động vốn đã đa dạng hơn, nhưng doanh nghiệp vẫn cần chuẩn bị rất nhiều để huy động và sử dụng vốn hiệu quả.
Bên cạnh việc sử dụng vốn tự có, vốn vay ngân hàng, VNPT cần xác định các phương thức thu hút vốn trong và ngoài nước một cách phù hợp. Cụ thể: VNPT nên áp dụng hình thức huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu công ty; công ty cổ phần có thể lựa chọn khả năng phát hành thêm cổ phiếu và niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước. Ngoài ra, VNPT cũng có thể huy động từ nguồn sẵn có như cổ đông, với hình thức này VNPT sẽ không phải tốn thêm chi phí quảng bá, cũng không tốn nhiều thủ tục phí, đồng thời tạo điều kiện để cổ đông gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp.
Là một doanh nghiệp lớn có nhu cầu vay vốn nước ngoài, VNPT cần chấp nhận kiểm toán quốc tế, thực hiện xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp để giúp phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường quốc tế; xác định chiến lược kinh doanh 5 năm, 10 năm của Tập đoàn; chủ động nâng cao tính minh bạch về tài chính, có định hướng kinh doanh rõ nét để thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài, từ các quỹ đầu tư…
Một khía cạnh nữa cũng rất quan trọng đối với Tập đoàn đó là việc tăng cường hiệu quả sử dụng vốn; đổi mới công nghệ để tăng cường hiệu quả đầu tư nhằm tăng khả năng tái tạo vốn cho chính Tập đoàn. Trong mọi phương án kinh doanh VNPT cần phải lường trước mọi rủi ro, kể cả những tình huống chủ quan gây ra, dẫn đến việc sử dụng vốn huy động không hiệu quả.
Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Không thể phủ nhận công nghệ mới đem lại cho người sử dụng cũng như nhà cung cấp rất nhiều tiện ích song để ứng dụng và khai thác những công nghệ
đó một cách hiệu quả nhất đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ đủ trình độ để có thể làm chủ những công nghệ đó, quản lý và điều hành tốt mạng lưới. Hơn bao giờ hết VNPT cần có quan tâm đúng mức tới công tác đào tạo cán bộ; cần tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho công nhân, cán bộ kỹ thuật cũng như gửi cán bộ ra nước ngoài đào tạo, học tập kinh nghiệm của các nước phát triển.
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Về Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Viễn Thông Ở Ấn Độ
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam khi gia nhập WTO - 10
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam khi gia nhập WTO - 11
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam khi gia nhập WTO - 13
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Để đáp ứng nguồn nhân lực cho chiến lược phát triển trong thời gian tới, các công ty thành viên trong Tập đoàn cần có chính sách phát triển nguồn nhân lực hợp lý như:
Liên kết với các trường đại học, các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin và viễn thông trong việc đào tạo có định hướng, theo nhu cầu của các công ty như mở các lớp chuyên sâu về công nghệ mới, chuyên sâu về những bộ phận mà doanh nghiệp đang cần.
Kết hợp với các cơ sở đào tạo trong nước hay nước ngoài để thiết kế một chương trình đào tạo phù hợp để nâng cao trình độ chuyên môn cho các nhân viên trong doanh nghiệp.
Liên kết với các công ty viễn thông có uy tín của nước ngoài, tổ chức các cuộc hội thảo về công nghệ mới, về thị trường viễn thông thế giới nhằm giúp cho các nhân viên tiếp cận, tìm hiểu và học hỏi công nghệ mới trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ.
2. Giải pháp phát triển hợp tác quốc tế
Hợp tác quốc tế là một trong những biện pháp giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội được học hỏi và nâng cao kinh nghiệm ứng dụng công nghệ mới, phát
triển sản phẩm dịch vụ và mở rộng thị trường. Do để hợp tác quốc tế đem lại hiệu quả cao nhất VNPT cần có những biện pháp như sau:
Thực hiện đa dạng hoá hình thức, phương thức hợp tác quốc tế, tập trung vào các dịch vụ giá trị gia tăng viễn thông đặc biệt là dịch vụ Internet và hoạt động nghiên cứu phát triển phần mềm ứng dụng trong ngành bưu chính viễn thông.
Triển khai các hoạt động nhằm thực hiện việc đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Trong đó chú trọng việc chuẩn bị và triển khai đầu tư vào lĩnh vực khai thác các dịch vụ viễn thông mới như dịch vụ giá trị gia tăng – Internet…
Coi trọng khả năng hợp tác với các đối tác nước ngoài truyền thống của Tập đoàn tại các thị trường nước ngoài.
Tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế bao gồm cả việc thiết lập văn phòng đại diện tại nước ngoài nhằm tăng cường các khả năng thiết lập các kênh xuất khẩu sản phẩm công nghiệp và các sản phẩm khác ra thị trường nước ngoài.
Tiếp tục nâng cao vị trí, vai trò của Tập đoàn tại các tổ chức quốc tế. Tăng cường hoạt động hợp tác đa phương của Tập đoàn thông qua việc chủ động tham gia triển khai các hoạt động hợp tác kinh tế, kỹ thuật, đào tạo trong các tổ chức quỗc tế, các hiệp hội ngành nghề – dịch vụ quốc tế, các diễn đàn và các tổ chức nghiên cưú khoa học kỹ thuật.
Tham gia các Hiệp hội chuyên môn dịch vụ – ngành nghề mới đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ mới của ngành viễn thông tin học.
Tập trung khai thác khả năng hợp tác của các thành viên khác trong khối ASEAN và APEC thông qua trợ giúp và hợp tác nghiên cứu, đào tạo.
Từng bước tham gia xây dựng và triển khai các đề án quốc tế, khu vực trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế, các diễn đàn quốc tế về bưu chính viễn thông và tin học.
KẾT LUẬN
Qua những phân tích về năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau:
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong quá trình phát triển đã có những bước tiến vượt bậc, ngày càng vươn lên khẳng định được vị trí của một doanh nghiệp đi đầu trong một ngành kinh tế quan trọng và nhạy cảm, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị – xã hội mà Đảng và Nhà nước giao phó. Những chỉ số tăng trưởng trong quá trình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn đã cho thấy rõ điều này.
Tuy nhiên, trước bối cảnh Việt Nam sắp gia nhập tổ chức WTO, lĩnh vực viễn thông được chú trọng phát triển theo xu hướng đa dạng hoá nhu cầu, tăng cường hợp tác và cạnh tranh, xu hướng hiện đại hoá công nghệ, xu hướng tự do hoá, tư nhân hoá, giảm cước phí gần về chi phí khai thác, bên cạnh những cơ hội có được, VNPT sẽ phải đối mặt với thách thức từ rất nhiều phía như: cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp trong và ngoài nước, sự thay đổi môi trường pháp lý trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin,… Xét một cách toàn diện, với năng lực như hiện nay, VNPT khó có thể vượt qua được những thách thức đó. Do vậy, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn ngày càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, bên cạnh sự hỗ trợ từ phía Chính phủ thì bản thân VNPT cũng phải nỗ lực rất nhiều: không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông, đổi mới và hoàn thiện hệ thống giá cước, ứng dụng và phát triển công nghệ mới, phát triển nguồn nhân lực, tăng cường hợp tác quốc tế,…
có như vậy, VNPT mới có thể đứng vững và phát triển trên thị trường, phát huy được vai trò chủ đạo của một Tập đoàn kinh tế lớn mạnh của đất nước.
PHỤ LỤC SỐ 1
PHỤ LỤC SỐ 2
VÙNG PHỦ SÓNG MOBIFONE