Kết Quả Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Nlct Điểm Đến Du Lịch Bạc Liêu

- Xây dựng thương hiệu: Công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá du lịch còn hạn chế, tờ rơi, ấn phẩm quảng bá chưa chú trọng thiết kế từ hình thức bên ngoài cũng như nội dung bên trong của ấn phẩm; hình ảnh đưa lên tập gấp không được quan tâm, không toát lên được vẻ đẹp sống động hấp dẫn, thiếu gắn kết với không gian sang trọng, ấm cúng lãng mạn, chưa chuyên nghiệp, chưa bài bản; mới dừng ở quảng bá hình ảnh chung, chưa tạo được tiếng vang và sức hấp dẫn đặc thù cho từng sản phẩm. Một số đơn vị chưa bán sản phẩm du lịch qua mạng, chưa thiết lập website, chưa kết nối với các mạng xã hội để giới thiệu quảng bá sản phẩm du lịch. Kinh phí Nhà nước đầu tư cho quảng bá còn hạn chế, chưa tạo được hiệu ứng kích cầu, chưa đáp ứng nhu cầu của du khách.

- Nguồn nhân lực phục vụ du lịch: Theo thống kê của ngành Du lịch tỉnh Bạc Liêu, mỗi năm toàn ngành cần khoảng 300 lao động; nhưng chỉ có khoảng 50 lao động tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng; 250 người còn lại là đào tạo ngắn hạn hoặc chưa qua đào tạo. Đội ngũ lao động trực tiếp làm công tác du lịch còn yếu, nhất là nhân viên phục vụ buồng, nhà hàng, khách sạn tại các khu du lịch, điểm du lịch, danh lam thắng cảnh… Các con số này cho thấy, nguồn nhân lực du lịch Bạc Liêu không những thiếu về số lượng mà còn thiếu về đội ngũ lao động được đào tạo tại các trường nghiệp vụ du lịch. Thực tế cho thấy, nguồn nhân lực do các cơ sở đào tạo cung cấp cho thị trường chưa đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị làm du lịch, nhất là nguồn nhân lực quản lý. Ngay khi doanh nghiệp tuyển đúng người học ngành du lịch, nhưng các doanh nghiệp vẫn mất thời gian, công sức đào tạo lại. Trong quá trình này, doanh nghiệp cũng vướng phải không ít khó khăn, khi mà người quản lý kiêm vai trò đào tạo nhân sự mới, thường hướng dẫn theo kinh nghiệm là chủ yếu; thiếu kỹ năng, kiến thức ngoại ngữ, tin học được coi là điểm yếu lớn của nguồn nhân lực ngành du lịch Bạc Liêu hiện nay.

- Cạnh tranh điểm đến du lịch: Hiện sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch Bạc Liêu trong khu vực ĐBSCL không cao, sản phẩm dịch vụ du lịch của du lịch Bạc Liêu chưa tạo được điểm nhấn và thiếu sức hấp dẫn, sản phẩm còn đơn điệu so với các sản phẩm trong khu vực ĐBSCL. Việc thiếu nguồn lực và tài chính đã ảnh hưởng chung tới hiệu quả của việc tổ chức triển khai các hoạt động xúc tiến du lịch. Tổ chức bộ máy và lực lượng thực hiện xúc tiến quảng bá du lịch còn nhiều bất cập. Thương hiệu du lịch Bạc Liêu còn đang trong quá trình hình thành, chưa tận dụng được hiệu quả của các cơ hội để xây dựng thương hiệu. Số lượng lao động trong ngành du lịch Bạc Liêu còn ít, chất lượng nguồn nhân lực Bạc Liêu chưa đáp ứng được nhu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, chất lượng du lịch toàn ngành ở mức trung bình, còn nhiều khó

khăn trong việc cạnh tranh các điểm đến trong khu vực ĐBSCL và cả nước. Chiến lược phát triển thị trường khách chưa rõ ràng, thiếu tính khoa học và không nhạy bén với sự biến động của kinh tế và chính trị nên khi có diễn biến xảy ra đã không chủ động và không lường hết tác động đến thị trường khách du lịch.

- Nhân tố thu hút khách du lịch: Một số tiêu chí điểm đến của các khu du lịch còn thiếu; khách du lịch phụ thuộc vào một vài thị trường khách lớn như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc; kích cầu du lịch nội địa chưa hiệu quả; giá cả các mặt hàng mua sắm, dịch vụ nhà hàng, khách sạn, tour tuyến du lịch cạnh tranh còn thấp. Vai trò quản lý, năng lực đội ngũ chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách. Sự phối hợp liên ngành chưa hiệu quả; vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương chưa được phát huy đầy đủ; nhận thức về phát triển du lịch chưa đáp ứng yêu cầu trong quá trình Việt Nam hội nhập sâu rộng với các nền kinh tế trên thế giới; đầu tư du lịch còn hạn chế và chưa mang lại hiệu quả như mong muốn; một số chính sách có liên quan đến du lịch còn bất cập, chưa kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp du lịch để nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút khách du lịch.

- Các sự kiện điểm đến: Các ngành chưa đề xuất và thực hiện được giải pháp thực sự có hiệu quả để khai thác tiềm năng, thế mạnh về các sự kiện văn hóa hấp dẫn; chưa đầu tư mạnh mẻ vào tổ chức các lễ hội để kinh doanh du lịch; sự chỉ đạo và điều hành các sự kiện hội nghị phát triển du lịch có mặt còn hạn chế; công tác xúc tiến hội nghị, triển khai về phát triển du lịch còn chậm, chất lượng và hiệu quả chưa cao; chưa kịp thời điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách phù hợp để huy động và thu hút các nguồn lực cho các sự kiện điểm đến; sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong các sự kiện thể thao để phát triển du lịch chưa chặt chẽ; công tác quảng bá, xúc tiến, xây dựng sản phẩm, thương hiệu du lịch điểm đến còn yếu; công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về các sự kiện du lịch hạn chế, chưa được quan tâm.

4.3 MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT

Sau khi tiến hành phân tích tần số từ kết quả phỏng vấn 450 đáp viên, các đặc tính của mẫu nghiên cứu được thể hiện như sau:

Bảng 4.4 Bảng mô tả mẫu khảo sát.




Đặc điểm


Tần số

Tần suất (%)

Tần suất lũy tiến (%)


Nữ

201

44,67

44,67

Giới

tính

Nam

249

55,33

100,00

Tổng cộng

450

100,00



Từ 18 đến dưới 30 tuổi

169

37,56

37,56


Từ 30 đến dưới 42 tuổi

98

21,78

59,33

Tuổi

Từ 42 đến dưới 55 tuổi

114

25,33

84,67


Từ 55 tuổi trở lên

69

15,33

100,00


Tổng cộng

450

100,00



Chưa tốt nghiệp Trung học Phổ thông

37

8,22

8,22

Trình độ học vấn

Chưa học qua Cao đẳng

67

14,89

23,11

Tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học

305

67,78

90,89

Trên Đại học

41

9,11

100,00


Tổng cộng

450

100,00


Tình trạng hôn nhân

Độc thân

240

53,33

53,33

Đã lập gia đình

210

46,67

100,00

Tổng cộng

450

100,00



Dưới 4 triệu đồng

71

15,78

15,78


Từ 4 đến dưới 7 triệu đồng

150

33,33

49,11

Thu

nhập

Từ 7 đến dưới 10 triệu đồng

152

33,78

82,89

Từ 10 triệu đồng trở lên

77

17,11

100,00


Tổng cộng

450

100,00



Công chức, viên chức

101

22,44

22,44


Doanh nhân, nhân viên công ty

29

6,44

28,89

Nghề nghiệp

Học sinh, sinh viên

24

5,33

34,22

Công nhân

290

64,44

98,67


Nghề nghiệp khác (Buôn bán, nội

trợ…)

6

1,33

100,00


Tổng cộng

450

100,00


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 311 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ở Bạc Liêu - 17

Nguồn: Kết quả tính toán từ mẫu khảo sát trực tiếp 450 du khách tại Bạc Liêu năm 2018.

- Về “Giới tính”: Tỷ lệ nam đi du lịch chiếm 55,33%, cao hơn so với nữ giới (chiếm 44,67%). Sự chênh lệch này cho thấy nam giới có xu hướng thích khám phá đó đây nhiều hơn nữ giới.

- Về “Tuổi” của đáp viên, dữ liệu phỏng vấn được chia làm 4 nhóm: (1) Từ 18 đến dưới 30 tuổi; (2) Từ 30 đến dưới 42 tuổi; (3) Từ 42 đến dưới 55 tuổi; (4) Từ 55 tuổi trở lên. Trong đó số lượng đáp viên tập trung chủ yếu ở nhóm từ 18 đến dưới 30 tuổi (chiếm 37,56%), tiếp đến là nhóm từ 42 đến dưới 55 tuổi (chiếm 25,33%), nhóm từ 30 đến dưới 42 tuổi (21,78%), còn lại là nhóm từ 55 tuổi trở lên (chiếm 15,33%). Điều này cho thấy nhóm tuổi trẻ có xu hướng đi du lịch nhiều hơn.

- Về “Trình độ học vấn” của đáp viên, dữ liệu phỏng vấn được chia làm 4 nhóm: (1) Chưa tốt nghiệp Trung học Phổ thông; (2) Chưa học qua Cao đẳng; (3) Đã học Cao đẳng, Đại học; (4) Trên Đại học. Trong đó số lượng đáp viên tập trung chủ yếu ở nhóm tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học (chiếm 67,78%), tiếp đến là nhóm chưa học qua Cao đẳng (chiếm 14,89%), tiếp đến là nhóm trên Đại học (9,11%), còn lại là nhóm chưa tốt nghiệp Trung học Phổ thông (chiếm 8,22%).

- Về “Tình trạng hôn nhân”: Đáp viên đang độc thân có xu hướng đi du lịch và đi du lịch nhiều hơn (chiếm 53,33%) so với các nhóm du khách đã lập gia đình. Tuy nhiên, sự chênh lệch này là không nhiều (6,67%).

- Về “Nghề nghiệp”: Các du khách có nghề nghiệp là công nhân chiếm nhiều nhất (64,44%), tiếp đến là nhóm đáp viên thuộc nhóm cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên (22,44), số còn lại là những người thuộc nhóm doanh nhân, nhân viên công ty; học sinh, sinh viên; và nghề nghiệp khác (buôn bán, nội trợ…).

- Về “Thu nhập” của đáp viên, dữ liệu phỏng vấn được chia làm 4 nhóm:

(1) Dưới 4 triệu đồng; (2) Từ 4 đến dưới 7 triệu đồng; (3) Từ 7 đến dưới 10 triệu đồng; (4) Từ 10 triệu đồng trở lên. Trong đó số lượng đáp viên tập trung chủ yếu ở nhóm từ 7 đến dưới 10 triệu đồng (chiếm 33,78%), tiếp đến là nhóm từ 4 đến dưới 7 triệu đồng (chiếm 33,33%), tiếp đến là nhóm từ 10 triệu đồng trở lên (17,11%), còn lại là nhóm dưới 4 triệu đồng (chiếm 15,78%).

- Về nhóm các đáp viên là “Khách du lịch và chuyên gia”, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 450 đáp viên là khách du lịch và 30 đáp viên là chuyên gia (cán bộ các Sở, cơ quan ban ngành; lãnh đạo các đơn vị du lịch; quản lý các Trường Đại học, Cao đẳng…).

Từ những kết quả phân tích trên cho thấy: Phần lớn các đáp viên là những người công nhân, có việc làm với thời gian cố định, có thu nhập ổn định.

4.4 KẾT QUẢ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NLCT ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH BẠC LIÊU

4.4.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha

Để kiểm định độ tin cậy thang đo tác giả đã thực hiện kiểm định hệ số Cronbach‟s Alpha, với số mẫu nghiên cứu chính thức có được là 450 quan sát, số quan sát này đảm bảo đủ tiêu chuẩn để kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha.

Theo Nguyễn Đình Thọ (2013) việc tính toán hệ số Cronbach‟s Alpha dùng để kết luận sơ bộ độ tin cậy của thang đo cho các khái niệm nghiên cứu, đặc biệt là các khái niệm nghiên cứu bậc nhất (các thang đo sẽ được đo lường trực tiếp thông qua các biến quan sát), mỗi khái niệm nên có tối thiểu 3 biến quan sát đo lường, không nên ít hơn 3 biến quan sát thì mới thích hợp đánh giá hệ số Cronbach‟s Alpha. Hơn thế nữa, hệ số Cronbach‟s Alpha chỉ được dùng để đánh giá cho thang đo đơn hướng bậc nhất có số biến quan sát dao động không nên vượt quá 10 biến quan sát đo lường, khi đánh giá hệ số Cronbach‟s Alpha cần lưu ý về giá trị của hệ số Cronbach‟s Alpha thường > 0,6 ( thể hiện các biến quan sát thống nhất về nội dung) và nên nhỏ hơn 0,97 (nên nhỏ hơn 0,97 nếu không sẽ có hiện tượng các biến quan sát có nội dung gần nghĩa với nhau), hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát > 0,3, nếu đáp ứng các điều kiện đó thì thang đo đạt được độ tin cậy. Theo Nunnally và Bernstein (1994), hệ số Cronbach‟s Alpha là công cụ để đánh giá độ tin cậy sơ bộ thang đo, thông thường trong nghiên cứu khoa học xã hội và hành vi nói chung, giá trị hệ số Cronbach‟s Alpha thường > 0,6 thì thang đo đạt được độ tin cậy và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát phải đảm bảo > 0,3 thì thang đo sẽ đạt yêu cầu về độ tin cậy.

Luận án nghiên cứu có 13 khái niệm được đo lường trực tiếp thông qua các biến quan sát, tổng cộng có 58 biến quan sát trong bảng 4.5 sẽ được đưa vào kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha.

Bảng 4.5 Kết quả kiểm định Cronbach‟s Alpha đạt yêu cầu của các thang đo nhân tố.


Nhân tố

hiệu biến quan sát


Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu

loại biến

Cronbach’s Alpha của

thang đo


NCKDL1

0,515

0,890


Nhu cầu khách du lịch

(NCKDL)

NCKDL2

0,636

0,861


NCKDL3

0,774

0,827

0,873

NCKDL4

0,835

0,811



NCKDL5

0,760

0,833



PTSP1

0,673

0,896



PTSP2

0,809

0,866


Phát triển sản phẩm

(PTSP)

PTSP3

0,823

0,863

0,900

PTSP4

0,784

0,872



PTSP5

0,681

0,894



XDTH1

0,689

0,894


Xây dựng thương hiệu

(XDTH)

XDTH2

0,690

0,894


XDTH3

0,841

0,860

0,901

XDTH4

0,822

0,865



XDTH5

0,738

0,883



MTDD1

0,863

0,903



MTDD2

0,788

0,918


Marketing điểm đến

(MTDD)

MTDD3

0,791

0,917

0,929

MTDD4

0,843

0,907



MTDD5

0,783

0,919



Sự hấp dẫn về tự nhiên của điểm đến du lịch Bạc Liêu

(HDTN)

HDTN1

0,782

0,864


HDTN2

0,779

0,865





0,897

HDTN3

0,764

0,870


HDTN4

0,764

0,871


Sự hấp dẫn về lịch

HDLS1

0,799

0,802

0,870

Nhân tố

hiệu biến quan sát


Tương quan biến tổng

Cronbach’s

Alpha nếu loại biến

Cronbach’s

Alpha của thang đo

sử, văn hóa của điểm đến du lịch Bạc Liêu

(HDLS)

HDLS2

0,837

0,786


HDLS3

0,548

0,898


HDLS4

0,721

0,835



Các sự kiện của điểm đến du lịch Bạc Liêu

(SKDD)

SKDD1

0,771

0,817


SKDD2

0,719

0,838





0,871

SKDD3

0,811

0,799


SKDD4

0,605

0,880



THKDL1

0,810

0,885


Các nhân tố thu hút khách du lịch

(THKDL)

THKDL2

0,791

0,889


THKDL3

0,762

0,895

0,912

THKDL4

0,784

0,891



THKDL5

0,736

0,901



HDKDDL1

0,867

0,858

0,910

Hoạt động kinh doanh du lịch

(HDKDDL)

HDKDDL2

0,888

0,851


HDKDDL3

0,641

0,938



HDKDDL4

0,804

0,881



KCHT1

0,632

0,816


Kết cấu hạ tầng tại điểm đến

(KCHT)

KCHT2

0,702

0,786





0,841

KCHT3

0,684

0,794



KCHT4

0,680

0,795



NNL1

0,546

0,633


Nguồn nhân lực phục vụ du lịch

(NNL)

NNL3

0,315

0,721


NNL4

0,467

0,664

0,710

NNL5

0,526

0,637



NNL6

0,503

0,647


Quản lý điểm đến

(QLDD)

QLDD1

0,789

0,831





0,882

QLDD2

0,707

0,864



Nhân tố

hiệu biến quan sát


Tương quan biến tổng

Cronbach’s

Alpha nếu loại biến

Cronbach’s

Alpha của thang đo


QLDD3

0,764

0,841



QLDD4

0,719

0,858



Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch

(NLCT)

NLCT2

0,856

0,901


NLCT3

0,843

0,905





0,929

NLCT4

0,839

0,906


NLCT5

0,800

0,919



Nguồn: Kết quả tính toán từ mẫu khảo sát trực tiếp 450 du khách tại Bạc Liêu năm 2018.

Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo cho 13 khái niệm (61 biến quan sát) được trình bày chi tiết như sau:

- Khái niệm nhu cầu khách du lịch (NCKDL), thang đo cho khái niệm này được tạo nên từ 5 biến quan sát, đây là thang đo đơn hướng bậc nhất, hệ số Cronbach‟s Alpha được tính trực tiếp cho khái niệm của thang đo. Kết quả kiểm định có giá trị Cronbach‟s Alpha của thang đo là 0,873, hệ số này cho thấy thang đo đạt được độ tin cậy khá tốt, các biến quan sát này ổn định về nội hàm, ngữ nghĩa, hơn nữa giá trị của các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt yêu cầu (> 0,3), nằm trong khoản 0,515- 0,835. Cronbach‟s Alpha khi loại biến đều giảm đối với biến NCKDL2, NCKDL3, NCKDL4, NCKDL5, nên các biến này được giữ lại vì chúng đảm bảo độ tin cậy của thang đo. Còn biến NCKDL1 - Nhu cầu khách du lịch 1: Nếu như loại đi sẽ tăng Cronbach‟s Alpha là 0,890, nhưng hệ số tương quan biến tổng của NCKDL1 là 0,515 vẫn đảm bảo độ tin cậy. Bên cạnh đó, việc loại biến NCKDL1 không cải thiện đáng kể hệ số Cronbach‟s Alpha. Cân nhắc cho rằng NCKDL1 là biến quan sát quan trọng, và nếu vẫn giữ NCKDL1 thì vẫn đảm bảo độ tin cậy của thang đo, do biến này lớn hơn 0,8 cho nên sẽ không loại biến này. Sau khi kiểm định độ tin cậy thang đo, 5 biến quan sát thuộc thang đo cho khái niệm được giữ nguyên, để đưa vào các phân tích tiếp theo.

- Khái niệm phát triển sản phẩm (PTSP), thang đo cho khái niệm này bao gồm 5 biến quan sát, kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo, giá trị hệ số Cronbach‟s Alpha của khái niệm này là 0,900, với giá trị Cronbach‟s Alpha này cho thấy thang đo đạt được độ tin cậy tốt, các biến quan sát đảm bảo nội dung đo lường cho khái niệm, hệ số tương quan biến tổng của 5 biến quan sát đều thỏa mãn yêu cầu (> 0,3). Sau khi kiểm định độ tin cậy thang đo, 5 biến

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2023