Thực Trạng Về Hoạt Động Khai Thác Sản Phẩm Và Đầu Tư.


trong những năm gần đây (chiếm 72,12% năm 2005; 69,57% năm 2006) cho thấy năng lực tài chính cũng như năng lực hoạt động của các DNBHPNT đang dần phát triển.

2.2.2.3. Nguồn lực con người

Bên cạnh yếu tố về vốn, nguồn nhân lực cũng là một nhân tố quan trọng chi phối năng lực cạnh tranh của các DNBH trên thị trường.

Ngành kinh doanh BH nói chung và BHPNT nói riêng đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho số lượng lao động lớn. Tính đến năm 2006 ngành BH đã thu hút hàng trăm ngàn lao động trong đó có 12.000 cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó ngành BH còn tạo việc làm cho một số lượng khá lớn cộng tác viên BH và các ngành có liên quan như giám định tổn thất, định giá tài sản, định giám định sức khoẻ.

Thực tế cho thấy, cùng với sự ra đời và phát triển của các DNBHPNT, lực lượng lao động trong ngành BH tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Về chất lượng người lao động tuy đã có sự cải thiện đáng kể song tính chuyên nghiệp của các khai thác viên BH chưa cao. Hầu hết nhân viên BH chưa có được sự đào tạo cơ bản, bộ phận quản lý của các DNBH cũng chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về quản lý nên hiệu quả làm việc chưa cao.

Có thể thấy sự phát triển của ngành BH trong điều kiện hội nhập là tiềm năng để giải quyết vấn đề thiếu việc làm cũng như các vấn đề xã hội khác có liên quan song lại đặt ra những thách thức lớn cho các DN trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực có “chất xám”, có trình độ cao. Điều đó thậm chí đẩy các DNBH đến tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh. Hiện tượng “chảy máu chất xám” từ các công ty BH Nhà nước sang các công ty liên doanh, nước ngoài, cổ phần vẫn diễn ra, dù không gay gắt bằng các hình thức cạnh tranh khác, song đôi khi vẫn đẩy một số DN vào tình trạng khó khăn khi thiếu đội ngũ lao động có trình độ chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, yêu cầu nâng cao năng lực và cập nhật kiến thức của các nhân viên BH cho phù hợp với điều kiện mới cũng là thách thức đối với các DNBHPNT trong nước.

Yếu tố con người là yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động của mỗi DN và toàn thị trường. Do vậy, việc đào tạo nhận thức, năng lực và kỹ năng của cán bộ đang làm việc trong DNBH cần được quan tâm thường xuyên, và là công việc cần thiết và tất yếu. Tuy


nhiên hiện nay, trong số các DNBHPNT trong nước, chỉ có Bảo Việt phần nào có khả năng thực hiện các chương trình đào tạo và cập nhật kiến thức cho các cán bộ của mình với một Trung tâm đào tạo nằm trong Tổng công ty. Đối với các DNBHPNT khác, đào tạo thường xuyên cán bộ dường như là quá khả năng ngân sách do chi phí đầu tư cho những hoạt động này là tương đối lớn. Chính những hạn chế về nguồn nhân lực là một trong những nguyên nhân quan trọng hạn chế năng lực kinh doanh của các DNBHPNT trong nước.

2.2.2.4. Thực trạng về hoạt động khai thác sản phẩm và đầu tư.

* Hoạt động khai thác sản phẩm

Mặc dù BH là một ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng bình quân cao, song tỷ trọng khai thác BH nói chung và BHPNT nói riêng còn thấp so với tiềm năng. Biểu 2.9 cho thấy rõ điều đó.

Bảng 2.9: Khai thác sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ


Loại sản phẩm bảo hiểm

Tỷ trọng khai thác so với tiềm năng

Tai nạn con người

12% số lao động trong các ngành kinh tế

Tai nạn học sinh

45,86% tổng số học sinh

Tai nạn hành khách

41,15% số lượt hành khách

Bảo hiểm xe cơ giới


+ Trách nhiệm dân sự

75% số xe tham gia

+ Vật chất thân xe

40,4% xe ôtô các loại, 10,5% số xe máy

Bảo hiểm xây dựng lắp đặt

7,17% vốn đầu tư từ nguồn vốn trong nước và

90,91% vốn đâuf tư trực tiếp từ nước ngoài

Bảo hiểm dầu khí

41,27% tổng giá trị đầu tư cho ngành dầu khí

Hàng xuất

6,55% kim ngạch xuất khẩu

Hàng nhập

30,76% kim ngạch nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam - 8

Nguồn: [25].

Số lượng các sản phẩm BH đã tăng từ 20 sản phẩm BH, chủ yếu tập trung vào các nghiệp vụ BHPNT truyền thống lên đến hơn 700 sản phẩm. Do hạn chế được tình trạng


hoạt động độc quyền, các DNBH đã chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, bổ sung thêm quyền lợi cho khách hàng tham gia BH. Tuy nhiên hoạt động đầu tư, nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới chưa được các DNBH chú trọng đúng mức. Hiện nay thị trường BHPNT Việt Nam cung cấp 12 nhóm nghiệp vụ BH khác nhau bao gồm:

- BH sức khoẻ và tai nạn con người.

- BH hàng hóa vận chuyển ( đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường hàng không).

- BH hàng không.

- BH xe cơ giới.

- BH cháy nổ và mọi rủi ro tài sản.

- BH gián đoạn kinh doanh.

- BH thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu.

- BH trách nhiệm chung.

- BH nông nghiệp.

- BH tín dụng và rủi ro tài chính.

- BH tài sản và thiệt hại (bao gồm: BH xây dựng lắp đặt; BH máy móc thiết bị; BH thiết bị điên tử; BH dầu khí; các nghiệp vụ BH khác).

- Các nghiệp vụ BHPNT khác do Chính phủ quy định

Nhưng trong đó hoạt động kinh doanh BHPNT chủ yếu vẫn tập trung vào các sản phẩm BH truyền thống như: BH tài sản và thiệt hại, BH sức khoẻ và tai nạn con người, BH xe cơ giới ..., trong khi nhiều sản phẩm BH khác chưa được khai thác nhiều như: BH nông nghiệp, BH thiệt hại kinh doanh và rủi ro tài chính...


Biểu đồ 2.1: Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm


Cơ cấu doanh thu BHPNT theo nghiệp vụ năm

2006

Cơ cấu doanh thu phí Cơ cấu doanh thu phí bảo



Rủi ro tài


Trách nhiệm


Tàu và trách nhiệm dân sự


Cháy nổ: 9,50%


Xe cơ giới:

Thiệt hại kinh doanh: 0,30%


Nông nghiệp:


Sức khỏe và tai nạn


Tài sản và thiệt hại:


Xe cơ giới:


Hàng không:

Hàng hóa vận


Cháy nổ:


Tàu và trách nhiệm dân sự chủ tầu: 8,13%

Trách nhiệm chung: 2,07%


Rủi ro tài chính:


Thiệt hại kinh doanh: 0,29%


Nông nghiệp:


Hàng không:

Hàng hóa

vận chuyển:

Tài sản và thiệt hại:


Sức khỏe và tai nạn

Nguồn: [48]


Qua biểu đồ trên ta thấy, nhìn chung cơ cấu doanh thu phí BH năm 2006 ở hầu hết các nghiệp vụ BH đều tăng nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào một số các nghiệp vụ BH truyền thống như: BH xe cơ giới, BH tài sản và thiệt hại, BH sức khoẻ và tai nạn con người... Trong đó dẫn đầu là BH xe cơ giới chiếm 26,9% với doanh thu đạt: 1.711,5 tỷ đồng, tăng 6,9% so với năm 2005; BH tài sản và thiệt hại chiếm 23,30% với doanh thu 1.413 tỷ đồng, tăng 35,2% so với năm 2005; BH sức khoẻ và tai nạn con người chiếm 15,20% với doanh thu đạt 958,5 tỷ đồng, tăng 14,5% so với năm 2005...Trong khi đó các nghiệp vụ BH khác chỉ chiếm tỷ lệ hầu như không đáng kể, chẳng hạn như: BH hàng không chỉ có 5,20% với doanh thu 333 tỷ đồng, tăng 5%; thiệt hại kinh doanh chiếm 0,30% với doanh thu 23,7 tỷ đồng, tăng 2,5%; còn nghiệp vụ BH nông nghiệp thì ảm đạm hơn nhiều, hiện nay chỉ có duy nhất Bảo Việt Việt Nam triển khai với doanh thu 672 triệu đồng.

* Về hoạt động đầu tư

Do tính chất đặc thù và tầm quan trọng của hoạt động đầu tư đối với sự an toàn tài chính của các DNBH nói chung và các DNBHPNT nói riêng, hoạt động đầu tư được quy


định khá đầy đủ và chặt chẽ trong "Luật kinh doanh bảo hiểm" và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cũng giống như quy định pháp luật của nhiều nước khác trên thế giới, hoạt động đầu tư của các DNBHPNT tại Việt Nam phải tuân thủ những quy định về nguồn vốn đầu tư cụ thể như sau:


Về nguồn đầu tư

Quy định hạn mức đầu tư

Vốn điều lệ, quỹ dự trữ bắt buộc, quỹ dự trữ tự nguyện, các khoản lãi của những năm trước chưa sử dụng và các quỹ dùng để đầu tư được

hình thành từ lợi nhuận để lại của DN.


Không hạn chế

Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ BH

Chỉ được phép đầu tư tại Việt Nam và phải tuân thủ những hạn

chế về tỷ lệ.

Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu DN có

bảo lãnh, góp vốn vào các DN khác

Không hạn chế

Mua cổ phiếu, trái phiếu DN không có bảo

lãnh, góp vốn vào các DN khác.

Tối đa 35%

Kinh doanh bất động sản, cho vay, uy thác,

đầu tư qua các tổ chức tài chính tín dụng.

Tối đa 20%

Trên cơ sở của pháp luật, các DNBHPNT đã tạo lập nguồn vốn lớn và dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt các hạn mức đầu tư quy định đối với nguồn vốn nhàn rỗi từ quỹ dự phòng nghiệp vụ. Do đó công tác đầu tư vốn của các DN này ngày càng được cải thiện và đi vào chiều sâu với nhiều lĩnh vực đầu tư như: góp vốn liên doanh, tham gia thành lập công ty cổ phần, cho vay, tham gia các dự án đầu tư, mua trái phiếu Chính phủ, mua cổ phiếu, gửi tiết kiệm ngân hàng...

Thực trạng các khoản đầu tư của các DNBHPNT Việt Nam trong thời gian qua như

sau:

- Cơ cấu vốn đầu tư: Mặc dù các DNBHPNT Việt Nam được phép đầu tư vào nhiều

lĩnh vực, nhưng trên thực tế, danh mục đầu tư của các DN này còn khá nghèo nàn và chủ


yếu tập trung vào hình thức tiền gửi ngân hàng và trái phiếu Chính phủ. Đương nhiên với độ rủi ro thấp và khá an toàn nên hiệu quả đầu tư không cao là điều khó tránh khỏi. Các lĩnh vực đầu tư khác như kinh doanh bất động sản, cho vay, uỷ thác đầu tư, tham gia góp vốn, mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, tham gia thị trường chứng khoán... cho dù diễn ra khá sôi động trong thời gian qua nhưng cũng mới chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn, ở mức trên 10% tổng số tiền đầu tư của các DNBH.Nguyên nhân là do thiếu vắng các quy định cụ thể từ phía các cơ quan chức năng.

- Chất lượng hoạt động đầu tư của các DNBHPNT Việt Nam: Theo quy định tại khoản 1 Điều 98 Luật kinh doanh bảo hiểm: “Việc đầu tư vốn của DNBH phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm”. Căn cứ những yêu cầu trên, chất lượng đầu tư của các DNBHPNT Việt Nam được đánh giá như sau:

+ Về tính an toàn: Việc các hình thức tiền gửi ngân hàng và trái phiếu Chính phủ chiếm một tỷ trọng lớn (88% năm 2004) trong danh mục đầu tư cho thấy hoạt động đầu tư của các DNBHPNT Việt Nam nhìn chung khá an toàn. Tuy nhiên khi đi sâu phân tích hoạt động đầu tư trong các lĩnh vực khác như cổ phiếu, trái phiếu DN, cho vay, đầu tư bất động sản và uỷ thác đầu tư cho thấy mức an toàn chưa thực sự đảm bảo

Chẳng hạn như: hoạt động cho vay thì thiếu tài sản đảm bảo, hoạt động góp vốn vào các DN hoạt động chưa hiệu quả..,

+ Về hiệu quả: Hiệu quả đầu tư của các DNBHPNT trong thời gian qua nhìn chung còn chưa cao. Tỷ suất lợi nhuận dao động từ 7-15% trong khi đó tỷ lệ này đối với các DN niêm yết là trên 20% và đối với các ngân hàng thương mại là từ 15-35%. Chính hiệu quả đầu tư chưa cao nên đã hạn chế khả năng cạnh tranh của các DNBHPNT Việt Nam trong thời gian qua.

2.2.3. Những kết quả đạt được và những hạn chế trong hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam

* Những kết quả đạt được:

Trên cơ sở phân tích tình hình thực trạng năng lực cạnh tranh của các DNBHPNT Việt Nam trong thời gian vừa qua, có thể nhận thấy các DNBHPNT Việt Nam đã đạt được


những kết quả khả quan trong việc phát triển thị trường, tăng trưởng doanh thu và cải thiện chất lượng hoạt động kinh doanh. Điều này biểu hiện ở chỗ:

Thứ nhất, số lượng DNBHPNT trên thị trường ngày càng tăng, cùng với những nỗ lực trong việc khai thác thị trường đã giúp cho các DNBHPNT mở rộng thị phần, từ đó doanh thu phí BH ngày càng tăng, tốc độ tăng trưởng doanh thu phí BH của thị trường BHPNT tương đối cao và ổn định. Trong đó thị phần doanh thu phí BH của các DNBHPNT Việt Nam chiếm tỷ trọng khá cao, điều đó khẳng định uy tín, hình ảnh và vị thế của các DNBHPNT Việt Nam trên thị trường. Doanh thu phí BH tăng đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Thứ hai, với năng lực tài chính của mình, các DNBHPNT Việt Nam đã đảm bảo khả năng thanh toán, khai thác các mảng thị trường và đầu tư cho công nghệ BH. Việc giải quyết bồi thường tốt giúp DN và khách hàng ổn định sản xuất, kinh doanh và đời sống, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà Nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thứ ba, các DNBHPNT đã góp phần lớn trong việc tạo công ăn việc làm cho xã hội. Khi số lượng các DNBH tăng nhanh, với hàng trăm đại lý và môi giới BH, đồng thời nhận thức của xã hội đối với BH ngày một nâng cao do vậy đã thu hút một lượng lớn lao động trong xã hội.

Thứ tư, đi đôi với sự phát triển về lượng, thị trường BH cũng có sự cải thiện đáng kể về chất lượng dịch vụ BH. Điều này thể hiện ở chỗ các DNBH tích cực cải tiến chất lượng mặt hàng, đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm và phương thức bán hàng, bổ sung thêm quyền lợi, tăng cường các dịch vụ phụ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu BH phong phú, đa dạng của khách hàng. Ngoài ra các DNBHPNT Việt Nam còn có nhiều chính sách như quảng cáo, dịch vụ chăm sóc khách hàng, khuyến mại.., từ đó nâng cao nhận thức của cộng đồng về BH. Vì thế đối tượng và phạm vi của dịch vụ BHPNT Việt Nam ngày càng được mở rộng. Đáng chú ý trong thời gian gần đây, nhiều DNBHPNT hoạt động trên thị trường BH Việt Nam đã cung cấp nhiều sản phẩm BH mới khá độc đáo, hấp dẫn, một số sản phẩm được đánh giá cao như sản phẩm BH cá nhân cho người sử dụng thẻ ATM, BH trách nhiệm sản phẩm chăn nuôi và sản xuất thức ăn gia cầm... Chính cạnh tranh đã thúc đẩy các


DNBHPNT trong nước phải đổi mới sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Thứ năm, hoạt động đầu tư của các DNBHPNT Việt Nam ngày càng được mở rộng. Thông qua việc đa dạng hoá các hình thức đầu tư, các hạng mục đầu tư, các DNBHPNT đã thu được phần lớn lợi nhuận, do đó lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của các DNBH đã trở thành xương sống nâng đỡ cho các DN. Ngoài ra, thông qua hoạt động đầu tư các DNBHPNT đã tạo lập nguồn vốn lớn và dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

* Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các DNBHPNT Việt Nam cũng bộc lộ những hạn chế yếu kém của mình:

Thứ nhất, cạnh tranh không lành mạnh giữa các DNBHPNT Việt Nam vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như: giảm phí, mở rộng điều khoản và trả hoa hồng trực tiếp cho khách hàng mua BH. Điều này đã dẫn đến hiện tượng một số khách hàng lợi dụng tình trạng trên để trục lợi BH, gây thiệt hại trực tiếp cho DN cũng như cho thị trường. Bên cạnh đó, một số nơi vẫn dùng các biện pháp can thiệp hành chính để ép các đơn vị trực thuộc mua BH. Trong khi đó chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng chưa được nâng cao, chưa quan tâm đầy đủ đến công tác đánh giá rủi ro, đề phòng và hạn chế tổn thất, giám định, bồi thường kịp thời và đầy đủ cho khách hàng. Có tình trạng trên cũng một phần là do pháp luật về cạnh tranh chưa được thực thi một cách nghiêm túc, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam chưa phát huy tốt vai trò là cầu nối giữa các DNBH.

Thứ hai, hình ảnh của các DNBHPNT Việt Nam đến với người dân chưa cao. Người dân Việt Nam chỉ biết đến một số thương hiệu của Việt Nam như Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO..,còn các DN khác ít được biết đến. Điều đó là do công tác tuyên truyền, quảng cáo và các biện pháp marketing còn thiếu hiệu quả. Trên thực tế, chỉ có một số DNBH như PJICO, Bảo Việt... đầu tư tương đối nhiều vào công tác marketing và tham gia vào các chương trình tài trợ lớn để quảng bá thương hiệu còn hầu hết các DN khác chưa chú trọng tới công tác này nên việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu của các DN còn yếu, điều này đã hạn chế khả năng tiếp cận và thâm nhập thị trường của các DN.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 06/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí