Một Số Tài Nguyên Nhân Văn Nổi Trội Có Thể Khai Thác Phát Triển Du Lịch


4.2.3 Hiện trạng xã hội

Dân số tỉnh Tây Ninh là 1.089.871 người (2012), trong đó dân số thành thị chiếm 15,64%, nông thôn 84,36%, mật độ dân số 270,26 người/km2; theo số liệu thống kê của tỉnh Tây Ninh thì số lao động trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2011 là 815 ngàn người, chiếm 75,2 % dân số toàn tỉnh. Trong đó số lao động có việc làm là 650 ngàn người, chiếm 75,05 % số lao động trong độ tuổi và 63,35% tổng dân số toàn tỉnh. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế chuyển dịch khá nhanh và đúng hướng, cơ cấu lao động đang có sự dịch chuyển từ nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong tổng lực lượng lao động đang làm việc giảm khá nhanh từ 60% năm 2001 xuống còn 53% vào năm 2005 và còn 42% vào năm 2010; trong khi tỷ trọng này của ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 13,5% lên 18% và 23,4%, khu vực dịch vụ tăng từ 26,5% lên 29% và 35% trong cùng giai đoạn, xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động đúng hướng và tích cực.

Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 26 dân tộc anh em sinh sống; mỗi dân tộc tuy có những phong tục, tập quán sinh hoạt khác nhau nhưng đều có truyền thống chung là sống đoàn kết với cộng đồng, lao động cần cù, chiến đấu chống địch họa, thiên tai dũng cảm, tất cả đã tạo nên cho Tây Ninh một nền văn hoá đa dạng, phong phú và đầy bản sắc. Trong đó, lễ hội, ca múa nhạc, hội làng nghề truyền thống của cộng đồng dân tộc Khmer tại một số khu vực có thể xây dựng thành điểm cho khách du lịch tham quan, nghiên cứu như tại Cụm du lịch Lò Gò-Xa Mát, khu vực cộng đồng Khơ Me tại Ma Thiên Lãnh, v.v.

Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động ở Tây Ninh còn thấp hơn so với các tỉnh trong vùng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và dạy nghề năm 2005 đạt 23,12% và đạt 46% vào năm 2011 cao hơn so với bình quân chung cả nước (40%), trong đó lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ thấp (4,3%), trung học chuyên nghiệp (5%), công nhân kỹ thuật (22%). Nhìn chung, chất lượng lao động và áp lực việc làm


ngày càng gia tăng trong những năm tới là hạn chế và thách thức đáng kể đối với sự phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh, trong đó có du lịch.

Là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống với phong tục tập quán, lễ hội đa dạng góp phần làm thêm phong phú nguồn tài nguyên du lịch nhân văn trên địa bàn. Tuy nhiên, trình độ lao động có tay nghề còn thấp, tài nguyên nhân văn là phong tục tập quán lễ hội bị mai một không được tôn tạo và phục chế nên ít được phát huy để phát triển du lịch.


4.2.4 Một số tài nguyên nhân văn nổi trội có thể khai thác phát triển du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

a. Hội Xuân núi Bà Đen


Nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Tây Ninh - 6

Gắn liền với Khu Di tích lịch sử văn hóa danh thắng du lịch (DTLSVHDTDL) núi Bà Đen với hình ảnh núi Bà Đen từ lâu đã trở thành biểu tượng của đất và người Tây Ninh. Chính thức khai hội vào mùng 4 tết cổ truyền hàng năm và diễn ra suốt tháng giêng âm lịch hàng năm, ngoài lễ khai mạc hoành tráng, lễ hội còn bao gồm các hoạt động văn hóa truyền thống cách mạng, tín ngưỡng tôn giáo, thể dục thể thao như Lễ hội truyền thống cách mạng động Kim Quang, Lễ vía Bà, Hội thi chinh phục đỉnh Bà Đen, Hội thi các môn thể thao, trò chơi dân gian, v.v.

b. Quần thể di tích lịch sử cách mạng Trung ương Cục miền Nam


Quần thể di tích các cơ quan đầu não và được mệnh danh là “thủ đô” của cách mạng miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nằm ở phía Bắc Tây Ninh thuộc huyện Tân Biên, là quần thể gồm các di tích được xếp hạng cấp quốc gia với tổng diện tích khoảng 1700 ha, gồm: Trung ương Cục miền Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Ban An ninh Trung ương Cục. Trong đó, nổi bật nhất là Trung ương Cục miền Nam, nằm cách Thị xã Tây Ninh khoảng 64 km về hướng Bắc và mới đây đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, nơi lưu dấu những quyết sách chiến lược, trực


tiếp chỉ đạo cách mạng miền Nam đến ngày hoàn toàn thắng lợi, lưu giữ những kỷ niệm, hình ảnh của các nhà lãnh đạo cách mạng kiệt xuất: Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt.

c. Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh và các lễ hội


Toà thánh nằm cách thành phố Tây Ninh 5 km về phía Đông Nam với kiến trúc nổi bật và tiêu biểu cho kiến trúc đền chùa của tôn giáo Cao Đài kết hợp hài hòa giữa mỹ thuật kiến trúc Á Đông và Phương Tây. Là nơi diễn ra các lễ hội của người theo tôn giáo đạo Cao Đài và tham quan của khách du lịch khi đến Tây Ninh.

Lễ hội Cao Đài là nơi diễn ra các lễ hội thu hút hàng vạn tín đồ đạo Cao Đài và du khách thập phương đến chiêm bái, hành hương mỗi năm. Các lễ hội chính của Đạo Cao Đài Tây Ninh là lễ Vía Đức Chí Tôn vào mùng 09 tháng Giêng và Hội Yến Diêu Trì Thánh Mẫu vào Rằm tháng Tám Âm lịch hàng năm với các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo và nghệ thuật đặc sắc. Ngoài ra, các sinh hoạt tôn giáo hàng ngày với các lễ cúng thời cũng là nét đặc sắc tại Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh thu hút số lượng không nhỏ du khách quốc tế đến tham quan.

d. Di chỉ khảo cổ và tháp Bình Thạnh


Nằm phía hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông, tọa lạc tại ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, là ngôi đền tháp quý hiếm tồn tại gần như nguyên vẹn, tiêu biểu cho kiến trúc thuộc hậu nền văn hóa Óc Eo có niên đại xây dựng khoảng thế kỷ 8. Tháp được Hội nghiên cứu Đông Dương phát hiện năm 1886 và được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1993, năm 1999 tháp cổ Bình Thạnh đã được trùng tu.

e. Địa đạo An Thới


Địa đạo tại ấp An Thới, xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, được xây dựng từ năm 1961 đến đầu năm 1965; từ năm 1966 - 1968, địa đạo được phát triển dài thêm, kết hợp với địa hình cây cối trong ấp, hầm bí mật, ụ chiến đấu, giao thông


hào, hầm chông, bãi mìn để đánh địch bảo vệ địa đạo. Địa thế nơi đây là vùng đất cao, xa mạch nước ngầm, đất rắn. Nhân dân ở đây trồng nhiều tre gai và tầm vông, xen kẽ có nhiều khu đất còn giữ lại các loại cây cổ thụ. Địa đạo được đào sâu 3 - 4 m, rộng từ 80 cm đến 100 cm, cao đến đỉnh mái vòm từ 120 - 150 cm, được dùng làm chỗ nghỉ ngơi, cũng như tích trữ lương thực và đạn dược. Di tích hiện nay còn giữ được 2 cụm địa đạo, mỗi cụm có chiều dài 200 m, gần địa đạo có 3 công sự chiến đấu nổi trên mặt đất, công sự hình tam giác, 3 mặt đắp nổi từ 50 - 100 cm bằng những thân cây gỗ tạp ghép lại và đắp đất lên trên. Địa đạo An Thới đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá vào năm 1993.

g. Nghề và làng nghề


Nhìn chung làng nghề tỉnh Tây Ninh cũng đa dạng và phong phú có một số làng nghề lâu đời như bánh tráng Trảng Bàng, nghề rèn, nghề mộc, nghề đan lát, làm bánh tráng và một số nghề mới như: nghề làm gốm, nghề điêu khắc, v.v. Một số nghề có mai một đi theo thời gian và phát triển kinh tế thị trường nhưng vẫn còn một số nghề đã được khôi phục và phát triển như: làm bánh tráng Trảng Bàng, đúc gang, làm nhang, làm muối ớt đã xây dựng thành thương hiệu, trở thành đặc sản riêng địa phương Tây Ninh. Làng nghề tại một số vùng đang mang lại hiệu quả không chỉ kinh tế - xã hội cho cộng đồng dân cư mà còn đang được các công ty du lịch, khách du lịch lựa chọn làm sản phẩm du lịch ưa chuộng, điểm tham quan du lịch. Hiện nay, tỉnh Tây Ninh đã có quy hoạch nghề và làng nghề, một số nghề đã và sẽ được đầu tư cải tạo, khôi phục có thể xây dựng thành sản phẩm du lịch để tổ chức cho các đoàn khách du lịch đến tham quan.

Đánh giá chung: Tây Ninh là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, cơ cấu thành phần kinh tế đang có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ đảm bảo tính ổn định. Có nhiều tài nguyên thiên nhiên và đời sống văn hóa phong phú là địa danh của Đạo Cao Đài đi kèm với các hoạt động lễ hội hàng năm.


4.3 Phân tích các điều kiện nhân tố đầu vào cho cụm ngành du lịch Tây Ninh

4.3.1 Nguồn tài nguyên tự nhiên cho du lịch

a. Tài nguyên du lịch Núi Bà Đen.


Quần thể di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng núi Bà trải rộng 24 km2, được cấu tạo bởi đá Granit, Granodionit, v.v nên đỉnh khá nhọn và nền tương đối dốc với 3 đỉnh cao: Núi Bà 986m, Núi Phụng 372m và Núi Heo 335m, nằm trên địa bàn của 3 xã: Ninh Sơn - Tân Bình - Thạnh Tân thuộc thành phố Tây Ninh, cách trung tâm thành phố Tây Ninh 11 km về hướng Đông Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 100 km về hướng Tây.

Núi Bà Đen là một quần thể Di tích lịch sử văn hóa danh thắng du lịch (DTLSVHDTDL) nổi tiếng Nam Bộ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (BVHTTDL) công nhận là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số 100/VH-QĐ ngày 21/01/1989. Tiềm năng tài nguyên du lịch được thể hiện ở chỗ là sự kết hợp hài hòa độc đáo giữa tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Tài nguyên du lịch tự nhiên được thể hiện rõ nét là cảnh quan tự nhiên, thiên nhiên tạo hóa giữa đồng bằng trải dài của 02 khu vực ĐNB và TNB có 3 ngọn núi cao với hệ sinh thái rừng tự nhiên phong phú; tiềm năng hệ thống hang động đầy huyền thoại như hang Hàm Rồng, hang Gió, động Ba Cô, động Thanh Long và nhiều hang chưa được thám hiểm, nhiều khu vực là những tảng đá cao, gồ ghề, dốc và bí hiểm tạo động lực cho các đoàn du lịch thích mạo hiểm và khám phá. Trong khu vực cũng có những khu đất bằng phẳng để phát triển các loại hình dịch vụ du lịch, các khu du lịch nghỉ dưỡng, các vườn cây ăn trái đặc sản như mãng cầu Bà Đen, chuối, mít, v.v.

Về tài nguyên nhân văn, đây là hệ thống kiến trúc vừa tự nhiên vừa mang kiến trúc tôn giáo sáng tạo của con người, lại có tính chất thần bí mang yếu tố tín ngưỡng và tâm linh truyền miệng; nơi đây cũng diễn ra nhiều trận đánh hết sức ác liệt trong thời gian dài giữa bộ đội Việt Nam với lực lượng quân đội Mỹ và Ngụy chiếm đóng trên và


dưới núi được trang thiết bị tối tân, để lại những di tích lịch sử, những câu chuyện huyền thoại về lòng anh dũng kiên cường và sự hy sinh cao cả của bộ đội đã đi vào tâm niệm bằng các lời ca bất tử, thu hút biết bao nhiêu thế hệ đến tham quan, trở về với cội nguồn với đời sống tâm linh và truyền thống cách mạng của dân tộc.

Hội xuân Núi Bà với các hoạt động tổng hợp văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, được tổ chức hàng năm vào tháng giêng âm lịch, hàng năm thu hút hơn 1,5 triệu lượt khách du lịch đến tham quan.

Khu du lịch Ma Thiên Lãnh thuộc quần thể khu di tích lịch sử Núi Bà Đen thuộc xã Thạnh Tân – thành phố Tây Ninh, nằm ở độ cao 50m giữa đồng bằng, được bao bọc và che chắn bởi các núi Bà, núi Phụng và núi Heo. Ma Thiên Lãnh được khách du lịch ví như cao nguyên giữa đồng bằng hay là Sapa, Đà Lạt tại Tây Ninh. Đường lên khu vực Ma Thiên Lãnh quanh co uốn lượn, một bên là vách núi cao, một bên là vực sâu, cây rừng xanh mướt. Địa thế đó tạo cho thung lũng Ma Thiên Lãnh khí hậu mát mẻ, trong lành, có nhiều hang động đẹp, với dòng suối Vàng mát lạnh chảy từ trên núi xuống và cây cối quanh năm xanh tươi, với điều kiện tự nhiên như vậy rất thích hợp xây dựng các loại hình du lịch nghĩ dưỡng, sinh thái, du lịch trên suối nước phục vụ khách du lịch.

b. Tài nguyên du lịch Hồ Dầu Tiếng


Hồ Dầu tiếng cách thành phố Tây Ninh 20 km về phía Đông Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 100 km về phía Bắc. Hồ nằm trên địa bàn huyện: Dương Minh Châu, Tân Châu (Tây Ninh) và huyện Dầu Tiếng (Bình Dương). Từ các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh khác, đến hồ bằng đường bộ hoặc có thể bằng đường thủy trên sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông.

Là hồ nhân tạo lớn nhất trong nước với diện tích 27.000 ha mặt nước, 4.560 ha đất bán ngập, dung tích 1,45 tỷ m3 nước, mực nước dao động từ 17 - 24m là điều kiện thuận lợi để phát triển thành khu nghỉ dưỡng, giải trí, thể thao, câu cá, bãi tắm, du


thuyền, các môn thể thao dưới nước6, v.v. Trong lòng hồ có các đảo nổi có thể xây dựng các khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cho khách du lịch. Bên cạnh đó, rừng lịch sử cạnh hồ là không gian hùng vĩ với rừng cây cao thích hợp cho du lịch dã ngoại tham quan. Phía Bắc của hồ thuộc huyện Tân Châu còn có khu rừng tự nhiên và vùng bờ hồ thơ mộng là nơi thích hợp cho nghỉ dưỡng, tham quan rừng tự nhiên. Tuy nhiên, đây là hồ thủy lợi vừa là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho nhiều vùng. Vì vậy, việc tổ chức các dịch vụ tại hồ Dầu Tiếng cần phải được sự chấp thuận của các cơ quan quản lý, nếu tổ chức dịch vụ cần phải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.

c. Tài nguyên du lịch Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát


Cách thành phố Tây Ninh khoảng 30 km về phía Tây Bắc, Vườn quốc gia (VQG) Lò Gò - Xa Mát nằm trên địa phận 4 xã Tân Lập, Tân Bình, Hòa Hiệp và một phần xã Thạnh Tây thuộc huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, là nơi chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Diện tích 18.765 ha được chia thành 3 phân khu, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 8.594 ha, phân khu phục hồi sinh thái 10.084 ha và phân khu hành chính, dịch vụ 87 ha, VQG Lò Gò - Xa Mát là khu rừng đặc dụng có rừng che phủ chiếm 26% tổng diện tích che phủ rừng tự nhiên của tỉnh. Nơi đây có thảm thực vật rừng dạng khảm giữa rừng bán rụng lá, rừng rụng lá trên đất thấp và các dải hẹp rừng thường xanh ven sông suối và rừng tràm. Ngoài ra, gần biên giới với Campuchia còn có dải đồng cỏ đất lầy với các thảm cói, lác. Hệ thực vật cũng rất đa dạng và phong phú với 696 loài thuộc về 5 ngành thực vật, 60 bộ, 115 họ và 395 chi. Có 158 loài cây có khả năng làm thuốc hoặc đã được sử dụng làm thuốc nam truyền thống địa phương; 58 loài cây cho gỗ; 21 loài cây làm cảnh; 10 loài cây thực phẩm; 7 loài cây dùng làm rau xanh.

Hệ động vật có 415 loài trong đó có một số loài thú tiêu biểu như voọc chà vá chân đen, voọc bạc má Đông Dương, khỉ mặt đỏ, gấu ngựa, sói đỏ và sói vàng, cu li


6 http://itpc.tayninh.gov.vn/HoatDongAnh/Quy%20Hoach/QH%20Ho%20Dau%20Tieng3.pdf


nhỏ, khỉ đuôi lợn, khỉ đuôi dài. Khu hệ chim tại Vườn quốc gia này đặc trưng với 203 loài thuộc 15 bộ và 40 họ. Tại các sinh cảnh đất ngập nước có rừng đã ghi nhận nhiều loài chim nước quý hiếm như Giang Sen, Già Đẫy Java và Cò Nhạn… Nơi đây là còn là nơi dừng chân của loài Sếu đầu đỏ trên tuyến di cư giữa đồng bằng sông Cửu Long về nơi sinh sản tại Campuchia, do đó VQG Lò Gò - Xa Mát còn được công nhận là một trong các vùng chim quan trọng của Việt Nam. Hiện tại, VQG có 4 loài quý hiếm được ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam và thế giới cần quan tâm bảo tồn là: Gà lôi hồng tía, Già đẫy Java, Hạc cổ trắng, Gà tiên mặt đỏ7. Trong khu vực VQG và phụ cận có nhiều tài nguyên du lịch nhân văn vật thể như di tích lịch sử, các chùa, v.v.

d. Tài nguyên du lịch sông Vàm Cỏ Đông


Bắt nguồn từ độ cao 150 m ở Campuchia chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam có chiều dài 220km (151km chảy trong địa phận tỉnh Tây Ninh) là dòng sông lớn trong khu vực Đông Nam Bộ, với lòng sông rộng, lưu vực hai bên bờ sông bằng phẳng là điều kiện thích hợp để xây dựng mô hình các trang trại miệt vườn phục vụ nhu cầu du lịch giải trí sinh thái cuối tuần như ẩm thực sông nước, câu cá thư giãn, v.v. Là tuyến du lịch sinh thái bằng đường sông hấp dẫn góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của Tây Ninh. Tuy nhiên các sản phẩm du lịch đường sông vẫn chưa được đưa vào khai thác do vẫn chưa được triển khai đầu tư nhiều về cơ sở hạ tầng và các địa điểm liên kết dừng chân.

e. Tài nguyên du lịch tôn giáo, tín ngưỡng


Nhắc đến Tây Ninh là nhắc đến địa danh Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh, ở nơi đây cứ vào mùa trung thu, không khí Tây Ninh lại trở nên nhộn nhịp hơn vì đây là thời điểm có lễ hội lớn nhất trong năm của những tín đồ Cao Đài: Đại lễ Hội Yến Diêu Trì


7 http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%E1%BB%9Dn_qu%E1%BB%91c_gia_L%C3%B2_G%C3%B2- Xa_M%C3%A1t

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023