Mô Hình Tổ Chức Tổng Công Ty Viễn Thông Quân Đội


cần phải sử dụng nhiều loại thiết bị thông tin khác nhau, nhiều công nghệ khác nhau và nhiều loại lao động có ngành nghề khác nhau.

Quá trình sản xuất kinh doanh viễn thông mang tính dây chuyền.

Quá trình truyền đưa tin tức là quá trình diễn ra từ hai phía (người gửi và người nhận tin). Điểm đầu và điểm cuối của một quá trình truyền đưa tin tức có thể ở những địa điểm cách xa nhau hàng nghìn cây số. Thông thường để thực hiện một đơn vị sản phẩm viễn thông cần có nhiều người, nhiều đơn vị sản xuất, trong quá trình đó người ta sử dụng nhiều loại phương tiện thiết bị thông tin khác nhau. Ta có thể hình dung chu trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm viễn thông như sau:

Truyền Truyền


Nơi ký gửi

Quá giang

Nơi nhận


Như vậy để truyền đưa tin tức hoàn chỉnh từ người gửi đến người nhận thường có từ hai cơ sở viễn thông tham gia trở lên, mỗi cơ sở chỉ thực hiện một giai đoạn nhất định của quá trình truyền tin (hoặc giai đoạn đi hoặc giai đoạn đến hoặc giai đoạn quá giang). Do đó nếu tin tức bị “lỗi” ở một khâu nào đó sẽ ảnh hưởng dây chuyền tới những khâu còn lại, làm cho “sản phẩm” trở thành “phế phẩm”. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng tin tức truyền đưa cần phải có những quy định thống nhất về thủ tục khai thác các dịch vụ viễn thông, quy trình khai thác, bảo dưỡng thiết bị thông tin, chính sách đầu tư phát triển mạng, thống nhất về đào tạo cán bộ: có sự phối hợp chặt chẽ về kỹ thuật, nghiệp vụ, lao động trên phạm vi rộng lớn. Đặc điểm này đòi hỏi tính kỷ luật cao trong việc đảm bảo kỹ thuật mạng lưới, tính chuyên nghiệp trong kỹ năng quản lý của các nhà lãnh đạo.

Quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm.

Trong hoạt động thông tin viễn thông, quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ hay nói cách khác hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức được tiêu dùng ngay trong quá trình sản xuất, ví dụ như trong đàm thoại bắt đầu đăng ký đàm thoại là bắt đầu quá trình sản xuất, sau khi đàm thoại xong tức là sau


khi tiêu dùng hiệu quả có ích của quá trình sản xuất thì quá trình sản xuất cũng kết thúc.

Chu kỳ tái sản xuất sản phẩm nói chung là: Sản xuất - Phân phối - Trao đổi - Tiêu dùng. Như vậy tiêu dùng sản phẩm thông thường nằm sau quá trình sản xuất. Đối với các doanh nghiệp công nghiệp, sản phẩm sau khi sản xuất ra được đưa vào kho, sau đó thông qua mạng lưới thương nghiệp thực hiện chức năng phân phối, trao đổi và sau đó người tiêu dùng mới có thể tiêu dùng được. Còn trong ngành viễn thông, do quá trình tiêu thụ gắn liền với quá trình tiêu dùng nên yêu cầu đối với chất lượng viễn thông phải thật cao, nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu dùng. Đối với các ngành khác, sản phẩm sau khi sản xuất ra phải qua khâu kiểm tra chất lượng rồi mới được đưa vào thị trường, người tiêu dùng có thể từ chối không mua sản phẩm có chất lượng kém hoặc chấp nhận mua với giá thấp hơn, còn trong ngành viễn thông, chất lượng sản phẩm chỉ có thể được kiểm tra sau khi tiêu dùng nó, trong nhiều trường hợp sản phẩm viễn thông kém chất lượng có thể gây những hậu quả không thể bù đắp được cả về vật chất và tinh thần.

Tải trọng không đồng đều theo thời gian và không gian.

Tải trọng là lượng tin tức đến yêu cầu một cơ sở sản xuất nào đó của viễn thông phục vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Ngành viễn thông là ngành truyền đưa tin tức, để quá trình truyền đưa tin tức có thể diễn ra, cần phải có tin tức và mọi tin tức đều do khách hàng mang đến. Như vậy, nhu cầu về truyền đưa tin tức quyết định sự tồn tại và phát triển của ngành viễn thông. Nhu cầu truyền đưa tin tức rất đa dạng, nó xuất hiện không đồng đều về không gian và thời gian. Nhu cầu về truyền tin tức thường phụ thuộc vào nhịp độ sinh hoạt của xã hội. Vào những giờ ban ngày, giờ làm việc của các cơ quan, doanh nghiệp, các ngày lễ tết thì lượng nhu cầu lớn. Chính đặc điểm này ảnh hưởng lớn đến công tác tổ chức sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel.

Sự dao động không đồng đều của tải trọng cộng với những quy định về tiêu chuẩn chất lượng đã khiến các cơ sở viễn thông không thể “tích lũy” được tin tức mà phải tiến hành truyền đưa tin tức đảm bảo thời gian truyền đưa thực tế nhỏ hơn

hoặc bằng thời hạn kiểm tra. Để đảm bảo lưu thoát hết mọi nhu cầu về truyền đưa


tin tức cần phải có một lượng dự trữ đáng kể về các thiết bị thông tin, lao động… Chính sự không đồng đều về tải trọng đã làm phức tạp thêm rất nhiều cho việc tổ chức quá trình sản xuất, tổ chức lao động trong doanh nghiệp.

3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:

Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel bao gồm: Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc.

Bộ máy quản trị của Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel được tổ chức và điều hành theo mô hình trực tuyến - chức năng, đảm bảo quyền, trách nhiệm chỉ huy và giám sát của các cấp lãnh đạo được thống nhất từ trên xuống dưới, đồng thời đảm bảo duy trì thường xuyên hoạt động phối hợp, tổ chức thực hiện giữa các phòng ban chức năng.


HÌNH 2.1: MÔ HÌNH TỔ CHỨC TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI

KHỐI CƠ QUAN TỔNG CÔNG TY

KHỐI ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC

KHỐI ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP

- VĂN PHÒNG TCT

- P. CHÍNH TRỊ

- P. TỔ CHỨC LĐ

- P. TÀI CHÍNH

- P. KẾ HOẠCH

- P. KINH DOANH

- P. KỸ THUẬT

- P. ĐẦU TƯ PT

- P. XÂY DỰNG CSHT

- P. CHÍNH SÁCH BCVT

- BAN KIỂM TRA

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VIETTEL

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ VIETTEL

TRUNG TÂM VIỄN THÔNG CÁC TỈNH THÀNH PHỐ

CÔNG TY CÔNG CÔNG CÔNG CÔNG TY CÔNG ĐIỆN TY TY TY THU TY THOẠI ĐIỆN TRUYỀN INTER- CƯỚC VIỄN DI ĐỘNG THOẠI DẪN NET VÀ THÔNG VIETTEL ĐƯỜNG VIETTEL VIETTEL DỊCH VỤ QUÂN

DÀI VIETTEL ĐỘI KHU

VIETTEL VỰC

CÔNG TY KHẢO SÁT THIẾT KẾ VIETTEL

CÔNG TY XÂY LẮP CÔNG TRÌNH

VIETTEL

CÔNG TY THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU VIETTEL

CÔNG TY CÔNG BƯU TY

CHÍNH CỔ

VIETTEL PHẦN XÂY DỰNG

VIETTEL


TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

KHỐI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP


II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VIETTEL TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.‌

1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel.

1.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel Từ năm 1989 đến năm 1999

Giai đoạn này, hoạt động của Tổng công ty chủ yếu phục vụ cho nhiệm vụ Quốc phòng: khảo sát, thiết kế, xây lắp đường trục cáp quang quân sự Bắc - Nam. Đồng thời, Tổng công ty cũng tiến hành xây lắp các đài phát thanh truyền hình, lắp đặt tổng đài kỹ thuật số, xây dựng các trạm thông tin, thiết bị viba, tháp ăngten, lắp dựng các cột cao.

Từ năm 1989 đến 1995 là thời kỳ sơ khai, hình thành của Tổng công ty với sự rèn luyện và trưởng thành qua các công trình xây lắp thiết bị, nhà trạm viễn thông và các cột ăngten cho các tuyến viba. Tháng 2 năm 1990, Tổng công ty đã hoàn thành công trình lớn đầu tiên: xây dựng tuyến vi ba số AWA Hà Nội - Vinh cho Tổng cục Bưu điện. Tháng 7 năm 1993, Tổng công ty đã xây dựng tuyến vi ba băng rộng 140 Mbps và rất nhiều công trình khác cho Tổng cục Bưu điện, Bưu điện tỉnh của VNPT, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.

Trong hai năm 1996 – 1997, ngoài việc thi công xây lắp các công trình viễn thông, bán thiết bị linh kiện điện, điện tử viễn thông nhập khẩu, Tổng công ty còn thực hiện thiết kế lắp đặt hệ thống tổng đài tự động, thiết bị vô tuyến điện, thiết bị truyền số liệu, thi công một số tuyến cáp quang... để chuẩn bị cho việc thiết lập mạng và kinh doanh các dịch vụ bưu chính viễn thông thực sự. Năm 1997, Tổng công ty đã chính thức thiết lập mạng bưu chính công cộng với dịch vụ phát hành báo chí, cung cấp dịch vụ trung kế vô tuyến.

Năm 1998 – 1999, Tổng công ty triển khai thử nghiệm và chính thức kinh doanh dịch vụ trung kế vô tuyến trên địa bàn thành phố Hà Nội, nghiên cứu và xây dựng dự án xin phép thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài sử dụng công nghệ VoIP. Tháng 9 năm 1999, Tổng công ty nghiệm thu bàn giao tuyến đường trục cáp


quang 1A dài gần 2000 km với 19 trạm chính. Đây là đường trục đầu tiên ở Việt nam do người Việt Nam tự thiết kế thi công, không có sự tham gia của chuyên gia nước ngoài. Công trình đánh dấu nhiều sáng kiến mang tính đột phá của Viettel như: đấu tắt cáp quang phục vụ ứng cứu thông tin, giải pháp thu phát trên một sợi quang và thiết kế mạng phẳng, giải pháp về đảm bảo thông tin khi xảy ra sự cố đồng thời trên hai tuyến của vòng rinh phẳng, sáng kiến nâng cấp trạm nhánh, thiết kế lại phần nguồn cho card khuếch đại quang... Chính nhờ những đột phá như vậy nên doanh thu của Tổng công ty năm 1999 đã đạt 36 tỷ đồng, lợi nhuận trên 790 triệu đồng.

1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel từ năm 2000 đến nay.

Trong một số năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel có những biến chuyển tốt đẹp. Nền kinh tế phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho Viettel mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao uy tín của mình trên thị trường. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của Viettel trong giai đoạn từ năm 2000-2006.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2000-2006.

Đơn vị: Tỷ đồng


Năm

Chỉ tiêu

Tỷ lệ tăng giảm (%)

Tỷ lệ lợi nhuận/tổng doanh thu(%)

Doanh thu

Lợi nhuận

Nộp ngân sách

Doanh thu

Lợi nhuận

Nộp ngân sách

2000

54

1,4

4




2,6

2001

120

18,0

12

122,2

1185,7

200,0

15,0

2002

920

190,0

92

666,7

955,6

666,7

20,7

2003

1020

215,0

132

10,9

13,2

43,5

21,1

2004

1400

270,0

202

37,3

25,6

53,0

19,3

2005

2500

460,0

355

78,6

70,4

75,7

18,4

2006

7108

1350,0

995

184,3

193,3

180,3

18,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty viễn thông quân đội - Viettel trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 6

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Tổng công ty Viễn thông Quân đội – Viettel)


Qua bảng số liệu trên ta thấy từ năm 2000 đến nay tình hình kinh doanh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel đã có những bước phát triển đáng kể cả về quy mô và chất lượng dịch vụ. Mặc dù là một doanh nghiệp non trẻ trong lĩnh vực bưu chính viễn thông nhưng Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel đã đạt được tốc độ tăng trưởng thần kỳ trong giai đoạn 2000-2006.

Năm 2006, tổng doanh thu của Viettel đạt 7108 tỷ VNĐ tăng tới 4608 tỷ VNĐ tương ứng tăng 184% so với tổng doanh thu 2500 tỷ VNĐ trong năm 2005, năm 2005 so với năm 2004 tổng doanh thu tăng 1100 tỷ đồng (tăng 78,57%), năm 2004 so với năm 2003, tổng doanh thu tăng 380 tỷ (tăng 37,25%), năm 2003 so với năm 2002 tổng doanh thu tăng 100 tỷ (tăng 10,8%), năm 2002 so với năm 2001, tổng doanh thu tăng 800 tỷ đồng (tăng 667%) và năm 2001 so với năm 2000, tổng doanh thu tăng 66 tỷ đồng (tăng 122%).

Nguyên nhân chính giải thích cho sự tăng trưởng thần kỳ này là do Viettel đã biết chớp thời cơ, mạnh dạn thử nghiệm và không ngừng sáng tạo trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể là:

- Tháng 2 năm 2000 Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel đã ký thoả thuận kết nối cung cấp dịch vụ điện thoại VoIP đầu tiên ở Việt Nam với VNPT, tiến hành các thủ tục thuê kênh, tập huấn kỹ thuật để chuẩn bị triển khai dự án, đồng thời làm các thủ tục xin cấp phép dự án VoIP quốc tế. Ngày 15/10/2000, Tổng công ty Viễn thông Quân đội – Viettel đã chính thức tổ chức kinh doanh thử nghiệm có thu cước dịch vụ điện thoại đường dài VoIP trên tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh. Đánh dấu sự kiện: lần đầu tiên có một công ty ngoài VNPT cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam, phá vỡ thế độc quyền, người sử dụng giờ đây có quyền lựa chọn dịch vụ viễn thông của các nhà khai thác khác nhau. Viettel lại cung cấp dịch vụ với giá cước rẻ hơn, lưu lượng bình quân đạt 50K-60K phút/ngày nên thu hút một khối lượng lớn khách hàng chuyển sang sử dụng các dịch vụ do Viettel cung cấp, nhờ vậy mà doanh thu của Viettel liên tục tăng mạnh kể từ năm 2001.

- Không dừng lại ở đó, từ năm 2001 đến 2006, Viettel triển khai hạ tầng viễn thông, mở rộng các loại hình dịch vụ viễn thông, liên tục củng cố hoàn thiện mô


hình tổ chức với một loạt các đơn vị thành viên được thành lập: trung tâm điện thoại cố định, trung tâm công nghệ thông tin và dịch vụ kỹ thuật, trung tâm mạng truyền dẫn, trung tâm điện thoại di động. Việc thành lập các trung tâm theo hướng tách riêng các dịch vụ cố định, di động, Internet... đã khiến Viettel đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, dần dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường viễn thông.

Đồng hành với sự tăng trưởng của doanh thu là sự tăng trưởng cùng hướng của lợi nhuận với tỷ lệ tăng trưởng ngoạn mục không kém, đặc biệt trong hai năm 2001 và 2002, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ở mức ba, bốn con số. Năm 2000 lợi nhuận của toàn Tổng công ty chỉ đạt 1,4 tỷ đồng. Năm 2001, tổng lợi nhuận đạt được là 18 tỷ đồng, tăng 16,6 tỷ so với năm 2000 tương ứng tăng 1185,7%. Năm 2002 tổng lợi nhuận là 190 tỷ đồng tăng 172 tỷ so với năm 2001 tương ứng tăng 666,7%. Tổng lợi nhuận năm 2003 so với năm 2002 tăng 25 tỷ (tăng 13,15%). Năm

2004 so với năm 2003 tăng 65 tỷ (tăng 30,23%). Năm 2005 so với năm 2004 tăng

190 tỷ (tăng 70,37%). Năm 2006 so với năm 2005 tăng 890 tỷ (tăng 193%).

Sự tăng trưởng đáng chú ý về lợi nhuận của Viettel trong giai đoạn 2000- 2006 đã khiến không ít các nhà kinh tế học Việt Nam coi giai đoạn này là giai đoạn phát triển của viễn thông Viettel mặc dù Viettel mới chỉ thực sự gia nhập thị trường viễn thông trong bốn năm trở lại đây. Viettel đã tự khẳng định vị thế của mình trong giới viễn thông bằng chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng doanh thu đạt mức hai con số liên tục trong 5 năm liên tiếp. Năm 2000, lợi nhuận của Tổng công ty chỉ ở mức 2,5% trong tổng doanh thu. Nhưng từ năm 2001 trở lại đây, cùng với sự xuất hiện các dịch vụ viễn thông, chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng doanh thu đã tăng lên nhanh chóng và luôn ở mức hai con số. Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng doanh thu năm 2001 là 15%, năm 2002 là 20,7%, năm 2003 là 21,1%, năm 2004 là 19,3%, năm 2005 là 18,4%,

năm 2006 là 18,5%.

Sở dĩ Viettel có sự tăng trưởng lợi nhuận đáng kể như vậy trong những năm gần đây là do thời gian này Viettel liên tục mở rộng các dịch vụ. Tháng 7 năm 2001 Viettel chính thức kinh doanh dịch vụ VoIP quốc tế, tháng 10 năm 2002 cung cấp

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí