động có lãi nhờ duy trì năng suất lao động cao và sử dụng vốn hiệu quả.

Sự tăng trưởng của thị trường BH Malaysia còn được củng cố bởi những đổi mới về hệ thống phân phối, đa dạng hoá sản phẩm, áp dụng công nghệ tiên tiến và phương pháp quản lý hiện đại. Nhờ vậy, triển vọng tăng trưởng của thị trường BH Malaysia trong thời gian tới vẫn rất khả quan.

Kinh nghiệm của Singapore: Singapore đang trên đường phát triển thàn một trung tâm BH

- tái BH hàng đầu ở châu á. Hiện nay, thị trường BH Singapore có 56 công ty BH gốc (bao gồm cả nhân thọ, phi nhân thọ và tổng hợp), 28 công ty tái BH chuyên nghiệp và 60 công ty BH nội bộ(captive). Singapore hiện là nơi tập trung nhiều nhất các công ty captive ở khu vực châu á và có tới 20 trong số 25 tập đoàn tái BH hàng đầu trên thế giới có hoạt động ở nước này.

Mặc dù tăng trưởng kinh tế có chậm lại, song với năng lực tài chính mạnh, các công ty BH Singapore vẫn duy trì được đà tăng trưởng tốt. Các công ty BHPNT vẫn đạt tốc độ


tăng trưởng cao và nhu cầu về các sản phẩm liên kết đầu tư không ngừng tăng. Các công ty BHPNT chủ yếu duy trì lợi nhuận nhờ thu nhập đầu tư do lãi suất ngân hàng tăng và một phần nhờ sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán.

Kinh nghiệm của Thái Lan: Thị trường BH Thái Lan hiện bao gồm 24 công ty BH nhân thọ và 75 công ty BHPNT. Với nỗ lực nhằm tăng cường nhận thức của người dân về BH và khuyến khích tiết kiệm trong tầng lớp thanh niên, BH đã được đưa vào giảng dạy như một môn học từ cấp tiểu học cho đến đại học. Bên cạnh đó, nhiều công ty BH đã tăng cường chi phí cho hoạt động quảng cáo trên truyền hình cũng như nhiều hình thức quảng cáo khác để khuyếch chương thương hiệu.

Trước những khó khăn về kinh tế và bất ổn về chính trị, các công ty BH Thái Lan đã phải tăng thêm 52% chi phí cho hoạt động quảng bá, tập trung vào các sản phẩm BH y tế, để bù đắp sự giảm sút từ doanh thu các sản phẩm truyền thống. Doanh thu phí BHPNT của Thái Lan năm 2005 đạt khoảng 2,5 tỷ USD.

Kinh nghiệm của Trung Quốc: Trung Quốc ưu tiên cấp phép cho các công ty nội địa, còn việc cấp phép cho các công ty BH nước ngoài được tiến hành từng bước. Chính phủ Trung Quốc đưa ra những hạn chế khi cấp phép thành lập cho các công ty BH nước ngoài.

Kinh nghiệm của nước Anh: Hoạt động mạnh mẽ của BH Anh trên thị trường quốc tế không chỉ nhờ vào mạng lưới đại lý, chi nhánh của các công ty con đặt tại nước ngoài mà còn nhờ rất nhiều vào sự hoạt động của các công ty môi giới. Từ hơn chục năm nay với công nghệ phát triển, thị trường DVBH Anh xuất hiện những công ty BH “trực tuyến” chuyên ký kết hợp đồng BH với khách hàng qua điện thoại, thư tín, Internet…

Kinh nghiệm của nước Pháp: Các công ty BH Pháp theo đuổi một cách mạnh mẽ vươn ra nước ngoài và hạn chế sự xâm nhập của các công ty BH nước ngoài vào thị trường trong nước.

Kinh nghiệm của nước Mỹ: Không chỉ phát triển mạnh mẽ ở thị trường trong nước, sức mạnh thị trường BH Mỹ còn dựa vào sự có mặt của đông đảo các DNBH nhiều nước trên thị trường và cung cấp dịch vụ qua biên giới. Sự chi phối của nền kinh tế và của các


công ty đa quốc gia của Mỹ đã hỗ trợ cho các tập đoàn BH và công ty môi giới của Mỹ thực hiện điều này.

Kinh nghiệm của nước Đức: Tỷ trọng các công ty nước ngoài trên thị trường DVBH Đức nhỏ. Các công ty BH Đức nổi tiếng trong việc biết cách làm cho khách hàng thuỷ chung với mình. Mặt khác mạng lưới phân phối của các công ty BH Đức dày đặc làm cho các công ty BH nước ngoài khó xâm nhập vào thị trường DVBH Đức.

* Bài học đối với Việt Nam:

Việt Nam là nước có thị trường BH mới phát triển nên việc học hỏi kinh nghiệm các nước là cần thiết để rút ra những bài học trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNBHPNT trong nước. Từ kinh nghiệm của các nước trong việc mở cửa và hội nhập thị trường BH có thể rút ra một số bài học để vận dụng cho Việt Nam như sau:

Một là, cần nhận thức được hội nhập và mở cửa thị trường BH là một yêu cầu tất yếu, có mối quan hệ mật thiết hữu cơ với mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi nước. Tuy nhiên, để mở cửa và hội nhập thị trường dịch vụ tài chính nói chung, thị trường DVBH nói riêng thì quá trình mở cửa phải tiến hành từng bước.

Hai là, quá trình hội nhập thị trường dịch vụ tài chính, thị trường BH phải phù hợp điều kiện cụ thể từng nước, đồng thời lại phải phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế. Mỗi nước, dựa trên cơ sở các thông lệ và chuẩn mực chung mà tìm ra lộ trình và cách thức hội nhập có hiệu quả thị trường DVBH với nguyên tắc vừa đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi của hội nhập, đồng thời bảo vệ hợp pháp các lợi ích của nền kinh tế, nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của các DN và nền kinh tế. Đối với các nước đang phát triển, quá trình mở cửa và hội nhập thị trường BH thường được diễn ra dần từng bước với một lộ trình phù hợp.

Ba là, các chính sách và công cụ tài chính mà mỗi quốc gia sử dụng trong quá trình mở cửa và hội nhập thị trường DVBH quốc tế cũng rất phong phú và đa dạng, tuỳ thuộc vào chính sách mở cửa kinh tế của từng nước. Tuy nhiên, những chính sách và công cụ phổ biến thường được các nước sử dụng là: ràng buộc pháp lý về vốn điều lệ, năng lực thanh toán; tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng bắt buộc; các quy định về tỷ lệ tái BH bắt buộc; các quy định về đầu tư.., Những chính sách và công cụ này ngoài mục đích bảo hộ hợp


pháp còn tạo điều kiện thuận lợi để các DN trong nước thích nghi dần với môi trường cạnh tranh mới trong quá trình hội nhập.


Chương 3

phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

việt nam đến năm 2010 và những năm tiếp theo


3.1. Mục tiêu phát triển thị trường dịch vụ bảo hiểm Việt Nam

Phát triển thị trường dịch vụ tài chính nói chung và thị trường BH nói riêng luôn được Chính phủ Việt Nam quan tâm. Quan điểm của Chính phủ Việt Nam về việc phát triển thị trường BH được thể hiện rõ ràng hơn trong chiến lược phát triển thị trường BH Việt Nam từ nay đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 175/2003/QĐ-TTg ngày 29/8/2003 về mục tiêu phát triển của thị trường DVBH trong giai đoạn 2003 - 2010:

- Phát triển thị trường BH toàn diện, an toàn và lành mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu BH cơ bản của nền kinh tế và dân cư.

- Bảo đảm cho các tổ chức cá nhân được thụ hưởng những sản phẩm BH đạt tiêu chuẩn quốc tế;

- Thu hút các nguồn lực trong nước và nước ngoài cho đầu tư phát triển kinh tế - xã

hội

- Nâng cao năng lực tài chính, kinh doanh của các DN hoạt động kinh doanh BH,

đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

- Nhà nước quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh BH theo pháp luật Việt Nam và phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế.

Một số chỉ tiêu chủ yếu:

- Tổng doanh thu phí BH tăng bình quân khoảng 24%/năm; trong đó BHPNT tăng khoảng 16,5%/năm và BHNT tăng khoảng 28%/năm. Tỷ trọng doanh thu phí của toàn ngành BH so với GDP là 4,2% năm 2010. Đến năm 2010 tổng dự phòng nghiệp vụ của các DNBH tăng khoảng 12 lần; tổng vốn đầu tư trở lại nền kinh tế tăng khoảng 14 lần so với năm 2002.


- Tạo công ăn việc làm cho khoảng 150.000 người vào năm 2010. Nộp ngân sách Nhà Nước giai đoạn 2003 - 2010 tăng bình quân 20% năm.

3.2. Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đã đẩy mạnh tiến trình hội nhập ngành BH bằng cách cam kết thực hiện các Hiệp định thương mại song phương và đa phương, cam kết mở cửa thị trường BH theo Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ và cam kết gia nhập WTO. Theo các cam kết đó, mức độ tự do hoá thị trường BH đối với các quốc gia thành viên WTO sẽ dần tăng lên và trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập WTO, thị trường BH sẽ được mở cửa hoàn toàn.

Như vậy, đối với các DN trong nước, việc mở cửa các ngành DVBH sẽ đặt ra những yêu cầu và thách thức rất lớn, buộc các DN này phải nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể cạnh tranh với các DN nước ngoài.

Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam cũng đã tích cực tham gia các hội nghị, tăng cường các mối quan hệ đa phương và song phương thông qua Diễn đàn các cơ quan quản lý bảo hiểm ASEAN và Hiệp hội các cơ quan quản lý bảo hiểm quốc tế (IAIS) nhằm tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm và trợ giúp kỹ thuật giữa các cơ quan quản lý BH, Hiệp hội bảo hiểm và DNBH.

Để giúp các DNBHPNT trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, ngày 29/08/2003 Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển thị trường DVBH Việt Nam giai đoạn 2003- 2010, trong đó đã đề ra chủ trương nâng cao năng lực cạnh tranh của cĐVBHNBHnhư sau:

Thứ nhất, Chính phủ có các biện pháp tăng vốn cho các DN nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng, tăng khả năng giữ lại và đảm bảo an toàn tài chính:

- Đối với DN Nhà nước, nhà nước sẽ có kế hoạch cấp bổ sung vốn điều lệ sau khi doanh nghiệp đã bổ sung vốn từ nguồn vốn tự có hoặc bổ sung bằng trích chuyển một phần dự phòng dao động lớn.

- Đối với các DNBH cổ phần, phải phát hành thêm cổ phiếu hoặc tiến hành các hình thức huy động khác theo quy định của pháp luật.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 06/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí