Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam - 11


3.3.4. Hoàn thiện môi trường pháp lý của Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Trong thời gian qua, một loạt các văn bản pháp lý đã được thông qua nhằm hướng dẫn thi hành "Luật kinh doanh bảo hiểm" như: hướng dẫn sử dụng chuyên viên tính phí chỉ định.., đây là văn bản pháp lý quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các DNBHPNT phát triển đồng thời tăng cường sự quản lý của nhà nước.

Tuy nhiên để đáp ứng được yêu cầu phát triển tương đối mạnh của thị trường BH trong thời gian tới, Nhà Nước và các cơ quan quản lý cần bổ sung các quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản liên quan phù hợp với tập quán kinh doanh BH quốc tế, điều kiện thực tế Việt Nam và mục tiêu định hướng của Nhà nước về phát triển thị trường DVBH; thực thi luật cạnh tranh, để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh. Bên cạnh đó Nhà nước cần có những quy định chặt chẽ hơn về việc cho phép các Công ty BH nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Các quy định của pháp luật cần tạo ra sự bình đẳng theo hướng các DN cùng hoạt động trong một lĩnh vực thì được hưởng những quyền và thực hiện những nghĩa vụ pháp luật như nhau.

Đồng thời Nhà nước cần thực hiện cơ chế quản lý và giám sát chặt chẽ nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và đảm bảo sự phát triển ổn định của thị trường, cụ thể:

- Nâng cao quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm của DN trong việc thực hiện các yêu cầu báo cáo theo quy định pháp luật.

- Quản lý và giám sát thị trường một cách minh bạch và công khai, đặc biệt chú trọng đến các yêu cầu về an toàn tài chính. Xây dựng các chỉ tiêu hoàn chỉnh phục vụ cho công tác giám sát tài chính được chặt chẽ. Từ đó có cơ sở can thiệp kịp thời khi DN có nguy cơ mất khả năng thanh toán, đảm bảo cho thị trường DVBH Việt Nam phát triển ổn định và bền vững.

- Hạn chế sự can thiệp hành chính vào hoạt động thường ngày của các DNBH và tăng cường củng cố tổ chức bộ máy cơ quan quản lý Nhà nước về kinh doanh BH theo hướng đảm bảo qui mô phù hợp với qui mô phát triển của thị trường, đồng thời đảm bảo quản lý theo loại hình nghiệp vụ BH. Cơ quan quản lý phải thực hiện chuyên môn hoá hai


chức năng cơ bản là chức năng quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật và chức năng quản lý, xây dựng mối quan hệ giữa cơ quan quản lý DN trên cơ sở hợp tác và tin cậy lẫn nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

- Đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong việc cấp giấy phép, đăng ký, phê chuẩn sản phẩm và sửa đổi giấy phép.

Ngoài ra, Nhà nước cũng cần thực hiện các cam kết quốc tế và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BHPNT. Để phù hợp với con đường hội nhập của ngành bảo hiểm Việt Nam, Chính phủ cần có những điều chỉnh dần lới lỏng và dần bãi bỏ những quy định ràng buộc quá chặt chẽ và làm hạn chế sự phát triển của thị trường BHPNT trong xu thế hội nhập theo hướng:

Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam - 11

- Giảm dần sự bảo hộ của Nhà nước đối với các DN trong nước, tiến tới một môi trường pháp lý minh bạch áp dụng bình đẳng cho các DN thuộc tất cả các thành phần kinh tế, thể chế hoá các cam kết quốc tế bằng các quy định pháp luật cụ thể.

- Mở rộng hợp tác với các cơ quan quản lý BH nước ngoài và các tổ chức quốc tế nhằm tận dụng sự hỗ trợ về công nghệ, trao đổi thông tin và kinh nghiệm, đào tạo cán bộ nhằm đẩy nhanh quá trình hội nhập của ngành BH với thị trường khu vực và quốc tế.

- Xem xét và đối chiếu các quy định pháp lý hiện tại với các luật lệ của Tổ chức Thương Mại Thế giới nhằm xác định những quy định cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các tiêu chuẩn và nguyên tắc quốc tế.

Đồng thời Nhà nước cần có biện pháp hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh như: ban hành biểu phí thống nhất, quy định mức hoa hồng đối với từng lĩnh vực BH.

Cùng với xu thế chung của thị trường tài chính quốc tế, việc hợp tác phát triển kinh doanh các bên cùng có lợi giữa các DNBH, ngân hàng thương mại và các công ty tài chính sẽ ngày càng phát triển theo hướng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ trọn gói và hoàn hảo. Do vậy, ranh giới giữa các ngành trong các lĩnh vực tài chính ngày càng mờ dần. Do đó, đòi hỏi cơ quan quản lý thị trường BH phải có những thay đổi và thích ứng kịp thời, một mặt vừa để tạo cho các DNBH phát triển mạnh mẽ nhờ các hình thức hợp tác linh hoạt, mặt khác, cũng có được một cơ chế pháp lý đảm bảo sự tuân thủ các quy định về


nghiệp vụ của các DNBH và bảo đảm được quyền lợi của khách hàng trước các sản phẩm tài chính ngày càng phức tạp.

3.3.5. Nâng cao vai trò cầu nối của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đối với các hoạt động bảo hiểm

ở các nước phát triển, BH là nhu cầu. Do đó, đòi hỏi hoạt động này phải mở rộng nhiều loại hình, phải kinh doanh với những sản phẩm thật đa dạng. Với Việt Nam, hoạt động BH trong nhận thức của mọi người còn mới, vậy nên tiềm năng nhiều nhưng thách thức cũng rất lớn, nhất là trong nền kinh tế đầy tính cạnh tranh hiện nay. Chính vì vậy, vai trò tổ chức, tập hợp của Hiệp hội càng cần phải khẳng định bằng tính năng động và hiệu quả..,

Trong thời gian qua, có thể nói, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đã góp phần không nhỏ giúp các DNBH Việt Nam đạt được kết quả kinh doanh cao. Ra đời và chính thức hoạt động từ năm 2000, Hiệp hội đã nhanh chóng trở thành “cầu nối” tin cậy đối với các DNBH hoạt động trong môi trường còn mới mẻ và có tính cạnh tranh cao; là tâm điểm trong “những vấn đề lớn” của hoạt động kinh doanh BH như: xây dựng quy tắc, phạm vi, biểu phí BH, tuyên truyền hoạt động BH, đề phòng hạn chế tổn thất..,Hiệp hội còn trở thành cầu nối giữa cơ quan quản lý Nhà nước - các DNBH - người tiêu dùng nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh. Hiệp hội đã làm tốt chức năng đại diện cho tiếng nói và nguyện vọng của các doanh nghiệp BH trước cơ quan quản lý nhà nước và công chúng về hoạt động kinh doanh BH, thực hiện quy chế tự quản, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh và thúc đẩy hợp tác trong kinh doanh giữa các DNBH. Trong năm 2002 Hiệp hội đã có những nỗ lực nhằm thực hiện triệt để Nghị định số 115/1997/NĐ-CP ngày 17/02/1997 của Chính phủ về chế độ BH bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Đặc biệt trong nửa đầu năm 2005, Hiệp hội đã thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa các DN thành viên thông qua hàng loạt các thoả thuận hợp tác trong BH Tàu biển, BH Cháy nổ – Kỹ thuật, BH học sinh và BH nhân thọ, thông qua quy tắc ứng xử giữa các DNBH góp phần lành mạnh hoá thị trường BH Việt Nam. Ngoài ra công tác tuyên truyền tăng cường hợp tác quốc tế giữa Hiệp hội và các đối tác nước ngoài cũng đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.


Là một tổ chức dân sự nghề nghiệp hoạt động trên cơ sở tham gia tự nguyện và đóng góp kinh phí của các hội viên là các DNBH, hoạt động của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam thực chất là hoạt động tự quản của các DNBH. Vì vậy vai trò “ trọng tài” của Hiệp hội phụ thuộc rất nhiều vào ý thức chấp hành của mọi thành viên. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn có những hạn chế mà Hiệp hội cần khắc phục như: hiệu quả hoạt động còn rất thấp so với yêu cầu của các công ty hội viên cũng như của thị trường; năng lực hiện tại còn nhiều bất cập so với nhiệm vụ đặt ra.

Vì vậy trong thời gian tới để phát huy hơn nữa vai trò “ trọng tài” của Hiệp hội bảo hiểm Việt nam, thì Hiệp hội cần kiện toàn, sắp xếp bộ máy tổ chức, nghiên cứu đưa ra những quy tắc, phạm vi, biểu phí mới phù hợp với tình hình mới. Ngoài ra các cơ chế tài chính của Hiệp hội phải được các hội viên tán thành. Đi liền với cơ chế tài chính thì trách nhiệm và quyền hạn của Hiệp hội phải đủ mạnh để xử phạt những hội viên vi phạm những thoả thuận hợp tác. Muốn vây cần có những quy định rất rõ ràng về mức phạt cho từng trường hợp vi phạm. Mặt khác các DNBH khi là hội viên của Hiệp hội phải được hưởng một số ưu đãi từ chính sách quản lý của Nhà nước nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào Hiệp hội. Khi Hiệp hội thực hiện tốt vai trò “ trọng tài”, đẩy lùi tình trạng cạnh tranh không lành mạnh thì công việc quản lý của các cơ quan Nhà nước cũng sẽ được giảm nhẹ. Do đó các cơ quan Nhà nước cũng cần hỗ trợ Hiệp hội có những can thiệp hành chính đối với nhưũng DNBH vi phạm luật chơi; mặt khác Nhà nước cũng cần có cơ quan chức năng để giám sát hoạt động của Hiệp hội.


kết luận


Qua hơn 10 năm, từ khi Nghị định 100/NĐ-CP ngày18/12/1993 ra đời, những rào cản độc quyền trên thị trường DVBH Việt Nam đang dần dần được tháo gỡ. Thị trường DVBH những năm gần đây đạt tốc độ tăng trưởng cao, bình quân từ 29-30%. Dự báo thị trường DVBH Việt Nam với các các loại hình bảo hiểm chất lượng cao, thu hút nhiều vốn đầu tư sẽ có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Tới đây, thị trường DVBH nói chung và các DNBHPNT Việt Nam nói riêng sẽ phải tuân thủ các cam kết quốc tế, các cam kết gia nhập WTO cũng như các hiệp định song và đa phương. Đây chính là thời điểm các DNBH kinh doanh trong môi trường cạnh tranh để chờ đón thời cơ và đối mặt với những thách thức. Trong điều kiện đó đòi hỏi các DNBH phải có định hướng chiến lược đúng đắn và hệ thống các giải pháp hữu hiệu để khai thác hết được tiềm năng của thị trường DVBH, nâng cao khả năng cạnh tranh của DN. Để đạt được mục tiêu đặt ra, luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau đây:

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của DN: khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DN nói chung. Đồng thời làm rõ đặc điểm hoạt động kinh doanh và những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DNBHPNT trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO và đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng. Bên cạnh đó, luận văn đã nêu lên những cam kết quốc tế, những cam kết gia nhập WTO từ phía Việt Nam về mở cửa thị trường DVBH và làm rõ những cơ hội và thách thức đối với các DNBHPNT Việt Nam trong điều kiện đó. Từ đó thấy được sự cần thiết khách quan phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNBHPNT Việt Nam.

- Trên cơ sở những lý luận cơ bản, luận văn đã phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các DNBHPNT Việt Nam chủ yếu từ năm 2003 đến nay; chỉ rõ thị trường DVBH Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước phát triển nhanh chóng, tình trạng độc quyền trong kinh doanh BH dần được xoá bỏ; đặc biệt là từ sau khi nghị định 100/NĐ-CP ngày 18/12/1993 đến nay thi trường DVBH Việt Nam đã hình thành


nên một hệ thống các DNBH đa dạng gồm 37 doanh nghiệp, trong đó có 21 DNBHPNT thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, thúc đẩy quá trình cạnh tranh lành mạnh, tạo ra động lực phát triển cho thị trường DVBH Việt Nam trong tương lai.

Trên cơ sở khái quát tình hình cạnh tranh của các DNBHPNT như: cạnh tranh về phí BH; cạnh tranh về chi trả hoa hồng; về sản phẩm BH... Luận văn đã đánh giá năng lực cạnh tranh của các DNBHPNH hiện nay và chỉ rõ những kết quả, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó là: mặc dù doanh thu có tăng nhanh và liên tục qua các năm nhưng tỷ lệ phí BH trên GDP còn thấp; quy mô vốn của các DNBHPNT còn nhỏ, việc trích quỹ dự phòng và quỹ dự trữ còn hạn chế do thời gian hoạt động của các DN chưa dài; vẫn còn tồn tại rất nhiều hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh; hoạt động đầu tư tuy được mở rộng hơn nhưng danh mục đầu tư còn nghèo nàn, chủ yếu mới tập trung vào hình thức gửi ngân hàng, mua trái phiếu chính phủ, ít quan tâm đến các hình thức đầu tư có hiệu quả hơn như mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, đầu tư bất động sản, góp vốn… Vì vậy hiệu quả đầu tư của các DNBHPNT còn chưa cao (tỷ lệ lợi nhuận chỉ đạt từ 7-15%); trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và số lượng đội ngũ cán bộ nhân viên còn chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của ngành BH…Tất cả những yếu kém trên làm cho năng lực cạnh tranh của các DNBHPNT Việt Nam bị hạn chế.

- Từ việc phân tích thực trạng và mục tiêu chiến lược phát triển thị trường BH, luận văn đã đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DNBHPNT Việt Nam, gồm 3 phương hướng và 5 nhóm giải pháp là:

+ Xây dựng và quảng bá thương hiệu, đẩy mạnh hoạt động marketing và đa dạng hoá các kênh phân phối để thu hút khách hàng, mở rộng thị phần

+ Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên BH.

+ Sử dụng công nghệ hiện đại trong tổ chức kinh doanh DVBH.

+ Hoàn thiện môi trường pháp lý về hoạt động kinh doanh DVBH.

+ Nâng cao vai trò của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đối với các hoạt động kinh doanh DVBH.

Thực hiện đồng bộ các phương hướng và giải pháp nói trên, trong tương lai không xa các DNBHPNT Việt Nam sẽ dần tăng cường được năng lực tài chính, quảng bá và nâng


cao được uy tín, thu hút được ngày càng nhiều khách, khảng định được thương hiệu của mình trên thị trường, góp phần phát triển thị trường DVBH Việt Nam. Từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng./.


Danh mục tài liệu tham khảo


1. Hùng Anh (2006), "Thị trường bảo hiểm: Làn sóng đầu tư mới", Tạp chí Đầu tư, (3), tr.5.

2. Bộ Tài Chính (2004), Thông tư số 99/2004/TT – BTC ngày 19/10/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2001/NĐ-CP.

3. GS.TS Chu Văn Cấp (2003) Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Chính phủ (2004), Nghị định số 43/2004/NĐ ngày 01/10/2004 của Chính Phủ, quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

5. Đỗ Tất Cường (2005), Dịch vụ bảo hiểm ở nước ta hiện nay trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

6. Nguyễn Minh Dũng (2004) “Kinh nghiệm hội nhập Thị trường bảo hiểm quốc tế và bài học đối với Việt Nam”, Tạp chí Thông tin tài chính (4), tr. 25-28.

7. Mai Xuân Dũng (2007), “Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển 2006”, Tạp chí bảo hiểm - Tái bảo hiểm Việt Nam, (1), tr.18-19.

8. Đào Mạnh Dương (2005), "Thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2001-2005", Tạp chí Bảo hiểm - Tái bảo hiểm Việt Nam, (8), tr. 6-9.

9. Nguyễn Văn Định (2003) Quản trị kinh doanh bảo hiểm, Nxb Thống kê, Hà Nội.

10. “Định hướng phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam 2007 - 2010” (2007), Tạp chí Thị trường Bảo Hiểm-Tái Bảo hiểm Việt Nam (2), tr. 4-7.

11. Nguyễn Đức Hải (2005), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

12. Hoàng Trần Hậu, Nguyễn Thị Hoài Lê (2002), "Vai trò của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với sự phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (12), tr.3-11.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/07/2023