Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Doanh Nghiệp


1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh doanh nghiệp

1.4.1 Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

• Người cung ứng các yếu tố đầu vào :

Về cung ứng thiết bị, vật tư: Các nhà cung cấp là những tổ chức, cá nhân có khả năng sản xuất và cung cấp các yếu tố đầu vào như: vốn, lao động, máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, các loại dịch vụ, phương tiện vận chuyển, thông tin. Những nhà cung ứng có thể được coi là một áp lực đe dọa khi có khả năng tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp. Qua đó làm giảm khả năng lợi nhuận của doanh nghiệp. Trên một phương diện nào đó, sự đe dọa đó tạo ra sự phụ thuộc ít nhiều đối với các doanh nghiệp. Áp lực tương đối của nhà cung ứng thường thể hiện trong các tình huống sau:

- Ngành cung ứng mà doanh nghiệp chỉ có một số, thậm chí một doanh nghiệp độc quyền cung ứng.

- Tình huống không có sản phẩm thay thế, doanh nghiệp không có người cung ứng nào khác.

- Doanh nghiệp mua yếu tố sản phẩm không phải là khách hàng quan trọng và ưu tiên của nhà cung ứng.

- Loại đầu vào, chẳng hạn như vật tư của nhà cung ứng là quan trọng đối với doanh nghiệp.

- Các nhà cung cấp vật tư cũng có chiến lược liên kết dọc, tức là khép kín sản xuất...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

• Khách hàng:

Đây là lực lượng tạo ra khả năng mặc cả của người mua. Người mua có thể được xem như là một sự đe dọa cạnh tranh khi buộc doanh nghiệp giảm giá hoặc nhu cầu chất lượng cao và dịch vụ tốt hơn. Ngược lại, khi người mua yếu sẽ mang đến cho doanh nghiệp một cơ hội để tăng giá kiếm được lợi nhuận nhiều hơn.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần E&C Hà Nội - 6

Người mua bao gồm: người tiêu dùng cuối cùng, các nhà phân phối (bán buôn, bán lẻ) và các nhà mua công nghiệp.


Áp lực của khách hàng thường được thể hiện trong các trường hợp như sau:

- Nhiều nhà cung ứng có quy mô vừa và nhỏ trong ngành cung cấp. Trong khi đó người mua là một số ít và có quy mô lớn. Hoàn cảnh này cho phép người mua

chi phối các công ty cung cấp.

- Khách hàng mua một khối lượng lớn. Trong hoàn cảnh người mua có thể sử dụng ưu thế mua hàng của họ như một ưu thế để mặc cả cho sự giảm giá không hợp lý. - Ngành cung cấp phụ thuộc vào khách hàng với tỷ lệ phần trăm lớn trong tổng

số đơn đặt hàng.

- Khách hàng có thể vận dụng chiến lược liên kết dọc, tức là họ có xu hướng

khép kín sản xuất, tự sản xuất, gia công các bộ phận chi tiết, bán sản phẩm cho mình.

- Khách hàng có đầy đủ các thông tin về thị trường như nhu cầu, giá cả...của các nhà cung cấp thì áp lực mặc cả của họ càng lớn.

Ngoài ra, với chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh tại thị trường, áp lực về chất lượng sản phẩm ngày càng cao, nếu không có sự chuẩn bị thật tốt khi gia nhập sẽ đem lại áp lực vô cùng lớn cho doanh nghiệp.

• Đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành:

Các đối thủ cạnh tranh trong ngành quyết định tính chất và mức độ tranh đua giành giật lợi thế trong ngành, mà mục đích cuối cùng là giữ vững và phát triển thị phần hiện có, đảm bảo thu được lợi nhuận cao nhất. Cạnh tranh trở lên khốc liệt khi ngành ở giai đoạn bão hoà hoặc suy thoái hoặc có đông đối thủ cạnh tranh cùng năng lực. Đây là đối tượng ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp, là động lực kích thích mỗi doanh nghiệp không ngừng phải nâng cao năng lực của mình. Vì chỉ cần doanh nghiệp có những bước đi sai lầm thì chính họ sẽ là mối đe doạ lớn của công ty trong việc tranh giành thị trường. Do vậy doanh nghiệp cần phải tìm hiểu mọi thông tin về đối thủ như: mục đích tương lai, các nhận định, các tiềm năng, chiến lược hiện tại, những điểm mạnh, điểm yếu, khả năng thích nghi với môi trường...của đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó hoàn thiện những mặt còn yếu kém,


phát huy những thế mạnh của doanh nghiệp từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh hơn đối thủ.

• Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn :

Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ quyết định gia nhập ngành.

Về mọi phương diện các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn chưa bằng các đối thủ trong ngành. Tuy nhiên, họ có hai điểm mà các doanh nghiệp hiện tại cần phải lưu ý là: có thể biết được điểm yếu của các đối thủ hiện tại; và có tiềm lực tài chính, công nghệ mới để sản xuất các sản phẩm mới.

Mức độ thuận lợi và khó khăn cho việc nhập ngành của các đối thủ tiềm ẩn phụ thuộc phần lớn vào hàng rào cản trở gia nhập. Theo Michael Porter hàng rào cản trở gia nhập ngành bao gồm:

Kinh tế quy mô (chi phí về sản xuất, phân phối, bán, quảng cáo...) giảm với số lượng bán. Hay nói cách khác số lượng sản phẩm sản xuất và bán hàng tăng lên thì chi phí cho một đơn vị sản phẩm giảm xuống.

Những ưu thế tuyệt đối về chi phí không liên quan đến quy mô: (1) Công nghệ sản phẩm thuộc quyền sở hữu: sáng chế, làm chủ một công nghệ; (2) Sự tiếp cận nguồn lực đặc thù: nhân lực, nguồn nguyên liệu thô thuận lợi; (3) Vị trí kinh doanh thuận lợi; (4) Đường cong kinh nghiệm.

Ngoài ra, công ty còn phải cạnh tranh với những công ty nhỏ, vừa mới xuất hiện trên thị trường, khiến cho sự cạnh tranh giữa các nhà thầu xây dựng càng trở nên gay gắt và khốc liệt.

• Các yếu tố của môi trường vĩ mô:

- nh hưởng về kinh tế: Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng lớn đến các đơn vị kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp đối với hoạt động của doanh nghiệp và do đó cũng ảnh hưởng trực tiếp với sức thu hút tiềm năng của các chiến lược khác nhau. Các yếu tố kinh tế chủ yếu thường được các doanh nghiệp quan tâm là lãi suất


ngân hàng, giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài chính và tiền tệ,...

- nh hưởng về văn hóa xã hội: Những yếu tố này thường thay đổi hoặc tiến triển chậm chạp nên đôi khi khó nhận biết. Những thay đổi về địa lý, nhân khẩu, văn hóa và xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến hầu như tất cả các sản phẩm, dịch vụ, thị trường và người tiêu thụ. Do đó tất cả các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng từ những cơ hội và thách thức xuất phát từ các yếu tố này mặc dù sự tác động của yếu tố này thường có tính dài hạn.

- nh hưởng về chính trị - luật pháp: Các yếu tố này bao gồm những ảnh hưởng từ hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống luật pháp hiện hành, các xu hướng chính trị ngoại giao của chính phủ và những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Các yếu tố này có vai trò ngày càng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa hiện nay, buộc các nhà quản trị chiến lược đặc biệt quan tâm không những đến những yếu tố hiện tại mà còn phải dự báo chính xác các xu hướng chính trị, chính phủ và luật pháp trong nước và quốc tế.

- nh hưởng công nghệ: Các ảnh hưởng công nghệ cho thấy những cơ hội và thách thức cần được xem xét trong việc xây dựng các chiến lược kinh doanh. Sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, sự chuyển giao công nghệ không những ảnh hưởng đến các sản phẩm dịch vụ mà còn ảnh hưởng đến cả khách hàng, nhà phân phối, người cạnh tranh, quá trình sản xuất, thực tiễn tiếp thị và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện nay không doanh nghiệp nào mà tự cách ly với những phát triển công nghệ đang xuất hiện.

- nh hưởng môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bản thường tác động bất lợi đối với các hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp thi công xây dựng. Để chủ động đối phó với các tác động của yếu tố tự nhiên, các doanh nghiệp phải tính đến các yếu tố tự nhiên có liên quan thông qua các hoạt động phân tích, dự báo của bản thân doanh nghiệp và đánh giá của các cơ quan chuyên môn.


Các biện pháp thường được doanh nghiệp sử dụng: dự phòng, san bằng, tiên đoán và các biện pháp khác,... Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp như vấn đề thiên tai, ô nhiễm môi trường,... và các doanh nghiệp phải cùng nhau giải quyết.

• Bối cảnh quốc tế và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật :

Ngày này thế giới đang chuyển biến mạnh mẽ, thời đại của hội nhập kinh tế quốc tế, của toàn cầu hoá, của công nghệ tự động hoá. Đó quả thực là vũ đài kinh tế lớn, là sân chơi chung cho mọi quốc gia, nó sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp nào biết tận dụng. Đồng thời nó cũng tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp nâng cao được năng lực của mình bằng việc chuyển giao công nghệ, vốn, nhân lực có trình độ tay nghề vào trong sản xuất

1.4.2 Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp

• Các chính sách chiến lược của công ty :

Chính sách và chiến lược của doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng, giúp hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Nó vạch ra phương hướng và mục tiêu hoạt động cho doanh nghiệp trong trung hạn và dài hạn, giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro, vượt qua khó khăn thử thách để đi đến thành công. Chính sách và chiến lược bao gồm nhiều loại như: chính sách nhân sự, chính sách sản phẩm, chính sách thị trường...Việc đề ra được các chính sách và chiến lược đúng là điều cơ bản để mọi doanh nghiệp giành được thành công trên thương trường. Để làm được điều này E&C phụ thuộc rất nhiều vào tài, đức và nghệ thuật quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp .

• Sự sẵn sàng của các nhân tố đầu vào :

Các nhân tố đầu vào bao gồm : nhân lực, nguyên vật liệu, phụ liệu, bán thành phẩm, nhiên liệu, công nghệ, thông tin. Các nhân tố này phải sẵn sàng, nghĩa là phải dự trữ đủ số lượng, chủng loại và chất lượng. Xây dựng là ngành rất gấp rút về thời gian nên để kịp thời cung cấp cho các bộ phận sản xuất kinh doanh khi cần, nếu không sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất, làm giảm năng suất và chất lượng, hậu quả là làm giảm năng lực cạnh tranh. Đặc biệt trong thời đại ngày nay việc cung cấp


thông tin về đối thủ và thị trường đúng và kịp thời cho các bộ phận là cực kỳ quan trọng để doanh nghiệp có thể chiến thắng trong cạnh tranh

• Nhận thức chung của người lao động trong doanh nghiệp:

- Thứ nhất là, nhận thức của người lao động về cạnh tranh: Quy luật của cạnh tranh là sẽ đào thải những cái yếu, cái không đủ năng lực. Do vậy nếu người lao động trong công ty chưa nhận thức được quy luật và không chịu r n luyện, phấn đấu, học tập nâng cao trình độ, chưa nhận thức được vai trò và địa vị của mình trong dây chuyền sản xuất sẽ làm cho sản phẩm không đảm bảo chất lượng và như vậy sẽ gây tổn hại đến năng lực cạnh tranh, cũng như sự tồn tại của doanh nghiệp

- Thứ hai là, sự hiểu biết của người lao động về chính sách luật pháp của Nhà nước. Điều này rất quan trọng vì nếu kiến thức này của người lao động chưa được trang bị đầy đủ thì rất có thể gây ra những hành vi sai lầm xâm hại tới lợi ích của tập thể, của quốc gia, làm giảm uy tín của doanh nghiệp như : họ có thể tham gia biểu tình, đình công mà pháp luật không cho phép.

- Thứ ba là, quan điểm về lao động: Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa mọi người cần nhận thức rõ rằng là mình làm cho ai? và để làm gì? chứ không chỉ đơn thuần là làm thuê kiếm sống. Từ đó mới có ý thức lao động tốt, chủ động và sáng tạo nhằm xây dựng và phát triển công ty. Nếu quan điểm lao động không đúng sẽ dẫn tới kỷ luật lao động chấp hành không tốt, người lao động làm với tinh thần nghĩa vụ, hoàn thành công việc với chất lượng không cao, sản phẩm không có tính cạnh tranh và điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp

• Về trình độ tổ chức, quản trị doanh nghiệp :

- Thứ nhất là về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Nếu một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý, phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng thì mọi hoạt động sẽ trôi chảy, có năng suất. Ngược lại một cơ cấu chồng chéo, quyền lực không được phân chia thì hiệu quả hoạt động sẽ kém. Trong đó thì cơ cấu Ban lãnh đạo có phẩm chất và tài năng có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng tới sự thành công của doanh nghiệp. Một nhà lãnh đạo giỏi không chỉ biết làm cho bộ máy công ty


vận hành đúng quy luật và còn phải làm cho nó hoạt động một cách linh hoạt, uyển chuyển cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường trong và ngoài doanh nghiệp

- Thứ hai là công tác đào tạo: Quản trị doanh nghiệp trước hết là phải làm tốt công tác giáo dục đào tạo trong công ty. Lãnh đạo doanh nghiệp phải tiến hành thường xuyên việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, văn hóa cho mọi thành viên.Từ đó giúp họ nhận thức tốt về pháp luật, về đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, khuyến khích mọi người tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng, giảm thiểu những chi phí vô ích, ngoài ra còn tạo môi trường văn hoá lành mạnh trong công ty giúp mọi người đoàn kết, gắn bó, tạo dựng được tập thể vững mạnh cùng phấn đấu cho mục tiêu " nâng cao năng lực cạnh tranh" của doanh nghiệp

- Thứ ba là việc áp dụng các phương pháp quản trị mới: Nếu biết áp dụng các phương pháp và biện pháp quản trị mới sẽ mang lại hiệu quả và năng suất cao, giảm được nhiều chi phí, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh. Nếu ta sử dụng một lối mòn trong quản trị sẽ dẫn đến sự trì trệ, bảo thủ, không phù hợp với những thay đổi của cơ chế thị trường và đặc biệt sẽ bị đối thủ " bắt bài" tìm kẽ hở để chiếm mất thị phần của công ty .


CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN E&C HÀ NỘI

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần E&C Hà Nội

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty cổ phần E&C Hà Nội là một Doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng với tiền thân là Công ty TNHH tư vấn thiết kế và xây dựng Hoàng Long theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0101607104 ngày 27/01/2005 do Sở kế hoạch & đầu tư Hà Nội cấp với phạm vi hoạt động trên cả nước. Với kinh nghiệm tích lũy được suốt quá trình hình thành và phát triển, công ty đã tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp năm 2013 với định hướng phát triển chuyên sâu vào lĩnh vực thi công xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị các công trình dân dụng, công nghiệp trên phạm vi cả nước.

Các công trình do công ty đảm nhiệm luôn đảm bảo chất lượng và tiến độ theo yêu cầu kỹ thuật với chi phí hợp lý nhất. Toàn bộ quy trình thực hiện công việc của Công ty cổ phần E&C Hà Nội đều được kiểm soát theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001–2008.

Trụ sở: Số 333 Trần Đại Nghĩa, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Tp Hà Nội

Điện thoại: 0243.8 693 868 Fax: 043.8 693 188

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy công ty

2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm trên cơ sở nguồn lực của công ty. Chỉ đạo các phòng, ban, đội , xưởng thực hiện kế hoạch mà công ty đã đề ra nhằm đạt được hiệu quả cao nhất .

- Bảo toàn và sử dụng vốn có hiệu quả, hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với ngân sách Nhà nước.

- Tổ chức tốt công tác cán bộ, lao động, tiền lương. - Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường.

- Công khai báo cáo tài chính hàng năm, đánh giá đúng và khách quan về hoạt động của công ty theo đúng quy định của Pháp luật.

- Đảm bảo thu nhập và phân phối cổ tức lợi nhuận cho các cổ đông khi kết thúc năm tài chính.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/09/2023