đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhiều chính sách cơ chế và quy định của nước ta không phù hợp với các quy định của quốc tế, dẫn tới nhiều phiền toái trong giao dịch thương mại, nhiều khi mất thời cơ, mất hàng, mất tiền. Đến nay, chiến lược về hội nhập kinh tế mới đang được hình thành, ngày 27-11- 2001 Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ra quyết định số 07 về hội nhập kinh tế. Phải khẳng định đây là một quốc sách quan trọng của Đảng ta, nhưng trong 6 năm qua trong quá trình hành động cụ thể, thì bước tiến còn rất chậm chạp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nguy cơ không theo kịp yêu cầu cạnh tranh trong bối cảnh mở cửa thị trường hội nhập.
Thêm vào đó, doanh nghiệp Việt Nam còn có tư tưởng ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước. Nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp còn coi công việc hội nhập kinh tế là việc của Nhà nước, của Chính phủ. Trong khi đó các cam kết hội nhập yêu cầu Việt Nam phải xây dựng được một môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng theo hướng xóa bỏ phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, xóa bỏ những biện pháp trợ cấp không phù hợp với thông lệ quốc tế.
Những cam kết của Việt Nam đối với hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới là hết sức rõ ràng và không thể đảo ngược. Vì vậy, thách thức cạnh tranh ngày càng lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp cần chú ý tới những thay đổi mang tính đột phá để có thể chuẩn bị tương đối sẵn sàng trong bối cảnh cạnh tranh từ nước ngoài đang kề cận.
3. Quá trình hội nhập khu vực và quốc tế ở Việt Nam
Trong 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã từng bước chủ động tham gia vào các tổ chức kinh tế, thương mại quốc tế và khu vực. Thực tế cho thấy hợp tác kinh tế quốc tế đã đạt được những thành tựu vượt bậc, đã có gần 80 tỷ USD của hàng ngàn doanh nghiệp từ hơn 80 quốc gia trên thế giới đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Về quan hệ đa phương, nước ta đã là thành viên chính thức của ASEAN và tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA với chương trình hành động CEPT từ tháng 7/1995. Việt Nam hiện nay là thành viên tích cực của diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), diễn đàn hợp tác Á - ÂU (ASEM).
Trong năm 2006 vừa qua, môi trường đầu tư của Việt Nam tiếp tục có những chuyển biến tích cực: ban hành thực thi có hiệu quả các luật kinh tế quan trọng, tổ chức thành công hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14, gia nhập WTO đã tạo điều kiện để Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài với mức kỷ lục, vượt ngưỡng 10 tỷ USD, mức cao nhất trong vòng 10 năm qua và gấp đôi mức bình quân của 5 năm trước. Về quan hệ song phương, chúng ta cũng đã có quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trên 20% trong nhiều năm với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2006 đạt trên 85 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt gần 40 tỷ USD. Nền kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân trong 6 năm 2001-2005 đã đạt 7,67% và năm 2006 đạt 8,4%. Hiện đã có một số dự báo cho rằng Việt Nam có thể đạt mức độ tăng trưởng kinh tế cao hơn ở mức 8,5-9%, thậm chí ở mức hai con số trong những năm tới.
Đánh giá những thành tựu to lớn Việt Nam đạt được trong 20 năm đổi mới, thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Bích Đạt nhận định: “Một môi trường thuận lợi với những cơ hội đầu tư, kinh doanh chưa từng có đã mở ra cho tất cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Trong tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt trong việc gia nhập WTO, Việt Nam sẽ thực hiện thành công quá trình tự do hóa theo lộ trình cam kết quốc tế.”[19]
Cũng đánh giá thành tựu 20 năm qua của Việt Nam, Giáo sư Pietro P. Masina, trường Đại học Naples, Italya đã ghi nhận những thành quả đầy ấn tượng của Việt Nam là sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và bền vững, Việt Nam đã phát triển trong một khu vực năng động nhất của nền kinh tế thế giới. Ông cũng cho rằng không một quốc gia nào trên thế giới có thể giảm tỷ lệ đói nghèo nhanh như Việt Nam đã đạt được từ đầu những năm 1990 cho đến hiện nay và được coi như là một “câu chuyện thành công” của việc thúc đẩy phát triển trên thế giới. Như vậy, nền móng và môi trường hội nhập đã được mở ra tương đối cho các doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty viễn thông quân đội - Viettel trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 2
- Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp
- Cơ Hội Và Thách Thức Đối Với Doanh Nghiệp Khi Tham Gia Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế.
- Mô Hình Tổ Chức Tổng Công Ty Viễn Thông Quân Đội
- Tỷ Lệ Các Dịch Vụ Chủ Yếu Trong Tổng Doanh Thu Của Viettel.
- Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty Viễn Thông Quân Đội - Viettel Dựa Vào Hệ Thống Chỉ Tiêu.
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Cơ hội mở ra cho doanh nghiệp Việt Nam là rất nhiều nhưng mỗi doanh nghiệp cần phải tự đánh giá lại năng lực của bản thân để không lãng phí cơ hội. Đầu
tiên khi nói về năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam, mọi người đều có nhận xét chung là hàng hoá sản xuất trong nước còn yếu về chất lượng, giá cả, mẫu mã do quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu. Khả năng tiếp cận thị trường và tạo lập nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp còn hạn chế. Trình độ tay nghề công nhân còn thấp so với hiện đại của máy móc, thiết bị… Tuy nhiên, trong những năm đổi mới vừa qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã năng động vượt qua mọi thử thách, nhanh chóng thích ứng với xu thế vận động của thị trường, tranh thủ được các nguồn lực để đầu tư đổi mới máy móc công nghệ hiện đại, đưa ra thị trường những sản phẩm có giá thành hợp lý, chất lượng tốt, đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại. Thực tế đã chứng minh nhiều hàng hoá sản xuất ở Việt Nam (hàng dệt may, nông sản, thuỷ sản, vật liệu xây dựng…) đã làm chủ được thị trường nội địa và đang có chỗ đứng vững chắc ở thị trường nhiều nước. Song số doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả cũng có nhiều, vì vậy các doanh nghiệp phải chủ động, phát huy nội lực để vươn lên cạnh tranh có hiệu quả ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
4. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế
Hội nhập khu vực và quốc tế là quá trình tất yếu khi lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đã phát triển cao ở quy mô toàn cầu, buộc phải có sự giao lưu, trao đổi quốc tế giữa các quốc gia ở mọi lĩnh vực. Thực tế trong những năm qua đã thấy, không một quốc gia nào có thể phát triển với một chính sách khép kín, đóng cửa, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Các doanh nghiệp - nhân tố trực tiếp tham gia và chịu tác động của tiến trình hội nhập phải nỗ lực tăng cường năng lực cạnh tranh của chính mình bằng việc thúc đẩy công tác nghiên cứu và thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm; tăng hiệu quả hoạt động tài chính doanh nghiệp; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tiếp thị; nâng cao mặt bằng công nghệ và tri thức… Thêm vào đó, các doanh nghiệp luôn luôn phải có ý thức hội nhập như là cơ hội của phát triển và là yếu tố thúc đẩy nâng cao khả năng cạnh tranh.
Trước thời kỳ đổi mới, chính sách kinh tế của nước ta là bao cấp, có giao lưu quốc tế cũng chỉ trong số các nước xã hội chủ nghĩa với nhau, nên nền kinh
tế rất trì trệ, doanh nghiệp chỉ hoạt động trên cơ sở kế hoạch hoá Trung ương ban xuống. Thời kỳ này, doanh nghiệp hoàn toàn bị động và ỷ lại, không có ý thức cạnh tranh hay ý trí vươn lên vì nếu làm ăn thua lỗ đã có “nhà nước bù”. Do vậy sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp gần như không có. Nhưng hiện nay Nhà nước đã có nhiều đổi mới về chính sách cộng với sức ép của sự cạnh tranh khốc liệt ngay tại sân nhà, các doanh nghiệp không thể dựa dẫm vào sự bảo hộ, hỗ trợ của nhà nước, nên muốn tồn tại và phát triển buộc các doanh nghiệp phải nâng cao sức cạnh tranh của mình. Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải nhận rõ cơ hội cũng như thách thức mà quá trình hội nhập đem lại, đồng thời phải xem xét nghiêm túc điểm mạnh và điểm yếu của mình để có giải pháp hội nhập hiệu quả. Như vậy, có thể nói nâng cao năng lực cạnh tranh là giải pháp hiệu quả và lâu bền nhất cho mỗi doanh nghiệp khi tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Trong quá trình tham gia hội nhập không chỉ nhìn vào mình mà các doanh nghiệp còn cần phải học tập kinh nghiệm của các nước bạn để rút ra bài học cho bản thân. Những nước phải kể đến là Nhật Bản, một nước vươn lên đứng thứ hai thế giới về kinh tế, Hàn Quốc, một nước tiêu biểu trong số các nước NICs và Trung Quốc, một điểm sáng của các nước đang phát triển. Doanh nghiệp các nước này đã có những bước đi riêng tạo nên thế đứng vững chắc trên thị trường quốc tế.
Trước tiên là Hàn Quốc, đã đạt được sự phát triển thành công mà chưa có quốc gia đang phát triển nào đạt được trong thời kỳ sau chiến tranh. Họ tiến hành cạnh tranh trên thị trường nước ngoài thông qua việc phối hợp với các công ty Nhật Bản hoặc Tây Âu. Các sản phẩm chủ yếu được thiết kế ở nước ngoài, các công ty Hàn Quốc mạnh dạn đầu tư vào công nghệ chế tác hiện đại và sản xuất quy mô lớn. Ngay từ đầu các công ty đã có những nỗ lực mạnh mẽ phát triển công nghệ sản phẩm riêng của họ, thu hút đội ngũ kỹ sư và cán bộ khoa học người Hàn Quốc được đào tạo ở trình độ cao. Họ cũng sớm bắt đầu hình thành tên nhãn hiệu hàng hoá và các kênh Marketing quốc tế của riêng mình, đây là điều kiện cần thiết để có lợi thế cạnh tranh lớn hơn. Đồng thời, các công ty này còn thiết lập các cơ sở sản xuất ở nước ngoài. Hàn Quốc là một minh chứng tốt về
những thay đổi trong chính sách và chiến lược công ty chuyển từ giai đoạn phát triển dựa vào đầu tư sang giai đoạn phát triển dựa vào đổi mới.
Trong khi đó, Nhật Bản lại là một minh hoạ về chương trình cải cách của một quốc gia thành công và tiếp tục quá trình phát triển. Sau chiến tranh Nhật Bản đã thực hiện xuất sắc việc chuyển đổi từ giai đoạn dựa vào các nhân tố sẵn có sang giai đoạn dựa vào đổi mới công ty. Các công ty Nhật Bản phát triển từ cạnh tranh về giá sang cạnh tranh về chất lượng sản phẩm. Quá trình đổi mới ngành công nghệ của Nhật Bản đạt được nhiều tiến bộ mà chưa có quốc gia nào làm được. Khi chuyển sang thời kỳ toàn cầu hoá, các công ty của Nhật Bản phát triển theo hai giai đoạn: giai đoạn đầu là xuất khẩu các sản phẩm sản xuất trong nước và giai đoạn tiếp theo là chuyển các hoạt động ra nước ngoài, trong đó có việc sản xuất các sản phẩm ít tinh xảo hơn. Ngành công nghiệp Nhật Bản là ngành duy nhất có thể tăng trưởng thông qua đa dạng hoá nội bộ trong những ngành có liên quan, nhờ đó đem đến triển vọng tốt nhất để tạo lợi thế cạnh tranh.
Cuối cùng, là cách làm mà ta cần tham khảo từ các doanh nghiệp Trung Quốc. Nước này có một thị trường rất rộng lớn và đầy tiềm năng nên các doanh nghiệp nước này đã tạo ra lợi thế cạnh tranh trên sân nhà. Họ sản xuất hàng hoá với chi phí thấp để đáp ứng với những người còn thu nhập thấp ở thị trường nội địa và nhiều thị trường Châu Á. Đồng thời với chiến lược chi phí thấp (chất lượng sản phẩm trung bình), các doanh nghiệp Trung Quốc cũng sản xuất sản phẩm có chất lượng cao cạnh tranh ngay tại những thị trường khó tính như Tây Âu hay Nhật Bản. Rõ ràng các doanh nghiệp này đã biết phân loại từng nhóm khách hàng để có những chiến lược phù hợp do vậy họ đã giành được một thị trường không nhỏ cả ở trong nước và quốc tế. Dẫu biết rằng mỗi quốc gia sẽ có những điều kiện khác nhau nên phải có những chiến lược khác nhau nhưng những quốc gia này cũng bắt đầu với xuất phát điểm thấp và có một số đặc điểm giống nước ta. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi và áp dụng một số phương pháp tạo lập và nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI - VIETTEL TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI - VIETTEL.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty.
Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel, tiền thân là Tổng công ty Thiết bị điện tử thông tin, là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập ngày 1 tháng 6 năm 1989 theo Nghị định số 58/HĐBT. Ngày 20 tháng 6 năm 1989 Đại tướng Lê Đức Anh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 189/QĐ - QP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của công ty. Theo đó, Tổng công ty Thiết bị điện tử thông tin trực thuộc Binh chủng thông tin liên lạc, là đơn vị sản xuất kinh doanh tổng hợp, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng, được dùng con dấu dân sự để giao dịch kinh tế.
Ngày 27 tháng 7 năm 1993, theo Quyết định số 336/QĐ - BQP về thành lập lại doanh nghiệp nhà nước công ty Thiết bị điện tử thông tin thuộc Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc có tên giao dịch quốc tế là SIGELCO.
Ngày 14 tháng 7 năm 1995, theo Quyết định số 615/QĐ - QP của Bộ Quốc phòng, công ty Thiết bị điện tử thông tin được đổi tên thành công ty Điện tử Viễn thông Quân đội, tên giao dịch là Viettel, trở thành nhà khai thác bưu chính viễn thông thứ hai tại Việt Nam.
Ngày 19 tháng 4 năm 1996, công ty Điện tử Viễn thông Quân đội được thành lập theo Quyết định số 522/QĐ-BQP trên cơ sở sát nhập 3 đơn vị là công ty Điện tử Viễn thông Quân đội, công ty Điện tử Thiết bị thông tin 1 và công ty Điện tử Thiết bị thông tin 2.
Ngày 28 tháng 10 năm 2003, công ty Điện tử Viễn thông Quân đội được đổi tên thành công ty Viễn thông Quân đội, tên giao dịch là Viettel Corporation, tên viết tắt là Viettel.
Ngày 6 tháng 4 năm 2005, theo Quyết định số 45/2005/QĐ-BQP, công ty Viễn thông Quân đội được chuyển thành Tổng công ty Viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng, tên giao dịch bằng tiếng Anh là Viettel Corporation, tên viết tắt là Viettel.
Địa chỉ : Số 1 Giang Văn Minh - Ba Đình - Hà Nội Điện thoại : (84) 2556789
Fax : (84) 2996789
Website : http// www.viettel.com.vn
2. Lĩnh vực kinh doanh của Tổng Công ty.
2.1 Các lĩnh vực kinh doanh chính của Tổng công ty.
* Dịch vụ viễn thông
Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel được phép thiết lập mạng và khai thác các dịch vụ viễn thông sau:
- Thiết lập mạng điện thoại chuyển mạch công cộng nội hạt (PSTN) và kết nối với các mạng viễn thông công cộng khác để cung cấp các dịch vụ: điện thoại, fax trên toàn quốc.
- Thiết lập mạng thông tin di động sử dụng công nghệ GSM và kết nối với các mạng viễn thông công cộng khác để cung cấp dịch vụ thông tin di động trên phạm vi toàn quốc.
- Thiết lập mạng nhắn tin và kết nối với các mạng viễn thông công cộng khác để cung cấp dịch vụ điện thoại trung kế vô tuyến nội hạt trên phạm vi toàn quốc.
(IXP)
- Cung cấp dịch vụ truy cập Internet công cộng (ISP) và kết nối Internet
- Cung cấp dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế sử dụng công
nghệ VoIP.
* Dịch vụ bưu chính:Thiết lập mạng bưu chính và kết nối với các mạng bưu chính công cộng khác để cung cấp dịch vụ bưu chính: bưu phẩm (trừ thư tín), bưu kiện và chuyển tiền trên phạm vi trong nước và quốc tế.
* Các lĩnh vực khác: Xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông, tư vấn, khảo sát thiết kế, xây lắp các công trình thông tin, các dịch vụ thương mại, kỹ thuật.
2.2 Đặc điểm sản phẩm dịch vụ của Tổng công ty.
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Viễn thông nên sản phẩm của Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel không phải là sản phẩm vật chất chế tạo mới, không phải là hàng hóa cụ thể mà là hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức từ người gửi đến người nhận, sản phẩm viễn thông thể hiện dưới dạng dịch vụ. Sau đây là một số đặc điểm về sản phẩm dịch vụ của Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel.
Tính vô hình của sản phẩm.
Sản phẩm viễn thông không phải là vật chất cụ thể, quá trình “mua bán sản phẩm” viễn thông không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. Để tạo ra sản phẩm viễn thông cần có sự tham gia của các yếu tố sản xuất: lao động, tư liệu lao động, và đối tượng lao động.
- Lao động viễn thông bao gồm: Lao động công nghệ, lao động quản lý, lao động bổ trợ.
- Tư liệu lao động viễn thông là những phương tiện, thiết bị thông tin dùng để truyền đưa tin tức như: thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn…
- Đối tượng lao động viễn thông là những tin tức, các cuộc đàm thoại… Các cơ sở viễn thông làm nhiệm vụ dịch chuyển các tin tức từ vị trí người gửi đến vị trí người nhận. Sự dịch chuyển tin tức là kết quả của ngành viễn thông.
Để tạo ra sản phẩm, trong quá trình truyền đưa, tin tức viễn thông (đối tượng lao động của viễn thông) không chịu sự thay đổi nào ngoài sự thay đổi về vị trí không gian. Bất kỳ sự thay đổi nào khác đều là vi phạm về chất lượng sản phẩm. Nếu như trong quá trình truyền đưa tin tức có sự biến đổi tin tức thành tín hiệu (mã hóa) thì sau đó phải được khôi phục lại đúng như tin tức ban đầu (giải mã). Để việc truyền đưa tin tức đảm bảo chính xác trung thực đòi hỏi việc trang bị kỹ thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất trong viễn thông phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt,