Cơ Sở Hạ Tầng Kỹ Thuật Phục Vụ Phát Triển Du Lịch:


80 họ hơn 780 loài, trong đó hơn 200 loại dược liệu quý, hàng trăm loại rau rừng và quần thể phong lan quý hiếm. Vùng núi Ba Vì đã trồng hàng ngàn hécta hệ cây trồng tạo nên vốn rừng quý. Hệ động vật cũng đa dạng, về chim hoang dã có 114 loại thuộc 44 họ, 17 bộ và nhiều loài thú gấu, chồn, cáo, tê tê, sóc. Ngoài ra, trong Vườn quốc gia Ba Vì còn có các thác nước lớn như Ao Vua ở phía bắc cao 25m, thác Hương phía đông bắc cao 20m. Các suối Ổi, suối Mít, suối Soạn, đặc biệt có Khoang Xanh với dòng suối Tiên dài gần 7km (UBND TP Hà Nội, 2012).


Phụ lục 5. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch:


(a) Giao thông


Trên địa bàn TP Hà Nội hiện nay có khoảng 3.974 km; trong đó 9 quận nội thành cũ có 643 km đường (chiếm khoảng 6,8% diện tích đất đô thị). Bộ Giao thông Vận tải trực tiếp quản lý 10 đoạn tuyến quốc lộ qua Hà Nội với chiều dài khoảng trên 150 km. Ngoài các tuyến đường do Bộ Giao thông Vận tải, trên địa bàn TP có khoảng 3.628 km đường và 237 cầu các loại.

Các tuyến sông do Trung ương quản lý dài 188 km, do Hà Nội quản lý dài 207 km. Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có 9 cảng sông có hệ thống kho bãi và công trình phụ trợ. Ngoài ra, Hà Nội có 17 bến thuỷ nội địa và 58 bến khách ngang sông.

Hệ thống đường sắt trên địa bàn TP Hà Nội có chiều dài 90 km, có 5 ga chính (Hàng Cỏ, Giáp Bát, Văn Điển, Gia Lâm và Yên Viên) và một số ga phụ (Thường Tín, Chợ Tía, Phú Xuyên, Ba La). Cơ sở hạ tầng của đường sắt còn cũ, lạc hậu, chưa được đầu tư hiện đại, việc vận tải hành khách và hàng hoá còn nhiều hạn chế. Hiện nay TP Hà Nội đang phối hợp với Bộ Giao thông vận tải triển khai các dự án đường sắt trên cao, gồm tuyến Yên Viên - Ngọc Hồi, tuyến Nhổn - Ga Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông.

Trên địa bàn TP hiện nay có các sân bay: Nội Bài (đi quốc tế, nội địa); Gia Lâm (bay dịch vụ kết hợp quân sự); Bạch Mai, Hoà Lạc và Miếu Môn (đều là sân bay quân sự). Sân bay Nội Bài là sân bay quốc tế được đầu tư ở quy mô lớn.

Mạng lưới xe buýt hiện có 73 tuyến, trong đó 60 tuyến có trợ giá và 13 tuyến xe buýt kế cận không trợ giá với tổng số 1.200 xe hoạt động. Hiện có 464 tuyến xe khách liên tỉnh xuất phát từ các bến xe đi đến các tỉnh, thành trong cả nước. Trên địa bàn TP có 104 doanh nghiệp vận tải hành khách bằng xe taxi hoạt động với trên 9.000 xe. Khu vực các quận nội thành có tổng số trên 150 điểm trông giữ xe công cộng với diện tích 272.370 m2 với công suất phục vụ trông giữ trên 9,5 triệu lượt xe/năm. Diện tích đất dành cho các bãi đỗ xe khu vực nội thành mới chỉ đạt 1,2% diện tích đất đô thị (đạt tiêu chuẩn là 5 - 6%). Điển hình như bài đỗ xe tĩnh quy mô lớn như Ngọc Khánh, Dịch Vọng đều quá tải. Hà Nội hiện có 6 bến xe khách liên tỉnh, gồm: Giáp Bát, Nước Ngầm, Lương Yên, Mỹ Đình, Hà Đông, Xuân Mai. Hầu hết các bến xe này hoạt động đều không theo một mô hình quản lý thống nhất, vào dịp cuối năm các bến xe này đều vào tình trạng quá tải nên dẫn đến hiện tượng lộn xộn mất an ninh trật tự và an toàn giao thông.


(b) Điện


Hiện tại thủ đô Hà Nội được cung cấp điện chủ yếu từ các nhà máy điện Hòa Bình, Phả Lại... thông qua hệ thống điện miền Bắc và từ trạm 500 kV Thường Tín. Hiện nay TP Hà Nội được cấp điện từ các trạm biến áp 220 kV là: Trạm 220 KV Hà Đông (2x250 MVA); Mai Động (2x250 MVA); Chèm (2x250 MVA); Sóc Sơn (2x125 MVA), Xuân Mai (1x125 MVA) và Phố Nối (2x125 MVA)... Các trạm biến áp 220 kV này cấp điện cho 32 trạm biến áp 110 kV, trong đó có 21 trạm nằm trên địa bàn 9 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành của TP Hà Nội cũ và 11 trạm trên địa bàn Hà Tây cũ. Tổng dung lượng các trạm biến áp 220 KV khoảng 3.000 MW.

Trong thời gian qua, tốc độ tăng trưởng nhu cầu phụ tải khu vực Hà Nội là khá cao. Tuy các trạm Sóc Sơn, Phố Nối mới được tăng công suất nhưng hiện đã vận hành ở mức đầy tải, dự báo trong thời gian tới, các trạm nguồn trên sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu công suất phụ tải. Do vậy việc sử dụng gam máy biến áp 125 MVA trên thực tế là không phù hợp với khu vực TP Hà Nội. Nhìn chung các tuyến đường dây 220 kV từ Hòa Bình, Phả Lại cấp nguồn cho các trạm 220 kV đều vận hành ở tình trạng đầy tải, khi sự cố một tuyến đường dây dễ gây mất ổn định cung cấp điện cho Hà Nội. Ngoài ra, các tuyến đường dây trên đi qua nhiều địa hình phức tạp, mức mang tải cao, gây khó khăn cho công tác quản lý vận hành lưới điện. Lưới điện phân phối còn tồn tại nhiều cấp điện áp cũng như còn tồn tại nhiều các trạm trung gian chưa phù hợp với tiêu chuẩn hoá. Mạng lưới phân phối tại khu vực nội thành chủ yếu đi nổi gây mất mỹ quan đô thị.

(c) Thông tin và truyền thông


Trong những năm gần đây, mạng thông tin di động đã phát triển rất nhanh, với nhiều loại hình, dịch vụ đa dạng tạo nên một thị trường sôi động và phong phú. Trên địa bàn Hà Nội có mạng chuyển mạch, truyền dẫn cáp quang có độ an toàn cao do được nối theo cấu hình mạng vòng, an ninh an toàn mạng cao. Mạng lưới bưu cục, điểm phục vụ bưu chính của TP Hà Nội những năm gần đây đã có sự tiến bộ đáng kể, số lượng các điểm phục vụ ngày càng được mở rộng, hoàn thiện phù hợp với điều kiện mới và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hiện nay đã có 345 điểm phục vụ, 372 điểm Bưu điện văn hóa xã.

(d) Cấp nước


Nguồn nước hiện đang sử dụng để cấp nước cho Hà Nội là nguồn nước ngầm khai thác chủ yếu từ tầng chứa nước pleistocene hoặc tầng chứa nước dưới Qa trong lớp đệ tứ nằm dưới lòng đất TP. Nguồn nước ở phía Nam nội thành Hà Nội có hàm lượng sắt, amôniắc rất cao. Khu vực phía Bắc sông Hồng


gồm 3 nhà máy nước (Gia Lâm, Sân bay Gia Lâm và Đông Anh) do Công ty kinh doanh nước sạch số 2 Hà Nội quản lý với tổng công suất khoảng 98 nghìn m3/ngày đêm. Hiện nay trên địa bàn thủ đô Hà Nội trước đây cho đến nay vẫn không cung cấp đủ lượng nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt của người dân TP, kể cả vùng nội đô. Trong số các đô thị của tỉnh Hà Tây cũ, chỉ có Hà Đông, Sơn Tây và Hoà Lạc là có hệ thống cấp nước tập trung quy mô lớn. Các nguồn nước cấp cho Hà Đông, Sơn Tây và Hoà Lạc hiện nay là nguồn nước ngầm.

(e) Thoát nước và xử lý nước thải


Việc thoát nước thải, nước tự nhiên và nước mưa của TP Hà Nội chủ yếu dựa vào các hệ thống sông chảy qua TP, bao gồm hệ thống sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu, sông Nhuệ, sông Cà Lồ, sông Đáy, sông Hồng. Nhìn chung hệ thống thoát nước của TP hiện nay rất yếu, làm hạn chế đến khả năng thu gom nước mưa, nước thải. Tính bình quân trên địa bàn toàn TP, mật độ cống vào khoảng 62 m/ha; còn tỉ lệ đường cống so với đầu người ở Hà Nội thì quá thấp so với các đô thị trên thế giới.

TP hiện có 26 khu công nghiệp, có khoảng 40 cụm và trên 50 điểm công nghiệp làng nghề đã và đang được xây dựng. Tổng khối lượng nước thải công nghiệp khoảng từ 100.000 đến 120.000 m3/ngày đêm, lượng nước thải của các cơ sở công nghiệp cũ nằm phân tán mới được xử lý 20-30%. Chỉ có 3 khu công nghiệp tập trung mới (KCN Bắc Thăng Long, Phú Nghĩa và Quang Minh I), 2 cụm công nghiệp (Ngọc Hồi và Phùng Xá) có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tập trung còn phần lớn các cơ sở sản xuất đều không có trạm xử lý nước thải.

Tổng lượng nước thải sinh hoạt của khu vực nội thành, nội thị khoảng 700.000 m3/ngày đêm. Nước thải sinh hoạt phần lớn chỉ được xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại trước khi xả vào các tuyến cống chung hoặc kênh mương, ao, hồ. Trong số 48 bệnh viện và trung tâm y tế do TP quản lý mới chỉ có 8 cơ sở có hệ thống xử lý nước thải đang hoạt động, một số bệnh viện đang trong giai đoạn xây dựng hệ thống xử lý, còn lại lượng nước thải bệnh viện không được xử lý, thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước chung. TP Hà Nội hiện có 1.310 làng nghề trong đó 310 làng đã được công nhận theo tiêu chí làng nghề, lượng nước thải làng nghề đều không qua xử lý. Lượng nước thải không nhỏ từ sản xuất nông nghiệp (hoạt động chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại...) cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường cần được quan tâm giải quyết.


(g) Thu gom và xử lý chất thải rắn


Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của TP Hà Nội hiện nay ước khoảng 5.000 tấn/ngày, trong đó có khoảng 3.500 tấn là chất thải sinh hoạt đô thị và khoảng 1.500 tấn chất thải sinh hoạt nông thôn. Hiện tại, Công ty TNHHNN một thành viên Môi trường đô thị (URENCO) chịu trách nhiệm thu gom vận chuyển, xử lý phần lớn lượng chất thải sinh hoạt nội thành. Các doanh nghiệp khác chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển tại các huyện ngoại thành Hà Nội. Tại khu vực nông thôn ngoại thành có 361/435 xã, thị trấn thành lập tổ thu gom rác, trong đó có 148 xã đã chuyển rác đi xử lý (chiếm tỷ lệ 34%). Công tác xử lý, tiêu huỷ, tái chế chất thải rắn hiện tại chủ yếu vẫn dựa vào chôn lấp hợp vệ sinh tại các bãi. Các tồn tại chủ yếu hiện nay đó là phế thải xây dựng trên 1000 tấn/ngày chưa được thu gom triệt để; hình thành các bãi rác tự phát với quy mô diện tích từ vài chục đến vài trăm m2; công cụ, phương tiện, nhân lực, phương thức thu gom còn hạn chế về số lượng, chưa đáp ứng được về khối lượng chất thải ngày càng tăng.


Phụ lục 6. Hạ tầng xã hội phục vụ phát triển du lịch


(a) Giáo dục, y tế


Hà Nội hiện có 2.363 trường học trong đó có 546 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 23,1%. Đào tạo nghề trên địa bàn được mở rộng, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt khoảng 20%.

Công tác phòng chống dịch bệnh và quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm thu được quan tâm. Mạng lưới y tế cơ sở được chú trọng; y tế chuyên sâu phát triển, một số bệnh viện được đầu tư, nâng cấp và thành lập mới.

(b) Xây dựng và quản lý đô thị


Tốc độ phát triển đô thị ở mức nhanh nhất so với các địa phương cả nước trong những năm gần đây. Công tác quản lý trật tự xây dựng dần gặp nhiều khó khăn, tình trạng quản lý trật tự xây dựng theo quy hoạch còn nhiều bất cập. Nhiều tuyến đường, nút giao thông quan trọng đã giảm mức độ ùn tắc. Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng một số công trình lớn, cải tạo nhiều hồ, công viên còn rất chậm tạo ra bộ mặt đô thị ở Hà Nội còn tương đối nhếch nhác.

(c) An ninh, an toàn và trật tự xã hội


Hà Nội đã đảm bảo an ninh, an toàn khá tốt cho các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng tổ chức tại Hà Nội. Tuy nhiên, trên địa bàn TP còn diễn ra nhiều hành vi, hoạt động gây ảnh hưởng đến khách du lịch như bán hàng rong, lừa đảo khách du lịch.


Phụ lục 7. Chính sách tài khóa, đầu tư, tín dụng và cơ cấu kinh tế


Tổng hợp theo Niên giám thống kê (2014) ta có:


Về chi tiêu ngân sách, chi thường xuyên luôn có tỷ trọng cao, đặc biệt năm 2013 chi thường xuyên chiếm 54,3% so với 38,9% chi cho đầu tư phát triển. Trong cơ cấu chi thường xuyên, chi cho hoạt động giáo dục đào tạo, quản lý hành chính, chi sự nghiệp kinh tế chiếm tỷ trọng cao.

Bình quân giai đoạn 2009 – 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội là 9,4%/năm. Trong đó, ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,9%/năm; ngành công nghiệp – xây dựng tăng 9,4%; và các ngành dịch vụ tăng 10,1%/năm.

Tính đến năm 2013, GDP của Hà Nội (tính theo giá hiện hành) là 451.213 tỷ đồng; trong đó khu vực dịch vụ chiếm 53,4%, công nghiệp – xây dựng chiếm 41,7%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 4,9%. Cơ cấu kinh tế này gần như không có sự thay đổi trong giai đoạn 2008-2013.

Về đầu tư, tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2013 là 279.201 tỷ đồng. Trong đó, phân theo thành phần kinh tế, khu vực dịch vụ chiếm 52,6%; khu vực xây dựng – công nghiệp chiếm 41,7% và khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm 5,6%. Nếu phân theo thành phần kinh tế, vốn khu vực nhà nước chiếm 27,6%; vốn khu vực ngoài nhà nước chiếm 61,6% và khu vực vốn đầu tư nước ngoài chiếm 10,8%.


Phụ lục 8. Quy mô Hà Nội so với cả nước và một số TP



Chỉ tiêu


Hà Nội


Cả nước

HN so với cả nước

(%)


TP Hồ

Chí Minh

HN so với TP HCM


Băng Cốc

HN so với Băng Cốc

(%)

Dân số


(nghìn người)


6.936,9


89.708,9


7,73


7.818,2


88,72


5.686,3


121,99

Diện tích (km2)


3.324,3


330.972,4


1,00


2.095,6


158,63


1.568,73


211,90

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Hà Nội - 10

Nguồn: UBND TP Hà Nội (2012).

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí