Nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Tây Ninh - 2

TÓM TẮT


Tây Ninh có nhiều lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên và vị trí địa lý để để phát triển du lịch toàn diện. So với các địa phương lân cận Tây Ninh không hề thua kém về tài nguyên du lịch nhưng doanh thu từ ngành du lịch trong tỉnh mang lại còn khiêm tốn. Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh xác định mục tiêu là “xây dựng và phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh” nhưng đóng góp của ngành du lịch Tây Ninh vào ngân sách còn thấp. Các vấn đề trên đặt ra câu hỏi: Cụm ngành du lịch tỉnh Tây Ninh có tính cạnh tranh như thế nào? Làm thế nào để cải thiện tính cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Tây Ninh?

Đề tài thực hiện theo phương pháp định tính, dực trên mô hình Kim cương và lý thuyết cụm ngành của Michael Porter. Kết quả phân tích cho thấy năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch Tây Ninh còn yếu, các nhân tố cấu thành của 4 mặt mô hình kim cương đều còn hạn chế. Nguyên nhân cơ bản là: Nền tảng tri thức (nguồn nhân lực) chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của cụm ngành du lịch; Nguồn vốn đầu tư còn thấp, khó đảm bảo cho sự phát triển về cơ sở hạ tầng và quy mô, nâng cấp chất lượng và triển khai các chiến lược du lịch; Chính quyền địa phương chưa phát huy tối đa vai trò quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển cụm ngành.

Trước kết quả trên, chính quyền địa phương phải tìm cách vừa hỗ trợ tối đa các đối tượng tham gia cụm ngành cải thiện 4 yếu tố trong mô hình Kim cương vừa cải thiện năng lực quản lý du lịch, thực hiện các biện pháp ngắn hạn kết hợp với chiến lược đầu tư dài hạn vào “con người”.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Tây Ninh cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Với những hạn chế then chốt nêu trên, gợi ý chính sách tương ứng là: Thiết lập các dự án hấp dẫn và mời gọi nhà đầu tư có tiềm lực mạnh; chính quyền cần hỗ trợ về chính sách nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của những đơn vị hoạt động trong ngành du lịch thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn và cải cách thủ tục hành chính; tăng tính liên kết giữa các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch nhằm khai thác hết nguồn lực của những đơn vị trong ngành; Thực hiện đồng bộ các giải pháp này đồng thời chính quyền đã nâng cao năng lực và vai trò trong hỗ trợ cụm ngành.



1.1 Đặt vấn đề‌‌

CHƯƠNG 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng cần phải có những giải pháp để giữ vững và nâng cao sự tăng trưởng cả về chất lượng và số lượng. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm du lịch và chuyển dịch cơ cấu sản phẩm là một yêu cầu tất yếu và là một giải pháp quan trọng. Công tác này đã và đang được các cấp ngành từ Trung ương đến các địa phương hết sức chú trọng quan tâm chỉ đạo thực hiện.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Tây Ninh - 2

Chúng ta có thể thấy, khái niệm năng lực cạnh tranh (NLCT) là một khái niệm động, được cấu thành bởi nhiều yếu tố và chịu sự tác động của cả môi trường vi mô (doanh nghiệp) và vĩ mô (chính sách của nhà nước). Một sản phẩm có thể năm nay được đánh giá là có NLCT, nhưng năm sau hoặc năm sau nữa lại không còn khả năng cạnh tranh nếu không giữ được các yếu tố lợi thế.

Tây Ninh là tỉnh tiếp giáp nước bạn Campuchia qua các cửa khẩu quốc tế, lại là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, Tây Ninh có nhiều tiềm năng để trở thành một trung tâm du lịch sinh thái, văn hóa - lịch sử và tâm linh của khu vực miền Ðông Nam Bộ và cả nước. Trong những năm qua du lịch Tây Ninh cũng đã có những bước phát triển đáng kể, song hiệu quả vẫn còn hạn chế, ngành du lịch của tỉnh chưa thể trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Cách Thành phố Hồ Chí Minh 100 km, Tây Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch so với các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam Bộ. Trước hết, Tây Ninh là tỉnh có vị trí thuận lợi kết nối các các nền kinh tế Xuyên Á, với đường biên giới dài 240 km tiếp giáp với Vương quốc Campuchia, với 2 cửa khẩu quốc tế và hơn 10 cửa khẩu phụ đang hoạt động ngày một sôi động. Hơn nữa với tuyến đường xuyên Á đi


qua, Tây Ninh còn trở thành cầu nối giữa vùng kinh tế trọng điểm phía nam với các nước trong khu vực Ðông - Nam Á thông qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và qua đó nối các tour, tuyến du lịch đưa du khách từ Campuchia, Thái Lan, các nước Hiệp hội các quốc gia Đông nam á (ASEAN) vào Việt Nam hoặc đưa khách trong nước sang du lịch nước bạn.

Bà Phạm Thị Sương, Trưởng phòng Nghiệp vụ du lịch thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh cho biết: Trong những năm qua, ngành du lịch Tây Ninh đã có những bước phát triển khả quan, với lượng khách gia tăng mỗi năm. Cụ thể năm 2013, Tây Ninh đón 3,5 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước, trong đó riêng khu du lịch núi Bà Đen đã thu hút 2,4 triệu lượt khách đến tham quan. Tuy nhiên, so với tiềm năng và những lợi thế hiện có thì Tây Ninh vẫn chưa tận dụng, khai thác hết những thế mạnh của mình để phát triển du lịch một cách tương xứng. Nguyên nhân do cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch còn thiếu và yếu. Tính đến thời điểm này, cả tỉnh có 440 nhà nghỉ, khách sạn từ 1 đến 2 sao mà chưa có khách sạn 03 sao, trung tâm tổ chức hội nghị cũng không có, hiện tại một số khách sạn lớn và trung tâm hội nghị đang trong quá trình xây dựng. Các khu du lịch của tỉnh rất ít, hầu hết còn ở dạng đầu tư ban đầu như Long Điền Sơn hoặc chỉ ở dạng tiềm năng như Ma Thiên Lãnh, Hồ Dầu Tiếng. Hơn nữa, các khu du lịch nổi tiếng của tỉnh cũng chỉ đơn thuần là tham quan, tìm hiểu mà còn thiếu nhiều dịch vụ hỗ trợ như: dịch vụ vui chơi giải trí, văn hoá, mua sắm v.v, thiếu chiều sâu nên không thể níu chân du khách ở lại dài ngày.

Bà Phạm Thị Sương nói: “Tây Ninh có nhiều khu du lịch đã được quy hoạch nhưng chưa kêu gọi được các nhà đầu tư. Vì vậy, hiện nay mới chỉ tập trung vào khu du lịch Núi Bà Đen- là sản phẩm chủ yếu về tâm linh1.

Cũng theo bà Phạm Thị Sương, sở dĩ Tây Ninh không giữ chân được du khách ở lại qua đêm bởi khách tour từ thành phố Hồ Chí Minh theo tuyến Củ Chi đến Tây Ninh,


1 http://www.vinabig.vn/index.php/tin-tuc/127-phat-trien-nhieu-du-an-du-lich-tai-tay-ninh.html


Núi Bà Đen, rồi đến Tòa thánh rồi về. “Nói chung là hạ tầng du lịch chưa kết nối được, bởi cơ sở phục vụ du lịch của Tây Ninh còn thiếu thốn”.

Ngoài những thuận lợi về vị trí địa lý, Tây Ninh cũng là tỉnh có điều kiện tự nhiên về du lịch mà không nơi nào có được như: Căn cứ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Trung ương Cục miền Nam và nhiều di tích văn hóa khác như Tòa thánh Cao đài, Tháp Chóp Mạt, Núi Bà Đen, Hồ Dầu Tiếng, Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát đặc trưng cho vùng đất ngập nước theo mùa, v.v. Đây chính là những tiềm năng lớn để Tây Ninh có thể phát triển hầu hết các loại hình du lịch từ truyền thống văn hoá, sinh thái, nghỉ dưỡng, mạo hiểm cả văn hoá tâm linh, nghiên cứu khoa học.

Theo kế hoạch từ nay đến năm 2020, Tây Ninh đã ban hành danh mục các dự án đầu tư cần thiết cho sự phát triển của hoạt động du lịch, làm cơ sở xây dựng và thực hiện chính sách thúc đẩy đầu tư, nhất là về cơ sở hạ tầng. Trong đó tập trung đầu tư xây dựng các khu, cụm du lịch như: cụm thành phố Tây Ninh - núi Bà Ðen, cụm sân bay Thiện Ngôn - Căn cứ Trung ương Cục miền nam. Kêu gọi đầu tư, phát triển mở rộng một số khu du lịch đã được quy hoạch như Khu du lịch Ma Thiên Lãnh - Núi Bà Ðen rộng 96 hécta. Một dự án trọng tâm khác đang được mời gọi đầu tư để xây dựng khu vực hồ Dầu Tiếng rộng 800 hécta thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi, thể thao. Tỉnh cũng hướng tới mục tiêu phát triển đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực quan trọng cho kinh tế - xã hội của tỉnh2.

Với những tiềm năng về địa lý và điều kiện tự nhiên về du lịch, hiện tại ngành du lịch Tây Ninh vẫn chưa mang lại giá trị kinh tế - xã hội cao. Qua đề tài "Nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Tây Ninh" tác giả muốn xác định lại năng lực cạnh tranh của ngành du lịch trong tỉnh, từ đó đề xuất những khuyến nghị để gia tăng tính cạnh tranh của cụm ngành du lịch trong tỉnh.


2 http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30673&cn_id=670946


1.2 Câu hỏi nghiên cứu

- Cụm ngành du lịch tỉnh Tây Ninh có tính cạnh tranh như thế nào?


- Làm thế nào để cải thiện tính cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Tây Ninh?


1.3 Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu tổng quát của đề tài là tìm hiểu và đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Tây Ninh; trên cơ sở đó, đề tài đưa ra các khuyến nghị chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Tây ninh, từ đó gia tăng đóng góp của ngành du lịch vào nền kinh tế chung của tỉnh cùng với gia tăng phúc lợi xã hội.


1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu cụm ngành du lịch Tây Ninh, môi trường chính sách, môi trường kinh tế xã hội và các tác nhân tham gia trong cụm ngành và tính cạnh tranh của cụm ngành.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích vai trò của các tác nhân tham gia trong cụm ngành du lịch và các chính sách của chính quyền địa phương liên quan đến hoạt động du lịch của tỉnh Tây Ninh.

Đối tượng khảo sát:


- Đại diện các tác nhân cung cấp yếu tố đầu vào của ngành du lịch: công ty lữ hành, dịch vụ: khách sạn; vận chuyển; ăn uống; địa điểm kinh doanh dịch vụ du lịch; đại diện của cơ quan quản lý ngành du lịch của tỉnh Tây Ninh.

- Đại diện các tác nhân sử dụng dịch vụ của ngành du lịch: khách du lịch sử dụng dịch vụ du lịch ở Tây Ninh.


1.5 Cấu trúc luận văn

Chương 1. Giới thiệu luận văn


Chương 2. Tổng quan năng lực cạnh tranh ngành du lịch Chương 3. Phương pháp nghiên cứu

Chương 4. Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Tây Ninh Chương 5. Kết luận và khuyến nghị chính sách


CHƯƠNG 2


TỔNG QUAN NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH DU LỊCH


2.1 Tổng quan lý thuyết về năng lực cạnh tranh

2.1.1 Các khái niệm về năng lực cạnh tranh Các khái niệm về cạnh tranh

Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên các cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm.

Cạnh tranh, hiểu theo cấp độ doanh nghiệp là việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các doanh nghiệp. Tuy nhiên bản chất của cạnh tranh ngày nay không phải là tiêu diệt đối thủ mà chính là doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa chọn mình mà không đến với đối thủ cạnh tranh (Michael Porter, 1996).

Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là "Sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hoá về phía mình”.

Theo giáo trình Kinh tế - Chính trị học Mác-Lênin 2002, “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất-kinh doanh với nhau nhằm giành lấy những điều kiện thuận lợi trong sản xuất-kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh”.

Tại diễn đàn Liên hợp quốc trong báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2003 thì định nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là " Khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt đựơc các tỷ lệ tăng trưởng kinh


tế cao được xác định bằng các thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính trên đầu người theo thời gian”.

Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung-cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.”

Qua các quan niệm khác nhau về cạnh tranh của các tác giả ta thấy có những nhận xét khác nhau về cạnh tranh theo quan điểm của mỗi người nhưng các quan niệm này đều tập trung một ý tưởng là: Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh cùng một loại sản phẩm hàng hóa và cùng tiêu thụ trên một thị trường để đạt được mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận.

Các khái niệm về năng lực cạnh tranh


Trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh, người ta đã sử dụng khái niệm năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh được xem ở những góc độ khác nhau như năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ. Khái niệm năng lực cạnh tranh là một khái niệm động, được cấu thành bởi nhiều yếu tố và chịu sự tác động của cả môi trường vi mô và vĩ mô. Một sản phẩm có thể năm nay được đánh giá là có năng lực cạnh tranh nhưng năm sau hoặc năm sau nữa lại không còn khả năng cạnh tranh nếu không giữ được các yếu tố lợi thế.

Xét theo quan điểm tổng hợp, cạnh tranh là quá trình kinh tế mà trong các chủ thể kinh tế (doanh nghiệp, khu vực, quốc gia) ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp (kể cả nghệ thuật kinh doanh lẫn thủ đoạn) để đạt mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình như chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như đảm bảo tiêu thụ có lợi nhất nhằm nâng cao vị thế của mình. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với người kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023