Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ - 24


Tiểu kết chương 3


Bám sát lý luận và thực tiễn, cùng các định hướng phát triển DNNVV tại tỉnh Phú Thọ, tác giả đã đề xuất các giải pháp và kiến nghị đối với các DNNVV, NHTM, Chính phủ và tỉnh Phú Thọ nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ, cụ thể:

Bản thân các DNNVV cần phát huy và khơi dậy tốt tiềm năng sẵn có của mình, tranh thủ sự hỗ trợ của các chính sách của Nhà nước, chính quyền địa phương và của NHTM; tích cực tạo dựng các mối quan hệ; chủ động hợp tác với doanh nghiệp lớn để tranh thủ vốn, công nghệ, thị trường,...

Các NHTM cần thực sự am hiểu về DNNVV; minh bạch hóa quy trình, thủ tục và điều kiện cấp tín dụng cho DNNVV; tăng cường cho vay tín chấp; cung cấp các sản phẩm tín dụng đa dạng phù hợp với đặc thù của DNNVV,… Các sở ban ngành và địa phương trong tỉnh Phú Thọ cần làm tốt công

tác quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, tạo quỹ đất cho các DNNVV; xúc tiến thành lập và đổi mới hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV,…

Đối với NHNN cần duy trì lãi suất ổn định; đẩy mạnh chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp; có chính sách khuyến khích các NHTM có tỷ lệ dư nợ tín dụng DNNVV ở mức cao,…

Với Chính phủ cần tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ, giải quyết nợ xấu, hạ lãi suất cho vay; triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các chính sách, nhiệm vụ, biện pháp hỗ trợ phát triển DNNVV; hoàn thiện đồng bộ hệ thống luật pháp hỗ trợ DNNVV; tăng cường tổ chức và nâng cao chất lượng các lớp đào tạo, tập huấn kiến thức cho DNNVV,…


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN


Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ - 24

Trong thời gian qua, các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ đã phát triển nhanh chóng, số lượng doanh nghiệp năm sau cao hơn năm trước, phấn đấu đạt trên

8.000 doanh nghiệp vào năm 2020. Các DNNVV của tỉnh có rất nhiều tiềm năng phát triển và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ nói riêng và Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển về số lượng, các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ cũng đang gặp nhiều khó khăn, trong đó có khó khăn về vốn đã dẫn đến nhiều DNNVV phải ngưng hoạt động, phá sản, giải thể,… Thực tế này đòi hỏi Chính phủ và tỉnh Phú Thọ, cùng ngành ngân hàng phải có những bước đi thiết thực hơn để hỗ trợ DNNVV phát triển, đặc biệt nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

Nghiên cứu thực nghiệm tại tỉnh Phú Thọ cho thấy chỉ 55,52% DNNVV đang hoạt động được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Sử dụng mô hình EFA trên bộ số liệu khảo sát 387 DNNVV tại tỉnh Phú Thọ chỉ ra rằng chi phí vay vốn và lịch sử vay nợ của doanh nghiệp có tác động ngược chiều nhưng lại là hai nhân tố có tác động mạnh hơn các nhân tố còn lại đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV; còn các nhân tố chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và địa phương, tài sản đảm bảo, mối quan hệ của doanh nghiệp, khả năng trả nợ của doanh nghiệp, năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ cố vấn, và chính sách tín dụng của NHTM là những nhân tố có tác động thuận chiều đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

Để nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ không chỉ phụ thuộc vào bản thân các DNNVV, các NHTM mà cần có sự hỗ trợ của Chính phủ và sự vào cuộc, phối hợp đồng bộ của các cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương,... Có như vậy mới


khơi thông dòng chảy vốn, giúp các DNNVV thực hiện tốt hơn chức năng, vai trò của mình, giải quyết tốt các vấn đề kinh tế xã hội, đóng góp hơn nữa vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Kết quả nghiên cứu của tác giả sẽ là bằng chứng thực nghiệm quan trọng để các nhà quản trị doanh nghiệp có chiến lược cụ thể trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng và các cơ quan quản lý nhà nước, các NHTM nắm bắt được những khó khăn của DNNVV để có những biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Bên cạnh những kết quả đạt được, luận án vẫn còn một số hạn chế nhất định, cụ thể: Một là, do đối tượng khảo sát của luận án là các DNNVV đang hoạt động và có nhu cầu vay vốn NHTM, do đó có thể đã bỏ qua những DNNVV chưa thể hoạt động do thiếu vốn và đang muốn vay vốn NHTM để phát triển; Hai là, mặc dù quá trình nghiên cứu tác giả có tham khảo ý kiến chuyên gia đến từ các NHTM và một số cơ quan quản lý nhà nước, tuy nhiên quá trình khảo sát mới ở phía các DNNVV, chưa thực hiện điều tra phía cung tín dụng (NHTM) và phía các cơ quan quản lý nhà nước; Ba là, nguyên nhân dẫn đến việc DNNVV không sử dụng vốn tín dụng ngân hàng mà lựa chọn sử dụng vốn chủ sở hữu hay vay bạn bè, người thân, tín dụng thương mại và các nguồn tín dụng không chính thức khác vẫn là một khoảng trống nghiên cứu. Tuy nhiên, những hạn chế này không nằm trong mục tiêu cũng như các câu hỏi nghiên cứu của luận án, những hạn chế này có thể coi là những gọi mở cho các nghiên cứu tiếp theo.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Trần Quốc Hoàn (2018a), “Chính sách hỗ trợ DNNVV tỉnh Phú Thọ tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng”, Tạp chí Tài chính, Kỳ 2 – Tháng 03/2018 (677), 102–105.

2. Trần Quốc Hoàn (2018b), “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 250(II), tháng 04/2018, 121–130.

3. Trần Quốc Hoàn (2018c), “Khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 12 tháng 04/2018 (688), 37–40.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt:

1. Nghiêm Văn Bảy (2010), Các giải pháp tín dụng nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Cành (2008), “Khả năng tiếp cận các nguồn tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 212.

3. CIEM, DoE, ILSSA & UNU-WIDER (2016), Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2015, Nxb Tài chính, Hà Nội.

4. Cục Phát triển doanh nghiệp (không năm xuất bản), Các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, truy cập ngày 12 tháng 04 năm 2017,

<http://business.gov.vn/tabid/109/catid/1113/%C4%91%E1%BA%A7u- m%E1%BB%91i-htdn-%C4%91%E1%BB%8Ba-

ph%C6%B0%C6%A1ng.aspx>.

5. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2014, 2015, 2016, 2017, 2018), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2013, 2014, 2015, 2016 và năm 2017, Nxb Thống kê, Hà Nội.

6. Chính phủ (2016), Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, ban hành ngày 16 tháng 05 năm 2016.

7. Chính phủ (2018), Nghị định số 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, ban hành ngày 11 tháng 03 năm 2018.

8. Huỳnh Ngọc Chương & Lê Hoàng Đức (2017), “Đánh giá khả năng tiếp cận tài chính của các DNNVV tại Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia: Thúc đẩy tiếp cận tài chính toàn diện phát triển kinh tế xã hội các tỉnh Nam Trung Bộ, Nxb Lao động, Hà Nội, tr.165-174.


9. Phương Diệp (2017), Lãi suất cho vay ở Việt Nam rẻ hơn nhiều nước trong khu vực, truy cập ngày 17 tháng 08 năm 2017, <https://news.zing.vn/lai- suat-cho-vay-o-viet-nam-re-hon-nhieu-nuoc-trong-khu-vuc- post747052.html>.

10. Nguyễn Thị Hồng Hà, Huyền Thị Ngọc Tuyền & Đỗ Công Bình (2013), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 9, tr.37-45.

11. Đặng Thị Thu Hằng (2017), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng đi vay của doanh nghiệp”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Thúc đẩy tiếp cận tài chính tại Việt Nam - Tập 1, Nxb Lao động – Xã Hội, Hà Nội, tr.137- 150.

12. Nguyễn Thị Hiền (2017), Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận hiệu quả nguồn vốn tín dụng ngân hàng, truy cập ngày 18 tháng 01 năm 2018,

<http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/ho-tro-doanh-nghiep-nho- va-vua-tiep-can-hieu-qua-nguon-von-tin-dung-ngan-hang-128127.html>.

13. Đinh Phi Hổ (2014), Phương pháp nghiên cứu kinh tế và viết luận văn thạc sĩ, Nxb Phương Đông, Hà Nội.

14. Nguyễn Việt Hùng & Hà Quỳnh Hoa (2018), “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp SMEs ở Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia: Kinh tế Việt Nam năm 2017 và triển vọng năm 2018 – Tháo gỡ rào cản đối với sự phát triển của doanh nghiệp, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr.277-294.

15.Trần Trọng Huy (2013), Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Kinh tế,


Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

16. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2018), “Rào cản vốn tín dụng đối với các doanh nghiệp tư nhân hiện nay tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia: Kinh tế Việt Nam năm 2017 và triển vọng năm 2018 – Tháo gỡ rào cản đối với sự phát triển của doanh nghiệp, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr.295-303.

17. Đặng Thị Huyền Hương (2016), Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

18. Thu Hương (2017), Để quỹ bảo lãnh tín dụng hết ‘sợ’ rủi ro, truy cập ngày 13 tháng 06 năm 2018, <http://baochinhphu.vn/Kinh-te/De-quy-bao-lanh- tin-dung-het-so-rui-ro/317366.vgp>.

19. Phú Khởi (2016), Số lượng doanh nghiệp bình quân trên đầu người của Việt Nam thuộc hàng thấp nhất thế giới, truy cập ngày 02 tháng 03 năm 2018, <http://baodautu.vn/so-luong-doanh-nghiep--binh-quan-tren-dau- nguoi-cua-viet-nam-thuoc-hang-thap-nhat-the-gioi-d51144.html>.

20. Ngô Thị Mai Linh (2015), Giải pháp tài chính phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

21. Nguyễn Thùy Linh & Nguyễn Việt Anh (2014), Những khó khăn trong tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa và một số giải pháp khơi thông dòng vốn cho loại hình doanh nghiệp này, truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2016,

<https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/ hdk/hdkhcn/htnc/htnc_chitiet?leftWidth=20%25&showFooter=false&show Header=false&dDocName=CNTHWEBAP0116211771340&rightWidth=0


%25&centerWidth=80%25&_afrLoop=7354879841940000#%40%3F_afr Loop%3D7354879841940000%26centerWidth%3D80%2525%26dDocNa me%3DCNTHWEBAP0116211771340%26leftWidth%3D20%2525%26ri

ghtWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfals e%26_adf.ctrl-state%3D15j66edcf2_54>.

22. Lê Văn Luyện & Nguyễn Thị Tuyết Lan (2017), “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp ngành xây dựng tại Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Thúc đẩy tiếp cận tài chính tại Việt Nam - Tập 1, Nxb Lao động – Xã Hội, Hà Nội, tr.33-40.

23. Nguyễn Thị Kim Lý (2013), Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Thái Bình, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội.

24. Lê Khương Ninh & Tống Văn Thắng (2008), “Quyết định vay vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ờ đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 365, tr.28-36.

25. Nguyễn Quốc Nghi (2010), “Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng hỗ trợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Ngân hàng, số 57, tr.7-10.

26. NHNN chi nhánh tỉnh Phú Thọ (2014, 2015, 2016, 2017, 2018a), Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2013, 2014, 2015, 2016 và năm 2017, Phú Thọ.

27. NHNN chi nhánh tỉnh Phú Thọ (2018b), Báo cáo tình hình cho vay của các tổ chức tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013 – 2017, Phú Thọ.

28. NHNN Việt Nam (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016.

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 27/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí