Lý Thuyết Năng Lực Cạnh Tranh Địa Phương Và Mô Hình Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Cấp Địa Phương Của Michael Porter


Trên bình diện người tiêu dùng, cạnh tranh tạo ra sự lựa chọn rộng rãi hơn bảo đảm cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng không thể áp đặt giá cả tùy tiện. Với khía cạnh đó, cạnh tranh là yếu tố điều tiết thị trường cung cầu góp phần hạn chế méo mó giá cả và lành mạnh hóa các quan hệ xã hội.

Trên bình diện doanh nghiệp, bằng sự hấp dẫn của lợi nhuận, từ việc đi đầu về chất lượng, mẫu mã cũng như áp lực của phá sản, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải luôn cải tiến, nâng cao công nghệ, phương pháp sản xuất, quản lý nhằm nâng cao uy tín của mình.

Trên bình diện toàn nền kinh tế, cạnh tranh có vai trò thúc đẩy phát triển nền kinh tế, góp phần phân bổ nguồn lực hiệu quả nhất thông qua việc kích thích các doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực tối ưu cũng như hạn chế được các méo mó của thị trường, góp phần phân phối lại thu nhập một cách hiệu quả hơn và đồng thời góp phần nâng cao phúc lợi của xã hội.

Trên bình diện quốc tế, chính cạnh tranh đã thúc ép các doanh nghiệp mở rộng, tìm kiếm thị trường với mục đích tiêu thụ, đầu tư huy động nguồn vốn, lao động, công nghệ, kỹ năng lao độn, quản lý. Thông qua cạnh tranh quốc tế, các doanh nghiệp thấy được lợi thế so sánh, cạnh tranh cũng như thấy được các yếu kém của mình để hoàn thiện, xây dựng các chiến lược kinh doanh, cạnh tranh trên thị trường quốc tế.


2.1.2 Lý thuyết về năng lực cạnh tranh

Nhìn chung, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của địa phương, của ngành gồm: giá cả, chất lượng và mẫu mã; kênh phân phối, dịch vụ; năng lực nghiên cứu và triển khai; thương hiệu; trình độ lao động; thị phần và tốc độ tăng trưởng thị phần; năng lực tài chính; năng lực tổ chức và quản trị, chính sách của địa phương, của ngành. Để đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty, địa phương người ta thường sử dụng phương pháp cơ bản là mô hình kim cương của Michael Porter.


2.1.3 Lý thuyết năng lực cạnh tranh địa phương và mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh cấp địa phương của Michael Porter

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Theo Michael Porter, có ba nhóm nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của một quốc gia, gồm: các yếu tố lợi thế tự nhiên của quốc gia, năng lực cạnh tranh vĩ mô, năng lực cạnh tranh vi mô. Khung lý thuyết trên được điều chỉnh theo cấp độ địa phương có thể hiểu rằng, có ba nhóm nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của một địa phương, gồm: các yếu tố sẵn có của địa phương, năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương, năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp (theo Vũ Thành Tự Anh, 2011).

Hình 1.2: Các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của địa phương


Nguồn Vũ Thành Tự Anh 2011 Các yếu tố sẵn có của địa phương Các yếu tố 1


Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2011)


Các yếu tố sẵn có của địa phương


Các yếu tố sẵn có gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý hay quy mô của địa phương. Những nhân tố này không chỉ là số lượng mà còn bao gồm cả sự phong phú, chất lượng, khả năng sử dụng, chi phí đất đai, điều kiện khí hậu, diện tích và địa thế vùng, nguồn khoáng sản, nguồn nước, các nguồn lợi thủy sản hay ngư trường,v.v. Không phải lúc nào sự dồi dào của các yếu tố này cũng mang lại năng lực cạnh tranh tốt hay sự nghèo nàn của chúng đồng nghĩa với bất lợi trong cạnh tranh. Theo Porter


(2008), khi nguồn nguyên vật liệu được cung cấp phong phú với giá rẻ hay lao động dư thừa, thì các doanh nghiệp có khuynh hướng ỷ lại thái quá và khai thác kém hiệu quả. Nhưng khi các doanh nghiệp phải đối mặt với các bất lợi như chi phí đất đai cao, thiếu hụt lao động, nguyên liệu, v.v thì doanh nghiệp phải đổi mới, nâng cấp để có lợi thế cạnh tranh.

Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương


Năng lực cạnh gồm các yếu tố cấu thành nên môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, có thể chia thành hai nhóm chính: chất lượng của hạ tầng xã hội và các thể chế chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, các thể chế, chính sách như chính sách tài khóa, tín dụng và cơ cấu kinh tế. Xét ở năng lực cạnh tranh, giáo dục cơ bản là nền tảng cho việc học hỏi, tiếp thu tri thức, sáng tạo và đổi mới trong doanh nghiệp; thể chế chính trị được đo lường bởi sự cởi mở và ổn định xã hội ở địa phương, tiếng nói của doanh nghiệp được lắng nghe và tôn trọng, trách nhiệm giải trình của các quan chức chính quyền địa phương được đề cao, tính hiệu lực và hiệu quả của hành chính công được cải thiện; chính sách kinh tế được thể hiện ở khả năng chính quyền địa phương áp dụng những chính sách kinh tế vĩ mô vào thực tiễn. Mặc dù các nhân tố kể trên không trực tiếp tạo ra năng suất song chúng có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy hay cản trở nỗ lực tăng năng suất của doanh nghiệp.

Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp


Nhân tố này bao gồm: chất lượng môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trình độ phát triển cụm ngành, chiến lược của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố quyết định mức năng suất của doanh nghiệp, có thể hiểu là mấu chốt quyết định năng lực cạnh tranh địa phương.

Môi trường kinh doanh là điều kiện bên ngoài giúp doanh nghiệp đạt được mức năng suất và trình độ đổi mới, sáng tạo nhất. Theo Porter (2008), chất lượng của môi trường kinh doanh thường được đánh giá qua bốn đặc tính tổng quát gồm: các điều


kiện nhân tố sản xuất/đầu vào; các điều kiện cầu; các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan; bốn góc của một hình thoi được gọi là mô hình Kim cương Porter.

Hình 2.2: Mô hình kim cương của Michael Porter điều chỉnh theo Vũ Thành Tự Anh


Nguồn Vũ Thành Tự Anh 2011 Các điều kiện nhân tố sản xuất đầu vào bao gồm 2

Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2011)


Các điều kiện nhân tố sản xuất/đầu vào: bao gồm cơ sở hạ tầng, nguồn vốn, nguồn vốn, nguồn nhân lực, nguồn tài sản vật chất và nguồn kiến thức. Lợi thế cạnh tranh từ các yếu tố này phụ thuộc vào việc chúng được triển khai và hiệu quả hay không.

Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh: Yếu tố này đánh giá các điều kiện bên trong nhằm giúp doanh nghiệp đạt được mức năng suất và trình độ đổi mới sáng tạo cao nhất dựa trên độ tinh thông, những kỹ năng, năng lực và thực tiễn quản lý của doanh nghiệp.

Các điều kiện về nhu cầu: Nhu cầu thị trường ảnh hưởng với quy mô và tăng trưởng thị trường đồng thời liên quan đến cả tính chất khách hàng. Nhìn chung, môi


trường kinh doanh lành mạnh sẽ có mức cầu cao từ các nhóm khách hàng địa phương phức tạp, do đó buộc các doanh nghiệp phải cung cấp hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao hơn mới có khả năng thành công.

Các ngành hỗ trợ và có liên quan: Để có được sự thành công, môi trường kinh doanh vi mô cần có được số lượng lớn nhà cung cấp có năng lực tại địa phương.

Cần lưu ý một số nhân tố như nhân lực, kiến thức và vốn có di chuyển giữa các địa phương, cho nên việc có sẵn các nhân tố này ở mỗi địa phương không phải là một lợi thế cố hữu. Hơn nữa, nguồn dự trữ các nhân tố đầu vào mà một địa phương có được ở một thời điểm cụ thể không quan trọng bằng tốc độ và tính hiệu quả mà địa phương đó tạo ra cũng như việc nâng cấp và sử dụng những nhân tố này trong những ngành cụ thể (Porter 2008). Chính vì vậy, ngoài bốn đặc tính kể trên thì cần phải nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế, địa hình nhu cầu và thiết lập các tiêu chuẩn cho cạnh tranh, nhằm hướng đến cải thiện năng suất.


2.1.4 Lý thuyết cụm ngành và mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành của Michael Porter

Theo Porter (2008) cụm ngành là tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp, các nhà cung ứng và các doanh nghiệp có tính liên kết cũng như của các công ty trong các ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ (ví dụ như các trường đại học, cục tiêu chuẩn, hiệp hội thương mại, v.v) trong một số lĩnh vực đặc thù, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau.

Cụm ngành tạo thành một mặt của mô hình Kim cương nhưng đúng hơn nó phản ánh sự tương tác và liên kết giữa bốn mặt của viên kim cương. Sự phát triển của cụm ngành sẽ giúp tăng năng suất và hiệu quả hoạt động, thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo và các quá trình thương mại hóa cũng như tạo cơ hội cho dòng chảy thông tin và trao đổi kỹ thuật, tăng khả năng phát sinh những cơ hội mới trong ngành công nghiệp, giúp


hình thành một hình thức doanh nghiệp mới mang đến phương pháp mới trong cạnh tranh (Porter 2008).

Để phát triển cụm ngành cần có các điều kiện tiền đề, nếu đạt được một số điều kiện trong tổng số này cụm ngành có thể thành công, đó là: cụm ngành có một lượng đủ lớn các công ty nội địa hoặc chi nhánh công ty nước ngoài đã vượt qua phép thử của thị trường; cụm ngành có một số lợi thế đặc thù hay thế mạnh đặc biệt trong bốn yếu tố của mô hình Kim cương; nhu cầu đặc thù (thiên thời), vị trí trắc địa (địa lợi), tài năng đặc biệt (nhân hòa); cụm ngành có sự hiện diện của công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới đã có những đầu tư quan trọng, đồng thời có cam kết mở rộng hoạt động; có thế mạnh trong các cụm ngành liên quan gần gũi.

Từ góc độ thực tiễn chính sách, sự thành công của các doanh nghiệp nói riêng và cụm ngành nói chung là một thắng lợi về kinh tế cho địa phương. Sự phát triển của cụm ngành góp phần tạo ra môi trường kinh doanh năng động và hấp dẫn, từ đó thu hút thêm các doanh nghiệp và nhà đầu tư, tạo ra công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế và mở rộng cơ sở thuế cho địa phương. Chính vì vậy, chính quyền địa phương có động cơ mạnh mẽ để đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ, giúp cho cụm ngành ở địa phương mình trở nên phát đạt. Trong chính sách phát triển cụm ngành, nhà nước nên hướng vào những chính sách hỗ trợ rộng rãi, chẳng hạn như thông qua việc tạo lập môi trường kinh doanh hấp dẫn, xây dựng cơ sở hạ tầng thích hợp, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề, cải thiện chất lượng và mức độ bao phủ của các chính sách y tế và an sinh xã hội, v.v Ở mức độ chủ động cao hơn, nhà nước còn sử dụng cụm ngành như một công cụ chính sách và lấy một hoặc một số cụm ngành làm trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế. Tuy nhiên, cũng cần chú ý mức độ can thiệp của nhà nước bởi vì kinh nghiệm quốc tế và trong nước đều cho thấy việc nhà nước đứng ra tạo lập cụm ngành hoàn toàn mới bằng cách tự đứng ra đầu tư, trợ giá, bảo hộ, bất chấp điều kiện


về nhân tố sản xuất, nhu cầu, cấu trúc thị trường và ngành phụ trợ thường dẫn tới thất bại hơn là thành công.

Hình 3.2: Mô hình kim cương của M.Porter


Môi trường chính sách giúp phát huy chiến lược kinh doanh và cnh tranh


Nhng điu kin cu

Nhng điu kin Nhân tu vào)

Môi trường nội địa khuyến khích các dạng đầu tư nâng cấp bền vững thích hợp

Cạnh tranh quyết liệt giữa các đối thủ tại địa phương

Số lượng và chi phí của nhân tố (đầu vào)

Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên con người Tài nguyên vốn

Cơ sở hạ tầng vật chất

Cơ sở hạ tầng quản lý

Cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ

Cơ sở hạ tầng thông tin Nhân tố số lượng

Nhân tố chuyên môn hóa


Các ngành công nghip htrvà có liên quan


- Sự hiện hữu của các nhà cung cấp nội địa có năng lực

- Sự hiện hữu của ngành công nghiệp cạnh tranh có liên quan

Những khách hàng nội địa sành sỏi và đòi hỏi khắt khe.

Nhu cầu của khách hàng (nội địa) dự báo nhu cầu ở những nơi khác.

Nhu cầu nội địa bất thường ở những phân khúc chuyên biệt hóa có thể được đáp ứng trên toàn cầu


2.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh tranh ngành du lịch

Võ Thị Thảo Nguyên (2014) “Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Đắk Lắk” dựa trên mô hình kim cương của M.Porter tác giả đã đánh giá được năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Đắk Lắk chưa cao, cần cải thiện dịch vụ ở các địa điểm du lịch kết hợp với xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ tạo thêm thu hút nguồn vốn tư nhân đầu tư vào các địa điểm du lịch. Cần cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của các tác nhân tham gia vào cụm ngành du lịch thông qua họat động đào tạo ngắn hạn hoặc tập huấn chuyên ngành.


Nguyễn Thị Thanh Nga (2014) “Nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Quảng Bình” dực trên mô hình Kim cương của M.Porter tác giả đã xác định được năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Quảng Bình, xác định được những hạn chế như chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại “vừa thiếu vừa yếu”, bên cạnh đó địa phương có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên lớn nhưng chưa được đầu tư khai thác từ cơ sở hạ tầng đến địa điểm du lịch. Các hoạt động du lịch ở một số nơi còn mang tính tự phát vì chưa có sự quy hoạch phát triển ngành du lịch của cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh đó nhằm khắc phục những hạn chế của cụm ngành du lịch tác giả cũng đề xuất các giải pháp về nguồn nhân lực như mở ngành đào tạo về du lịch ở địa phương, có các chính sách thu hút và đãi ngộ nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao về tỉnh. Xây dựng và phê duyệt tổng quan quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh từ đó có cơ sở về chính sách để thu hút nguồn vốn tư nhân đầu tư vào ngành du lịch của địa phương.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí