Mô Tả Khái Quát Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội Và Năng Lực Cạnh Tranh Cấp Tỉnh Của Tây Ninh


phản giữa mùa khô và mùa mưa, về chế độ mưa, chế độ gió và chế độ ẩm ít nhiều gây cản trở cho phát triển một số ngành nghề và đời sống nhân dân trong đó có du lịch.

d. Chế độ thủy văn


Tỉnh Tây Ninh phụ thuộc chủ yếu vào chế độ hoạt động của hai con sông lớn chảy qua là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, ngoài ra còn có nhiều suối, kênh rạch, tạo ra một mạng lưới thủy văn phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn. Tuy nhiên, mật độ sông rạch ở Tây Ninh tương đối thưa, chỉ đạt 0,32km/km2.

Hệ thống ao hồ: Hồ thủy lợi Dầu Tiếng diện tích 27.000 ha, dung tích 1,45 tỷ m3 nước, 3/4 diện tích hồ thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh, còn lại thuộc địa phận tỉnh Bình Dương; hồ Dầu Tiếng không chỉ phục vụ cho việc tưới tiêu mà còn là khu vực có thể tổ chức các loại hình du lịch và các dịch vụ để thu hút khách du lịch. Diện tích các ao hồ còn lại nhỏ và không nhiều, tổng diện tích khoảng 500 ha. Diện tích đầm lầy khoảng

3.500 ha, thuộc các vùng ven sông Vàm Cỏ Đông ở các huyện Châu Thành, Bến Cầu, Gò Dầu.

Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch nội địa của tỉnh thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thuỷ và phát triển du lịch đường thủy, du lịch sinh thái.

e. Tài nguyên rừng


Tỉnh Tây Ninh có hệ sinh thái rừng dày, bán ẩm đặc trưng cho hệ sinh thái rừng chuyển tiếp giữa Tây Nguyên, Đông nam bộ và Tây nam bộ. Diện tích đất có rừng là

43.388 ha, đất chưa có rừng 14.139 ha, đất khác 12.099 ha.


Hệ sinh thái rừng đa dạng và phong phú gồm: Thực vật có 200 loại thực vật, 50 loài gỗ quý có giá trị kinh tế cao như cẩm lai, giáng hương, sến, gõ đỏ, sao đen, dầu rái, gõ mật, trắc, v.v động vật dưới tán rừng có hơn 60 loài thú thuộc 25 họ, gần 30 loài bò


sát thuộc 12 họ và trên 100 loài chim thuộc 40 họ, có khá nhiều loài quý hiếm như: chồn dơi, cu ly, khỉ, voọc, sóc, các loại chim quý v.v4

f. Tài nguyên nước


Hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước là 270 km2 và 45,6 km2 diện tích đất bán ngập là 27 ngàn ha, đây là một công trình thủy lợi lớn nhất cả nước với dung tích chứa nước khoảng 1,45 tỷ m3, phần thuộc về tỉnh Tây Ninh nằm trên địa bàn huyện Dương Minh Châu và Tân Châu có diện tích khoảng 20.000 ha. Hồ Dầu Tiếng có vị trí quan trọng không chỉ cung cấp, điều hòa nguồn nước cho phát triển nông nghiệp mà còn cung cấp nước sinh hoạt cho vùng hạ lưu. Hệ sinh thái và môi trường nơi đây rất thuận lợi cho việc tổ chức các loại hình du lịch sinh thái cho khách du lịch.

Tây Ninh có nguồn nước ngầm phân bố rộng khắp trên địa bàn, lưu lượng nước lớn, chất lượng tốt, ở các huyện phía Nam của tỉnh có nguồn nước ngầm gần mặt đất hơn ở các huyện phía Bắc. Tổng lưu lượng nước ngầm có thể khai thác là 50 - 100m3/giờ. Vào mùa khô vẫn có thể khai thác nước ngầm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.5

Đánh giá chung: Qua phân tích ở trên cho thấy tỉnh Tây Ninh có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên tuyến đường giao thương quốc tế, có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều; có nền nhiệt và số giờ nắng cao quanh năm là những thuận lợi cơ bản để tổ chức các loại hình dịch vụ du lịch như du lịch về nguồn, du lịch khám phá, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, v.v.


4 Báo cáo về quản lý rừng và hệ sinh thái rừng ở Tây Ninh năm 2012

5 Báo cáo về công tác thủy lợi ở Tây Ninh 2012


4.2 Mô tả khái quát tình hình kinh tế - xã hội và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Tây Ninh

4.2.1. Tổng quan năng lực cạnh tranh của tỉnh qua CPI

Sau những phấn đấu vượt bậc, cùng với sự điều hành quyết liệt của lãnh đạo tỉnh và quyết tâm của cộng đồng doanh nghiệp, từ vị trí thứ 57 với số điểm bình quân 51,95 năm 2012 Tây Ninh đã vượt 46 bậc, chiếm vị trí thứ 11 với điểm tổng hợp bình quân là 61,15. Đây là thứ hạng cao nhất của tỉnh trong 07 năm qua, trong 10 chỉ số thành phần PCI 2012 – 2013 thì chỉ số “gia nhập thị trường” được giữ ổn định ở điểm cao 8,49/10, còn các chỉ số khác tăng so với năm 2012, đó là “tính minh bạch”, “tiếp cận đất đai”, “chi phí thời gian”, “tính năng động”, “dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp” và “đào tạo lao động”.

Riêng 2 chỉ số “tính năng động” và “thiết chế pháp lý” tăng nhanh nhất, từ dưới 4/10 tăng lên 6/10. Một chỉ tiêu mới trong cách tính PCI 2013, đó là “tính cạnh tranh bình đẳng” (Tây Ninh đạt 6,46/10), nhằm đánh giá việc đối xử của lãnh đạo tỉnh giữa các loại hình doanh nghiệp.

Bảng 2.4: Chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh từ năm 2008 - 2013

Chỉ số năng lực canh tranh tỉnh Tây Ninh từ năm 2008 – 2013


Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Tây Ninh

45,09

59.03

57.93

60.43

51.95

61.15

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Nguồn: http://www.pcivietnam.org/tay-ninh


4 2 2 Hiện trạng về kinh tế Nền kinh tế của tỉnh Tây Ninh những năm gần đây 1



4.2.2 Hiện trạng về kinh tế

Nền kinh tế của tỉnh Tây Ninh những năm gần đây đã có những bước tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trên địa bàn Tỉnh (GDP) tính theo giá cố định năm 1994 tăng lên nhanh chóng, đến năm 2005 là 6.698 tỷ, 2010 là 12.989 tỷ đồng và đến năm 2013 đạt trên 18.607 tỷ đồng. Tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn là 12%/năm, tăng cao hơn so với mức tăng GDP bình quân cả nước giai đoạn 2006 - 2012 (7,01%).

Bảng số 3.4: Tổng sản phẩm và tăng trưởng kinh tế

Đơn vị: Tỷ đồng, giá 1994


TT

Chỉ tiêu

2000

2005

2009

2010

2011

2012

1

Tổng sản phẩm

3.475

6.698

11.654

12.989

14.790

16.607

2

Nông, lâm, thủy sản

1.655

2.562

3.351

3.481

3.677

3.880

3

Công nghiệp và xây dựng

716

1.679

3.157

3.763

4.694

5.433

4

Dịch vụ

1.103

2.458

5.147

5.747

6.420

7.295

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh 2012


Cơ cấu kinh tế của tỉnh Tây Ninh có sự dịch chuyển đúng hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng khu vực công nghiệp và dịch vụ, phù hợp với các lợi thế của tỉnh, góp phần đảm bảo cho nền kinh tế của tỉnh phát triển phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cơ cấu GDP năm 2010 ở 3 khu vực (giá 1994): Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Ngư nghiệp - Công nghiệp, Xây dựng - Dịch vụ là 26,8 % - 29% - 42,2%; GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt 1.390USD(tương đương 26,4 triệu đồng). Đến năm 2012, cơ cấu kinh tế ở 03 khu vực là 24,8% - 31,0% - 44,2%.

Tổng giá trị sản xuất (giá 1994) của 03 khu vực cũng tăng nhanh từ 14.790 tỷ đồng năm 2006 lên 26.909 tỷ đồng năm 2011. Nếu tính theo giá hiện hành tương ứng từ 23.362 tỷ lên 57.034 tỷ đồng.

Tất cả các mức tăng trưởng trên của các ngành đều cao hơn mức trung bình cả nước cùng thời kỳ (Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,34%/năm, Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,94%/năm, Khu vực dịch vụ tăng 7,73%/năm thời kỳ 2006 - 2011). Tuy nhiên, do điểm xuất phát của Tây Ninh thấp, nên thu nhập đầu người năm GDP bình quân đầu người đến năm 2011 đạt 33,2 triệu đồng tương đương 1.642 USD (giá hiện hành) cao hơn so với mức bình quân của cả nước (1.168 USD/người) nhưng thấp hơn so với mức bình quân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (1.800 USD/người) và thấp hơn nhiều so với Thành phố Hồ Chí Minh (3.000 USD/người ). Ngành nông - lâm - thuỷ sản, tiếp tục có bước chuyển dịch trong cơ cấu. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tính theo giá 1994 đến năm 2012 đạt 3.880 tỷ đồng. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 - 2012 đạt gần 7%/năm, trong đó:

Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân giai đoạn 2005 - 2012 tăng 8,8%/năm, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 8,1%, trong đó trồng trọt tăng 5,7%, chăn nuôi tăng 19,3% .

Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng bình quân 5,7%/năm giai đoạn 2005 - 2012.


Giá trị sản xuất thuỷ sản tăng bình quân 8,7%/năm giai đoạn 2005 - 2012.


Trong giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản thì ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao 95,2 % (trong đó chủ yếu là ngành trồng trọt); ngành lâm nghiệp chỉ đóng góp 3%, thủy sản 1,73%. Về thành phần kinh tế trong nông nghiệp thì kinh tế ngoài quốc doanh đóng vai trò chủ đạo và chiếm tới 91,1% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản.

a. Ngành công nghiệp - xây dựng


Là một ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh và có sự phát triển nhanh chóng. Tỷ lệ đóng góp của ngành công nghiệp và xây dựng vào GDP ngày một cao trong năm 2005 đóng góp 2.082 tỷ/7.874 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 26,44%, năm 2012 đóng góp khoảng 5.433 tỷ đồng đạt 28,97%. Tốc độ tăng bình quân hàng năm 16% năm.

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 chiếm 81,9% tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp và xây dựng. Phân theo khu vực kinh tế, hiện nay giá trị sản xuất khu vực đầu tư nước ngoài (3.831 tỷ đồng) và ngoài quốc doanh (4.243 tỷ đồng) chiếm chủ yếu, tiếp theo là khu vực nhà nước (1.870 tỷ đồng).

Các ngành công nghiệp chính ở Tây Ninh gồm: sản xuất lương thực và đồ uống với giá trị sản xuất 3.037 tỷ đồng trong đó 3 nhà máy đường 490 tỷ đồng, dệt may

1.495 tỷ đồng, sản xuất chất khoáng phi kim loại 1.175 tỷ đồng (trong đó nhà máy xi măng Fico 770 tỷ đồng), sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic 928,9 tỷ đồng, sản xuất sản phẩm từ kim loại 748 tỷ đồng, điện 536 tỷ đồng, sản xuất giường tủ bàn ghế 130,5 tỷ đồng, chế biến gỗ 130,1 tỷ đồng.

Các sản phẩm chủ yếu: bột mì 727,3 ngàn tấn, đường các loại 140,8 ngàn tấn, quần áo các loại 91,774 ngàn cái, vỏ ruột xe các loại 28.196 ngàn cái, clinker 549 ngàn tấn, xi măng 674 ngàn tấn. Trong 10 năm qua, hầu hết các ngành công nghiệp đều đạt được tốc độ tăng trưởng cao.


Cơ sở sản xuất công nghiệp có 7.677 cơ sở, môi trường đầu tư của tỉnh Tây Ninh trong lĩnh vực công nghiệp đang ngày càng được hoàn thiện.

Công nghiệp tỉnh Tây Ninh tập trung chủ yếu ở phía Nam của tỉnh gắn với hệ thống hạ tầng giao thông tương đối thuận tiện đã hình thành các khu, cụm công nghiệp tập trung có quy mô khá lớn. Ngoài ra còn có một số cụm công nghiệp và xí nghiệp công nghiệp phân bố ở các địa bàn khác trong tỉnh.

Về xây dựng, giá trị gia tăng ngành xây dựng (tính theo giá so sánh 1994) tăng 18% trong giai đọan 2005 - 2012, chiếm khoảng 12,3% tổng giá trị gia tăng toàn ngành công nghiệp và xây dựng của Tỉnh. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2012 đạt 19,3%/năm; trong ngành xây dựng có sự đóng góp lớn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chiếm tới 86,4% giá trị sản xuất của ngành, trong đó vốn đầu tư nước ngoài 1,19%.

b. Ngành dịch vụ


Khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng bình 21,5%/năm giai đoạn 2006 - 2012, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước. Trong cơ cấu GDP toàn tỉnh năm 2012, khu vực dịch vụ đóng góp hơn 7.295 tỷ đồng (giá 1994), chiếm 44,23%. Các ngành thương mại, vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính, tín dụng là các ngành chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng khu vực dịch vụ tỉnh Tây Ninh. Các ngành dịch vụ trong những năm gần đây có bước phát triển nhanh chóng, góp phần tạo cơ cấu kinh tế bền vững hơn, song ngành dịch vụ của tỉnh ở dạng quy mô nhỏ trình độ thấp.

Tổng mức lưu chuyển bán lẻ và doanh thu dịch vụ thực hiện được 37.167 tỷ đồng, tăng bình quân 21%/năm, trong đó thương nghiệp 29.122 tỷ đồng, lĩnh vực khách sạn, nhà hàng thực hiện được hơn 3.957 tỷ đồng, dịch vụ 4.074 tỷ đồng.

Cơ cấu theo thành phần kinh tế trong tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ, kinh tế cá thể là 20.452 tỷ đồng, chiếm 55,03%; kinh tế tư nhân 12.743 tỷ đồng, chiếm


34,29%; kinh tế nhà nước 3.855 tỷ đồng, chiếm 10,37 %; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 111 tỷ, chiếm 0,7%; kinh tế tập thể chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Số lượng các cơ sở kinh doanh thương mại trên địa bàn Tỉnh tính đến năm 2012 là 25.320 cơ sở phân bố 9 huyện, thành phố, trong đó cao nhất là thành phố Tây Ninh (chiếm 15,93% số cơ sở).

c. Phát triển kinh tế cửa khẩu


Tây Ninh có 16 cửa khẩu, trong đó 2 cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài và Xa Mát, 4 cửa khẩu quốc gia, 10 cửa khẩu phụ. Khu kinh tế cửa khẩu Mộc có quy mô 21.283 ha có 48 dự án đầu tư, trong đó có 4 dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, trong đó có 14 dự án đi vào hoạt động, 32 dự án đang triển khai thực hiện đầu tư. Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát có quy mô 31.197 ha, có 14 dự án đầu tư trong nước được cấp chủ trương đầu tư, dự kiến tổng vốn đầu tư là 822 tỷ đồng và 200 triệu USD.

d. Xuất - nhập khẩu

Năm 2012 đạt 1.490,08 triệu USD, lĩnh vực xuất khẩu là hàng dệt - may, mủ cao su thành phẩm, sản phẩm plastic, giày thể thao, hạt điều nhân, tinh bột mì… giá trị tăng dần qua các năm, thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Vương quốc Campuchia và các nước khác.

e. Hiện trạng đầu tư phát triển

Năm 2012, tổng vốn đầu tư 11.549 tỷ đồng, trong đó khu vực nhà nước 2.104,19 tỷ đồng chiếm 18,29% tổng vốn đầu tư; khu vực dân doanh 4.187 tỷ đồng, chiếm 42,5% tổng vốn đầu tư; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 3.476 tỷ đồng, chiếm 50,1% tổng vốn đầu tư.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023