Khung Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Cho Ngành Du Lịch Tỉnh Tây Ninh


CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Khung phân tích năng lực cạnh tranh cho ngành du lịch tỉnh Tây Ninh

Từ các lý thuyết liên quan và các nghiên cứu liên quan về ngành du lịch, tác giả xây dựng mô hình khung phân tích mô hình cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Tây Ninh như sau:

Hình 1.3: Khung phân tích mô hình cạnh tranh du lịch của tỉnh Tây Ninh


+ Chính sách phát triển du lịch của tỉnh Tây Ninh


+ Phân tích bối cảnh cạnh tranh của cụm ngành du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.




Điều kiện nhân tố đầu vào cho cụm ngành du lịch tỉnh Tây Ninh


Điều kiện cầu của ngành du lịch Tây Ninh

Đánh giá năng lực cạnh tranh



+ Nguồn tài nguyên tự nhiên du lịch

+ Nguồn vốn đầu tư công

+ Vốn đầu tư của tư nhân

+ Nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực

+ Cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật

+ Đào tạo nguồn nhân lực cho cụm ngành du lịch



Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan

+ Các thể chế hỗ trợ cho cụm ngành du lịch Tây Ninh

+ Các ngành hỗ trợ dịch vụ và liên quan

+ Chính sách của địa phương đối với phát triển cụm ngành du lịch


+ Đánh giá kênh thông tin khách du lịch biết đến Tây Ninh

+ Đánh giá số ngày khách lưu trú

+ Số lần khách du lịch đã đến Tây Ninh

+ Mục đích của khách du lịch đến Tây Ninh


Các nhân tố đầu vào cho cụm ngành du lịch tỉnh Tây Ninh: các yếu tố được tác giả xác định mang tính quyết định ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Tây Ninh như: nguồn tài nguyên tự nhiên của du lịch (bao gồm các tài nguyên du lịch có sẵn); nguồn vốn đầu tư cho ngành du lịch (gồm nguồn vốn đầu tư của nhà nước và nguồn vốn đầu tư của tư nhân); nguồn nhân lực cho ngành du lịch (bao gồm về số lượng, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của những người đang hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp trong ngành du lịch); cơ sở vật chất, hạ tầng, kỹ thuật của ngành du lịch (bao gồm các cơ sở hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất và quy mô của nhà hàng, khách sạn, v.v).

Phân tích bối cảnh cạnh tranh của cụm ngành du lịch: từ những nhận định của chuyên gia, công tác trong ngành du lịch của tỉnh Tây Ninh và tổng hợp ý kiến từ các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch đưa ra những đánh giá về quy mô của cụm ngành du lịch tỉnh Tây Ninh, tính liên kết trong ngành du lịch Tây Ninh, tính đa dạng của các sản phẩm du lịch và thực trạng thu hút đầu tư vào ngành du lịch trong tỉnh Tây Ninh.

Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan: các thể chế hỗ trợ cho cụm ngành du lịch tỉnh Tây Ninh (gồm hoạt động của Trung tâm xúc tiến – Đầu tư – Thương mại và Du lịch tỉnh, Hiệp Hội du lịch tỉnh); Các ngành hỗ trợ dịch vụ và liên quan; các chính sách của địa phương đối với phát triển cụm ngành du lịch (bao gồm các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư của ngành du lịch, các nguồn vốn đầu tư về cơ sở hạ tầng du lịch, thể chế,v.v).

Điều kiện cầu của ngành du lịch tỉnh Tây Ninh: đánh giá kênh thông tin khách du lịch biết đến Tây Ninh (hiệu quả của hoạt động quảng bá du lịch, kênh thông tin khách du lịch tham khảo khi đến Tây Ninh); đánh giá thời gian khách lưu trú lại Tây Ninh và số lần khách du lịch đã quay lại Tây Ninh; mục đích của khách du lịch đến Tây Ninh.


3.2 Thông tin dữ liệu cần thu thập cho phân tích

3.2.1 Nguồn thông tin dữ liệu thứ cấp

- Số liệu tổng quan ngành du lịch về lượng khách, doanh thu, quy hoạch phát triển ngành du lịch Việt Nam: Tổng cục du lịch, Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI).

- Số liệu tổng quan về Tây Ninh (diện tích, dân số, GPD, số lượng và nguồn nhân lực hoạt động trong ngành du lịch, các văn bản cơ sở pháp lý về triển khai thực hiện văn bản của ngành và các chính sách thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh Tây ninh): Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Tổng lượng khách du lịch đến Tây Ninh từ năm 2008 – 2013: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Tổng doanh thu từ ngành du lịch Tây ninh từ năm 2008 – 2013: Niên giám thống kê của tỉnh Tây Ninh;

- Thống kê số liệu về các địa điểm kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh (số lượng các khu du lịch trong quy hoạch; số lượng khách sạn, nhà nghỉ; số lượng đơn vị kinh doanh dịch vụ về ăn uống; số lượng các đơn vị kinh doanh vận chuyển hành khách, v.v).


3.2.2 Nguồn thông tin dữ liệu sơ cấp

- Đánh giá cơ sở hạ tầng tỉnh Tây Ninh của khách du lịch;


- Đánh giá chất lượng các địa điểm lưu trú và các địa điểm cung cung cấp dịch vụ ăn uống của khách du lịch;

- Kết quả khảo sát thông tin du lịch từ khách du lịch tại Tây Ninh;


- Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tại Tây Ninh;


- Tổng hợp mục đích hành trình du khách tại Tây Ninh;


- Tổng hợp đánh giá dịch vụ du lịch tại Tây Ninh;


3.3 Phương pháp chọn mẫu và thu thập thông tin sơ cấp

Các địa điểm du lịch ở Tây Ninh do quy mô còn nhỏ không tập trung được hết tất cả các đối tượng cần điều tra thu thập thông tin và các địa điểm du lịch phân tán trên phạm vi toàn tỉnh nên đề tài áp dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích (purposive sampling method) theo hạn mức (quota) nhằm thu thập được những thông tin phù hợp trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Tại các địa điểm du lịch: dựa vào lượng khách du lịch đến tham quan (theo các báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) sẽ chọn phỏng vấn:

- Địa điểm Tòa Thánh Tây Ninh: 15 mẫu;


- Địa điểm Núi Bà Tây Ninh: 20 mẫu;


- Địa điểm khu du lịch Long Điền Sơn: 20 mẫu;


- Địa điểm Vườn Quốc gia Lò Gò –Xa Mát: 15 mẫu;


- Địa điểm các Khu Di tích lịch sử Cách mạng: 20 mẫu


- Địa điểm hồ Dầu Tiếng: 20 mẫu


Tại các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch sẽ chọn 03 đối tượng cung cấp dịch vụ chính:

- Cung cấp dịch vụ lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ): 05 mẫu;


- Cung cấp dịch vụ nhà hàng, ăn uống: 05 mẫu;


- Cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách: 05 mẫu;


- Đơn vị kinh doanh du lịch: 05 mẫu.


Phỏng vấn chuyên gia: thực hiện phỏng vấn ở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công ty cổ phần Du lịch Tây Ninh.

Tổng số mẫu dự kiến thực hiện: 120 mẫu


3.4 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

- Đề tài sử dụng phương pháp phân tích dựa trên tổng hợp số liệu thống kê thu thập được tổng hợp và xử trên phần mềm SPSS.


CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH

TRANH CỦA NGÀNH DU LỊCH TỈNH TÂY NINH

4.1 Mô tả vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Tây Ninh

Hình 1.4: Bản đồ liên hệ vùng


a Vị trí địa lý Tây Ninh là tỉnh biên giới thuộc vùng Đông Nam Bộ ĐNB nằm 1


a. Vị trí địa lý


Tây Ninh là tỉnh biên giới thuộc vùng Đông Nam Bộ (ĐNB), nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN), có diện tích tự nhiên 4.032,61 km2, dân số 1.089.871 người (2012), mật độ dân số bình quân 270,26 người/km2. 3 Tọa độ địa lý của tỉnh từ 10057’08” đến 11046’36” vĩ độ Bắc và từ 105048’43” đến 106022’48” kinh độ Đông.

Ranh giới hành chính được xác định như sau:


+ Phía Bắc và phía Tây giáp Vương quốc Campuchia.


+ Phía Nam giáp tỉnh Long An và Thành phố Hồ Chí Minh.


+ Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước


+ Về hành chính tỉnh Tây Ninh có 01 thành phố, 08 huyện, 95 đơn vị xã, phường, thị trấn (08 thị trấn, 07 phường và 80 xã), trong đó có 05 huyện với 20 xã biên giới. Thành phố Tây Ninh là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh, cách Thành phố Hồ Chí Minh 99 km về phía Tây Bắc theo Quốc lộ 22.

Tỉnh Tây Ninh có đường biên giới dài 240 km với 2 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát, 04 cửa khẩu quốc gia, 10 cửa khẩu phụ; cửa khẩu quốc tế Mộc Bài cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km, cách Thành phố Phnompenh - Campuchia 170 km. Ngoài ra, Tây Ninh có các trục giao thông quan trọng như đường Xuyên Á, Quốc lộ 22, Quốc lộ 22B,v.v tạo điều kiện cho tỉnh Tây Ninh kết nối kinh tế quốc tế, các nước ASEAN, kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với Tây Nguyên và Tây Nam Bộ (TNB), mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó có du lịch.

Là một tỉnh có nhiều lợi thế so với các tỉnh trong khu vực ĐNB, nằm ở vùng kinh tế năng động và phát triển nhất của Việt Nam; tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm kinh tế khu vực phía Nam đồng thời giữa 2 thành phố lớn của 2 nước là

3 http://socongthuongtayninh.gov.vn/gioi-thieu/tong-quan-ve-tay-ninh/tong-quan-ve-tay-ninh


TP.Hồ Chí Minh (Việt Nam) và Thành phố PhnomPenh (Vương quốc Campuchia); nằm trên trục giao thông Xuyên Á (đoạn đi qua địa bàn tỉnh dài 28km), với khoảng cách không xa sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Sài Gòn và rất gần với các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương, cùng với lợi thế về hạ tầng giao thông thủy bộ, tỉnh có thể bổ sung, hỗ trợ hay thay thế các nguồn lực quan trọng cho sản xuất kinh doanh, có lợi thế về vị trí địa lý để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

b. Địa hình


Tây Ninh có địa hình khá bằng phẳng, độ dốc không lớn, nhìn chung giảm dần độ cao từ phía Đông Bắc xuống phía Tây Nam. Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất trong vùng du lịch Đông nam bộ với độ cao 986m, nơi thấp nhất là vùng trũng sông Vàm Cỏ Đông với độ cao từ 3 - 5m so với mực nước.

Ngoài ra, Tây Ninh còn có các diện tích ngập nước và bán ngập nước bao gồm Hồ Dầu Tiếng, các sông Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông, Vườn quốc gia Lò Gò- Xa Mát, các suối và các trảng, diện tích này thay đổi theo mùa trong đó phần diện tích ngập theo mùa khá lớn là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển các loại hình du lịch sinh thái hoặc khám phá.

c. Khí hậu


Khí hậu ở Tây Ninh tương đối ôn hòa, được chia ra làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau. Cùng với chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa dạng. Mặt khác, Tây Ninh ít chịu ảnh hưởng của bão và những yếu tố bất lợi khác.

Bên cạnh những thuận lợi cho phát triển ngành nghề, một số hạn chế chủ yếu của khí hậu ở đây là sự biến động và phân hóa rõ rệt của các yếu tố theo mùa. Sự tương

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí