Hiện nay người được kiểm tra chứng từ khi kiểm tra chứng từ sẽ xem xét các dữ liệu trong các loại chứng từ có giống nhau và giống với thư tín dụng hay không. Với quy định này rất khó xác định thế nào là dữ liệu không mâu thuẫn với nhau và nhiều khi việc quyết định xem các dữ liệu, thông số có mâu thuẫn hay không lại phụ thuộc vào trình độ và sự nhạy cảm của người kiểm tra chứng từ. Ngoài ra còn hạn chế của doanh nghiệp xuất khẩu khi lập bộ chứng từ có nhiều sai sót, dẫn đến việc kiểm tra chứng từ của nhân viên Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất mất nhiều thời gian.
Bước 4: là khâu ảnh hưởng nhiều đến việc đóng hồ sơ xuất khẩu sớm hay muộn. Nói đến việc thanh toán thì phải theo đúng như L/C quy định, nhưng trên thực tế vẫn xảy ra chuyện hàng hóa được gửi đi mà đến ngày thanh toán không thấy tiền gửi về. Do một phần là lỗi từ khách hàng không kiểm tra kỹ quy định của L/C, họ thấy bất thường trong các điều khoản mà không hỏi ngân hàng để được sự tư vấn, một phần là nhân viên ngân hàng chưa đủ trải nghiệm, thiếu cập nhật thông tin để lường trước được nghiệp vụ mua bán có vấn đề; hoặc do khách hàng lập bộ chứng từ khi xuất trình qua Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất còn nhiều sai sót, mà nhân viên chỉ dựa trên các chứng từ để đối chiếu kiểm tra, nên khi gửi bộ chứng từ đi sẽ xảy ra trường hợp bất hợp lệ, vì vậy thời gian chờ để ngân hàng nước ngoài thanh toán bị kéo dài.
Qua sự phân tích trên, cho thấy rằng để thực hiện tốt các bước trong thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu, Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất phải thực hiện tốt tất cả các bước, đặc biệt chú trọng nhiều đến bước 1, bước 3 và bước 4. Vì những bước này ảnh hưởng rất nhiều đến việc có thanh toán được hay không, và thời gian thanh toán là nhanh hay chậm.
Đối với L/C nhập khẩu:
Sơ đồ 2.3. Quy trình mở và thanh toán đối với L/C nhập khẩu
Người nhập khẩu
Eximbank – CN
Tân Sơn Nhất
Hội sở Eximbank
(1) (7)
(6)
(7)
Ngân hàng thông báo
(4)
(2)
(8)
Người xuất khẩu
(5)
(3)
(1) Người nhập khẩu mở đơn xin mở thư tín dụng.
(2) Ngân hàng Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất phát hành L/C, chuyển cho Ngân hàng thông báo qua mạng SWIFT.
(3) Ngân hàng thông báo chuyển tiếp thông báo L/C cho người xuất khẩu.
(4) Người xuất khẩu kiểm tra và giao hàng.
(5) Người xuất khẩu xuất trình chứng từ theo quy định của L/C và yêu cầu thanh toán.
(6) Ngân hàng thông báo gửi chứng từ đòi tiền Ngân hàng Eximbank – Chi
nhánh Tân Sơn Nhất.
(7) Chuyển tiền thanh toán (nếu là thanh toán ngay) hoặc thông báo thanh toán (nếu là thanh toán có kỳ hạn thanh toán chậm) cho ngân hàng phục vụ người xuất khẩu khi đã được chấp nhận thanh toán từ Hội sở Eximbank.
(8) Ngân hàng Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất yêu cầu người nhập khẩu thanh toán và giao chứng từ cho người nhập khẩu.
Với tư cách là Ngân hàng phát hành L/C, Ngân hàng Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất thực hiện các bước công việc trong quy trình mở và thanh toán L/C nhập khẩu như sau:
(1) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ mở L/C
(2) Phát hành L/C
(4) Nhận, kiểm tra chứng từ
(3) Tu chỉnh L/C (nếu có)
Hoàn trả chứng từ
Bất hợp lệ
(6) Đóng và lưu bộ hồ sơ
chứng từ L/C nhập khẩu
(5) Thanh toán L/C
Song song với những hạn chế gặp phải trong việc thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu thì Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất cũng không tránh khỏi những khó khăn ở các bước phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu. Cụ thể như sau:
Bước 1: do phương thức thanh toán L/C chỉ giao dịch dựa trên chứng từ và thanh toán cũng chỉ căn cứ vào chứng từ. Vì vậy, NHPH phải hết sức thận trọng khi tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ phát hành. Trong thực tế, ở bước này gặp một vài vấn đề sau:
- Thứ nhất: khách hàng và nhân viên Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất
thiếu cập nhận thông tin mới của Bộ công thương về các mặt hàng được phép nhập
khẩu. Dẫn đến tình huống không có giấp phép đồng ý của Bộ công thương khi nhập khẩu các hàng hóa mà mấy năm về trước được cho phép nhưng năm nay không cho phép, nên không thể nhập khẩu. Hoặc doanh nghiệp nhập khẩu sẽ tốn nhiều thời gian để xin giấp phép từ Bộ công thương. Thí dụ: Bộ Công thương vừa ban hành thông tư về việc bổ sung mặt hàng phải thực hiện cơ chế cấp phép nhập khẩu tự động. Cụ thể các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phủ mạ hoặc tráng; các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim cán phẳng, có chiều rộng dưới 600mm, đã phủ mạ hoặc tráng... sẽ phải xin phép Bộ Công thương và khi có sự đồng ý mới được nhập khẩu (theo cơ chế “nhập khẩu tự động” do Bộ Công thương ban hành nhằm hạn chế nhập siêu). Như vậy, sắp tới các doanh nghiệp nhập khẩu một số loại tôn kể trên sẽ phải xin phép thay vì tự nhập khẩu.
- Thứ hai: việc mua ngoại tệ để ký quỹ gặp bất lợi khi có sự biến động lớn về tỷ giá giữa Việt Nam đồng (VNĐ) và dollar Mỹ (USD), Việt Nam đồng (VNĐ) và đồng Euro (EUR) hoặc do chính sách kiềm chế ngoại tệ của ngân hàng nhà nước, nên Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất cũng phần nào chịu ảnh hưởng về việc chốt giá mua bán ngoại tệ và cung ứng ngoại tệ cho khách hàng. Bên cạnh đó, việc ký quỹ <100% thì phải có sự bảo lãnh của phòng tín dụng, mà thực tế khâu đánh giá thẩm định tài chính doanh nghiệp của nhân viên Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất còn bất cập thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, dẫn đến chuyện khách hàng không thanh toán phần vay còn lại, làm ảnh hưởng đến nguồn vốn của ngân hàng.
- Thứ ba: các điều khoản trong L/C mở phải dựa trên đơn xin mở L/C của khách hàng, nhưng hiện nay điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam là khi thanh toán quốc tế không xem kỹ các chứng từ L/C, không hiểu biết đầy đủ các hợp đồng và điều khoản đi kèm; không nắm bắt được một cách đầy đủ về các thủ tục giao nhận hàng, nhận biết đơn hàng cũng như các biện pháp quản lý rủi ro về mặt chứng từ, lãi suất, tỷ giá. Chính vì thế, các điều khoản trên đơn mở L/C còn sai sót, và nhân viên Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất phải mất nhiều thời gian kiểm tra.
Bước 2: hiện nay Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất chủ yếu phát hành L/C không hủy ngang có xác nhận, hoặc L/C không hủy ngang không xác nhận. Các loại L/C khác như: L/C đối ứng, L/C tuần hoàn,… hầu như không được sử dụng. Đây không chỉ là điểm yếu của Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất nói riêng mà còn là của các NHTM Việt Nam nói chung khi tham gia vào hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán L/C.
Bước 4: nhận và kiểm tra chứng từ hàng nhập là bước mất nhiều thời gian làm việc của nhân viên Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất. Vì bộ chứng từ do nước ngoài lập, nên họ phải kiểm tra kỹ tính xác thực của nó, để tránh gặp trường hợp chứng từ sai sót, giả mạo. Nhưng thực tế, có nhiều bộ chứng từ nhập khẩu chuyển đến Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất trong một ngày, nên nhân viên Eximbank
– Chi nhánh Tân Sơn Nhất không có nhiều thời gian để kiểm tra thật kỹ các bộ chứng từ. Mặc khác, do thiếu sự cập nhật thông tin về khách hàng nước ngoài, nên không có căn cứ để biết chứng từ họ lập có hợp lệ hay không. Thí dụ: có vài trường hợp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) của các nhà xuất khẩu nước ngoài không do Phòng thương mại và công nghiệp (chamber of commerce and industry) cấp, nên nhân viên Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất phải nhờ đến phòng TTQT của hội sở để xác thực.
Bước 5: thanh toán L/C nhập khẩu có nhiều rủi ro cho ngân hàng, như: khách hàng không có khả năng thanh toán khi tới thời hạn, mặc dù ngân hàng đã thanh toán tiền hàng khi nhà xuất khẩu xuất trình chứng từ phù hợp; khách hàng chiếm dụng vốn của ngân hàng một thời gian dài khi đã bán được hàng hóa, ảnh hưởng đến tiến trình của khâu đóng và lưu hồ sơ nhập khẩu.
Tóm lại, Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất cần tiến hành các bước trong phát hành và thanh toán L/C hàng nhập một cách chặt chẽ, vì bước đầu sẽ ảnh hưởng đến bước tiếp theo, và bước tiếp theo lại ảnh hưởng đến bước kế tiếp và cứ thế cho đến hết quy trình. Mặc khác, Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất đứng trên phương diện là NHPH thì gặp rất nhiều rủi ro từ phía nhà nhập khẩu, nếu các bước được thực hiện tốt sẽ hạn chế được phần nào bất lợi cho ngân hàng.
2.2.2.2. Thực trạng thanh toán L/C xuất – nhập khẩu.
L/C xuất khẩu:
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang trên đà phát triển. Vì thế nhu cầu xuất nhập khẩu cũng tăng theo. Tạo điều kiện cho các hoạt động xuất nhập khẩu của ngân hàng phát triển. Nhưng trên thực tế lượng khách hàng xuất trình L/C xuất khẩu qua ngân hàng Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất chưa cao. Nguyên nhân chính là do Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất mới hoạt động, nên khách hàng thường có thói quen giao dịch ở những Chi nhánh khác từ trước đến nay. Và kết quả đạt được như sau:
Bảng 2.6. Giá trị thông báo L/C và thanh toán L/C xuất khẩu
Đơn vị tính: 1000USD
Thông báo L/C | Thanh toánL/C | |||
Số bộ (món) | Trị giá | Số bộ (món) | Trị giá | |
01/10 – 31/12/2009 | 40 | 6.900 | 40 | 6.900 |
2010 | 163 | 15.400 | 163 | 15.400 |
30/06/2011 | 118 | 17.107 | 98 | 14.255,8 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thư Tín Dụng Không Thể Hủy Ngang Có Xác Nhận (Confirm Irrevocable L/c).
- Thực Trạng Hoạt Động Thanh Toán Xuất Nhập Khẩu Bằng Tín Dụng Chứng Từ Tại Eximbank – Chi Nhánh Tân Sơn Nhất.
- Doanh Số Ttqt Tại Eximbank – Chi Nhánh Tân Sơn Nhất.
- Sự Bất Cập Trong Kiến Thức Ngoại Thương, Hành Vi Đạo Đức Của Khách Hàng.
- Đào Tạo Và Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Thanh Toán.
- Nâng cao phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L / C) tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam – chi nhánh Tân Sơn Nhất - 10
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Nguồn: Nguyễn Thị Thanh Hương, bộ phận TTQT, năm 2011
Qua bảng trên ta thấy tình hình số lượng L/C thông báo và thanh toán tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất tăng qua các năm. Đặc biệt là 2 Quý đầu năm 2011 thì tình hình thanh toán L/C tăng mạnh (tăng 70 bộ) so với cùng kỳ năm 2010.
Số lượng thông báo qua Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất ngày càng tăng do mối quan hệ giữa Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất với các đơn vị được mở rộng, nhiều đơn vị thanh toán qua Ngân hàng với khối lượng lớn hơn. Bên cạnh đó, do uy tín của Eximbank trên thị trường quốc tế, nên nhiều ngân hàng nước ngoài đã thông báo L/C qua hệ thống Eximbank cho các đơn vị xuất khẩu Việt Nam. Do đó trong năm 2010 Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất đã thông báo và thanh toán được 163 món trị giá 15.400.000 USD. Hai Quý đầu năm 2011, Ngân hàng đã thông báo L/C với tổng giá trị 17.107.000 USD và thanh toán 98 L/C với tổng giá
trị 14.255.800 USD. Sở dĩ vậy là do hoạt động xuất khẩu của Việt Nam được phát triển mạnh mẽ và các nhà xuất khẩu cũng như các Ngân hàng nước ngoài đã chủ động tìm đến Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất nhiều hơn do uy tín của Ngân hàng.
L/C nhập khẩu:
Song song với hoạt động thanh toán xuất khẩu thì Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất cũng luôn cố gắng phát triển thanh toán nhập khẩu. Nhưng do tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là giá cả nguyên liệu tăng lên rất cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp.
Bảng 2.7. Kết quả phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu
Đơn vị tính: 1000USD
Phát hành | Thanh toán | |||
Số bộ(món) | Trị giá | Số bộ(món) | Trị giá | |
01/10 – 31/12/2009 | 36 | 2.196 | 30 | 1.830 |
2010 | 173 | 11.282,4 | 144 | 9.402 |
30/06/2011 | 137 | 11.032,6 | 114 | 9.193,8 |
Nguồn: Nguyễn Thị Thanh Hương, bộ phận TTQT, năm 2011
Trong các năm 2009, năm 2010, số lượng phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu có sự giảm sút so với thông báo và thanh toán L/C xuất. Cuối năm 2009, Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất đã mở 36 món trị giá 2.196.000USD, thanh toán được 30 món trị giá 1.830.000USD. Năm 2010, số lượng L/C phát hành là 173 món với trị giá là 11.282.400 USD và thanh toán 144 món với tổng giá trị là
9.402.000 USD. Nhưng sang hai Quý đầu năm nay, số lượng phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu lại tăng lên đáng kể, Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất đã mở được 137 món trị giá 11.032.600 USD và thanh toán 114 món với trị giá 9.193.800 USD, tăng 60 món so với cùng kỳ năm 2010.
Sở dĩ có kết quả trên là do Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất đã tăng số lượng khách hàng sử dụng hoạt động thanh toán nhập khẩu, bên cạnh đó các doanh nghiệp lớn làm ăn lâu dài với Ngân hàng đã tăng nhu cầu nhập khẩu của mình lên, vì các doanh nghiệp này đứng trước sức ép lớn của việc tự do hoá mậu dịch, nên các doanh nghiệp phải tiến hành đổi mới công nghệ sản xuất, hạ giá thành sản phẩm... đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, nhu cầu nhập khẩu thiết bị máy móc, nguyên vật liệu sản xuất tăng mạnh, dẫn đến sự tăng của hoạt động phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu.
2.2.3. Nguyên nhân ảnh hưởng sự phát triển phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất.
2.2.3.1. Văn bản quy định quy trình thực hiện nghiệp vụ còn bất cập.
Hiện tại, Ngân hàng Eximbank đã ban hành quyết định “Quy trình xử lý nghiệp vụ thanh toán nhập khẩu bằng phương thức L/C, Thư tín dụng dự phòng và nhờ thu chứng từ trong hệ thống Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam”, song cũng chỉ là sự cụ thể hoá các thông lệ quốc tế hiện đang áp dụng như UCP600 tại Ngân hàng Eximbank. Nhưng thực tế giao dịch hàng ngày rất đa dạng, phát sinh nhiều trường hợp đặc biệt mà các quy trình chưa thể hiện rõ. Ví dụ: điều 14 của UCP600 quy định khá mơ hồ về việc kiểm tra các dữ liệu trong chứng từ xuất trình. Mà Eximbank chưa nêu rõ các điều kiện kiểm chứng từ trong quyết định. Dẫn đến người kiểm tra chứng từ khi kiểm tra chứng từ sẽ rất khó xác định thế nào là dữ liệu không mâu thuẫn với nhau và nhiều khi việc quyết định xem các dữ liệu, thông số có mâu thuẫn hay không lại phụ thuộc vào trình độ và sự nhạy cảm của người kiểm tra chứng từ.
2.2.3.2. Mạng lưới ngân hàng đại lý chưa rộng khắp.
Mặc dù, ngân hàng Eximbank đã mở rộng quan hệ đại lý nhiều hơn trong những năm qua – hiện nay khoảng 750 ngân hàng trên toàn thế giới, nhưng vẫn là nhỏ bé so với vị thế và tiềm năng của ngân hàng. Tính ra so với các ngân hàng có nguồn gốc nhà nước như Vietinbank, Agribank thì ngân hàng Eximbank đứng vị trí thứ 4 trong hệ thống các ngân hàng về quan hệ đại lý. Nhưng so với các ngân hàng