quan sát thuộc thang đo cho khái niệm được giữ nguyên, để đưa vào các phân tích tiếp theo.
- Khái niệm xây dựng thương hiệu (XDTH), thang đo cho khái niệm này gồm 5 biến quan sát, kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo có giá trị hệ số Cronbach‟s Alpha là 0,901. Hệ số Cronbach‟s Alpha này khá tốt, thang đo đạt được độ tin cậy khi sử dụng, giá trị hệ số tương quan biến tổng của 5 biến quan sát đều lớn hơn 0,3, nằm trong khoản 0,689-0,841. Sau khi kiểm định độ tin cậy thang đo, 5 biến quan sát thuộc thang đo cho khái niệm được giữ nguyên, để đưa vào các phân tích tiếp theo.
- Khái niệm marketing điểm đến (MTDD), thang đo cho khái niệm này được tạo nên từ 5 câu hỏi quan sát, qua kết quả kiểm định Cronbach‟s Alpha cho thấy hệ số Cronbach‟s Alpha của thang đo là 0,929. Thang đo đạt được độ tin cậy cao, các biến quan sát đo lường tốt cho nội dung khái niệm, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát nằm trong khoản 0,783-0,863 (> 0,3), 5 biến quan sát đạt yêu cầu về phân tích Cronbach‟s Alpha, được đưa vào phân tích EFA tiếp theo.
- Khái niệm hấp dẫn tự nhiên (HDTN), thang đo cho khái niệm này được tạo nên từ 4 câu hỏi quan sát, qua kết quả kiểm định Cronbach‟s Alpha cho thấy hệ số Cronbach‟s Alpha của thang đo là 0,897. Thang đo đạt được độ tin cậy cao, các biến quan sát đo lường tốt cho nội dung khái niệm, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát nằm trong khoản 0,764-0,782 (> 0,3), 4 biến quan sát đạt yêu cầu về phân tích Cronbach‟s Alpha, được đưa vào phân tích EFA tiếp theo.
- Khái niệm hấp dẫn lịch sử văn hóa của điểm đến du lịch (HDLS), thang đo cho khái niệm này bao gồm 6 biến quan sát, kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo, giá trị hệ số Cronbach‟s Alpha của khái niệm này là 0,870, với giá trị Cronbach‟s Alpha này cho thấy thang đo đạt được độ tin cậy tốt, các biến quan sát đảm bảo nội dung đo lường cho khái niệm, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều thỏa mãn yêu cầu, nằm trong khoản 0,548- 0,837 (> 0,3), 4 biến quan sát đạt yêu cầu về phân tích Cronbach‟s Alpha, được đưa vào phân tích EFA tiếp theo. Cronbach‟s Alpha khi loại biến đều giảm đối với biến HDLS1, HDLS2, HDLS4 nên các biến này được giữ lại vì chúng đảm bảo độ tin cậy của thang đo. Còn biến HDLS3: Nếu như loại đi sẽ tăng Cronbach‟s Alpha là 0,898, nhưng hệ số tương quan biến tổng của HDLS3 là 0,548 vẫn đảm bảo độ tin cậy. Cân nhắc biến HDLS3 là biến quan sát quan trọng, và nếu vẫn giữ HDLS3 thì vẫn đảm bảo độ tin cậy của thang đo cho nên sẽ không loại biến này. Sau khi kiểm định độ tin cậy thang đo, 4
biến quan sát thuộc thang đo cho khái niệm được giữ nguyên, để đưa vào các phân tích tiếp theo.
- Khái niệm sự kiện điểm đến (SKDD), thang đo cho khái niệm này được tạo nên từ 4 câu hỏi quan sát, qua kết quả kiểm định Cronbach‟s Alpha cho thấy hệ số Cronbach‟s Alpha của thang đo là 0,871. Thang đo đạt được độ tin cậy cao, các biến quan sát đo lường tốt cho nội dung khái niệm, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát nằm trong khoản 0,605-0,811 (> 0,3). Còn biến SKDD4: Nếu như loại đi sẽ tăng Cronbach‟s Alpha là 0,880, nhưng hệ số tương quan biến tổng của SKDD4 là 0,605 vẫn đảm bảo độ tin cậy. Cân nhắc biến SKDD4 là biến quan sát quan trọng, và nếu vẫn giữ SKDD4 thì vẫn đảm bảo độ tin cậy của thang đo cho nên sẽ không loại biến này. Sau khi kiểm định độ tin cậy thang đo, 4 biến quan sát đạt yêu cầu về phân tích Cronbach‟s Alpha, được đưa vào phân tích tiếp theo.
- Khái niệm các nhân tố thu hút khách du lịch (THKDL), thang đo cho khái niệm này bao gồm 6 biến quan sát, kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo, giá trị hệ số Cronbach‟s Alpha của khái niệm này là 0,912, với giá trị Cronbach‟s Alpha này cho thấy thang đo đạt được độ tin cậy tốt, các biến quan sát đảm bảo nội dung đo lường cho khái niệm, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều thỏa mãn yêu cầu, nằm trong khoản 0,736-0,810 (> 0,3), trừ biến quan sát THKDL6 có hệ số tương quan biến tổng là 0,278 (< 0,3) (Phụ lục 2). Như vậy trong 6 biến quan sát của thang đo thuộc khái niệm này có 5 biến quan sát đạt yêu cầu sau khi phân tích Cronbach‟s Alpha, 1 biến quan sát THKDL6 bị loại do không đảm bảo hệ số tương quan biến tổng.
- Khái niệm hoạt động kinh doanh du lịch (HDKDDL), thang đo cho khái niệm này được tạo nên từ 4 câu hỏi quan sát, qua kết quả kiểm định Cronbach‟s Alpha cho thấy hệ số Cronbach‟s Alpha của thang đo là 0,910. Thang đo đạt được độ tin cậy cao, các biến quan sát đo lường tốt cho nội dung khái niệm, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát nằm trong khoản 0,641-0,888 (> 0,3). Còn biến HDKDDL3: Nếu như loại đi sẽ tăng Cronbach‟s Alpha là 0,938, nhưng hệ số tương quan biến tổng của HDKDDL3 là 0,641 vẫn đảm bảo độ tin cậy. Cân nhắc biến HDKDDL3 là biến quan sát quan trọng, và nếu vẫn giữ HDKDDL3 thì vẫn đảm bảo độ tin cậy của thang đo cho nên sẽ không loại biến này. Sau khi kiểm định độ tin cậy thang đo, 4 biến quan sát đạt yêu cầu về phân tích Cronbach‟s Alpha, được đưa vào phân tích tiếp theo.
- Khái niệm kết cấu hạ tầng tại điểm đến (KCHT), thang đo cho khái niệm này được tạo nên từ 4 câu hỏi quan sát, qua kết quả kiểm định
Cronbach‟s Alpha cho thấy hệ số Cronbach‟s Alpha của thang đo là 0,841. Thang đo đạt được độ tin cậy cao, các biến quan sát đo lường tốt cho nội dung khái niệm, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát nằm trong khoản 0,632-0,702 (> 0,3), 4 biến quan sát đạt yêu cầu về phân tích Cronbach‟s Alpha, được đưa vào phân tích tiếp theo.
- Khái niệm nguồn nhân lực phục vụ du lịch (NNL), thang đo cho khái niệm này bao gồm 6 biến quan sát, kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo, giá trị hệ số Cronbach‟s Alpha của khái niệm này là 0,710, với giá trị Cronbach‟s Alpha này cho thấy thang đo đạt được độ tin cậy tốt, các biến quan sát đảm bảo nội dung đo lường cho khái niệm, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều thỏa mãn yêu cầu, nằm trong khoản 0,315-0,546 (> 0,3), trừ biến quan sát NNL2 có hệ số tương quan biến tổng là 0,272 (< 0,3) (Phụ lục 2). Như vậy trong 6 biến quan sát của thang đo thuộc khái niệm này có 5 biến quan sát đạt yêu cầu sau khi phân tích cornbach alpha, 1 biến quan sát NNL2 bị loại do không đảm bảo hệ số tương quan biến tổng.
- Khái niệm quản lý điểm đến (QLDD), thang đo cho khái niệm này bao gồm 4 biến quan sát, kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo, giá trị hệ số Cronbach‟s Alpha của khái niệm này là 0,882, với giá trị Cronbach‟s Alpha này cho thấy thang đo đạt được độ tin cậy tốt, các biến quan sát đảm bảo nội dung đo lường cho khái niệm, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều thỏa mãn yêu cầu, nằm trong khoản 0,707-0,789 (> 0,3). Như vậy, 4 biến quan sát của thang đo thuộc khái niệm này đạt yêu cầu sau khi phân tích Cronbach‟s Alpha.
