Thang Đo Của Biến ”Hệ Thống Văn Bản Pháp Lý Về Kế Toán”

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2 tác giả trình bày một số nội dung về cơ sở lý thuyết liên quan đến các nhân tố tác động đến tổ chức HTTTKT trong tổ chức. Cụ thể các nội dung đã trình bày như: Thứ nhất về khái quát về TTKT gồm khái niệm và chất lượng TTKT. Tiếp đó, tác giả trình bày những nội dung về tổ chức HTTTKT trong một tổ chức cụ thể; về các lý thuyết nền liên quan đến tổ chức HTTTKT, và các nhân tố tác động đến việc tổ chức HTTTKT của các đơn vị. Như vậy căn cứ vào cơ sở lý thuyết, lý thuyết nền và các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố tác động đến tổ chức HTTTKT cho đơn vị hành chính sự nghiệp để tiếp tục nghiên cứu ở các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thiết kế nghiên cứu

3.1.1 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gồm: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu tiến hành theo hai bước chính là nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng.

Nghiên cứu định tính tổng quan nội dung của các nghiên cứu trước, các lý thuyết liên quan đến việc giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các đơn vị công lập trong nghiên cứu, kết hợp với việc phỏng vấn xin ý kiến chuyên gia. Thông qua nghiên cứu định tính để xây dựng mô hình và các thang đo để đo lường khái niệm nghiên cứu.

Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát chính thức. Sau đó dữ liệu được thống kê phân tích qua phần mềm SPSS 22.0 để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu.

3.1.2 Quy trình nghiên cứu



Tổng quan các nghiên cứu trước, cơ sở lý thuyết


Mô hình nghiên cứu đề xuất, Thang đo nháp

Thảo luận chuyên gia (7 người)

Thang đo chính thức



Nghiên cứu định lượng (n = 128)


Đo lường độ tin cậy Cronbach's Alpha

- Kiểm tra hệ số Cronbach's Alpha biến

- Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ…

- Kiểm tra hệ số Cronbach's Alpha nếu loại


Phân tích nhân tố khám phá EFA

- Kiểm tra phương sai trích.

- Kiểm tra các nhân tố rút trích.

- Loại các biến có mức tải nhỏ hơn 0.5.


Phân tích mô hình hồi quy đa biến

- Kiểm tra đa cộng biến.

- Kiểm tra sự tương quan.

- Kiểm tra sự phù hợp.

- Đánh giá mức độ quan trọng.


Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả tự xây dựng)

3.2 Thang đo nháp

Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng để thể hiện mức độ đồng ý của các đối tượng trong các nhận định được nêu ra, dùng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố độc lập như: Hệ thống văn bản pháp lý về kế toán; Trình độ quản lý và sự am hiểu về kế toán của nhà quản lý; Khả năng đáp ứng của phần mềm và các trình ứng dụng kế toán; Chất lượng dữ liệu kế toán; Đào tạo và bồi dưỡng NVKT và Thủ tục kiểm soát nội bộ đến tổ chức HTTTKT của đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương.

Dựa vào nội dung phát triển giả thuyết nghiên cứu ở trên, tác giả đề xuất thang đo nháp của các biến nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTTKT của đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương như sau:

Kế thừa từ nghiên cứu của tác giả trước, tác giả xây dựng thang đo cho

nhân tố ”Hệ thống văn bản pháp lý về kế toán” như sau:

Bảng 3.1: Thang đo của biến ”Hệ thống văn bản pháp lý về kế toán”


Stt

Biến quan sát

Kết thừa từ tác giả


1.

Hệ thống pháp lý chi phối lĩnh vực kế toán của đơn vị được ban hành phù hợp với yêu cầu thực tiễn.


Fergusona và cs. (2011); Hassan, E., Yusof, Z. M., and Ahmad, K. (2018); Nguyễn Thị Hồng Nga (2014)


2.

Các đơn vị thường xuyên cập nhật những quy định mới về kế toán, thuế,…


3.

Chế độ kế toán chi phối công tác kế toán của các đơn vị ổn định trong thời gian nhất định.


4.

Luật, nghị định, thông tư,…chi phối lĩnh vực kế toán của trường được ban hành chặt chẽ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương - 6

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Kế thừa từ nghiên cứu của tác giả trước, tác giả xây dựng thang đo cho nhân tố ”Trình độ quản lý và sự am hiểu về kế toán của nhà quản lý” như sau:

Bảng 3.2: Thang đo của biến ”Trình độ quản lý và sự am hiểu về kế toán của nhà quản lý”

Stt

Biến quan sát

Kết thừa từ tác giả


1.

Nhà quản lý có kiến thức tốt về lĩnh vực

kế toán tài chính

Fergusona và cs. (2011); Adeh Ratna Komala (2012); Ahmad Al-Hiyari và cs. (2013); Hassan, E., Yusof, Z. M., and Ahmad, K. (2018); Nguyễn Bích Liên (2012); Nguyễn Thị Hồng Nga (2014)


2.

Nhà quản lý có kiến thức tốt về lĩnh vực

quản trị kế toán


3.

Nhà quản lý am hiểu về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Kế thừa từ nghiên cứu của tác giả trước, tác giả xây dựng thang đo cho nhân tố ”Khả năng đáp ứng của phần mềm và các trình ứng dụng kế toán” như sau:


Bảng 3.3: Thang đo của biến ”Khả năng đáp ứng của phần mềm và các trình

ứng dụng kế toán”


Stt

Biến quan sát

Kết thừa từ tác giả


1.

Phần mềm và các trình ứng dụng kế toán đáp ứng được nhu cầu xử lý và cung cấp thông tin người sử dụng


Fergusona và cs. (2011); Adeh Ratna Komala (2012); Ahmad Al-Hiyari và cs. (2013); Nguyễn Bích Liên (2012); Nguyễn Hữu Bình (2016)


2.

Phần mềm và các trình ứng dụng kế toán kiểm soát được quá trình nhập liệu gồm nhắc nhở kiểm soát nhập liệu và tạo một số nội dung tự động trong quá trình nhập liệu

3.

Phần mềm đảm bảo an toàn lưu trữ dữ

liệu

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Kế thừa từ nghiên cứu của tác giả trước, tác giả xây dựng thang đo cho nhân tố ”Chất lượng dữ liệu kế toán” như sau:

Bảng 3.4: Thang đo của biến ”Chất lượng dữ liệu kế toán”


Stt

Biến quan sát

Kết thừa từ tác giả

1.

Nội dung dữ liệu nhập đầy đủ và phù hợp nhu cầu thông tin người sử dụng


Fergusona và cs. (2011); Ahmad Al-Hiyari và cs. (2013); Hongjiang Xu (2015)

2.

Dữ liệu được nhập chính xác

3.

Dữ liệu được nhập kịp thời

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Kế thừa từ nghiên cứu của tác giả trước, tác giả xây dựng thang đo cho nhân tố ”Đào tạo và bồi dưỡng NVKT” như sau:

Bảng 3.5: Thang đo của biến ”Đào tạo và bồi dưỡng NVKT”


Stt

Biến quan sát

Kết thừa từ tác giả

1.

Đơn vị luôn yêu cầu nhân viên kế toán phải luôn nâng cao trình độ về kế toán


Fergusona và cs. (2011); Adeh Ratna Komala (2012); Meiryani (2014); Hassan, E., Yusof, Z.

M., and Ahmad, K. (2018); Nguyễn Bích Liên (2012); Nguyễn Thị Hồng Nga (2014)

2.

Đơn vị luôn hỗ trợ việc đào tạo và bồi

dưỡng kiến thức về kế toán


3.

Đơn vị có kế hoạch và thực hiện đào tạo và bồi dưỡng liên tục cán bộ công chức, viên chức và nhà quản lý.

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Kế thừa từ nghiên cứu của tác giả trước, tác giả xây dựng thang đo cho nhân tố ”Thủ tục KSNB” như sau:

Bảng 3.6: Thang đo của biến ”Thủ tục KSNB”


Stt

Biến quan sát

Kết thừa từ tác giả

1.

Phân chia trách nhiệm đầy đủ, rõ ràng


Fergusona và cs., (2011); Meiryani (2014); Hongjiang Xu (2015); James Hall (2015); Hassan, E., Yusof, Z. M., and Ahmad, K. (2018); Nguyễn Mạnh Toàn (2013); Nguyễn Hữu Bình (2016)

2.

Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng thông

tin rõ ràng

3.

Xét duyệt trước khi công bố thông tin cá nhân khách hàng

4.

Quy định cách công bố và sử dụng

thông tin cá nhân

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Kế thừa từ nghiên cứu của tác giả trước, tác giả xây dựng thang đo cho nhân tố ”Tổ chức HTTTKT của đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương” như sau:

Bảng 3.7: Thang đo của biến ”Tổ chức HTTTKT của các đơn vị sử dụng

NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương”


Stt

Biến quan sát

Kết thừa từ tác giả


1.

Tổ chức HTTTKT trên nguyên tắc tuân thủ các chính sách quy định của kế toán; pháp luật của Nhà nước.


Fergusona và cs. (2011); Meiryani (2014); Hongjiang Xu (2015); Hassan, E., Yusof, Z. M., and Ahmad, K. (2018); Nguyễn Mạnh Toàn (2013); Nguyễn Hữu Bình (2016)


2.

Tổ chức HTTTKT nhằm cung cấp thông tin đúng bản chất của sự kiện, giao dịch gốc, coi trọng nội dung hơn hình thức, đảm bảo độ tin cậy.


3.

Tổ chức HTTTKT nhằm cung cấp thông tin kịp thời đáp ứng được trách nhiệm giải trình và mục đích ra quyết định.

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

3.3 Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính với dữ liệu được thu thập thông qua việc thảo luận với các chuyên gia theo một dàn bài được chuẩn bị sẵn.

Mục đích nghiên cứu sơ bộ nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức và hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát dùng cho nghiên cứu chính thức. Từ mục tiêu nghiên cứu đã xác định, dựa trên kết quả các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu, cơ sở lý thuyết về tổ chức HTTTKT, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất và thang đo nháp cho các biến nghiên cứu. Và thông qua nghiên cứu sơ bộ, các chuyên gia sẽ hỗ trợ việc xác định mô hình nghiên cứu chính thức, đánh giá thang đo, hiệu chỉnh thang đo để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát chính thức dùng cho nghiên cứu định lượng.

Mẫu khảo sát sơ bộ bao gồm 7 chuyên gia, họ là giảng viên giảng dạy trong chuyên ngành kế toán khu vực công tại các trường đại học, Kế toán Trưởng các đơn

vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương. Tiêu chí lựa chọn chuyên gia nghiên cứu:

- Thứ nhất, về kiến thức chuyên môn: Có kiến thức vững vàng trong lĩnh vực kế toán nói chung và kế toán công nói riêng cả trong nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn.

- Thứ hai, về kinh nghiệm công tác: Làm việc liên quan đến lĩnh vực kế toán,

đặc biệt kế toán công từ 5 năm trở lên.

(Danh sách chuyên gia xem ở Phụ lục 1) Nội dung nghiên cứu định tính

Nội dung thảo luận: nội dung trao đổi chủ yếu về các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTTKT trong các đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung và tại các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương nói riêng trên cơ sở những nội dung và câu hỏi được tác giả xây dựng trước, nhằm xây dựng thang đo nghiên cứu cho các biến nghiên cứu trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng tổ chức HTTTKT của đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương.

Thời gian phỏng vấn được tiến hành 1 - 2 giờ. Trình tự tiến hành:

- Tác giả giới thiệu đề tài và mục đích của cuộc phỏng vấn sâu.

- Tiến hành thảo luận tay đôi giữa người nghiên cứu với từng đối tượng chuyên

gia được chọn tham gia nghiên cứu định tính để thu thập dữ liệu liên quan.

+ Nhận định của các chuyên gia về tổ chức HTTTKT của đơn vị sử dụng

NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương hiện nay như thế nào.

+ Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tổ chức HTTTKT hiệu quả cho của đơn

vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương.

+ Ý kiến bổ sung, loại bỏ các nhân tố nhằm xây dựng thang đo phù hợp của

các đối tượng tham gia thảo luận.

(Dàn bài thảo luận chuyên gia xem ở Phụ lục 2)

- Sau khi phỏng vấn hết các đối tượng, dựa trên thông tin thu được, tiến hành điều chỉnh các biến trong mô hình nghiên cứu và điều chỉnh thang đo, xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023