Doanh Số Ttqt Tại Eximbank – Chi Nhánh Tân Sơn Nhất.


phương thức cho vay linh hoạt, tập trung vào các khách hàng lớn, những lĩnh vực đang có xu hướng phát triển hiện nay như: xăng dầu, dược phẩm, hóa chất, sản phẩm điện tử, dệt may, giày dép, thực phẩm…; bên cạnh đó, qua chỉ tiêu nợ ngắn hạn cho thấy Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất đã đầu tư tín dụng hợp lý như: lựa chọn khách hàng làm ăn có hiệu quả, có tình hình tài chính lành mạnh, có tín nhiệm đối với Ngân hàng.

Hoạt động thanh toán quốc tế:

Đây là hoạt động mang lại nguồn thu lớn cho Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất, nó góp phần giúp cho hoạt động tín dụng và hoạt động kinh doanh ngoại hối thêm phần sôi nổi. Và để nâng cao tỷ trọng thu dịch vụ phí và cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng cho khách hàng, Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất đã mở rộng và phát triển các hoạt động TTQT như phát hành và thanh toán L/C, nhờ thu, chuyển tiền. Do đó doanh số từ hoạt động TTQT qua các năm đều tăng, và thể hiện rõ qua bảng 2.3.


Bảng 2.3. Doanh số TTQT tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất.

Đơn vị: 1000 USD


Chỉ tiêu

01/10 - 31/12/2009

Năm 2010

30/06/2011

Doanh số T/T

8.956

46.729

39.062

Doanh số nhờ thu

-

1.030,3

1.600,5

Doanh số thanh toán L/C

8.730

24.802

23.449,6

Tổng doanh số

17.686

72.561,3

64.112,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Nâng cao phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L / C) tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam – chi nhánh Tân Sơn Nhất - 6

Nguồn: Nguyễn Thị Thanh Hương, bộ phận TTQT, năm 2011


Qua bảng trên cho thấy doanh số chủ yếu là T/T, kế tới là doanh số L/C và tăng mạnh vào năm nay. Nguyên nhân của sự gia tăng là do nhu cầu xuất và nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp để phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.


2.1.5. Thuận lợi và khó khăn.

2.1.5.1. Thuận lợi.

- Được sự quan tâm hỗ trợ của Ban lãnh đạo Ngân hàng và các phòng ban Hội sở của Eximbank, cũng như sự hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi của các cấp chính quyền thành phố.

- Sự tâm huyết một lòng của tất cả cán bộ nhân viên luôn hướng đến cam kết sẽ làm hài lòng các khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất.

- Đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ - năng động - nhiệt huyết , có trình độ nghiệp vụ, thái độ phục vụ tận tâm, chuyên nghiệp, từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng, góp phần không nhỏ trong lợi thế cạnh tranh của Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất.

- Hình ảnh thương hiệu Eximbank đã được nhiều người quan tâm và dần dần là thương hiệu mạnh trên địa bàn, cho nên sau hơn hai năm hoạt động đã thu hút được lượng khách hàng tương đối lớn, đảm bảo cho Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất tăng trưởng, phát triển ổn định và bền vững.

2.1.5.2. Khó khăn.

- Sự góp mặt quá nhiều anh tài trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng trên địa bàn thành phố cho nên thị phần bị chia nhỏ và cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

- Việc thay đổi cơ chế, chính sách tiền tệ quá nhanh, liên tục và khó dự đoán được trước nên làm cho Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất luôn bị động trong thực hiện kế hoạch.

- Tính chuyên nghiệp của cán bộ nhân viên còn hạn chế.

- Nền tảng công nghệ và hạ tầng cơ sở IT của ngân hàng cần được nâng cấp

thêm để đáp ứng được yêu cầu của hội nhập.

- Một số sản phẩm dịch vụ chưa phát triển mạnh tại Eximbank – Chi nhánh

Tân Sơn Nhất như sản phẩm dịch vụ du học trọn gói, dịch vụ ngân quỹ.


2.1.6. Một số chỉ tiêu, kế hoạch trong năm nay.

Tổng dư nợ tăng 169% so với năm 2010 (từ 670 tỷ VNĐ => 1800 tỷ VNĐ).

Huy động vốn tăng 110% so với năm 2010 (từ 900 tỷ => 1900 tỷ VNĐ).

Lợi nhuận sau thuế tăng gấp 2,5 lần so với năm 2010.

Số lượng khách hàng tăng 40% so với năm 2010 (từ 5000 => 7000 KH).

2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng tín dụng chứng từ tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất.

2.2.1. Thanh toán quốc tế tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất.

2.2.1.1. Sơ lược hoạt động thanh toán quốc tế tại Eximbank.

Thanh toán quốc tế vốn là thế mạnh của Eximbank, mặc dù hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2010 vẫn còn chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nhưng mảng dịch vụ thanh toán quốc tế của Eximbank vẫn giữ vững được tốc độ tăng trưởng đều hàng năm. Doanh số thanh toán quốc tế trong năm 2010 đạt 5,1 tỷ đô la Mỹ, tăng 30% so với năm 2009 (tương đương 1,18 tỷ đô la Mỹ). Trong đó: Doanh số thanh toán nhập khẩu trong năm 2010 đạt 2,31 tỷ đô la Mỹ, chiếm 2,75% kim ngạch nhập khẩu của cả nước và tăng 15% so với năm 2009.

Nhờ sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, mạng lưới ngân hàng đại lý với hơn 852 SWIFT code trên thế giới và lợi thế từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có chuyên môn nghiệp vụ cao. Eximbank đã thực hiện dịch vụ một cách hiệu quả, nhanh chóng, chính xác và an toàn.

Năm 2006, 2007: Được nhận bằng khen do ngân hàng Standard Chartered Bank trao tặng về chất lượng dịch vụ điện thanh toán quốc tế (chất lượng dịch vụ tốt nhất trong lĩnh vực thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán viễn thông liên ngân hàng).

Năm 2007: Nhận được bằng chứng nhận do ngân hàng HSBC trao tặng về chất lượng dịch vụ điện thanh toán quốc tế (chất lượng dịch vụ tốt nhất trong lĩnh vực thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán viễn thông liên ngân hàng).

Năm 2008: Được Wachovia Bank N.A New York trao tặng bằng khen về Thanh toán Quốc Tế Xuất Sắc. Đây là giải thưởng nhằm ghi nhận và đánh giá cao


quá trình xử lý nghiệp vụ thanh toán tự động nhanh chóng, chuẩn xác và chuyên nghiệp trong dịch vụ điện thanh toán quốc tế.

Các giải thưởng đạt được qua các năm giúp Eximbank khẳng định được vị thế, sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, góp phần tạo niềm tin cho khách hàng và các đối tác trong và ngoài nước.

Ngoài ra, việc sở hữu một thương hiệu mạnh, một mạng lưới đại lý rộng còn tạo những thuận lợi nền tảng vững chắc cho các Chi nhánh, trong đó có Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất trong việc tận dụng thế mạnh sẵn có này như là một sự hỗ trợ lớn từ Hội sở để phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại địa bàn hoạt động của mình.


Bảng 2.4: Doanh số thanh toán quốc tế năm 2010 tại Eximbank.

Đơn vị: triệu USD.


CHỈ TIÊU

Năm 2010

So năm 2009

(+/-)

(+/-)%

Xuất khẩu

1.998,17

908,68

83%

Nhập khẩu

2.311,74

308,44

15%

Phi mậu dịch

791,17

-34,07

-4%

Tổng cộng

5.101,08

1.183,05

30%

Nguồn: báo cáo thường niên 2010 của Eximbank, 2011


2.2.1.2. Tình hình thanh toán quốc tế tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn

Nhất.

Cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trong những năm qua hoạt động TTQT hàng hóa xuất nhập khẩu, đặc biệt phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được sử dụng rộng rãi và chiếm ưu thế hơn hẳn các phương thức thanh toán khác do tính ưu việt và sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế đã ảnh hưởng trực tiếp tới phương thức thanh toán này. Do đó hoạt động thanh toán quốc tế tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất ngày càng được quan tâm và đầu tư phát triển, vì vậy Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất đã thu được những kết quả rõ rệt,


trong đó tổng kim ngạch thanh toán theo phương thức T/T chiếm tỷ trọng nhiều nhất: như năm 2010 chiếm 64.4%, 6 tháng đầu năm 2011 chiếm 60.93% tổng giá trị kim ngạch trong TTQT; còn thanh toán theo phương thức L/C chiếm 34.18% (năm 2010), chiếm 36.58% (6 tháng năm 2011) tổng giá trị TTQT. Điều này cho thấy rằng: khách hàng của Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất là những doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh lâu năm, nên họ tin tưởng lẫn nhau trong xuất nhập khẩu và giá trị thanh toán là không lớn, vì vậy họ dùng phương thức thanh toán T/T.


Bảng 2.5. Tỷ trọng TTQT tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất.


Chỉ tiêu

01/10 -

31/12/2009

Năm 2010

30/06/2011

Tỷ trọng doanh số T/T

50.64%

64.4%

60.93%

Tỷ trọng doanh số nhờ thu


1.42%

2.49%

Tỷ trọng doanh số thanh toán L/C

49.36%

34.18%

36.58%

Tổng tỷ trọng doanh số

100%

100%

100%

Nguồn: Nguyễn Thị Thanh Hương, bộ phận TTQT, năm 2011


70%


60%


50%

Tỷ trọng doanh số T/T

40%

Tỷ trọng doanh số nhờ thu

30%


20%

Tỷ trọng doanh số thanh toán

L/C

10%


0%

01/10 - 31/12/2009 Năm 2010

30/06/2011

Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng TTQT tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất



64.40%


60.93%


50.64% 49.36%



34.18%

36.58%




0.00%


1.42%


2.49%


Nguồn: Nguyễn Thị Thanh Hương, bộ phận TTQT, năm 2011


Tóm lại, hơn hai năm hoạt động thì tình hình thanh toán xuất nhập khẩu tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất đã có sự tiến triển qua các năm. Nhưng để tăng tỷ trọng thu dịch vụ phí cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là việc sử dụng phương thức thanh toán L/C trong xuất nhập khẩu, đòi hỏi Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất đẩy mạnh và phát triển dịch vụ TTQT nhiều hơn qua việc tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán này.

2.2.2. Thực trạng về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất

2.2.2.1. Qui trình thanh toán L/C xuất – nhập khẩu.

Đối với L/C xuất khẩu:


Sơ đồ 2.1. Quy trình thông báo L/C xuất khẩu tại Eximbank – Chi nhánh Tân

Sơn Nhất


Người xuất khẩu

Eximbank – CN

Tân Sơn Nhất

Hội sở Eximbank

(5) (9)


(2)

(6)


(8)


(4)

(3)


Người nhập khẩu

Ngân hàng phát

hành L/C

(1)



(7)


(1) Người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phát hành mở L/C.

(2) Ngân hàng phát hành sau khi mở L/C thì thông báo cho người xuất khẩu qua Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất.

(3) Ngân hàng Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất thông báo L/C và sửa đổi L/C (nếu có) cho người xuất khẩu.

(4) Người xuất khẩu sau khi kiểm tra L/C thì tiến hành giao hàng.


(5) Người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ cho Ngân hàng Eximbank – Chi nhánh

Tân Sơn Nhất và yêu cầu thanh toán.

(6) Ngân hàng Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất sau khi kiểm tra bộ chứng từ thì gửi bộ chứng từ cho Ngân hàng phát hành và yêu cầu thanh toán.

(7) Ngân hàng phát hành gửi bộ chứng từ cho người nhập khẩu.

(8) Ngân hàng thanh toán chấp nhận thanh toán gửi cho Hội Sở Eximbank

(9) Hội Sở Eximbank truyền điện thanh toán đến Ngân hàng Eximbank – Chi nhánh

Tân Sơn Nhất.


Với tư cách là Ngân hàng thông báo, Ngân hàng Eximbank – Chi nhánh

Tân Sơn Nhất thực hiện các bước thông báo và thanh toán sau:


(1) Tiếp nhận, kiểm tra tính xác thực của L/C.

Yêu cầu tu chỉnh

Không phù hợp





(2) Thông báo L/C

(3) Nhận và kiểm tra bộ chứng từ

Yêu cầu chỉnh sửa chứng từ (nếu có)

Không phù hợp




(4) Chiết khấu và gửi chứng từ đi đòi tiền



(5) Đóng và lưu trữ bộ hồ sơ

chứng từ L/C xuất khẩu.


Trong thực tế, khi thực hiện các bước trên thì Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn

Nhất không tránh khỏi những rắc rối gặp phải ở một số bước như sau:

Bước 1: kiểm tra tính xác thực của L/C đặc biệt chú ý đến ngân hàng phát hành L/C; nước người mua hàng. Vì hiện nay có một số nước như Pakistan, Li-băng có tình hình kinh tế chính trị không ổn định. Chính vì vậy mà bước này gặp một số hạn chế của nhân viên Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất. Họ chưa đủ khả năng đánh giá tài chính các ngân hàng nước ngoài, nên gặp tình huống khách hàng xuất khẩu qua các nước bất ổn định thì nhân viên tư vấn cho khách hàng nên từ chối xuất khẩu, do có thể sẽ gặp rủi ro như giao hàng xong mà không nhận được thanh toán. Đồng thời, cũng có trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu được thấy bản Draft của L/C trước khi L/C được xuất trình qua ngân hàng, và họ phát hiện có điều khoản mập mờ, không rõ ràng, khó thực hiện nhưng lại không yêu cầu sửa đổi, tu chỉnh. Sau đó ngân hàng nhận được bản L/C gốc thì tính xác thực phù hợp, nhưng do khách hàng không kiểm tra kỹ các quy định trong L/C, dẫn đến việc khó khăn trong thanh toán.

Bước 3: nhận và kiểm tra chứng từ đòi hỏi nhân viên ngân hàng phải có chuyên môn nghiệp vụ TTQT, cũng như trình độ ngoại ngữ tốt. Nhưng một vài nhân viên của Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất bị hạn chế khả năng anh văn giỏi. Và thực tế có một số trường hợp khá phức tạp như khách hàng chủ tâm lừa ngân hàng trong việc làm chứng từ giả nhưng L/C thật; khách hàng chỉ xuất trình 2/3 vận đơn (sự bất hợp lệ giữa L/C và vận đơn) mà nhân viên Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất cần có trải nghiệm để phát hiện kịp thời các trường hợp này. Bên cạnh đó, việc hạn chế của UCP 600 cũng ảnh hưởng đến việc kiểm chứng từ của nhân viên Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất, ví dụ: Điều 14 UCP 600 quy định về tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ lại có quy định khá mơ hồ về việc kiểm tra các dữ liệu trong chứng từ xuất trình. Cụ thể “dữ liệu trong một chứng từ không nhất thiết phải giống hệt như khi đọc lời văn của tín dụng, của bản thân chứng từ và của tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế nhưng không được mâu thuẫn với dữ liệu trong chứng từ đó, với bất cứ chứng từ theo quy định khác hoặc với thư tín dụng”.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2023