- Khái niệm năng lực cạnh tranh (NLCT), thang đo cho khái niệm này bao gồm 5 biến quan sát, kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo, giá trị hệ số Cronbach‟s Alpha của khái niệm này là 0,929, với giá trị Cronbach‟s Alpha này cho thấy thang đo đạt được độ tin cậy tốt, các biến quan sát đảm bảo nội dung đo lường cho khái niệm, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều thỏa mãn yêu cầu, nằm trong khoản 0,800-0,856 (> 0,3), trừ biến quan sát NLCT1 có hệ số tương quan biến tổng là 0,024 (< 0,3) (Phụ lục 2). Như vậy, trong 5 biến quan sát của thang đo thuộc khái niệm này có 4 biến quan sát đạt yêu cầu sau khi phân tích Cronbach‟s alpha, 1 biến quan sát NLCT1 bị loại do không đảm bảo hệ số tương quan biến tổng.
Thông qua kiểm định độ tin cậy thang đo sơ bộ, cho thấy rằng có 61 biến quan sát thuộc 13 khái niệm, trong đó có tổng cộng 3 biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng không đạt yêu cầu (hệ số tương quan biến tổng < 0,3), 13 khái niệm nghiên cứu thuộc mô hình nghiên cứu đều có giá trị Cronbach‟s
Alpha đảm bảo thấp nhất là 0,710; cao nhất là 0,929 (> 0,6). Như vậy, ta có thể nói rằng nội dung thang đo của các khái niệm là khá tốt, đáng tin cậy để sử dụng cho nghiên cứu, các biến quan sát đạt yêu cầu sẽ được đưa vào để phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm tìm ra các biến quan sát không phù hợp và một lần nữa kiểm định lại thang đo chi tiết hơn.
4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA) để rút gọn, gom nhóm các biến quan sát thành các nhân tố mới tổng hợp, các nhân tố mới này sẽ được đặt tên cho phù hợp và sẽ được thay cho tập hợp các biến quan sát gốc.
4.4.2.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) thang đo nhân tố độc lập
Từ kết quả kiểm định Cronbach‟s Alpha của các thang đo nhân tố độc lập (NCKDL, PTSP, XDTH, HDTN, HDLS, SKDD, HDKDDL, KCHT,
NNL), các biến quan sát thỏa mãn yêu cầu về độ tin cậy được đưa vào phân tích EFA. Phương pháp trích nhân tố Principal Axis Factoring với phép xoay Promax được sử dụng, vì phương pháp này phản ánh cấu trúc dữ liệu chính xác hơn phương pháp trích nhân tố Principal Components với phép xoay Varimax.
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) thang đo nhân tố độc lập lần 1: Kiểm định KMO:
- Để tiến hành phân tích nhân tố khám phá thì dữ liệu thu được phải đáp ứng được các điều kiện qua kiểm định KMO và kiểm định Bartlett‟s. Bartlett‟s Test dùng để kiểm định giả thuyết H0 là các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể, tức ma trận tương quan tổng thể là một ma trận đơn vị, hệ số KMO dùng để kiểm tra xem kích thước mẫu ta có được có phù hợp với phân tích nhân tố hay không. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2009) thì giá trị Sig. của Bartlett‟s Test nhỏ hơn 0,05 cho phép bác bỏ giả thiết H0 và giá trị 0,5 < KMO < 1 có nghĩa là phân tích nhân tố là thích hợp.
- Kết quả kiểm định cho ra trị số của KMO đạt 0,844 lớn hơn 0,5 và Sig của Bartlett‟s Test là 0,000 nhỏ hơn 0,05 cho thấy các biến quan sát này có tương quan với nhau và hoàn toàn phù hợp với phân tích (EFA).
Ma trận xoay các nhân tố:
Phương pháp được chọn ở đây là phương pháp xoay nhân tố Promax, sau khi xoay ta cũng sẽ loại bỏ các quan sát có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 ra khỏi mô hình. Chỉ những quan sát có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 mới được
sử dụng để giải thích một nhân tố nào đó. Phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ giữ lại các biến quan sát có hệ số tải lớn hơn 0,5 và sắp xếp chúng thành những nhóm chính. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) còn nhằm xác định số lượng nhân tố trong nghiên cứu này sử dụng 2 tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn Kaiser nhằm xác định số nhân tố được trích từ thang đo. Các nhân tố kém quan trọng bị loại bỏ, chỉ giữ lại những nhân tố quan trọng bằng cách xem xét giá trị Eigenvalue. Giá trị Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, chỉ có nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích.
- Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance Explained Criteria): Phân tích nhân tố là thích hợp nếu tổng phương sai trích không được nhỏ hơn 50%.
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) thang đo nhân tố độc lập 3 lần lập lại: Kết quả phân tích EFA lần đầu cho thấy dữ liệu rút trích được 9 nhân tố tương ứng với 9 khái niệm nghiên cứu của mô hình, tổng phương sai trích của các nhân tố rút trích được là 62,356% (> 50%) điều này có nghĩa là 62,356% biến thiên của 9 nhân tố được giải thích tốt bởi các biến quan sát này. Bên cạnh đó, giá trị hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đạt yêu cầu lên nhân tố mà nó hội tụ (> 0,5) trừ 2 biến quan sát NNL3, NCKDL1 (có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5; tức là không đạt yêu cầu) nên ta lần lượt loại ra khỏi mô hình và tiến hành phân tích EFA lần 2. Cụ thể, tại lần phân tích EFA thứ 2 sẽ loại đi biến NNL3. Kết quả phân tích EFA lần 2 cho thấy: Trị số của KMO đạt 0,846 > 0,5 và Sig của Bartlett‟s Test là 0,000 < 0,05 cho thấy các biến quan sát này có tương quan với nhau và hoàn toàn phù hợp với phân tích nhân tố khám phá (EFA). Dữ liệu rút trích được 9 nhân tố tương ứng với 9 khái niệm nghiên cứu của mô hình, tổng phương sai trích của các nhân tố rút trích được là 63,581% (> 50%) điều này có nghĩa là 63,581% biến thiên của 9 nhân tố được giải thích tốt bởi các biến quan sát này. Bên cạnh đó, giá trị hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đạt yêu cầu lên nhân tố mà nó hội tụ (> 0,5) trừ biến quan sát NCKDL1 (có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5; tức là không đạt yêu cầu) nên ta loại ra khỏi mô hình và tiến hành phân tích EFA lần 3.
Kết quả phân tích EFA lần 3 cho thấy: Trị số của KMO đạt 0,844 lớn hơn 0,5 và Sig của Bartlett‟s Test là 0,000 nhỏ hơn 0,05 cho thấy các biến quan sát này có tương quan với nhau và hoàn toàn phù hợp với phân tích nhân tố khám phá (EFA). Dữ liệu rút trích được 9 nhân tố tương ứng với 9 khái niệm nghiên cứu của mô hình, tổng phương sai trích của các nhân tố rút trích được là 64,390% (>50%) điều này có nghĩa là 64,390% biến thiên của 9 nhân
tố được giải thích tốt bởi các biến quan sát này. Bên cạnh đó, giá trị hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đạt yêu cầu lên nhân tố mà nó hội tụ (>0,5).
Bảng 4.6 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) của thang đo nhân tố độc lập lần 3 (lần cuối).
Ký hiệu Nhóm nhân tố
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | |
PTSP2 | 0,888 | ||||||||
PTSP3 | 0,887 | ||||||||
PTSP4 | 0,834 | ||||||||
PTSP1 | 0,715 | ||||||||
PTSP5 | 0,700 | ||||||||
XDTH4 | 0,912 | ||||||||
XDTH3 | 0,888 | ||||||||
XDTH5 | 0,838 | ||||||||
XDTH2 | 0,703 | ||||||||
XDTH1 | 0,687 | ||||||||
HDKDDL2 | 0,973 | ||||||||
HDKDDL1 | 0,900 | ||||||||
HDKDDL4 | 0,890 | ||||||||
HDKDDL3 | 0,635 | ||||||||
HDTN2 | 0,841 | ||||||||
HDTN3 | 0,840 | ||||||||
HDTN4 | 0,833 | ||||||||
HDTN1 | 0,819 | ||||||||
NCKDL4 | 0,949 | ||||||||
NCKDL5 | 0,853 | ||||||||
NCKDL3 | 0,851 | ||||||||
NCKDL2 | 0,615 | ||||||||
SKDD3 | 0,924 | ||||||||
SKDD1 | 0,859 | ||||||||
SKDD2 | 0,751 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Nhân Tố Khẳng Định (Confirmatory Factor Analysis - Cfa)
- Ý Kiến Chuyên Gia Đánh Giá Những Khó Khăn Và Hạn Chế Trong Việc Nâng Cao Nlct Điểm Đến Du Lịch Bạc Liêu
- Kết Quả Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Nlct Điểm Đến Du Lịch Bạc Liêu
- Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu - 19
- Phân Tích Nhân Tố Khẳng Định (Cfa) Thang Đo Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Marketing Điểm Đến
- Phân Tích Nhân Tố Khẳng Định (Cfa) Thang Đo Nhân Tố Thu Hút Khách Du Lịch
Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.
Ký hiệu Nhóm nhân tố
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | |
SKDD4 | 0,624 | ||||||||
HDLS2 | 0,937 | ||||||||
HDLS1 | 0,870 | ||||||||
HDLS4 | 0,792 | ||||||||
HDLS3 | 0,584 | ||||||||
KCHT1 | 0,812 | ||||||||
KCHT3 | 0,786 | ||||||||
KCHT2 | 0,721 | ||||||||
KCHT4 | 0,658 | ||||||||
NNL6 | 0,665 | ||||||||
NNL5 | 0,651 | ||||||||
NNL1 | 0,638 | ||||||||
NNL4 | 0,581 |
Hệ số KMO = 0,844 Sig. = 0,000
Tổng phương sai trích = 64,390%
Nguồn: Kết quả tính toán từ mẫu khảo sát trực tiếp 450 du khách tại Bạc Liêu năm 2018.
Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) thang đo nhân tố độc lập, kết quả các nhóm nhân tố được rút trích như sau:
- Nhân tố 1 bao gồm các biến quan sát NCKDL2, NCKDL3, NCKDL4, NCKDL5, tương ứng với khái niệm nhu cầu khách du lịch.
- Nhân tố 2 bao gồm các biến quan sát PTSP1, PTSP2, PTSP3, PTSP4, PTSP5, nhân tố này tương ứng với khái niệm phát triển sản phẩm.
- Nhân tố 3, phân tích EFA cho thấy các biến quan sát thuộc nhân tố này gồm XDTH1, XDTH2, XDTH3, XDTH4, XDTH5, nhân tố này tương ứng với khái niệm xây dựng thương hiệu.
- Nhân tố 4 kết quả phân tích EFA cho thấy các biến quan sát thuộc nhân tố này gồm các biến quan sát HDTN1, HDTN2, HDTN3, HDTN4, tương ứng với khái niệm sự hấp dẫn về tự nhiên của điểm đến.
- Nhân tố 5 tương ứng với khái niệm HDLS1, HDLS2, HDLS3, HDLS4, nhân tố này tương ứng với khái niệm hấp dẫn về lịch sử.
- Nhân tố 6 rút trích bao gồm các biến quan sát SKDD1, SKDD2, SKDD3, SKDD4, nhân tố này tương ứng với khái niệm sự kiện điểm đến.
- Nhân tố 7 bao gồm các biến quan sát hội tụ như HDKDDL1, HDKDDL2, HDKDDL3, HDKDDL4, nhân tố này tương ứng với khái niệm hoạt động kinh doanh du lịch.
- Nhân tố 8 bao gồm các biến quan sát KCHT1, KCHT2, KCHT3, KCHT4, nhân tố này tương ứng với khái niệm kết cấu hạ tầng điểm đến.
- Nhân tố 9 bao gồm các biến quan sát NNL1, NNL4, NNL5, NNL6 nhân tố này tương ứng với khái niệm nguồn nhân lực phục vụ du lịch.
Như vậy sau khi phân tích nhân tố khám phá (EFA) thang đo nhân tố độc lập, số lượng nhân tố rút trích được là 9 nhân tố, tương ứng với 9 khái niệm nghiên cứu của luận án, có 40 biến quan sát được đưa vào phân tích EFA, kết quả có 2 biến quan sát (NNL3, NCKDL1) có hệ số tải nhân tố lên nhân tố mà nó đo lường không đạt yêu cầu nên tiến hành loại bỏ, còn lại 38 biến quan sát đạt yêu cầu sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, các biến quan sát sẽ được đưa vào phân tích CFA tiếp tục nhằm kiểm định lại các giá trị của thang đo.
4.4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) thang đo nhân tố phụ thuộc
Từ kết quả kiểm định Cronbach‟s Alpha của các thang đo nhân tố phụ thuộc (MTDD, THKDL, QLDD, NLCT), các biến quan sát thỏa mãn yêu cầu về độ tin cậy được đưa vào phân tích EFA. Các khái niệm này là khái niệm đơn hướng (khi phân tích EFA, các biến quan sát rút thành 1 nhân tố), nên có thể sử dụng phương pháp trích Principal Component Analysis vì phương pháp trích này sẽ làm cho tổng phương sai trích tốt hơn khi tiến hành phân tích EFA cho riêng từng khái niệm. Còn đối với phân tích EFA nhóm 3 nhân tố (MTDD, THKDL, QLDD), để xem xét sự rút trích có phù hợp hay không thì phương pháp trích nhân tố Principal Axis Factoring với phép xoay Promax vẫn được sử dụng.
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) riêng từng thang đo nhân tố phụ thuộc: