Nâng Cao Chất Lượng Và Sử Dụng Hiệu Quả Các Nguồn Lực Của Doanh Nghiệp


tới doanh nghiệp, yêu thích và lựa chọn các sản phẩm của doanh nghiệp đó. Đây cũng là công cụ kích cầu mạnh mẽ và hiệu quả nhất.

Các hoạt động cụ thể trong quá trình xúc tiến thương mại như là quảng cáo, bản hàng trực tiếp, quan hệ công chúng, khuyến mại,...Đây là những chương trình được thực hiện với mục đích tạo sự nhận biết thương hiệu, tăng sự hài lòng, tìm kiếm cơ hội kinh doanh và đưa doanh nghiệp tới gần hơn với khách hàng.

Quảng cáo

Quảng cáo là hình thức giới thiệu một cách gián tiếp và đề cao những ý

tưởng, hàng hóa hoặc dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu của chủ thể quảng cáo, chủ thể phải thanh toán khoản chi phí.

Quảng cáo có thể tạo ra hình ảnh cho hàng hóa, định vị nó trong người tiêu dùng. Song, cũng có thể sử dụng quảng cáo để kích thích tiêu thụ nhanh, đồng thời thu hút | khách hàng phân tán về không gian với chi phí hiệu quả cho mỗi lần tiếp xúc quảng cáo.

Quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng, hay giao tiếp cộng đồng (tiếng Anh: public relations,

viết tắt là PR) là việc một cơ quan tổ chức hay doanh nghiệp chủ động quản lý các quan hệ giao tiếp cộng đồng để tạo dựng và giữ gìn một hình ảnh tích cực của mình. Các hoạt động quan hệ công chẳng bao gồm các việc quảng bá thành công, giảm nhẹ ảnh hưởng của các thất bại, công bố các thay đổi, và nhiều hoạt động khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Quan hệ công chúng là các chương trình khác nhau như tài trợ, tổ chức các sự kiện, làm từ thiện, tham gia các hoạt động cộng đồng, họp báo, vận động hành lang,...được thiết kế nhằm để cao hay bảo vệ hình ảnh của một doanh nghiệp cụ thể hay một sản phẩm.

Các hình thức chủ yếu của hoạt động quan hệ công chúng là:

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần E&C Hà Nội - 5

- Tổ chức các hội nghị khách hàng theo định kỳ hay đột xuất.


- Tổ chức hội nghị của các trung gian phân phối (bán buôn, bán lẻ, đại lý). - Tổ chức hội nghị các nhà sản xuất kinh doanh.

- Tổ chức những cuộc thảm hỏi khách hàng và đội ngũ những trung gian phân

phối.

- Tổ chức tiếp xúc và duy trì tốt mối quan hệ giữa doanh nghiệp bả các tổ chức

cá nhân có vị trí, thế lực và uy tín với xã hội, đặc biệt là các nhà chính trị, ngoại giao,các nghệ sỹ, vận động viên nổi tiếng...

- Giải quyết tốt mối quan hệ với báo chí, tuyên truyền nhằm phát huy ảnh hưởng của doanh nghiệp.

Marketing trực tiếp

Marketing trực tiếp là việc dử dụng thư, điện thoại và các công cụ liên lạc giản tiếp khác để thông tin cho những khách hàng hiện có và tiềm năng

Các công cụ marketing trực tiếp

Marketing qua catalog: nhiều công ty dùng hình thức bán hàng qua thư điện tử sau khi họ phát hành ra catalog. Nội dung của catalog có thể bổ sung thông tin chi

tiết về đặc trưng của catalog, về sản phẩm, bộ sưu tập hàng mẫu, số hotline để giải đáp thắc mắc, quà tặng, giảm giá...

Marketing qua thư trực tiếp: trong đó có thư, mẫu quảng cáo nhỏ, phim, số điện thoại miễn phí...

Marketing từ xa qua điện thoại: là một công cụ quan trọng trong marketing

trực tiếp và đang được sử dụng ngày càng nhiều. Khách hàng dùng điện thoại và gọi số điện thoại miễn phí để đặt mua hàng.

Marketing trực tiếp trên các kênh truyền hình, truyền thanh, báo chí và tạp chí.

Marketing tận nhà là hình thức Marketing được sử dụng nhiều trong ngành thực phẩm tiêu dùng.Hình thức này tập trung hoàn toàn theo vùng.

Quảng cáo có hồi đáp có hai hình là thức hợp đồng dài hạn (long form) và hợp đồng ngắn hạn (short fom). Long fom là hình thức sử dụng một khoảng thời gian dài (khoản 30 phút) để mô tả sản phẩm thật chi tiết và short fom sử dụng khoảng


thời gian quảng cáo ngắn (30 giây hay 1 phút) để hỏi những phản hồi của khách hàng tức khắc bằng cách gọi điện thoại hiện trên màn hình hoặc vào website.

1.3.3. Nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp

• Tài chính :

Đây là một trong những nguồn lực quan trọng và quyết định đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp bao gồm quy mô vốn, khả năng tiếp cận nguồn vốn, các mức tín dụng,… ngoài ra còn đo lường mức độ rủi ro của doanh nghiệp về tài chính, và khả năng

thanh toán và thu hồi nợ. Để nâng cao năng lực tài chính, doanh nghiệp phải củng cố và phát triển nguồn vốn, tăng vốn tự có, mở rộng vốn vay, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để tạo uy tín đối với khách hàng cho vay.

Ngoài ra năng lực tài chính còn được đo lường bởi mức độ rủi ro của doanh nghiệp bao gồm rủi ro tài chính, rủi ro kinh doanh và khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp. Năng lực tài chính mạnh giúp doanh nghiệp hoàn thành sản phẩm, đảm bảo chất lượng, tiến độ và tạo niềm tin cho khách hàng, đồng thời nâng cao uy tín,

thương hiệu của nhà thầu, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Theo Michael E.Porter, chi phí thấp giúp cho doanh nghiệp có mức lợi nhuận trên mức trung bình trong ngành mặc dù có nhiều đối thủ cạnh tranh. Để đạt được thì doanh nghiệp cần có sự đầu tư và khả năng tiếp cận nguồn vốn, công nghệ kỹ

thuật, hệ thống quản lý chặt chẽ để hoạt động kinh doanh hiệu quả với chi phí thấp.

Giá của sản phẩm cấu thành bởi các yếu tố giá nguyên vật liệu đầu vào và chi phí sản xuất, ngoài ra các chi phí gián tiếp khác ảnh hưởng đến giá của sản phẩm như chi phí quản lý, chi phí hoạt động bán hàng, marketing… Năng lực cạnh tranh về giá thể hiện ở mức giá phù hợp với thị trường, mức giá so với đối thủ, khả năng giảm giá hoặc tăng giá khi các yếu tố đầu vào thay đổi.

• Nguồn nhân lực :

Đây là yếu tố đầu vào cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp, là nguồn tài nguyên không bị cạn kiệt. Tuy nhiên, không phải cứ có nguồn nhân lực dồi dào


thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó cao, mà nó phải được thể hiện ở chất lượng lao động đó như thế nào. Vì vậy, doanh nghiệp cần nâng cao công tác đào tạo nhân lực nhằm tạo ra được đội ngũ cán bộ nhân viên có nghiệp vụ và trình độ chuyên môn, đội ngũ công nhân, thợ lành nghề, kinh nghiệm. Lãnh đạo doanh nghiệp cần học cách quản lý tốt nguồn nhân lực, sử dụng nó một cách hiệu quả và phải xây dựng được mối quan hệ tốt giữa lãnh đạo và cấp dưới nhằm tạo ra một tập thể vững mạnh và đoàn kết

Năng lực của ban quản trị, tổ chức cũng như người lao động có thể nói qua các nội dung sau:

Thứ nhất là về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Nếu một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý, phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng thì mọi hoạt động sẽ trôi chảy, có năng suất. Ngược lại, một cơ cấu chồng chéo, quyền lực không được rõ rảng thì hoạt động sẽ kém hiệu quả. Trong đó thì cơ cấu ban lãnh đạo có phẩm chất và tài năng có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng tới sự thành công của doanh nghiệp. Một nhà lãnh đạo giỏi không chỉ biết làm cho bộ máy công ty vận hành đúng quy luật mà còn phải cho nó hoạt động linh hoạt và uyển chuyển sao cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường bên trong và ngoài của doanh nghiệp. Như trong công ty mọi quyết định cuối cùng đểu do giám đốc quyết định, phê duyệt, tuy nhiên đối với những trường hợp cần có quyết định nhanh giám đốc có thể ủy quyền cho phó giám đốc hoặc các trưởng phòng.

Thứ hai là công tác đào tạo: Quản trị doanh nghiệp trước hết là phải làm công tác giáo dục đào tạo trong công ty. Lãnh đạo doanh nghiệp phải tiến hành thường xuyên việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, văn hóa cho mọi thành viên. Từ đó giúp họ nhận thức tốt về pháp luật, về đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, khuyến khích mọi người tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng, giảm thiểu những chi phi vô ích, ngoài ra còn tạo môi trường văn hóa lành mạnh trong công ty giúp cho mọi người đoàn kết, gắn bó, tạo dựng được tập thể vững mạnh củng phấn đấu cho mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.


• Trình độ công nghệ:

Trong hoạt động xây dựng nói chung, máy móc thiết bị là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất trong tài sản cố định của doanh nghiệp, là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo việc thi công các công trình. Trong hồ sơ dự thầu đây là yếu tố để bên mời thầu đánh giá về năng lực của công ty. Để đánh giá về năng lực máy móc thiết bị và công nghệ có thể dựa vào đặc tính sau:

Tính hiện đại của thiết bị, công nghệ: Biểu hiện ở các thông số như hãng sản xuất, năm sản xuất, công suất, giá trị còn lại của thiết bị.

Tính đồng bộ: Thiết bị đồng bộ là điều kiện để đảm bảo sự phù hợp giữa thiết bị, công nghệ với phương pháp sản xuất; giữa chất lượng, độ phức tạp của sản phẩm do công nghệ đó sản xuất ra.

Tính hiệu quả: Thể hiện trình độ sử dụng máy móc thiết bị của doanh nghiệp, từ đó nó có tác dụng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng huy động tối đa nguồn lực về máy móc thiết bị phục vụ cho mục đích cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tính đổi mới: Lá sự đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh và

cũng là một trong những yếu tố tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong sản xuất kinh doanh yếu tố này quyết định việc lựa chọn tính toán các giải pháp hợp lý trong tổ chức thi công. Trong đấu thầu, năng lực máy móc thiết bị là một trong những tiêu chuẩn đánh giá của chủ đầu tư. Một nhà thầu có năng lực máy móc thiết bị mạnh mẽ sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh và đặc biệt là trong việc xây dựng giá bỏ thầu hợp lý.

Sức cạnh tranh hàng hoá của doanh nghiệp sẽ tăng lên khi giá cả hàng hoá của họ thấp hơn giá cả trung bình trên thị trường. Để có lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng năng suất lao động, hạ thấp chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng hàng hoá. Muốn vậy các doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến công nghệ. Thực tế đã chứng minh các doanh nghiệp muốn tồn tại và cạnh tranh được trên thị trường cần có dây chuyền công nghệ mới. Do đó doanh nghiệp càng quan tâm, đầu tư nhiều cho nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng tăng.


Để có năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp phải trang bị những công nghệ hiện đại đó là những công nghệ sử dụng ít nhân lực, thời gian tạo ra sản phẩm ngăn, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu thấp, năng suất cao, tính linh hoạt cao, chất lượng sản phẩm tốt, không gây ô nhiễm môi trường. Công nghệ của công ty càng hiện đại sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng năng suất lao động, giảm giá thành, chất lượng sản phẩm tốt do đó làm cho năng lực cạnh tranh của sản phẩm tăng và qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Tóm lại, một Công ty có năng lực máy móc thiết bị tốt luôn được đánh giá cao bởi nhân tố Công ty sẽ đảm bảo cho chất lượng công trình được thực hiện tốt.

1.3.4. Năng lực tham gia đấu thầu

Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp là toàn bộ những năng lực về tài chính, thiết bị công nghệ, marketing, nguồn nhân lực, tổ chức quản lý, mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tạo ra lợi thế của mình so với doanh nghiệp khác trong quá trình dự thầu.

Hiện nay yêu cầu của khách hàng ngày càng cao và đa dạng, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt khốc liệt vì vậy, để tồn tại và phát triển bền vững thì doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực của mình nhằm tạo ra ưu thế về mọi mặt như giá cả, chất lượng công trình, tiến độ thi công, biện pháp thi công

Tài chính

Năng lực tài chính thể hiện quy mô và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, thể hiện cụ thể nhất là ở quy mô nguồn vốn chủ sở hữu, khả năng huy động, khả năng thu hồi vốn và hiệu quả sử dụng vốn. Năng lực tài chính là chỉ tiêu cơ bản quan trọng để đánh giá năng lực của nhà thầu bởi đặc điểm của xây lắp, thi công các công trình cần lượng vốn ngay từ đầu, thời gian thi công dài. Do đó nếu nhà thầu nào yếu kém về nguồn lực tài chính, khả năng huy động vốn không cao thì sẽ không đảm bảo được tiến độ thi công, chất lượng công trình, thanh toán lương cho công nhân viên,....trong trường hợp sự cố xảy ra. Doanh nghiệp nào có sức mạnh về vốn cho phép mua sắm mới các loại máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm ngày


càng nâng cao năng lực về mọi mặt cho doanh nghiệp. Năng lực tài chính của doanh nghiệp được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:

+ Cơ cấu vốn: Tài sản lưu động / Tổng tài sản Tài sản cố định / Tổng tài sản Nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ khả năng huy động vốn của doanh nghiệp là cao có thể đáp ứng yêu cầu về vốn của các công trình xây dựng.

+ Khả năng thanh toán : Tài sản lưu động / Nợ phải trả. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ.

Gía dự thầu

Giá dự thầu là giá do các nhà thầu ghi trong hồ sơ dự thầu sau khi đã trừ phần giảm giá (nếu có) bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu.

Doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu muốn thắng thầu thì phải đưa ra được mức giá dự thầu hợp lý, là mức giá vừa phải được chủ đầu tư chấp nhận đồng thời phải bù đắp được chi phí và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Thông thường mức giá dự thầu hợp lý nhất là mức giá đưa ra thấp hơn giá xét thầu từ 3 – 5 %. Với các chủ đầu tư tinh thông nghiệp vụ, họ có thể xác định được mức giá sàn tương đối chính xác, và nếu nhà thầu nào đưa ra mức giá thấp hơn giá sàn quá nhiều thì chủ đầu tư sẽ đánh giá thấp năng lực của nhà thầu trong việc đưa ra mức giá bỏ thầu. Đưa ra mức giá bỏ thầu thấp như vậy thì chỉ có thể là do dự toán tính sai hoặc doanh nghiệp cố tình tính sai để bằng mọi giá thắng thầu. Việc xác định mức giá dự thầu hợp lý không phải là dễ và có tầm quan trọng đặc biệt với nhà thầu khi tham gia tranh thầu.

Các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động của giá dự thầu mà các nhà thầu cần chú ý:

+ Giá dự thầu có thể biến động do những thay đổi của thị trường đặc biệt sự lên xuống giá cả của nguyên nhiên vật liệu và nhân công.


+ Giá dự thầu có thể biến động do sự thay đổi trong chính sách của nhà nước nhất là sự thay đổi về định mức giá, Các quy định của địa phương về môi trường , về xã hội, ...

1.3.5. Tăng cường uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp

Thương hiệu là tên, thuật ngữ, ký hiệu, biểu tượng, kiểu dáng hay là sự kết hợp các phần tử đó, nhằm nhận diện các hàng hóa dịch vụ của người bán hay một nhóm người bán và phân biệt chúng với các hàng hóa dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.

Thương hiệu của doanh nghiệp là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Xây dựng được một thương hiệu có tên tuổi trên thị trường là một điều khó đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược lâu dài và đúng đắn. Để giữ được thương hiệu lại càng khó hơn. Thương hiệu là bản chứng nhận uy tín của doanh nghiệp trên thị trường đối với khách hàng. Thương hiệu là một tài sản vô hình của doanh nghiệp, khó thấy rõ lợi ích mà nó mang lại ngay trước mắt những ảnh hưởng của nó là vô cùng to lớn với các hoạt động của doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp tạo được uy tín với bạn hàng, khách hàng thì đó là một tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp trong tương lai.

Trong lĩnh vực xây dựng, do đặc thù sản phẩm của các doanh nghiệp ngành này là không thể đưa sản phẩm ra thị trường cho khách hàng lựa chọn như các ngành công nghiệp khác được mà chủ yếu dựa vào danh tiếng, thương hiệu, chất lượng của những công trình đã thi công để khách hàng xem xét và tìm đến yêu cầu sản xuất sản phẩm. Sự cạnh tranh trực tiếp giữa các doanh nghiệp xây dựng chủ yếu là sự so sánh về thành tích, về thương hiệu. Thành tích và thương hiệu của doanh nghiệp càng lớn thì khả năng trúng thầu của doanh nghiệp càng cao, do đó, cần phải làm tốt công tác quảng cáo, tiếp thị để nâng cao mức độ tin cậy của chủ đầu tư với doanh nghiệp, từ đó góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như khả năng trúng thầu của doanh nghiệp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/09/2023