Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Những Năm Qua


2.1.2.2 Cơ cấu bộ máy công ty

Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

CÔNG TY CỔ PHẦN E&C HÀ NỘI


HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ


BAN KIỂM SOÁT



TỔNG GIÁM ĐỐC


PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC


ĐỘI XÂY DỰNG C-01

ĐỘI XÂY DỰNG C-02

ĐỘI XÂY DỰNG C-03

ĐỘI THI CÔNG ĐIỆN NƯỚC

PHÕNG KẾ HOẠCH VẬT TƯ

PHÒNG KẾ HOẠCH DỰ ÁN

PHÒNG KINH DOANH

P. TÀI CHÍNH– KẾ TOÁN

P. HÀNH CHÍNH- TỔNG HỢP

ĐỘI LẮP MÁY Q-01

ĐỘI LẮP MÁY Q-02

ĐỘI LẮP MÁY Q-03

P. THIẾT BỊ ĐIỆN MÁY

Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý công ty


2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh và thị trường hoạt động

Lĩnh vực kinh doanh

Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 0101607104 do Sở Kế hoạch và Đầu Tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu vào ngày 27/01/2005, sửa đổi bổ sung lần thứ 7 ngày 12/07/2017.

Ngành nghề kinh doanh:

- Xây dựng nhà các loại;

- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác;

- Phá dỡ;

- Chuẩn bị mặt bằng ( không bao gồm dò mìn và các loại tương tự tại mặt bằng xây dựng);

- Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ;

- Xây dựng công trình công ích;

- Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí;

- Hoàn thiện công trình xây dựng;

- Lắp đặt hệ thống điện;

- Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác;

- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng;

- Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh;

- Khai thác, xử lý và cung cấp nước;

- Thoát nước và xử lý nước thải;

- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác ( trừ máy bay và kinh khí cầu);

- Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan;

- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa đượcphân vào đâu;

- Buôn bán máy móc thiết bị và phụ tùng máy khác, chi tiết:

Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng, xây dựng, máy

nén;


Bán buôn máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện (máy phát điện, động cơ điện, dây điện và các thiết bị khác dùng trong mạch điện);

Bán buôn thang máy, cầu thang tự động, các loại cửa tự động, hệ thống đ n chiếu sáng, hệ thống hút bụi, hệ thống âm thanh;

Bán buôn các loại máy công cụ, dùng cho mọi loại vật liệu.

- Lắp đặt hệ thống xây dựng khác, chi tiết:

- Lắp đặt hệ thống thiết bị công nghiệp trong ngành xây dựng và xây dựng dân dung như:

Thang máy, cầu thang tự động;

Các loại cửa tự động;

Hệ thống đ n chiếu sáng;

Hệ thống hút bụi;

Hệ thống âm thanh.

- Vận tải hành khách đường bộ khác;

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.

Thị trường hoạt động

Công ty chủ yếu là thi công các công trình dân dụng, đường sắt đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội cùng các tỉnh như Sơn La, Lào Cai,… Ngoài ra còn bán buôn bán lẻ vật liệu, thiết bị, phụ tùng…cho một số đơn vị ở các vùng lân cận Hà Nội.


2.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty những năm qua

Bảng 2.1: Tổng hợp các số liệu về tài chính, trong vòng 3 năm gần đây (2018-2020):‌

Đơn vị: đồng


STT

Nội dung

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Tổng tài sản

20.680.542.047

23.782.567.752

26.872.881.772

2

Tổng nợ phải trả

2.201.091.303

5.041.212.167

7.835.450.431

3

Tài sản ngắn hạn

18.925.402.462

21.582.056.498

25.139.648.471

4

Tổng nợ ngắn hạn

2.201.091.303

5.041.212.167

5.835.450.431

5

Doanh thu

20.639.444.623

24.684.833.859

25.435.930.913

6

Lợi nhuận trước

thuế

242.776.654

327.381.051

376.804.284

7

Lợi nhuận sau

thuế

194.221.323

261.904.841

296.075.756

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần E&C Hà Nội - 7

(Nguồn :Báo cáo tài chính -Phòng kế toán công ty) Qua số liệu bảng 2.1 ta thấy: Doanh thu và lợi nhuận hàng năm đều tăng. Năm 2020 đạt 25.435.930.913đ tăng trưởng chưa mạnh nhưng đã tăng 3,05% so với năm 2019 và tăng 23,23% so với năm 2018. Lợi nhuận sau thuế năm 2019 đạt

296.075.756đ đã tăng 13,05% so với năm 2019 và tăng 52,44% so với năm 2018.

Các năm đều có lợi nhuận sau thuế đạt tỉ lệ rất thấp so với doanh thu. Nguyên nhân chủ yếu là do thời gian thi công dài mà vật giá biến động quá lớn so với giá dự thầu nhưng không được nhà nước cho điều chỉnh giảm, vật tư vượt quá định mức cho phép. Khi phân phối hàng cho các đơn vị thì tiền nợ chưa được trả nên dòng tiền phải xoay vòng nhập hàng, nhập nguyên liệu và mở rộng quy mô công ty.


Dù có nhiều khó khăn như vậy nhưng tập thể công nhân viên trong công ty vẫn nỗ lực, cố gắng và nhiệt tình làm việc để thúc đẩy phát triển công ty.

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty qua các tiêu chí

2.2.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng

2.2.1.1 Thị phần và tăng trưởng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường

Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2018 – 2020

Đơn vị: đồng


CHỈ TIÊU

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ

20,639,444,623

24,684,833,859

25,435,930,913

2. Các khoản giảm trừ doanh thu

-

-

-

3. Doanh thu thuần về bán hàng và

cung cấp dịch vụ

20,639,444,623

24,684,833,859

25,435,930,913

4. Giá vốn bán hàng

17,804,974,483

21,858,093,291

22,934,207,934

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung

cấp dịdịch vụ

2,834,470,140

2,826,740,568

2,501,722,979

6. Doanh thu hoạt động tài chính

2,171,933

1,501,318

2,065,537

7. Chi phí tài chính

-

-

26,838,356

- Trong đó: Chi phí lãi vay

-

-

26,838,356

8. Chi phí quản lý kinh doanh

2,595,955,419

2,500,860,835

2,100,145,876

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doa

240,686,654

327,381,051

376,804,284

10. Thu nhập khác

2,090,000

-

-

11. Chi phí khác

-

-

-

12. Lợi nhuận khác

2,090,000

-

-

13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

242,776,654

327,381,051

376,804,284

14. Chi phí thuế thu nhập doanh

nghiệp

48,555,331

65,476,210

80,728,528

15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghi

194,221,323

261,904,841

296,075,756

(Nguồn: Báo cáo tài chính -Phòng kế toán của Công ty)


Chỉ tiêu thị phần của công ty trên thị trường thi công xây dựng công trình:

Theo cách tính cho ngành xây dựng ở chương I, ta có chỉ tiêu thị phần tuyệt đối của công ty như sau:





(Nguồn: Phòng Kế hoạch dự án và Tổng cục thống kê Nhà nước)


Để có thể dễ so sánh hơn, ta xác định thị phần tương đối của Công ty cổ phần E&C Hà Nội so với Công ty cổ phần xây dựng số 2 – Vinaconex 2.


Bảng 2.3 Thị phần tương đối của Công ty cổ phần E&C Hà Nội so với Công ty Công ty cổ phần xây dựng số 2 – Vinaconex 2

Chỉ tiêu

Năm 2019

Năm 2020

Doanh thu Công ty cổ phần xây dựng số 2 – Vinaconex 2 (đồng)

68,284,090,000

85,502,479,000

Doanh thu Công ty cổ phần E&C Hà Nội(đồng)

24,684,833,859

25,435,930,913

Thị phần tương đối

2.766

3.16

(Nguồn: Phòng kế toán của của các công ty)

Thị phần của công ty trên thị trường xây xây dựng trên địa bàn Hà Nội tương đối thấp, điều đó chứng tỏ năng lực cạnh tranh của công ty so với đối thủ khác trong việc thi công các công trình xây dựng hạ tầng giao thông và dân dụng có quy mô nhỏ và vừa chưa được cao. Năm 2020 còn bị giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh


COVID và các các Chủ đầu triển khai nhiều công trình có quy mô lớn, công nghệ hiện đại nên công ty không đủ điều kiện dự thầu.

Ngày càng có nhiều công ty ngành nghề xây dựng xuất hiện cạnh tranh với E&C. Miếng bánh vốn đã chia nhỏ thì ngày càng phải xẻ nhỏ khi các công ty cạnh tranh xuất hiện. Thị phần của E&C năm 2020 đã giảm đi là vấn đề đáng lo ngại đối với công ty. Việc cạnh tranh khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Công ty cần tìm các chiến lược thu hút khách hàng và chủ động tìm khách hàng, chủ thầu tiềm năng mới.

2.2.1.2 Chỉ tiêu lợi nhuận và tốc độ tăng lợi nhuận

Lợi nhuận của Công ty bao gồm các khoản lợi nhuận như: lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận khác, lợi nhuận kế toán trước thuế và lợi nhuận kế toán sau thuế. Đây là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng là mục tiêu cuối cùng mà mỗi công ty hướng tới. Bằng các cách thức sản xuất khác nhau để mang lại kết quả lợi nhuận là cao nhất các khoản lợi nhuận này của Công ty cổ phần E&C Hà Nội trong ba năm qua có sự biến động cụ thể như sau:

Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Lợi nhuận của công ty qua các năm đều dương mặc dù mới đi vào hoạt động, gia nhập thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng với chiến lược phát triển tốt từ việc hiểu được ngành xây dựng trong những năm qua không phát triển, nhưng nhà nước có rất nhiều công trình tu sửa công cộng, xây dựng đường, dân dụng. Nắm bắt được tình hình công ty đã nhận xây dựng và thi công chủ yếu công trình sửa đường trong khu vực và cung cấp nguyên vật liệu và dịch vụ thuê máy móc... chính vì vậy E&C đã có được kết quả lợi nhuận dương với năm 2018 lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 20,6 tỷ đồng, năm 2019 đạt 24,6 tỷ đồng tăng 4 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng đạt 19,6%. Năm 2020 đạt 25,4 tỷ đồng tăng 750 triệu đồng so với năm 2019 tương ứng tỷ lệ tăng đạt 3,04%.

Lợi nhuận trước thuế:

Khoản lợi nhuận này trong năm 2018 của công ty đạt 242,7 triệu đồng, năm 2019 đạt 327,3 triệu đồng tăng 84 triệu đồng so với năm 2018, năm 2020 lợi nhuận


của công ty đạt 376,8 triệu đồng tăng 49,4 triệu đồng so với năm 2019 tương ứng tỷ lệ tăng đạt 15%. Khoản lợi nhuận này có được sau khi trừ đi các khoản chi phí tài chính, chi phí bán hàng của công ty, mặc dù khoản chi phí còn cao nhưng công ty có được kết quả lợi nhuận dương cũng là một điều đáng mừng, công ty cần quản lý chi phí tốt hơn để có được khoản lợi nhuận tốt hơn trong năm tới.

Lợi nhuận sau thuế:

Khoản lợi nhuận này của công ty sau khi trừ đi thuế công ty phải nộp cho nhà nước từ kết quả kinh doanh có lãi của mình, con số này cũng đạt con số dương với năm 2018 đạt 194,2 triệu đồng, năm 2019 đạt 261,9 triệu đồng tăng 67,6 triệu đồng. Năm 2020 lợi nhuận của công ty đạt 296 triệu đồng tăng 34,1 triệu đồng so với năm 2019.

Nguyên nhân của việc giảm sút về tăng lợi nhuận trong năm 2020 là do năm 2020 công ty đi vay nợ nhiều hơn, vì so với năm 2018 và 2019 chi phí lãi vay công ty phải trả là rất thấp, nhưng tới năm 2014 do được ngân hàng nới lỏng tín dụng, các thủ tục vay được dễ dàng hơn, không cần có tài sản thế chấp lớn. Vì vậy, nguồn vốn được sử dụng không chỉ là vốn tự có như năm 2018 và 2019 mà đã có thêm khoản vốn vay, từ khoản vốn vay ngân hàng công ty phải trả lãi cho khoản vay. Điều này đã làm tăng tổng chi phí của công ty lên, khoản chi phí quản lý kinh doanh cũng tăng lên do công ty mở rộng sản xuất kinh doanh và năm 2020 là thời điểm đầu dịch Covid bùng phát tại Việt Nam, khiến đất nước phải đóng cửa, dừng hoạt động trong một thời gian dài. Công ty phải chịu nhiều chi phí trong khi doanh thu thu về rất ít.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/09/2023