Kết Quả Ý Kiến Khảo Sát Chuyên Gia Về Các Biến Trong Mô Hình

- Kết quả về mô hình nghiên cứu và thang đo sau khi hiệu chỉnh sẽ được gửi đến các đối tượng tham gia một lần nữa để xác nhận việc tác giả hiểu đúng và điều chỉnh đúng theo yêu cầu của chuyên gia. Quá trình nghiên cứu định tính được kết thúc khi các câu hỏi thảo luận đều cho kết quả lặp lại với các kết quả trước đó mà không tìm thấy sự thay đổi gì mới.

Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy các chuyên gia đều đồng ý với các nhân tố, các nhận định (nội dung phát biểu) dùng để đo lường các nhân tố tác động đến tổ chức HTTTKT của đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương mà tác giả đã đề xuất ban đầu.

Qua nghiên cứu định tính các chuyên gia hỗ trợ tác giả trong điều chỉnh thang

đo nháp như sau:

Bảng 3.8: Kết quả ý kiến khảo sát chuyên gia về các biến trong mô hình


STT

Tên các biến

Số chuyên gia

đồng ý

Tỷ lệ đồng ý (%)

1

Hệ thống văn bản pháp lý về kế toán

7/7

100%

2

Trình độ quản lý và sự am hiểu về kế

toán của nhà quản lý

6/7

86%

3

Khả năng đáp ứng của phần mềm và các trình ứng dụng kế toán

7/7

100%

4

Chất lượng dữ liệu kế toán

5/7

71%

5

Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên kế toán

7/7

100%

6

Thủ tục kiểm soát nội bộ

6/7

86%

7

Các nhân tố khác

-

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương - 7

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Qua số liệu câu bảng 3.8 ta thấy hầu hết các chuyên gia đều đồng ý có 6 nhân tố gồm Hệ thống văn bản pháp lý về kế toán; Trình độ quản lý và sự am hiểu về kế toán của nhà quản lý; Khả năng đáp ứng của phần mềm và các trình ứng dụng kế toán; Chất lượng dữ liệu kế toán; Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên kế toán; Thủ tục kiểm soát nội bộ tác động đến tổ chức HTTTKT của đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương với tỷ lệ đồng ý cao nhất là 100% (7/7 chuyên

gia đồng ý) và thấp nhất là 71% (5/7 chuyên gia đồng ý), ngoài ra không có đề xuất thêm nhân tố nào khác. Như vậy, tỷ lệ tán thành ở từng biến trong mô hình khá cao (đều trên 50%) nên tác giả giữ nguyên 7 biến ban đầu vào mô hình nghiên cứu chính thức.

3.4 Mô hình chính thức và giả thuyết nghiên cứu

3.4.1 Mô hình nghiên cứu chính thức

Sau quá trình thảo luận chuyên gia, phỏng vấn lấy ý kiến về các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTTKT của đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương: về các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTTKT của đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương thì các thông tin thu thập được tất cả các đáp viên đều đồng ý với nội dung tác giả đã đề xuất ban đầu tuy mức độ đồng ý có khác nhau nhưng đều ở mức cao (trên 50%). Do vậy mô hình nghiên cứu chính thức của tác giả có 6 nhân tố tác động đến 1 biến phụ thuộc là “Tổ chức HTTTKT của đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương” gồm: Hệ thống văn bản pháp lý về kế toán; Trình độ quản lý và sự am hiểu về kế toán của nhà quản lý; Khả năng đáp ứng của phần mềm và các trình ứng dụng kế toán; Chất lượng dữ liệu kế toán; Đào tạo và bồi dưỡng NVKT; Thủ tục KSNB. Mặt khác, trong 6 biến độc lập có 20 thang đo và 1 biến phụ thuộc gồm 3 thang đo. Mô hình nghiên cứu chính thức như sau:


Hệ thống văn bản pháp lý về kế toán

Trình độ quản lý và sự am hiểu về kế toán

của nhà quản lý

H1


H2

Khả năng đáp ứng của phần mềm và các

trình ứng dụng kế toán

H3

Chất lượng dữ liệu kế toán

H4

H5

Đào tạo và bồi dưỡng NVKT

Tổ chức HTTTKT của đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên,

Bình Dương

H6

Thủ tục KSNB

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

3.4.2 Các giả thuyết nghiên cứu

Từ mô hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết, tác giả đưa ra các giả thuyết liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTTKT của đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương cần kiểm định như sau:

- Giả thuyết H1: Nhân tố Hệ thống pháp lý về kế toán có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến tổ chức HTTTKT của đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương.

- Giả thuyết H2: Nhân tố Trình độ quản lý và sự am hiểu về kế toán của nhà quản lý có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến tổ chức HTTTKT của đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương.

- Giả thuyết H3: Nhân tố Khả năng đáp ứng của phần mềm và các trình ứng dụng kế toán có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến tổ chức HTTTKT của đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương.

- Giả thuyết H4: Nhân tố Chất lượng dữ liệu kế toán có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến tổ chức HTTTKT của đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương.

- Giả thuyết H5: Nhân tố Đào tạo và bồi dưỡng NVKT có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến tổ chức HTTTKT của đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương.

- Giả thuyết H6: Nhân tố Thủ tục KSNB có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến tổ chức HTTTKT của đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương.

3.5 Nghiên cứu định lượng

3.5.1 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Sau khi tác giả tham khảo các nghiên cứu về chất lượng TTKT của các nhà nghiên cứu trước đây, tác giả đã tổng hợp, phân tích, lượng hóa các nhân tố thuộc tính và dựa vào nghiên cứu định tính nhằm thiết kế bảng câu hỏi khảo sát định lượng. Cấu trúc bảng câu hỏi được chia làm 2 phần bao gồm:

Phần I:Thông tin chung về người trả lời khảo sát:

+ Thông tin về người trả lời như: Họ và tên, đơn vị công tác.

+ Thông tin thống kê về người trả lời như: Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc.

Phần II:Bảng câu hỏi khảo sát.

Trong phần này tác giả xin ý kiến của các đối tượng khảo sát về mức độ đồng ý của họ đối với các biến nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTTKT của đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương.

Phần II này giúp ghi nhận đánh giá của các đối tượng khảo sát với các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTTKT của đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương. Các biến nghiên cứu trong mô hình đều được đánh giá theo thang đo Likert 5 mức độ (Rennis Likert, 1932). Cụ thể:

Mức (1): Hoàn toàn không đồng ý. Mức (2): Không đồng ý.

Mức (3): Trung lập. Mức (4): Đồng ý.

Mức (5): Rất đồng ý.

Mỗi câu hỏi được thiết kế sẽ thể hiện một tiêu chí và được xem là cơ sở để đánh giá về mức độ đồng ý của đối tượng khảo sát với các nhân tố tác động đến tổ chức HTTTKT của đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương. Đây là cách thiết kế giúp cho các đối tượng được khảo sát sẽ đưa ra những nhận định khác nhau đối với những nhân tố tác động đến tổ chức HTTTKT của đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương. Từ đó giúp tác giả đo lường được mức độ tác động của các nhân tố đến biến phụ thuộc.

(Bảng câu hỏi khảo sát xem ở Phụ lục 3)

3.5.2 Mẫu và phương pháp chọn mẫu

Kích thước mẫu (n): là số lượng đối tượng quan sát phải thu thập thông tin cần thiết cho nghiên cứu đạt độ tin cậy nhất định.

Theo Hoàng Trọng và cs. (2005): Ước lượng cỡ mẫu theo công thức: n 8m

+ 50 trong đó m là số biến độc lập của mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu được xây dựng với 7 biến nên kích cỡ mẫu tối thiểu phải là 98 mẫu (=8*6+50).

Theo J.F Hair và cs., (1998) đối với phân tích nhân tố khám phá EFA thì cỡ mẫu phải tối thiểu năm lần các mệnh đề trong thang đo. Trong nghiên cứu này, số mệnh đề trong thang đo là 20 mệnh đề, do vậy cỡ mẫu tối thiểu trong nghiên cứu cần đạt là: 20*5 = 100 quan sát.

Để đáp ứng được cơ mẫu tối thiểu với 100 quan sát, tác giả đã gửi 150 bảng câu hỏi từ tháng 10/2021 đến tháng 12/2021 cho các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương. Sau đó dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS.

Cách lấy mẫu:

Trong nghiên cứu này mô hình nghiên cứu bao gồm 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc, mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó các nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện. Theo Trần Tiến Khai (2012) phương pháp chọn mẫu này khá phổ biến và ưu điểm phương pháp là dễ tiếp cận các đối tượng nghiên cứu và thường được sử dụng khi bị giới hạn thời gian và kinh tế và nhược điểm của phương pháp là không tổng quát hóa cho đám đông.

3.5.3 Thu thập dữ liệu

Tác giả tiếp xúc và phỏng vấn khảo sát các đối tượng được khảo sát và đề nghị trả lời bảng câu hỏi. Tổng số phiếu khảo sát phát ra là 150 phiếu và kết quả nhận được 131 phiếu khảo sát (tất cả đều được khảo sát trực tiếp), trong đó có 5 phiếu bị loại do không hợp lệ. Do đó, số lượng quan sát còn lại để đưa vào phân tích là 126 phiếu..

Mục tiêu của cuộc khảo sát này là thu thập các thông tin sơ cấp để tiến hành phân tích, đánh giá. Các thông tin sơ cấp thu thập được rất quan trọng và sẽ trở thành dữ liệu chính cho quá trình nghiên cứu của đề tài. Chính vì tính quan trọng cũng như sự yêu cầu chính xác của thông tin nên trong quá trình thu thập dữ liệu tác giả đã giải thích rất chi tiết, cụ thể cho đối tượng khảo sát nhằm giúp họ hiểu ý nghĩa của từng nhân tố.

Bảng 3.9: Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng


Mô tả

Số lượng bảng khảo sát

Tỷ lệ (%)

Số bảng khảo sát phát ra

150

100.00

Số bảng khảo sát thu về

131

87.33


Trong đó

Số bảng khảo sát hợp lệ

126

84.00

Số bảng khảo sát không hợp lệ

5

6.00

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

(Danh sách cán bộ công chức viên chức được khảo sát xem ở Phụ lục 4)

3.5.4 Xử lý và phân tích dữ liệu

3.5.4.1 Phương pháp thống kê mô tả

Kỹ thuật thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ khảo sát như giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của đối tượng trả lời khảo sát.

3.5.4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo

Tác giả sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy thang đo của các biến gồm 6 nhân tố, cụ thể các biến độc lập gồm Hệ thống văn bản pháp lý về kế toán; Trình độ quản lý và sự am hiểu về kế toán của nhà quản lý; Khả năng đáp ứng của phần mềm và các trình ứng dụng kế toán; Chất lượng dữ liệu kế toán; Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên kế toán và Thủ tục kiểm soát nội bộ; và biến phụ thuộc:

tổ chức HTTTKT của đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình

Dương.

Kiểm định chất lượng thang đo: Trong bước này sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá, xác định chất lượng của từng thang đo được xây dựng. Trong đánh giá độ tin cậy của thang đo, những biến đạt chất lượng khi những biến có hệ số Alpha của tổng thể >0.6 và hệ số tương quan biến tổng (corrected item-total correlation) của các biến quan sát >0.3. Thang đo được đánh giá chất lượng và tốt là những thang đo có hệ số Alpha > 0.8.

3.5.4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Kiểm định tính thích hợp EFA (Kiểm định KMO)

Thước đo KMO (Kaise-Meyer-Olkin measure) nhằm phân tích các nhân tố trong mô hình nghiên cứu ảnh hưởng đến tổ chức HTTTKT của đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương là thích hợp với dữ liệu thực tế, tức là giá trị KMO phải nằm trong khoảng từ 0,5 ≤ KMO ≤ 1.

Kiểm định tính tương quan giữa các biến quan sát (Kiểm định Bartlett’s

test)

Thực hiện kiểm định Bartlett’s cho từng nhân tố ảnh hưởng, mục đích của

kiểm định này để xem xét các biến quan sát có tương quan trong mỗi nhân tố hay không (xét riêng từng biến độc lập). Nếu mức ý nghĩa Sig của hệ số hồi quy từng phần có độ tin cậy là 95% trở lên (Sig.≤ 0,05) thì có thể kết luận rằng các biến quan sát có tương quan trong mỗi nhân tố, gồm 6 nhân tố là: Hệ thống văn bản pháp lý về kế toán; Trình độ quản lý và sự am hiểu về kế toán của nhà quản lý; Khả năng đáp ứng của phần mềm và các trình ứng dụng kế toán; Chất lượng dữ liệu kế toán; Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên kế toán và Thủ tục KSNB.

Kiểm định phương sai trích

Kiểm định phương sai trích nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tổ chức HTTTKT của đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương được giải thích bằng các biến quan sát (thành phần của nhân tố) khi tổng phương sai trích với % Cumulative variance > 50% và có giá trị Eigenvalues> 1 thì được chấp nhận và đảm bảo nội dung giải thích của các nhân tố.

Kiểm định EFA đối với biến phụ thuộc tổ chức HTTTKT của đơn vị sử dụng

NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương.

Mục đích phân tích nhân tố EFA đối với biến phụ thuộc là tổ chức HTTTKT của đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương nhằm đánh giá các biến quan sát có tương quan tuyến tính trong nhân tố là tổ chức HTTTKT của đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương. Khi mức ý nghĩa Sig.≤ 0,05 và giá trị KMO nằm trong khoảng từ 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì có thể kết luận rằng các biến quan sát có tương quan tuyến tính trong nhân tố tổ chức HTTTKT của đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương và thích hợp với dữ liệu thực tế.

3.5.4.4 Phân tích hồi quy đa biến

Kiểm định hệ số hồi quy

Nhằm đảm bảo độ tin cậy, hiệu quả và chất lượng của mô hình, tác giả sử dụng kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy. Mục tiêu của kiểm định này nhằm xem xét các biến độc lập có tương quan ý nghĩa với biến phụ thuộc hay không. Hệ số hồi quy phải đảm bảo có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy là 95% trở lên (Sig.≤ 0.05), có thể kết luận tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc có ý nghĩa thống kê.

Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình

Kiểm định mức độ giải thích của mô hình

Sử dụng thước đo R2 hiệu chỉnh để biết được tỷ lệ % ảnh hưởng của tổ chức HTTTKT của đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương được giải thích bởi 6 biến độc lập, R2 càng lớn thì mô hình càng có ý nghĩa và đảm bảo mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tổ chức HTTTKT của đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương càng cao.

Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình

Sử dụng kiểm định phân tích phương sai Anova để kiểm định tính phù hợp của mô hình. Mô hình nghiên cứu được xem là phù hợp khi có độ tin cậy từ 95% trở lên (Sig. ≤ 0,05), điều này chứng tỏ các biến độc lập có tương quan tuyến tính so với biến phụ thuộc, mô hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu thực tế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023