Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhiên liệu hàng không Việt Nam SKYPEC - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG



Số hiệu

bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Tình hình thực hiện sản lượng tra nạp nhiên liệu hàng không

giai đoạn 2018-2020 của SKYPEC

40

2.2

Kết quả hoạt động SXKD của Công ty giai đoạn từ năm 2018

đến năm 2020

43

2.3

Tình hình thực hiện chi phí năm 2020

44

2.4

Vốn chủ sở hữu của Công ty Skypec so với các đối thủ cạnh

tranh trong giai đoạn năm 2018-2020

48

2.5

Hoạt động tài chính của Công ty Skypec so với các đối thủ

cạnh tranh trong giai đoạn năm 2018-2020

48

3.1

Dự kiến sản lượng nhiên liệu hàng không theo sân bay giai

đoạn 2021-2025

85

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhiên liệu hàng không Việt Nam SKYPEC - 2


DANH MỤC CÁC HÌNH



Số hiệu

hình

Tên hình

Trang

2.1

Sơ đồ tổ chức công ty SKYPEC

32

2.2

Sơ đồ quy trình vận chuyển nhiên liệu bay của SKYPEC

34

3.3

Mô hình hoạt động hệ thống tra nạp ngầm tại Nội Bài

36


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ



Số hiệu

biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

2.1

Tổng sản lượng tra nạp nhiên liệu của SKYPEC

40

2.2

Nguồn lực con người của phòng Marketing giai đoạn năm

2018-2020

46

2.3

Nguồn lực Marketing của công ty SKYPEC

50

2.4

Hoạt động xúc tiến thương mại của Công ty SKYPEC

51

2.5

Thị phần của các công ty kinh doanh nhiên liệu hàng không

tại thị trường Việt Nam

53

2.6

Đánh giá giá trị thương hiệu của Công ty Skypec so với các đối

thủ cạnh tranh tại thị trường Việt Nam

54

2.7

Hệ số sinh lời tài sản (ROA) của Công ty giai đoạn 2018 – 2020

55

2.8

Hệ số sinh lời VCSH (ROE) của Công ty giai đoạn 2018-2020

56

2.9

Hệ số lãi ròng (ROS) của Công ty giai đoạn 2018-2020

57

2.10

Hệ số tỷ suất sinh lời trên tổng vốn đầu tư (ROI) của Công ty

giai đoạn 2018-2020

57

2.11

Chất lượng và khả năng đáp ứng của sản phẩm, dịch vụ Công ty

SKYPEC

59

2.12

Lý do Hãng hàng không lựa chọn SKYPEC là đối tác cung ứng

nhiên liệu hàng không tại Việt Nam

65


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Mở rộng thị trường ra toàn cầu đang được săn đón cho sự thịnh vượng của kinh tế của thế giới. Hàng không đang cung cấp mạng lưới giao thông nhanh chóng trên toàn thế giới và nó thực sự cần thiết cho kinh doanh và du lịch toàn cầu và nhiên liệu hàng không cũng được thiết lập để đóng một vai trò quan trọng trong đó. Du lịch hay vận tải hàng không được thiết lập để phát triển với tốc độ chóng mặt nhờ kinh tế xã hội, du lịch, chính trị và thương mại kinh doanh toàn diện, điều này sẽ thúc đẩy tăng trưởng thị trường toàn cầu. Sự phát triển song phương giữa các quốc gia nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn bằng cách nâng cao tiêu chuẩn cuộc sống là rất quan trọng trong thị trường hàng không, trong đó nhiên liệu hàng không cũng là một thành phần quan trọng không kém. Giá dầu thô cạnh tranh, thu nhập khả dụng của các gia đình trung lưu, thương mại điện tử tăng và thương mại toàn cầu ngày càng gia tăng sẽ thúc đẩy tiềm năng thị trường nhiên liệu hàng không.

Việt Nam với dân số hơn 96 triệu người là quốc gia đông dân xếp thứ 15 trên thế giới. Đây là yếu tố quyết định khiến cho thị trường hàng không Việt Nam luôn ở mức tăng trưởng nóng (đạt mức 17,4% trong giai đoạn năm 2016-2021 theo ước tính của ngân hàng thế giới World Bank). Báo cáo của World Bank cũng dự báo mức tăng trưởng hàng không Việt Nam trong giai đoạn năm 2016-2026 thậm chí sẽ còn cao hơn, lên đến 20%, đây là một con số đáng mơ ước của rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Báo cáo của công ty OAG - một công ty điều tra du lịch hàng không của Anh, vừa công bố bảng xếp hạng những đường bay bận rộn nhất năm 2019 cho thấy đường bay Hà Nội - Sài Gòn có tất cả 39.291 chuyến bay trong năm 2018, đứng thứ 6 trên thế giới trong bảng xếp hạng chuyến bay nội địa. Tính trung bình, đường bay này thực hiện 108 chuyến bay một ngày. Hà Nội - Sài Gòn chỉ xếp sau 5 đường bay nội địa khác là: Seoul - Jeju (Hàn Quốc), New Delhi - Mumbai (Ấn Độ), Sydney - Melbourne (Australia), São Paulo - Rio De Janeiro (Brazil) và Haneda (Tokyo) - Fukuoka (Nhật Bản). Ngày càng có nhiều hãng hàng


không tham gia thị trường Việt Nam bao gồm các hãng nước ngoài như All Nippon Airways, Singapore Airlines, Emirates Airlines, Eva Air… và các hãng mới mở trong nước như Vietjet Air, Bamboo Airways, Vietravel Airlines cùng với Vietnam Airlines Group (Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vasco).

Về mặt khác, lĩnh vực hàng không thương mại dự kiến sẽ là phân khúc phát triển nhanh nhất đối với nhiên liệu hàng không Việt Nam trong giai đoạn dự báo tương lai, nhờ sự phát triển kinh tế nhanh chóng, lưu lượng hàng không tăng để phục vụ hành khách số lượng lớn và đầu tư lớn vào việc nâng cao cơ sở hạ tầng tổng thể của ngành hàng không thương mại. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên của các nước đang phát triển và sở thích đi du lịch ở các nước phát triển đã ảnh hưởng đến mô hình nhu cầu hàng không và dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng của lưu lượng hành khách hàng không toàn cầu. Các cơ hội kinh doanh trên thị trường xăng dầu Việt Nam do kết nối hàng không tốt hơn và sản xuất công nghiệp nhiên liệu hàng không ngày càng tăng đang làm tăng nhu cầu về logistics trong và ngoài nước. Do đó, tiến bộ kinh tế và lượng hành khách trên thế giới đến Việt Nam ngày càng tăng đang chi phối các hãng hàng không thương mại đón đầu tăng trưởng thị trường nhiên liệu hàng không Việt Nam, cụ thể ở đây là các doanh nghiệp đã và đang cung ứng nhiên liệu hàng không như Skypec, Petrolimex Aviation, NAFSC, và TAPETCO ở ba miền Bắc - Trung - Nam.

Từ thực tế trên, tác giả chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhiên liệu hàng không Việt Nam (SKYPEC)” làm luận văn tốt nghiệp.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Đã có những nghiên cứu về năng lực cạnh tranh (NLCT) của doanh nghiệp, có thể kể đến một số công trình sau đây:

- Đặng Đức Thành (2010), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thời kỳ hội nhập”, Nhà xuất bản Thanh Niên. Cuốn sách chỉ ra rằng bốn vấn đề cốt lõi của doanh nghiệp là nhân lực, công nghệ, vốn và quản trị doanh nghiệp cần phải được tập trung xây dựng. Bên cạnh đó, các bài học rút ra cho doanh nghiệp


để cạnh tranh với đối thủ là chủ động khảo sát thị trường, đẩy nhanh quá trình ra quyết định và triển khai các quyết định này, hay nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,…

- C.K. Prahalad và Venkat Ramaswamy (2004), “Tương lai của cạnh tranh - The Future of Competition”, Nhà xuất bản Trẻ. Cuốn sách này chỉ ra rằng ban quản trị hàng đầu đưa ra nhiều chọn lựa mang tính chiến thuật, song chúng mang lại ít giá trị thật sự do khách hàng ngày nay đều có nhiều sự lựa chọn hơn bao giờ hết, tuy vậy họ lại có ít sự hài lòng. Nhằm củng cố việc cạnh tranh hiệu quả, các nhà quản lý cần trải nghiệm kinh doanh dưới cái nhìn của người tiêu dùng, truy cập trách nhiệm một cách chọn lọc theo yêu cầu, linh động và nhanh chóng tái cấu trúc để đồng sáng tạo các giá trị thông qua mạng lưới trải nghiệm.

- Michael E. Porter (1985), “Chiến lược cạnh tranh - Competitive Strategy”, Nhà xuất bản Thanh Niên. “Cha đẻ” của chiến lược cạnh tranh đã phát triển những khái niệm, lập nên khung mẫu phân tích các lợi thế trong việc cạnh tranh, và đây cũng đóng vai trò không nhỏ trong tư tưởng kinh doanh của nền kinh tế thế giới hiện nay. Ngoài việc dẫn dắt những độc giả khác muốn hiểu về ngành và các đối thủ cạnh tranh của họ, ông còn nêu ra ý nghĩa của phân tích cạnh tranh đóng vai trò quan trọng đối với hầu hết tất cả các lĩnh vực kinh doanh khác không chỉ đối với chiến lược kinh doanh.

- Philip Kotler (2018), “Marketing để cạnh tranh - Marketing for competitiveness”, Nhà xuất bản Trẻ. Quyển sách này đưa ra những lập luận về người tiêu dùng Châu Á ngày càng thông thái hơn, liên kết nhiều hơn và có nhiều phương pháp mới mẻ hơn trong lựa chọn, mua sắm và sử dụng sản phẩm lẫn dịch vụ. Từ đó, ông nhận định rằng mối quan hệ trong hoạt động marketing không còn chỉ mang tính hàng dọc một chiều nữa mà đã trở nên ngang hàng hơn giữa các lĩnh vực với nhau.

- Nguyễn Tuấn Sơn (2016), “Năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ các nhu cầu thực tiễn trong vận tải hàng không dân dụng trong diều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, nhà nghiên cứu đưa ra các giải


pháp để định hướng nâng cao NLCT của Vietnam Airlines trong thị trường vận tải hành khách dân dụng.

- Ong Gia Linh (2019), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần thương mại bia Hà Nội HABECO Trading”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương mại. Luận văn đặt trọng tâm về thực trạng marketing hiện hữu cho sản phẩm và nguồn lực marketing cho sản phẩm của công ty. Tiếp theo, tác giả đưa ra các dự báo về thị trường sản phẩm thiết bị công nghệ trong tương lai nhằm giải quyết các phân đoạn và định vị thị trường mục tiêu của công ty cũng như giải bài toán về giá, sản phẩm, phân phối sản phẩm, và phát huy nhân tố con người trong Công ty Cổ Phần thương mại bia Hà Nội HABECO Trading.

- Phạm Thị Hồng Nhung (2020), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Hồng Nhung”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương mại. Luận văn đã phân tích sâu vào Công ty Hồng Nhung về năng lực tài chính, quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ… Từ đó, tác giả đưa ra các định hướng về nâng cao năng lực marketing, nâng cấp, đầu tư, mua sắm các công nghệ, thiết bị mới cũng như giải pháp về tài chính nhằm giải quyết thực trạng của công ty đang mắc phải.

Thông qua những đề tài nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trên, tác giả có thể kết luận rằng việc nâng cao NLCT đang thay đổi theo từng ngày do sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng ngày càng lớn để bắt kịp theo xu thế của thời đại. Thứ nhất, sự thật đang diễn ra trước mắt là có rất nhiều doanh nghiệp được thành lập so với trước kia và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đang đè nặng lên việc cạnh tranh trong từng lĩnh vực. Tiếp theo, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn có thể tồn tại được nhờ những thay đổi trong công nghệ, nhất là trong thời đại 4.0. Do vậy, họ có thể hoạt động với độ tinh vi cao hơn và chi phí quản lý thấp hơn. Điều thứ ba đó là các kênh phân phối dịch vụ hay sản phẩm đang thay đổi nhanh hơn bao giờ hết. Một số thị trường bán lẻ đã bỏ qua kênh bán lẻ thông thường để ủng hộ việc đặt hàng qua mạng và bán hàng trực tuyến. Cuối cùng, sự linh động đang trở thành một lợi thế cạnh tranh quan trọng hơn nhiều so với trước đây. Ví dụ điển hình là việc


chuyển đổi tiếp cận khách hàng từ cách truyền thống sang trực tuyến trên mạng internet, hoặc hỗn hợp cả hai hình thức trên đó là cuộc đấu tranh sinh tử đối với các doanh nghiệp đã tồn tại hơn 100 năm trở lại đây.

Như vậy, đã có nhiều nghiên cứu về NLCT của doanh nghiệp và đề xuất một số giải pháp nâng cao NLCT của các doanh nghiệp thực tế. Luận văn kế thừa những kết quả của những nghiên cứu đó, nhất là cơ sở lý luận về NLCT của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu về NLCT của Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên (MTV) nhiên liệu hàng không Việt Nam để đề xuất giải pháp nâng cao NLCT của Công ty TNHH MTV nhiên liệu hàng không Việt Nam đến năm 2025 thì chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

3.1. Mục đích nghiên cứu

Luận văn đề xuất một số giải pháp nâng cao NLCT của Công ty TNHH MTV nhiên liệu hàng không Việt Nam (SKYPEC).

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về nâng cao NLCT của doanh nghiệp.

- Phân tích thực trạng NLCT của Công ty TNHH MTV nhiên liệu hàng không Việt Nam (SKYPEC).

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao NLCT tại Công ty TNHH MTV nhiên liệu hàng không Việt Nam (SKYPEC).

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu về NLCT của doanh nghiệp nói chung và của Công ty TNHH MTV nhiên liệu hàng không Việt Nam (SKYPEC) nói riêng.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: Đề tài tập trung phân tích thực trạng NLCT của Công ty dựa trên các số liệu thu thập trong giai đoạn các năm 2018 - 2020. Từ đó, tác giả đưa ra những giải pháp nâng cao NLCT cho công ty đến năm 2025.


- Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV nhiên liệu hàng không Việt Nam (SKYPEC).

- Về nội dung: Từ cơ sở lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng NLCT của Công ty TNHH MTV nhiên liệu hàng không Việt Nam, đề tài đề xuất giải pháp nâng cao NLCT của Công ty.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

+ Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

Phương pháp phân tích: Tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp dựa trên các báo cáo thường niên của công ty và các nguồn thông tin đại chúng như báo đài, website.

Phương pháp so sánh: Luận văn so sánh, đối chiếu các chỉ số, khối lượng, giữa Công ty TNHH MTV nhiên liệu hàng không Việt Nam với các đối thủ cạnh tranh.

Phương pháp tổng hợp: Tác giả sử dụng tất cả các phương pháp nghiên cứu vào trong luận văn nghiên cứu. Tuy nhiên ở mỗi chương, tác giả sẽ sử dụng một cách rõ ràng phương pháp nào nhằm tránh lẫn lộn và không hiệu quả.

Các báo cáo thường niên hay thống kê nội bộ của Công ty SKYPEC chính là nguồn dữ liệu thứ cấp cho thực trạng hoạt động của công ty trong giai đoạn năm 2018 - 2020. Ngoài ra, những bài phân tích thị trường ngành nhiên liệu hàng không đều được đăng tải thông qua Chính phủ, Bộ Công thương, hay Cục hàng không Việt Nam nói chung.

+ Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:

o Phương pháp điều tra khảo sát:

Tác giả sử dụng phiếu điều tra đối với các thành viên ban lãnh đạo Công ty để thu thập thông tin cần thiết và hệ thống hóa dữ liệu phục vụ nghiên cứu.

o Đối tượng điều tra:

Đối tượng 1: đại diện hãng hàng không nước ngoài tại sân bay Nội Bài

Đối tượng 2: 14 nhân viên tại phòng Marketing và các trưởng - phó phòng tại Công ty TNHH MTV nhiên liệu hàng không Việt Nam (SKYPEC)

o Số phiếu phát ra:

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí