Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Cho Cụm Ngành Du Lịch Tây Ninh


công ty vận chuyển khách du lịch chuyên nghiệp trên địa bàn có 02 đơn vị với số lượng 60 xe trên 16 chỗ ngồi trở lên; hãng taxi có 02 hãng kinh doanh trên địa bàn với 120 chiếc loại 4 - 7 chỗ. Về khách từ địa phương khác đến Tây Ninh do các đơn vị gửi khách tổ chức dịch vụ vận chuyển. Du lịch bằng đường thủy còn hạn chế do chưa có phương tiện vận chuyển đảm bảo chất lượng, cơ sở hạ tầng, dịch vụ hai bên bờ sông chưa xây dựng và chưa có nên chưa khai thác vận chuyển khách đi bằng đường thủy qua hệ thống sông trên địa bàn.

Nói chung, dịch vụ vận chuyển khách du lịch trên địa bàn còn thiếu cả về số lượng và chất lượng chưa đảm bảo, đội ngũ lái xe chưa chuyên nghiệp, chưa có trình độ ngoại ngữ; chưa có doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch chuyên nghiệp mà chủ yếu doanh nghiệp nhỏ và cá nhân đầu tư dịch vụ vận tải hành khách còn nhiều manh mún, chạy theo lợi nhuận trước mắt.

c. Dịch vụ ăn uống

Cơ sở dịch vụ về ăn uống trên địa bàn tỉnh Tây Ninh bao gồm nhà hàng, quán ăn, các tiệm cà phê, bar, v.v với chất lượng cũng rất khác nhau. Hiện nay, một số khách sạn vừa kinh doanh lưu trú vừa kinh doanh ăn uống như khách sạn Hòa Bình, Đông Phương, Hương Trang, Sông Lam. Đặc điểm nhà hàng trong khách sạn kinh doanh ăn uống cho khách du lịch vừa mở ra nhiều dịch vụ kinh doanh khác như tổ chức đám cưới, hội họp, thuê phòng sinh nhật,v.v. Vì vậy doanh thu nhà hàng không đơn thuần kinh doanh dịch vụ ăn uống cho khách du lịch, số lượng nhà hàng ăn uống độc lập, đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch có khoảng 16 đơn vị, các nhà hàng này được các công ty lữ hành đặt cho khách du lịch ăn uống trong thời gian đến tham quan du lịch trên địa bàn Tây Ninh hoặc khách du lịch lẻ lựa chọn; đa số nhà hàng tập trung tại thành phố Tây Ninh như: nhà hàng Hoàng Tuấn, Thiên Khang, Gia Khánh, v.v. và một số thị trấn của các huyện, nhưng tập trung nhiều tại Trảng Bàng, nơi bán đặc sản của bánh tráng, bánh canh như Hoàng Minh, Năm Dung, Út Huệ, v.v. Tuy nhiên, số lượng nhà hàng đạt tiêu chuẩn cao để phục vụ khách du lịch quốc tế không nhiều, nhà hàng


có số lượng chỗ ngồi nhiều thì rất ít trên địa bàn Tây Ninh; số nhà hàng còn lại là bình dân chủ yếu là phục vụ khách nội địa và khách vãng lai.

Đánh giá chung về sản phẩm dịch vụ ăn uống trên địa bàn còn mang tính bình dân, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch quốc tế, số lượng sản phẩm chưa đa dạng, chế biến còn đơn giản và ít được cải tiến về hình thức; mẫu mã và hình thức trình bày chưa đáp ứng thị yếu của khách; sản phẩm ăn uống chưa thực sự gắn kết với khu, tuyến điểm du lịch và tiềm năng tài sẵn có trên địa bàn. Không gian các nhà hàng ăn uống chưa hợp lý về cơ sở vật chất, phối cảnh và cảnh quan.

Tiếp thị, quảng cáo sản phẩm dịch vụ ăn uống chưa thường xuyên và chưa ấn tượng nên mức độ thu hút khách du lịch hạn chế. Đội ngũ chuyên gia, nghệ nhân lành nghề về ẩm thực còn thiếu nên chưa tạo được nhiều sản phẩm mang thương hiệu riêng cho du lịch tỉnh Tây Ninh. Phong cách, nghiệp vụ phục vụ chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành du lịch quy định.

Về đánh giá hiệu quả kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống trên địa bàn tỉnh Tây Ninh chưa thường xuyên cập nhật, chưa phân loại dịch vụ nên việc phân tích hiệu quả hiện nay rất khó dẫn đến việc xác định hiệu quả cho từng sản phẩm và mức độ chi tiêu của khách du lịch cho dịch vụ này khó xác định cho nên trong báo cáo này chưa được đề cập cụ thể.

d. Dịch vụ vui chơi giải trí

Dịch vụ vui chơi giải trí cho khách và cộng đồng dân cư tập trung vào khu du lịch núi Bà Đen, khu du lịch sinh thái Long Điền Sơn, khu văn hóa thể thao Thiên Ngân, hầu hết các khu vui chơi giải trí này thu hút khách du lịch nội địa là chủ yếu, thời gian tập trung vào ngày nghỉ lễ và cuối tuần. Tổng mức đầu tư vào các khu vui chơi giải trí còn khiêm tốn nên các loại hình vui chơi giải trí chưa nhiều, chưa phong phú và đơn điệu.


Đánh giá chung cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh rất ít về số lượng, đơn điệu về nội dung; nhiều điểm tham quan du lịch chưa có các dịch vụ vui chơi giải trí nên đã ảnh hưởng đến mức độ thu hút khách du lịch, cũng như việc kéo dài thời gian lưu trú của khách. Trên địa bàn Tây Ninh có nhiều khu vực có thể xây dựng được nhiều loại hình vui chơi khác như câu cá, đua thuyền, leo núi, thám hiểm hang động, nghiên cứu hệ sinh thái,v.v nhưng đến nay chưa được đầu tư nghiên cứu để xây dựng sản phẩm phục vụ khách du lịch, đặc biệt là các khu nghỉ dừng chân kèm theo dịch vụ giữa khoảng cách khách nhập cảnh vào Tây Ninh về TP.Hồ Chí Minh như tại Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu, Tân Biên, v.v.

e. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành


Kinh doanh lữ hành có vai trò quan trọng đối với phát triển du lịch của từng khu vực, chức năng của kinh doanh lữ hành với mục tiêu thu hút khách du lịch từ các địa bàn đến tham quan du lịch. Kinh doanh lữ hành có kinh doanh lữ hành quốc tế và kinh doanh lữ hành nội địa; lữ hành quốc tế có kinh doanh Inbound thu hút khách quốc tế từ nơi khác đến và Outbound đưa khách quốc tế và nội địa trên địa bàn đi tham quan các nước khác; trong du lịch thường chỉ khuyến khích kinh doanh Inbound cũng là chỉ tiêu đánh giá năng lực của công ty lữ hành. Công ty lữ hành trên địa bàn Tây Ninh chi có 01 đơn vị kinh doanh có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế (Công ty cổ phần Du lịch Tây Ninh), hoạt động kinh doanh chủ yếu là đưa khách du lịch nội địa đi du lịch nước ngoài với 5 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, năng lực thu hút khách du lịch quốc tế Inbound còn hạn chế, thị trường khách quốc tế chưa nhiều. Công ty du lịch nội địa có 04 đơn vị chủ yếu tổ chức các đoàn khách du lịch nội địa trên địa bàn đi tham quan các điểm du lịch trên địa bàn và các tỉnh khác.

Đánh giá kinh doanh lữ hành: trên địa bàn Tây Ninh có ít công ty, hãng lữ hành quốc tế, lại chưa có văn phòng đại diện của các công ty trong và ngoài nước nên ảnh hưởng đến thị trường khách du lịch. Năng lực chuyên môn thiếu, thị trường đón khách


chưa hiệu quả; trình độ người làm việc yếu cả nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ, số lượng hướng dẫn viên du lịch quốc tế hoạt động trên địa bàn còn ít, công tác xúc tiến tìm kiếm thị trường còn thụ động, chưa được thực hiện nhiều.

Đánh giá chung: cơ sở vật chất ngành du lịch Tây Ninh còn nhiều khiêm tốn, số lượng dịch vụ lưu trú nhiều nhưng chủ yếu là nhà trọ và nhà nghỉ chưa được xếp hạng sao khó mang lại dịch vụ tốt nhất đối với khách du lịch trong nước và quốc tế. Dịch vụ vận chuyển hành khách chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển khách du lịch do hoạt động của ngành vận chuyển còn mang tính nhỏ lẻ. Chất lượng dịch vụ ăn uống chưa được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa những đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống và các công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành.


4.3.6 Đào tạo nguồn nhân lực cho cụm ngành du lịch Tây Ninh

Mạng lưới đào tạo của tỉnh Tây Ninh gồm có: cao đẳng: có 02 trường là cao đẳng sư phạm Tây Ninh; cao đẳng nghề Tây Ninh; Trung cấp chuyên nghiệp có 03 trường (Trung cấp kinh tế - kỹ thuật Tây Ninh; Trung cấp tân bách khoa; Trung cấp Nam Tây Ninh). Ngoài các cơ sở đào tạo thuộc tỉnh quản lý, trên địa bàn tỉnh còn có những cơ sở đào tạo liên kết từ xa, tại chức thuộc Đại học Luật TP.HCM, Đại học Huế, Đại học Kinh tế TP.HCM, v.v.

Tuy mạng lưới cơ sở đào tạo nói chung của tỉnh tương đối đầy đủ các thành phần như các ngành kinh tế, xã hội, nhưng chưa có đào tạo chuyên ngành du lịch đang là một vấn đề cần phải bàn. Đa phần nguồn nhân lực được đào tạo ở các trường ở Thành phố Hồ Chí Minh, đây là một hạn chế vì chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa nhu cầu nhân lực thực tế của địa phương và các trường đào tạo.

Cần phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ở địa phương để mở thêm những ngành đào tạo về du lịch dựa trên số liệu dự báo phát triển của ngành, để đảm bảo chủ động được nguồn nhân lực cho ngành du lịch phát triển trong thời gian sắp tới.


4.4 Các cụm ngành phụ trợ và liên quan cho cụm ngành du lịch Tây Ninh

4.4.1 Các thể chế hỗ trợ

Cơ quan quản lý nhà nước: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch chưa có sự phối hợp chặt chẽ, chủ yếu vẫn dừng lại ở mức quản lý các nghiệp vụ trong ngành. Chưa có những hoạt động xúc tiến mạnh nhằm quảng quá hình ảnh về du lịch ở Tây Ninh, chưa thành lập Hiệp hội Du lịch tỉnh, nên việc phối hợp giữa đầu mối các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cơ quan nhà nước còn mang tín khách quan, chưa đồng bộ.

Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Đầu tư và Du lịch được thành lập theo Quyết định số 40/QĐ-UBND ngày 23/4/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có chức năng nhiệm vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng chính sách, kế hoạch về xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong từng năm, từng giai đoạn; đồng thời liên kết với các đơn vị trong và ngoài tỉnh nhằm khai thác, cung cấp các dịch vụ về môi giới xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch, thực hiện công tác tư vấn cho các đối tác có nhu cầu về đầu tư. Tuy nhiên vào tháng 10 năm 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ký Quyết định giải thể Trung tâm này giao các chức năng nhiệm vụ về lĩnh vực du lịch cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các chức năng nhiệm vụ về xúc tiến đầu tư giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, các nhiệm vụ về môi giới xúc tiến thương mại giao về cho Sở Công Thương.

Như vậy vai trò của cơ quan quản lý nhà nước đối với sự hỗ trợ cho hoạt động phát triển của ngành du lịch tỉnh Tây Ninh là chưa được tốt.

Hệ thống giáo dục: Toàn tỉnh chưa có trường đào tạo chuyên ngành du lịch, nguồn nhân lực trong ngành du lịch được đào tạo chủ yếu ở các trường ở Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài ra không có trung tâm đào tạo về nghiệp vụ du lịch. Với cơ cấu


nghèo nàn và hạn hẹp như vậy, rõ ràng hệ thống giáo dục ở tỉnh chưa thể đáp ứng được nhu cầu nhân lực trong ngành du lịch cả về số lượng và chất lượng.

Các tổ chức tài trợ quốc tế: việc kêu gọi nhà đầu tư quốc tế đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Tây Ninh vẫn chưa hiệu quả, hiện nay vẫn chưa có một dự án quốc tế nào hỗ trợ cho phát triển du lịch Tây Ninh.

Nhìn chung, hoạt động của các thể chế hỗ trợ cho du lịch tỉnh Tây Ninh vẫn còn yếu, rời rạc và thiếu sự quan tâm, đầu tư của các cấp chính quyền. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho ngành du lịch tỉnh chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vì chưa được hỗ trợ để khai thác hiệu quả.


4.4.2 Các ngành dịch vụ hỗ trợ và liên quan

Dịch vụ lưu trú


Số lượng nhà nghỉ, khách sạn của tỉnh Tây Ninh tăng lên đáng kế qua các năm (bảng số 6.4). Tuy nhiên chỉ mới có 02 khách sạn hai sao, 02 khách sạn một sao còn lại là các khách sạn chưa được xếp hạng và nhà nghỉ, nhà trọ. Tình trạng thiếu hụt buồng phòng chưa đáp ứng được với tăng trưởng về dòng khách du lịch đến Việt Nam, đặc biệt là khách du lịch cao cấp. Tại Tây Ninh chưa có khách sạn cao cấp vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu về lưu trú của khách du lịch quốc tế có nhu cầu lưu trú chất lượng cao. Qua khảo sát, các tiêu chí như thái độ phục vụ của nhân viên và các dịch vụ bổ sung (vệ sinh, wifi, v.v) cần được cải thiện để làm vừa lòng khách du lịch hơn nữa. Có 21,9% khách du lịch đánh giá tệ thái độ phục vụ của nhân viên, 19% đánh giá tệ chất lượng nhà vệ sinh, có 12,8% khách du lịch đánh giá rất tốt dịch vụ ăn uống ở những nơi nghỉ ngơi.


Bảng 7.4: Đánh giá dịch vụ lưu trú của khách du lịch



Tệ

Bình thường

Tốt

Rất tốt

Chất lượng chung

4,8

64,8

25,7


Cơ sở vật chất

1

78,1

16,2


Vệ sinh

19

65,7

8,5


Thái độ phục vụ

của nhân viên


21,9


65,7


7,6


Cách thức tổ chức, điều hành

1,9

54,3

28,6

10,5

Dịch vụ WIFI

21

41,9

24,8

7,6

Dịch vụ ăn uống

1

23,8

58,1

12,8

Các dịch vụ khác

5,7

69,5

15,2

4,8

Quang cảnh, không gian


57,1

28,6

9,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Tây Ninh - 8

Nguồn: Tác giả điều tra


Dịch vụ ăn uống


Cũng như các địa phương khác, Tây Ninh có những món ăn đặc sản vùng miền như: bánh canh Trảng Bàng, bánh tráng phơi sương, muối ớt, v.v. Tuy nhiên chất lượng dịch vụ ăn uống còn nhiều điều chưa làm hài lòng khách du lịch đánh giá tệ như thái độ phục vụ của nhân viên (28,6%), giá cả (2,9%), vệ sinh (1,9%). Bên cạnh đó có cơ sở vật chất được khách du lịch đánh giá rất tốt (33,3%).


Bảng 8.4: Đánh giá dịch vụ ăn uống của khách du lịch



Tệ

Bình

thường

Tốt

Rất tốt

Chất lượng chung


1,9

86,7

11,4

Cơ sở vật chất


21

45,7

33,3

Vệ sinh

1,9

40

41,9

16,2

Thái độ phục vụ của nhân

viên


28,6


42,9


28,5


Chất lượng đồ ăn


48,6

51,4


Các dịch vụ khách hàng


77,1

16,2

6,7

Giá cả

2,9

57,1

27,6

12,4

Quang cảnh, không gian


24,8

64,8

10,4

Nguồn: Tác giả điều tra


Qua bảng số liệu trên ta thấy dịch vụ ăn uống vẫn còn nhiều điều chưa làm hài lòng khách du lịch, nhiều khách du lịch chưa yên tâm về chất lương vệ sinh trong chế biến thức ăn khiến họ chưa yên tâm khi sử dụng. Do đó, cần tiếp tục công tác quản lý, kiểm tra chặt chẽ và tiếp tục nâng cao hơn nữa các yếu tố được khách du lịch đánh giá rất tốt như giá cả (12,4%), quang cảnh, không gian (10,4%)

Các địa điểm kinh doanh du lịch


Nhìn chung các địa điểm kinh doanh du lịch được khách du lịch đánh giá tương đối đáp ứng được nhu cầu, bên cạnh đó yếu tố vệ sinh ở các địa điểm kinh doanh du lịch được đánh giá tệ (11,4%). Đây là yếu tố cần được các cơ quan chức năng và ban quản lý các khu du lịch thực hiện tốt trong công tác đảm bảo vệ sinh hơn nữa để tăng thêm vẻ đẹp cảnh quan.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí