thị phần, khách hàng, công nghệ, đặc điểm của sản phẩm, qui mô tối ưu sản lượng, điều kiện cạnh tranh, điều kiện thay đổi công nghệ, xu hướng tiêu dùng của thị trường... để từ đó xây dựng các chiến lược cạnh tranh hợp lí.
Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng nên thường xuyên tổ chức nghiên cứu dự báo tình hình và và đặc điểm cạnh tranh trên thị trường thế giới; trên cơ sở đó đưa ra những định hướng và các biện pháp cạnh tranh phù hợp.
2.5. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu
- Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ lâu dài trên cơ sở xác định và xây dựng ưu thế cạnh tranh của riêng mình. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải biết tạo dựng cho mình những lợi thế so sánh đặc trưng; xây dựng chiến lược xuất khẩu phù hợp với định hướng xuất khẩu của Nhà nước trong tình hình mới.
- Thực hiện công tác xúc tiến thương mại theo hướng củng cố các thị trường truyền thống và tìm kiếm thị trường mới; xác định rõ nhu cầu của thị trường từng nước, phân khúc thị trường để có kế hoạch chủ động thâm nhập vào các thị trường theo khả năng, điều kiện của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong tỉnh.
- Tổ chức các cuộc hội thảo, hội chợ, triển lãm ... tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu được gặp gỡ, tiếp xúc với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để liên kết, cung ứng hàng hóa, mở rộng thị trường.
- Khuyến khích đầu tư công nghệ mới vào sản xuất chế biến hàng hóa (tại các khu công nghiệp), công nghệ bảo quản sau thu hoạch, tạo các sản phẩm có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp với thị hiếu khách hàng và tính cạnh tranh trên thị trường.
- Đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao năng lực quản lý và kỹ năng tiếp cận hội nhập kinh tế quốc tế cho đội ngũ kinh doanh xuất nhập khẩu và hoạt động xúc tiến thương mại bằng nguồn kinh phí của doanh nghiệp, trợ giúp của nhà nước và nguồn tài trợ tài trợ của tổ chức quốc tế, trong đó đặc biệt chủ ý đến việc phổ biến, bồi dưỡng kiến thức về luật lệ, thông lệ quốc tế, các điều ước, cam kết quốc tế mà Việt
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Chè Việt Nam
- Những Cơ Hội Và Thách Thức Chủ Yếu Đối Với Các Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Khi Việt Nam Gia Nhập Wto Và Định Hướng Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Nam đã ký kết thỏa thuận với các nước liên quan đến hoạt động thương mại cho các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu.
- Đẩy mạnh công tác thông tin thị trường. Công tác thông tin thị trường hiện là nhu cầu thiết yếu của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cũng như đối với các doanh nghiệp, do đó phải đẩy mạnh thực hiện công tác thông tin thị trường bằng nhiều hình thức như qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng internet (xây dựng các chương mục thông tin thị trường, trang web thị trường
2.6. Xây dựng thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp
Về xây dựng uy tín và thương hiệu: kết quả điều tra 500 doanh nghiệp xuất khẩu trên cả nước của dự án "Hỗ trợ doanh nghiệp về năng lực xây dựng và quảng bá thương hiệu" của chương trình hàng Việt Nam chất lượng cao trong năm 2002 vừa qua cho thấy: hầu như tất cả các doanh nghiệp đã nhận thức được rằng xây dựng thương hiệu là công việc quan trọng thứ hai sau phát triển sản phẩm mới; 63.4% cho rằng uy tín và chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định giá trị thương hiệu. Tuy nhiên, về tổ chức xây dựng thương hiệu thì chỉ có 16% số doanh nghiệp được hỏi có bộ phận chuyên trách về tiếp thị và thương hiệu; 80% không có chức danh cho người chịu trách nhiệm quản lý thương hiệu; 20% không hề đầu tư cho xây dựng thương hiệu và 70% chỉ đầu tư dưới 5% doanh thu cho công việc này. Theo Bộ kế hoạch và đầu tư, tính đến đầu năm 2005 cả nước chỉ có gần 2000 doanh nghiệp trên tổng số 11.000 doanh nghiệp xuất khẩu đã đăng kí nhãn hiệu hàng hóa. Nguyên nhân của tình trạng này được các tác giả của dự án trên giải thích là do:" cái khó, bó cái khôn". Trong khi các doanh nghiệp của chính ta có năng lực tài chính hạn chế, năng lực quản lý điều hành kém, cán bộ có năng lực không có - thì lại chịu sự chèn ép của các đối thủ nước ngoài mạnh về tiềm lực tài chính và trình độ; giá thuê ngoài về dịch vụ quảng cáo, tư vấn xây dựng thương hiệu quá cao; Nhà nước lại không có sự hỗ trợ khi khống chế mức chi phí quảng cáo; và cuối cùng là thủ tục đăng ký thương hiệu khó khăn và kéo dài mà hàng giả hàng nhái tràn ngập lại chưa bị xử lý nghiêm khắc.
Như vậy, giải pháp cho việc xây dựng uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới là:
- Mỗi doanh nghiệp cần xác định rõ tầm quan trọng của việc xây dựng uy tín
và thương hiệu của mình, qua đó xây dựng chiến lược rõ ràng, bài bản và có sự đầu tư thích đáng về vật chất và con người cho hoạt động này. Việc xây dựng thương hiệu phải xuất phát từ việc nghiên cứu thị trường, chiến lược thương hiệu phải được đặt ra trong chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp.
- Không ngừng đầu tư nâng cấp đổi mới công nghệ, tạo ra những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và giá cả trên phân khúc thị trường nhằm tạo ra hình ảnh đẹp về thương hiệu sản phẩm. Khi đã tạo được thương hiệu rồi thì ngay lập tức phải đăng kí ngay thương hiệu ở thị trường trong nước và quốc tế để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp sau này.
- Đào tạo đội ngũ chuyên gia về xây dựng thương hiệu, có kiến thức về thương hiệu, về sở hữu công nghiệp, có óc thẩm mĩ trong thiết kế nhãn hiệu...
- Tích cực quảng bá thương hiệu của mình đến người tiêu dùng bằng các biện pháp marketing hiệu quả, ứng dụng triệt để thương mại điện tử vào việc quảng cáo, đưa sản phẩm cũng như thương hiệu của mình ra thị trường thế giới.
KẾT LUẬN
Sức mạnh của một quốc gia được tạo thành bởi sức mạnh của các doanh nghiệp, sự phồn thịnh của đất nước xuất phát từ các hoạt động đa dạng và hữu hiệu của các doanh nghiệp, vì vậy trong công cuộc hôi nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp chính là lực lượng xung kích quan trọng nhất. Đất nước đang trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ, đặt các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trước nhiều thách thức nhưng cũng không ít cơ hội, vì vậy các doanh nghiệp phải nhanh chóng khẳng định sức cạnh tranh của mình và phải nắm bắt lấy cơ hội để vươn lên. Những phân tích, đánh giá của luận văn đã cho thấy khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn thấp, nhưng điều quan trọng hơn cả là chúng ta phải nhận thức đúng vấn đề, hiểu rõ được mình để có chiến lược phát triển tốt hơn. Trong khuôn khổ của khoá luận tốt nghiệp này, tôi đã kiến nghị một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam về một số mặt chính; hi vọng các doanh nghiệp Việt Nam, trong giai đoạn hội nhập này, sẽ có những nỗ lực mạnh mẽ, kết hợp với sự hỗ trợ từ phía Nhà nước để có thể từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng và của đất nước nói chung trên phạm vi thế giới, từng bước đưa Việt Nam trở thành một cường quốc kinh tế đúng như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác (1962), „Tư bản” Quyển II, tập 1, NXB. Sự thật, Hà Nội.
2. Giáo trình “Kinh tế chính trị”, NXB Chính trị Quốc gia 2006
3. “Từ điển thuật ngữ kinh tế học”, NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội 2000.
4. “Niên giám thống kê” các năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, NXB Thống kê.
5. Dự thảo các văn kiện trình Đại hội X, bản rút gọn.
6. Nguyễn Minh Phong (2002), “Sáu bài học kinh nghiệm quý từ thực tiễn chính sách cạnh tranh của Trung Quốc”, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế Hà Nội, Báo Đầu tư, ngày 13/12/2002.
7. Báo cáo thường niên ngành dệt may Việt Nam
8. Báo cáo thường niên của Hiệp hội chè Việt Nam
9. Nguyễn Quốc Việt, Đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam”, Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội.
10. Trần Đức Lai, “Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới” , Tạp chí Bưu Chính Viễn Thông, 10/10/2003.