dịch vụ thuê kênh nội hạt và đường dài trong nước, chính thức cung cấp dịch vụ Internet, năm 2003, cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP), dịch vụ điện thoại cố định (PSTN) tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, khai trương cổng quốc tế vệ tinh tại Sơn Tây. Đáng kể nhất chính là sự triển khai nhanh và mạnh mạng truyền dẫn đi toàn quốc và đi quốc tế với quan điểm: “Truyền dẫn chính là hạ tầng của hạ tầng”. Viettel phối hợp với đường sắt triển khai tuyến cáp quang 1B dung lượng 1Gbps nhằm phục vụ kết nối cho các dịch vụ điện thoại của Viettel và cho thuê kênh, triển khai cửa ngõ quốc tế làm cơ sở để cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế và phục vụ kết nối Internet.
Từ năm 2004 đến 2007 là giai đoạn “tăng tốc” của Viettel, định vị thương hiệu trên thị trường. Sự lớn mạnh của Viettel được thể hiện ở nhiều mặt: hạ tầng mạng được triển khai rộng khắp, quang hoá trên toàn quốc, đường trục cáp quang đã có 1A, 1B, 1C. Truyền dẫn quốc tế cũng được triển khai nhanh với dung lượng lớn (cáp quang 2x2,5Gbps, vệ tinh 155Mbps), kết nối cáp quang với Lào và Campuchia (vừa giải quyết được vấn đề thông tin liên lạc, an ninh mạng cho các nước bạn, vừa khiến Viettel trở thành trung tâm của 3 nước). Bên cạnh đó, Viettel còn triển khai lắp đặt mạng điện thoại di động với tốc độ nhanh nhất Việt Nam. Đưa các dịch vụ viễn thông đến khắp mọi miền Tổ Quốc (VoIP 64/64, PSTN 58/64, ADSL 64/64, Di động 64/64).
Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của tổng doanh thu và tổng lợi nhuận, chi phí hàng năm nộp vào ngân sách Nhà nước của Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel cũng tăng mạnh. Bảng số liệu 2.1 cho thấy, năm 2006, Tổng công ty nộp vào ngân sách Nhà nước 995 tỷ VNĐ tăng 640 tỷ VNĐ (180%) so với khoản chi 355 tỷ VNĐ năm 2005, và tăng 991 tỷ VNĐ tương ứng 24775% so với khoản chi 4 tỷ VNĐ trong năm 2000. Tốc độ tăng trưởng lớn của khoản chi nộp ngân sách Nhà nước được tích lũy từ năm 2000-2006. Năm 2000, Viettel nộp ngân sách là 4 tỷ đồng. Đến năm 2001 so với năm 2000 tăng 8 tỷ (tăng 200%). Năm 2002 so với năm 2001 tăng 80 tỷ (tăng 667%). Năm 2003 so với năm 2002 tăng 40 tỷ (43,5%). Năm
2004 so với năm 2003 tăng 70 tỷ (tăng 53%). Năm 2005 so với năm 2004 tăng 153
tỷ (tăng 75,7%). Năm 2006 so với năm 2005 tăng 640 tỷ (tăng 180%).
Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel đã hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ với Nhà nước thể hiện ở chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước nói chung và Bộ Quốc phòng nói riêng. Thực tiễn việc đóng góp vào ngân sách Nhà nước hàng năm của Viettel đã chứng minh một điều là: bộ đội thông tin liên lạc không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu mà còn làm tốt nhiệm vụ xây dựng kinh tế, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển chung của nước nhà.
Tuy nhiên để có được những thành công đáng kể như vậy thì bên cạnh việc không ngừng mở rộng, đa dạng hóa các loại dịch vụ để thỏa mãn khách hàng, Viettel cũng đã có những đầu tư theo chiều sâu. Sau đây là bảng số liệu về các dịch vụ chủ yếu của Viettel.
Bảng 2.2: Chỉ tiêu các dịch vụ chủ yếu của Viettel.
Đơn vị tính | Thực hiện năm 2006 | Kế hoạch năm 2007 | Tỷ lệ (%) tăng giảm | ||
Chỉ tiêu dịch vụ Viễn thông | Điện thoại cố định (PSTN) | Thuê bao | 65.781 | 50.000 | 77 |
Điện thoại di động (098) | Thuê bao | 7.439.000 | 7.000.000 | 94 | |
Internet (ADSL+Lisline) | Thuê bao | 62.936 | 200.000 | 318 | |
Mạng truyền dẫn (E1) | Luồng | 60.916 | 86.211 | 142 | |
Dịch vụ bưu chính | CPN - Chuyển phát nhanh | Bưu gửi | 537.347 | 574.754 | 107 |
Phát hành báo | 1000 tờ | 36.769 | 38.763 | 105 | |
Xây lắp công trình | Trạm BTS | Trạm | 1500 | 2200 | 146 |
Trạm cố định | Trạm | 1000 | 1500 | 150 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Hội Và Thách Thức Đối Với Doanh Nghiệp Khi Tham Gia Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế.
- Quá Trình Hội Nhập Khu Vực Và Quốc Tế Ở Việt Nam
- Mô Hình Tổ Chức Tổng Công Ty Viễn Thông Quân Đội
- Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty Viễn Thông Quân Đội - Viettel Dựa Vào Hệ Thống Chỉ Tiêu.
- So Sánh Thị Phần Của Các Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Viễn Thông Tại Việt Nam
- Số Lượng Cũng Như Chất Lượng Dịch Vụ Giá Trị Gia Tăng Của Viettel Chưa Thỏa Mãn Được Nhu Cầu Của Khách Hàng.
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Bảng 2.3: Tỷ lệ các dịch vụ chủ yếu trong tổng doanh thu của Viettel.
Đơn vị: Tỷ đồng
Thực hiện năm | Tỷ lệ/Tổng doanh | Kế hoạch năm 2007 | Tỷ lệ/tổng doanh | |
2006 | thu(%) | thu(%) | ||
Tổng doanh thu | 7108,00 | 100 | 11000 | 100 |
Điện thoại di động | 5002,18 | 70,39 | 7800 | 70,92 |
Điện thoại đường dài và Internet | 1137,67 | 16,00 | 1200 | 10,91 |
Truyền dẫn | 714,00 | 10,04 | 900 | 8,18 |
Bưu chính | 91,18 | 1,28 | 123 | 1,11 |
Các dịch vụ khác | 162,97 | 2,29 | 977 | 8,88 |
(Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2006 của Tổng công ty Viễn thông Quân đội – Viettel)
Thành lập từ năm 1989 nhưng phải đến ngày 15/10/2004, khi mạng 098 chính thức đưa vào hoạt động thì Viettel mới thực sự được biết tới. Chỉ hơn một tháng sau khi hoạt động Viettel đã có 100.000 khách hàng, gần 1 năm sau đón khách hàng thứ 1 triệu. Ngày 21/7/2006 đón khách hàng thứ 4 triệu và đến cuối tháng 12/2006 đã vượt lên con số 7 triệu khách hàng. Theo số liệu thống kê năm 2006 của GSMA thì Viettel Mobile là mạng di động có tốc độ phát triển nhanh thứ 13 trong tổng số 20 mạng di động phát triển nhanh nhất của thế giới. Trong tổng doanh thu 7108 tỷ đồng năm 2006 của Viettel, có sự đóng góp tới 5002,18 tỷ VNĐ doanh thu với hơn 7.439.000 thuê bao từ mạng điện thoại di động Viettel tương ứng 70,4% trong tổng giá trị sản xuất, tiếp đến là điện thoại đường dài và Internet với 1137,67 tỷ VNĐ tức chiếm 16% tổng doanh thu, Truyền dẫn với 714 tỷ VNĐ, chiếm 10%, còn lại là lĩnh vực bưu chính và khối ngành truyền thống đóng góp 254,15 tỷ VNĐ, chỉ chiếm 3,6%. Viettel cũng đưa ra kế hoạch cho năm 2007, tổng doanh thu đạt 11000 tỷ VNĐ, trong đó có tới 7800 tỷ VNĐ tức 70,9% là điện thoại di động, 1200 tỷ VNĐ tức 10,9% là điện thoại đường dài và Internet, 900 tỷ VNĐ tức 8,2% là truyền dẫn và 1100 tỷ VNĐ tức 10% là doanh thu từ lĩnh vực bưu chính và các ngành nghề truyền thống khác. Như vậy trong tất cả các lĩnh vực Viettel tham gia, lĩnh vực viễn thông với bốn dịch vụ chủ yếu là dịch vụ điện thoại di động, điện thoại đường dài, Internet và truyền dẫn đã mang lại nguồn thu chiếm đến
96,4% trong tổng doanh thu của Tổng công ty và dự kiến năm 2007 doanh thu từ những dịch vụ trong lĩnh vực này tiếp tục đóng góp ở mức thống trị tức 92,5% doanh thu toàn Tổng công ty.
Tóm lại, việc phân tích một vài chỉ tiêu ở trên đã phần nào lột tả được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel trong những năm vừa qua. Hiện nay Viettel đã và đang xây dựng, định vị thương hiệu trên thị trường, làm cho slogan “Hãy nói theo cách của bạn” trở nên quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel đã thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao, đạt được những kết quả to lớn đáng tự hào: Đem lại cho đất nước hàng chục công trình thông tin phục vụ đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng hàng chục cơ sở thông tin liên lạc hiện đại, nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiện đại hóa mạng thông tin quân sự, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, phát triển ngành công nghiệp viễn thông nước nhà, đóng góp thiết thực vào công cuộc đổi mới đất nước.
2. Thách thức đối với Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
2.1. Thách thức chung của ngành.
2.1.1. Khối lượng sử dụng dịch vụ viễn thông của Việt Nam thấp hơn so với các nước trong khu vực.
Cho dù có tốc độ tăng trưởng dịch vụ Internet, điện thoại cố định và điện thoại di động cao nhưng cơ sở hạ tầng lĩnh vực viễn thông Việt Nam vẫn ở mức kém phát triển so với các nước trong khu vực. Chất lượng đường truyền kém và chất lượng dịch vụ thấp là nhân tố dẫn đến khối lượng dịch vụ thấp hơn mức trung bình. Tính trung bình, Việt Nam chỉ đạt 25 phút đàm thoại quốc tế bình quân một thuê bao, thấp hơn mức trung bình của Đông Á, Thái Bình Dương và chỉ cao hơn mức của Trung Quốc. Mật độ điện thoại cố định của Việt Nam cũng chỉ bằng khoảng 1/3 mật độ trung bình của ASEAN: 13,8 máy/100 dân so với 37,1 máy/100 dân. Mật độ thuê bao điện thoại di động của Việt Nam bằng khoảng 1/2 mật độ trung bình của ASEAN: 14,3 máy/100 dân so với 29,8 máy/100 dân. Số lượng
người sử dụng Internet trên 100 dân của Việt Nam cũng chỉ bằng khoảng 1/2 mức trung bình của khu vực 7 người sử dụng/100 dân so với 15 người sử dụng/100 dân [19]. Nhìn vào những số liệu trên ta cũng có thể thấy khối lượng sử dụng dịch vụ viễn thông của Việt Nam thua kém rất nhiều nước trong khu vực dẫn đến khi mở cửa hội nhập thị trường thì Việt Nam sẽ gặp nhiều trở ngại trong việc phát triển dịch vụ viễn thông.
2.1.2. Năng suất lao động ngành viễn thông chưa cao.
Năng suất lao động là yếu tố phản ánh rõ khả năng cạnh tranh của một nền kinh tế nói chung và của một ngành nói riêng. Năng suất của ngành viễn thông Việt Nam tính theo doanh thu trên một lao động thấp hơn khoảng 3 lần so với năng suất lao động trung bình của ngành viễn thông khu vực. Năng suất lao động của ngành viễn thông Việt Nam chỉ cao hơn năng suất trong ngành viễn thông Lào và Campuchia, trong khi thấp hơn 2 lần so với ngành viễn thông Trung Quốc. Năng suất lao động ngành viễn thông Việt Nam thấp là do dư thừa lao động trong ngành, số lượng lao động trên một đường điện thoại cố định của Việt Nam gấp đôi số lượng lao động trung bình trên một đường điện thoại cố định của các nước khác, doanh thu của mỗi đường điện thoại cố định của Việt Nam cũng thấp hơn các nước trong khu vực. Chính những điều này dẫn đến năng suất lao động chung trong ngành viễn thông của Việt Nam là quá thấp, làm giảm khả năng cạnh tranh của Việt Nam so với các nước trong khu vực.
2.1.3. Mức độ chuẩn bị hạ tầng mạng của Việt Nam được thực hiện chưa hiệu quả
Trong báo cáo công nghệ thông tin toàn cầu năm 2006, Việt nam xếp thứ 68 trong số 134 nước được xếp hạng theo chỉ số mức độ chuẩn bị hạ tầng mạng (NIR). Theo định nghĩa của WEF thì chỉ số mức độ chuẩn bị hạ tầng mạng là mức độ chuẩn bị của một nước hoặc một cộng đồng cho việc gia nhập và hưởng lợi từ việc phát triển công nghệ thông tin (ICT)[19]. Chỉ số này không chỉ sử dụng để đánh giá mức độ phát triển và áp dụng công nghệ thông tin ở mỗi nước mà còn được sử dụng
để đánh giá khả năng khai thác thành tựu công nghệ thông tin nhằm tăng khả năng cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế. Chỉ số mức độ chuẩn bị về hạ tầng mạng được xác định thông qua 3 yếu tố: môi trường vĩ mô cho công nghệ thông tin, mức độ chuẩn bị của các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ trong việc sử dụng và hưởng lợi từ công nghệ thông tin và mức độ sử dụng công nghệ thông tin. Báo cáo năm 2006 của WEF xếp ngành viễn thông của Việt Nam ở mức gần thấp nhất trong khu vực, thấp hơn cả Indonesia và thấp hơn nhiều so với Thái Lan.
Tóm lại, cho dù cơ sở hạ tầng và điều kiện bên cầu của ngành viễn thông Việt Nam còn thấp hơn so với các nước trong khu vực, Việt Nam vẫn được đánh giá là thị trường có nhiều tiềm năng cho phát triển dịch vụ viễn thông. Lĩnh vực viễn thông của Việt Nam tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế nhưng có mức độ tăng trưởng nhanh vì vậy là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư khai thác.
2.2. Thách thức đối với Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel.
Khi Việt Nam mở cửa hội nhập thị trường thì Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel sẽ gặp phải không chỉ những thách thức chung của ngành viễn thông Việt Nam mà còn có những thách thức riêng đối với Tổng công ty, đó là làm thế nào để vượt qua "cái bóng" quá lớn của VNPT.
Cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông Việt Nam thực sự xuất hiện từ năm 1993, sau khi Chính phủ cấp phép cho các công ty nước ngoài đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển dịch vụ điện thoại thẻ, nhắn tin… tại Việt Nam. Tuy nhiên, sự cạnh tranh này cũng chỉ mang tính chất nội bộ của VNPT bởi lẽ tất cả các dự án đầu tư vào dịch vụ viễn thông đều được thực hiện dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, trong đó quyền cung cấp dịch vụ thuộc về đối tác Việt Nam, là các thành viên của VNPT. Tuy đã có cạnh tranh nhưng hiện VNPT vẫn tiếp tục thống lĩnh thị trường, kiểm soát khoảng 75% thị phần viễn thông trong cả nước. Chính vị trí thống lĩnh này đã kìm hãm cạnh tranh và ngăn cản các đối thủ như Viettel mở rộng thị phần. Lúc mới thành lập Viettel phải mất từ 5 tới 12 tháng để kết nối với VNPT, thêm 5 đến 6 tháng nữa để đàm phán với các doanh nghiệp thành viên của VNPT và mất 8 tháng để có thể thuê được đường truyền quốc tế của VNPT. Đến năm 2002,
Viettel xin mở dịch vụ tại 19 tỉnh nhưng VNPT chỉ cho phép mở dịch vụ tại 18 tỉnh và trên thực tế thì Viettel chỉ được mở dịch vụ ở 13 tỉnh trong cả nước do hạn chế dung lượng mạng. Năm 2003, Viettel lại tiếp tục xin mở dịch vụ ở 21 tỉnh, nhưng VNPT chỉ cho phép mở tại 9 tỉnh. Cũng trong năm 2003, Viettel đề nghị tăng dung lượng kết nối 118E1 cho dịch vụ VoIP nhưng trên thực tế chỉ nhận được 18E1. Trong các loại dịch vụ viễn thông chính thì điện thoại di động và Internet có tính cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp. Còn dịch vụ điện thoại nội hạt, liên tỉnh, điện thoại quốc tế (ngoại trừ điện thoại quốc tế VoIP) và dịch vụ cho thuê kênh thì VNPT vẫn giữ vị trí chủ đạo.
Tuy nhiên "lớn chưa chắc đã mạnh và nhỏ chưa chắc đã yếu", đó là triết lí kinh doanh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel trong thời kỳ áp lực cạnh tranh gia tăng. Cùng một sản phẩm, nếu doanh nghiệp nào đưa ra giá thấp hơn, dịch vụ tốt hơn, chăm sóc khách hàng chu đáo hơn thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cho dù VNPT có là một "đại gia" trong lĩnh vực bưu chính viễn thông thì Viettel vẫn có cơ hội vượt qua nếu biết nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí và luôn coi sự thoả mãn của khách hàng là mục tiêu hướng tới.
3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel
3.1. Phân tích một số lợi thế của Viettel.
3.1.1. Lợi thế về nguồn nhân lực
Bảng 2.4: Thống kê số lượng lao động theo cơ cấu.
Loại lao động | 2004 | 2005 | 2006 | |
Tổng lao động | 3224 | 5970 | 7862 | |
Phân loại theo chức năng | Lao động quản lý | 800 | 1500 | 2245 |
Lao động công nghệ | 1940 | 3600 | 4514 | |
Lao động phục vụ | 484 | 870 | 1103 | |
Phân loại theo thâm niên | Dưới 5 năm | 902 | 2103 | 3207 |
Từ 5-10 năm | 1755 | 3176 | 3943 |
Trên 10 năm | 567 | 691 | 712 | |
Phân loại theo trình độ | Cao học | 27 | 41 | 74 |
Đại học | 1754 | 3007 | 4552 | |
Cao đẳng | 1332 | 1919 | 2157 | |
Trung cấp | 44 | 929 | 1026 | |
TH chuyên nghiệp | 67 | 74 | 53 |
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của phòng nhân sự Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel)
Xuất phát từ đặc thù về tổ chức mạng lưới sản xuất kinh doanh dịch vụ trải rộng khắp 64/64 tỉnh thành trong cả nước, Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel thu hút một lực lượng lao động khá lớn với trên 7000 cán bộ nhân viên và có xu hướng ngày càng tăng trong tương lai.
Với vai trò kinh doanh dịch vụ viễn thông cùng các hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc ngày càng cao của con người nên lực lượng lao động của Viettel ngoài đội ngũ lao động đóng vai trò quản lý, điều hành mọi hoạt động của Tổng công ty thì còn có một đội ngũ lao động đông đảo đó là lao động công nghệ có nhiệm vụ vận hành hệ thống kỹ thuật toàn ngành, đảm bảo cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất. Lượng lao động này chiếm khoảng trên 60% tổng lao động, thể hiện quy mô kinh doanh của Viettel đang mở rộng. Lao động quản lý chiếm khoảng 25%, còn lao động phục vụ chiếm khoảng 15%
Từ năm 2004 - 2007, Viettel đã chủ động tích cực trẻ hóa đội ngũ lao động. Những lao động trẻ này được đào tạo trong thời kỳ mới nên rất nhanh nhạy với thị trường, tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật mới, tiên tiến, hiện đại. Họ là nhân tố tạo sức bật cho Viettel trong những năm tới. Bên cạnh lực lượng lao động trẻ là đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp, có thâm niên, có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Hai lực lượng lao động này kết hợp với nhau sẽ khắc phục được những hạn chế, đồng thới phát huy được khả năng trong công việc từ đó sẽ đẩy nhanh hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo khả năng cạnh tranh về “trí tuệ” cho Viettel.
3.1.2. Lợi thế về nguồn vốn.