13. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (2006), Bản tin, (4), tr. 72-73.
14. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (2007), Bản tin, (1), tr. 32-33.
15. Trịnh Thanh Hoan (2005), "Mở cửa thị trường - những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam", Tạp chí Bảo hiểm, (3), tr.3-5.
16. Tiến Hùng (2006), "Giải pháp đầu tư cho doanh nghiệp bảo hiểm", Thời báo Kinh tế,
(181), tr.18-19.
17. Đoàn Trung Kiên (2004), “Hoạt động đầu tư của bảo hiểm Việt Nam trong thị trường tài chính”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (317), tr.16 – 21.
18. Lê Song Lai (2005), "Thị trường bảo hiểm Việt Nam 6 tháng đầu năm 2005 - Bức tranh sáng màu", Tạp chí Tài chính, (7), tr.37-39.
19. Trương Mộc Lâm, Đoàn Minh Phụng (2005), Giáo trình nghiệp vụ bảo hiểm, Nxb Tài Chính, Hà Nội.
20. Xuân Long (2002), "Thị trường bảo hiểm nhân thọ, cạnh tranh gay gắt giữa các công ty", Tạp chí Thị trường giá cả, (12), tr.10-11.
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Của Một Số Nước Trên Thế Giới Và Bài Học Đối Với Việt Nam Trong Việc Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Doanh Nghiệp Bảo Hiểm Phi Nhân
- Nâng Cao Năng Lực Tài Chính Của Các Doanh Nghiệp Bảo Hiểm Phi Nhân Thọ Việt Nam
- Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam - 11
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
21. Phùng Đắc Lộc (2007), “Thị trường bảo hiểm Việt Nam với việc gia nhập WTO”,
Tạp chí Tài chính-Bảo hiểm (2), tr. 1-5.
22. C.Mác-Ph.Ănghen (1995), Toàn tập, Tập 25, Phần I, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Phan Tiến Nguyên (2006), "Lộ trình mới của các công ty bảo hiểm", Tạp chí Bảo hiểm Châu á, (5), tr.12.
24. Hiền Pha (2005), “Xung quanh năng lực cạnh tranh của dịch vụ bảo hiểm Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế”, Tạp chí Tài Chính, (5), tr. 49-51.
25. Phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập (2004).
26. Diễm Phúc (2007), “Sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư. Sự mong đợi của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam”, Tạp chí Tài chính bảo hiểm (2), tr. 29-32.
27. Trần Trọng Phúc (2005), "Một số chính sách từ phía Nhà nước nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ", Tạp chí Tài chính, (10), tr.26-28.
28. Đoàn Minh Phụng (2004) “Thấy gì qua hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ?”
Tạp chí Tài chính (10), tr.20-23.
29. Nguyễn Hùng Quán (2005), "Qua vụ Pacific Airline, rút ra điều gì đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam", Tạp chí Tài chính, (485), tr 17-18.
30. PTS.TS Hồ Sĩ Sà (2000), Giáo trình Bảo hiểm, Nxb Thống kê, Hà Nội.
31. Tạp chí Thị trường bảo hiểm -Tái Bảo hiểm Việt Nam, (4), (2006), tr.33.
32. Lê Hữu Thành (2004), Sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
33. Ngô Kim Thanh (2003), “Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong xu thế hội nhập”, Tạp chí bảo hiểm (4), tr. 4-6.
34. Phí Trọng Thảo (2002), "Nhu cầu bảo hiểm nhân thọ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam", Tạp chí Tài chính, (9), tr.41-43.
35. Phí Trọng Thảo (2003), "Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2002 và dự báo năm 2003", Tạp chí Tài chính, (1+2), tr.82-85.
36. Phí Trọng Thảo (2007), “Không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành bảo hiểm Việt Nam”, Tạp chí tài chính bảo hiểm (2), tr. 5-7.
37. Nguyễn Thị Thoa (2007), “ Thị trường bảo hiểm hàng không 2006”, Tạp chí bảo hiểm - Tái bảo hiểm Việt Nam (1), tr. 20-21.
38. “Thị Trường Bảo Hiểm các nước ASEAN - Hứa hẹn những cơ hội lớn”, (2007), Tạp chí bảo hiểm – Tái bảo hiểm Việt Nam (2), tr. 14-17 (theo Asia Insurance Review 2/2007).
39. “Thị Trường Bảo Hiểm Việt Nam 2006” (2007), Tạp chí thị trường bảo hiểm- Tái bảo hiểm Việt Nam (1),tr. 3-6.
40. “Thị Trường Bảo Hiểm Việt Nam, Cạnh tranh đã tới mức báo động” (2007), Tạp chí bảo hiểm - Tái bảo hiểm Việt Nam (2), tr. 13.
41. Vũ Thế Thường (2002), "Trở ngại tâm lý trong tham gia bảo hiểm nhân thọ ở nước ta hiện nay", Tạp chí Tâm lý học, (11), tr.60-63.
42. Trung tâm đào tạo Bảo Việt (20904) Marketing trong hoạt động khai thác bảo hiểm,
Nxb Thống Kê,Hà Nội.
43. Trường Đại học Lao động - Xã hội (2007), Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
44. Văn kiện gia nhập WTO của Việt Nam (2006), Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
45. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương CIEM, Giáo trình các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
46. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình phát triển Liên hợp quốc(UNDP) (2003), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
47. www avi.org.vn của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam.
48. www mof.gov.vn của Bộ Tài Chính.
Phụ lục
10 sự kiện của ngành bảo hiểm Việt Nam năm 2006
1. Việt Nam gia nhập WTO, trong đó cam kết về dịch vụ Bảo hiểm chỉ hạn chế doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài kinh doanh sản phẩm bảo hiểm bắt buộc. Cho đến 1/1/2008 hạn chế này được bãi bỏ, doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được đối xử quốc gia như các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam. Việc này đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh hơn nữa.
2. VINARE và Bảo Minh lần lượt niêm yết cổ phiếu trên Thị trường Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với giá chào sàn khá cao. Điều này thể hiện các nhà đầu tư và công chúng đánh giá cao uy tín và kỳ vọng vào sụ phát triển của VINARE và Bảo Minh nói riêng, ngành bảo hiểm nói chung.
PVI được cổ phần hoá, niêm yết và chào sàn chứng khoán vào 29/12/06.
3. Thị trường bảo hiểm tiếp nhận thêm một số doanh nghiệp bảo hiểm được cấp phép hoạt động: Toàn cầu, bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Bảo tín, Ace Non life, Liberty.
Lần đầu tiên thị trường bảo hiểm Việt Nam có sự mua bán- chia tách doanh nghiệp bảo hiểm: Công ty Bảo hiểm QBE ( úc ) bán phần vốn của mình trong công ty liên doanh Bảo hiểm Việt úc cho Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam để hình thành Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam ( BIC ) đồng thời mua lại Công ty Bảo hiểm Allianz để kế thừa thành lập Công ty bảo hiểm mới ( QBE ).
4. Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 42, Nghị định 43 hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh Bảo hiểm đã trình Chính phủ nhằm nâng cao khả năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, tăng cường vai trò tự quản và trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, bảo vệ quyền và lợi ích của người tham gia bảo hiểm tốt hơn, phù hợp với cam kết WTO trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
5. Nghị định 130/2006/NĐ - CP ngày 8/11/2006 Quy định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và thực hiện tốt hơn công tác phòng cháy, chữa cháy và khắc phục kịp thời thiệt hại về tài chính do cháy nổ gây ra.
6. Bộ Tài chính đang tiến hành sửa đổi bổ xung Quyết định 23 ban hành quy tắc điều khoản biểu phí Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo hướng nâng cao mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, đảm bảo tốt hơn quyền lợi của nạn nhân, tăng cường công tác đề phòng hạn chế và đảm bảo an toàn giao thông.
Bộ Tài chính đang dự thảo Quy tắc bảo hiểm bắt buộc xây dựng - lắp đặt và trách nhiệm người sử dụng lao động trong hoạt động xây dựng; Quy tắc bảo hiểm cháy nổ bắt buộc; Quy tắc bảo hiểm bắt buộc người Việt Nam du lịch lữ hành quốc tế, phù hợp cam kết của Việt Nam với WTO, tạo điều kiện cho thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển.
7. Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đầu tư máy chủ và đưa phần mềm quản lý trị giá trên 500 triệu đồng vào hoạt động nhằm đưa ra danh sách đen các đại lý bảo hiểm đã vi phạm quy định tại Thông tư 98 của Bộ Tài chính, nâng cao chất lượng tuyển chọn và đào tạo đại lý.
8. Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã trình Bộ Tài chính phê chuẩn sản phẩm Bảo hiểm liên kết đầu tư, tăng thêm quyền của người tham gia bảo hiểm về quyết định đầu tư sinh lời từ số phí bảo hiểm đã đóng. Hy vọng khi được phê chuẩn, việc triển khai sản phẩm trên sẽ là cơ hội tăng trưởng phát triển của Bảo hiểm nhân thọ.
9. Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ cùng Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đầu tư 02 công trình đường hộ lan ngăn cách đường sắt - đường bộ đảm bảo an toàn giao thông trị giá 2 tỷ đồng tại km 159 (Thanh Hoá) và km 313 (Nghệ An ).
10. Do thời tiết khắc nghiệt, 02 cơn bão liên tục đổ bộ vào miền Trung và miền Nam làm tăng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm đồng thời cho thấy có nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế xã hội bị tổn thất nặng nề không được bồi thường vì không mua bảo hiểm.