Mô Hình Ảnh Hưởng Của Mức Độ Ứng Dụng Cntt Và Htksnb Hữu Hiệu Đến Chất Lượng Htttkt

mềm SPSS 22.0 để hỗ trợ xử lý dữ liệu nghiên cứu. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy để xác định nhân tố và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến tổ chức HTTTKT tại các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương.

6. Ý nghĩa của nghiên cứu

Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã xây dựng và kiểm định được mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTTKT tại các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương.

Kết quả nghiên cứu thực tế của đề tài là đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTTKT tại các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tổ chức HTTTKT tại các đơn vị này. Từ đó nghiên cứu góp phần đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức HTTTKT tại các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương. Ngoài ra, đề tài nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo có giá trị cho những tổ chức, cá nhân có quan tâm.

7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận và kiến nghị

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

1.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu của nhóm Fergusona và cs. (2011) về tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến HTTTKT trong khoảng 1999-2010 cho thấy hướng nghiên cứu về xây dựng mô hình nhân tố ảnh hưởng đến HTTTKT là một trong các nghiên cứu rất phổ biến. Thông qua mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến HTTTKT cũng như chất lượng thông tin kế toán được cung cấp, các doanh nghiệp sẽ nhận thức được ảnh hưởng và mức độ tác động của các nhân tố đến hoạt động của HTTTKT, từ đó đưa ra khuyến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin quan trọng này một cách hiệu quả.

Nâng cao hiệu quả tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương - 3

Adeh Ratna Komala (2012) đã nghiên cứu sự tác động của yếu tố trình độ hiểu biết của kế toán trưởng (Accounting Manager Knowledge) và yếu tố hỗ trợ của ban quản lý cấp cao (Top management support) đến chất lượng TTKT gián tiếp thông qua nhân tố hệ thống TTKT. Qua tổng hợp lý thuyết nền và các nghiên cứu trước, tác giả đã làm rõ các khái niệm và thang đo về: Hiểu biết của kế toán trưởng, hỗ trợ của ban quản trị cấp cao, hệ thống TTKT, chất lượng TTKT, từ đó đưa ra mô hình và giả thuyết nghiên cứu.

Hiểu biết của giám

đốc tài chính


Hỗ trợ của ban quản trị cấp cao

Hệ thống thông tin

kế toán

Chất lượng thông tin

kế toán

Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu của Komala

Nghiên cứu thực nghiệm tại 31 cơ quan tại Zakat, Indonesia với đối tượng khảo sát là các nhà lãnh đạo của các cơ quan này, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự hiểu biết của kế toán trưởng và hỗ trợ của ban quản trị cấp cao ảnh hưởng đáng kể (63%) đến hệ thống TTKT. Hệ thống TTKT có ảnh hưởng mạnh đến chất lượng TTKT (77.9%). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã chỉ ra yếu tố sự hiểu biết của kế

toán trưởng và hỗ trợ của ban quản trị cấp cao tác động đáng kể đến chất lượng TTKT gián tiếp thông qua hệ thống TTKT với mức ảnh hưởng lần lượt là 45.3% và 31.0%.

Ahmad Al-Hiyari và cs. (2013) đã nghiên cứu đề tài về các yếu tố ảnh hưởng đến HTTTKT và chất lượng TTKT tại Đại học Utara Malaysia. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định và đo lường các nhân tố tác động đến HTTTKT và chất lượng TTKT. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có mối quan hệ giữa trình độ quản lý, chất lượng dữ liệu kế toán đến chất lượng TTKT, nguyên nhân được giải thích rằng mỗi đơn vị có thể kiểm soát, quản lý để có được dữ liệu kế toán có chất lượng cao và điều này liên quan đến hành vi quản trị lợi nhuận của đơn vị. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng đưa ra kiến nghị rằng cam kết quản lý là cần thiết cho hỗ trợ việc thực hiện HTTTKT và đảm bảo nguồn lực cả về nhân lực và cơ sở vật chất đầy đủ, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin cho việc tổ chức HTTTKT của đơn vị. Hơn nữa, công tác quản trị đơn vị hiệu quả có thể làm tăng chất lượng TTKT.

Meiryani (2014) đánh giá ảnh hưởng của sự tham gia người sử dụng đến chất lượng HTTTKT. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện tại 55 trường đại học học ở thành phố Bangdung thông qua các bảng câu hỏi. Kết luận của nghiên cứu chỉ ra sự tham gia của người dùng có có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng HTTTKT.

Hongjiang Xu (2015) đã nghiên cứu và nhận định rằng HTTTKT là một trong những hệ thống quan trọng nhất trong bất kỳ tổ chức nào. Bằng việc đánh giá tài liệu và tóm tắt các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu, tác giả xác định được các yếu tố quan trọng nhất tác động đến chất lượng TTKT. Kết quả nêu ra ba yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng thông tin của HTTTKT gồm: cam kết quản lý, bản chất của hệ thống TTKT (như sự phù hợp của hệ thống) và kiểm soát chất lượng dữ liệu đầu vào.

Trong nghiên cứu James Hall (2015), mô tả HTTTKT gồm 3 hệ thống con: xử lý giao dịch, báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán. Hệ thống xử lý giao dịch là thành phần quan trọng nhất trong HTTTKT, sẽ ghi nhận các sự kiện, hoạt động liên quan đến tài chính kinh tế hàng ngày phát sinh từ 3 chu trình kinh doanh: doanh thu, chi phí, chuyển đổi vào tài khoản kế toán, sổ kế toán tổng hợp hoặc chi tiết. Sau đó

hệ thống sẽ tự động tạo ra báo cáo cần thiết cho nhà quản lý ờ báo cáo tài chính, báo cáo doanh thu, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp và nhiều loại báo cáo khác. Hệ thống BCTC là hệ thống cung cấp thông tin tài chính chỉ cho nội bộ doanh nghiệp nhằm mục đích lập kế hoạch và kiểm soát các hoạt động tài chính kế toán tại đơn vị.

Các tác giả Hassan, E., Yusof, Z. M., and Ahmad, K. (2018) đã nhận định thông tin luôn được coi là thiết yếu và là cốt lõi của bất kỳ tổ chức nào. Thông tin chất lượng góp phần đáp ứng các yêu cầu của người dùng trong việc ra quyết định, nó cũng là chìa khóa trong việc giảm thiểu các rủi ro nhất định liên quan đến quá trình ra quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trong các tổ chức công cộng ở Malaysia và cách thức các yếu tố này ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trong các dịch vụ công cộng của Malaysia. Các tác giả đã xây dựng 13 giả thuyết để xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin. Dữ liệu được thu thập bằng bảng câu hỏi sau đó được phân tích bằng phương pháp PLS-SEM. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 10 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin gồm:

(1) cam kết quản lý cao nhất, (2) chính sách, (3) đào tạo, (4) thủ tục quản lý hồ sơ và

thông tin, (5) sự tham gia của nhân viên, (6) cải tiến liên tục, (7) làm việc theo nhóm,

(8) tập trung vào khách hàng, (9) đổi mới, (10) quản lý nhà cung cấp thông tin. Nghiên cứu này cũng đề xuất rằng lãnh đạo tổ chức nên ưu tiên mười yếu tố đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin để quản lý chất lượng thông tin, từ đó nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công.

1.2 Các nghiên cứu trong nước

Nguyễn Bích Liên (2012) được thực hiện đề tài nhằm giải quyết những mục tiêu nghiên cứu như: hệ thống cơ sở lý thuyết về chất lượng TTKT trong môi trường ERP; xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trong môi trường ERP tại doanh nghiệp Việt Nam; và đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đã nhận diện ở trên từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng TTKT trong môi trường ERP. Qua nghiên cứu, tác giả đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT gồm: Năng lực Ban quản lý và kiến thức nhà tư vấn triển khai ERP; Phương pháp, kinh nghiệm của các nhà tư vấn triển khai và chất lượng dữ liệu; Chất

lượng phần mềm ERP; Thử nghiệm hệ thống và huấn luyện nhân viên; Đảm bảo hệ thống ERP tin cậy; Chính sách nhân sự và quản lý thông tin cá nhân.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tổng hợp và hệ thống hóa các nghiên cứu trong và ngoài nước của Nguyễn Mạnh Toàn (2013) đã tiếp cận bằng sáu cách khác nhau về khái niệm và bản chất HTTTKT hiện nay. Tác giả đưa ra những hạn chế trong việc tiếp cận HTTTKT chỉ trên một khía cạnh hoặc một số cấu thành HTTTKT, đề xuất cách tiếp cận mới mang tính tổng thể và đa chiều về HTTTKT để mô tả một cách khái quát và trực quan về mối quan hệ và tính thống nhất giữa các yếu tố cấu thành của HTTTKT gắn môi trường hoạt động của từng tổ chức cụ thể..

Nguyễn Thị Hồng Nga (2014) với nghiên cứu: “Tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán. Tác giả đã đưa ra những nhân tố chung ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT.

- Thứ nhất hệ thống thông tin kế toán: các thiết bị công nghệ thông tin truyền thông, phần mềm kế toán ảnh hưởng đến tính kịp thời, tính chính xác, tính đầy đủ của thông tin kế toán cung cấp.

- Thứ hai nguồn nhân lực kế toán và nhà quản lý: năng lực, trình độ chuyên môn, trách nhiệm với nghề, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tuân thủ pháp luật của các nhà quản lý doanh nghiệp và nhân lực kế toán.

- Thứ ba môi trường doanh nghiệp: đó là sự hòa quyện giữa nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các hoạt động của doanh nghiệp gồm có: văn hóa doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, chính sách đãi ngộ, sự cạnh tranh…đều có thể có những ảnh hưởng nhất định đến chất lượng thông tin kế toán.

- Thứ tư hệ thống doanh nghiệp văn bản pháp luật và các chuẩn mực liên quan

dùng để giám sát việc tuân thủ các quy định về kế toán của Nhà nước.

Sau quá trình phân tích, nghiên cứu để cuối cùng chạy mô hình hồi quy, tác giả đã chứng minh và đi đến kết luận rằng: có 02 nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng thông tin kế toán của doanh nghiệp ở Việt Nam là nhân sự kế toán và các nhà quản lý, hệ thống văn bản pháp luật.

Nguyễn Hữu Bình (2016) đã thực hiện đề tài nhằm xem xét mối quan hệ tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và công nghệ thông tin đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán. Tác giả khảo sát trên 193 mẫu và sử dụng phương pháp EFA, phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả cho thấy rằng, chất lượng hệ thống thông tin kế toán chịu ảnh hưởng bởi sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như mức độ ứng dụng CNTT trong công tác kế toán.


Mức độ ứng

dụng CNTT

H2 (+)

Chất lượng

HTTTKT

HTKSNB hữu hiệu:

- Mục tiêu hoạt động

- Mục tiêu báo cáo

H1 (+)

Hình 1.2: Mô hình ảnh hưởng của mức độ ứng dụng CNTT và HTKSNB hữu hiệu đến chất lượng HTTTKT

(Nguồn: Nguyễn Hữu Bình (2016))

Nguyễn Thị Vân (2019) đã thực hiện nghiên cứu về chất lượng hệ thống thông tin kế toán, nhận thức nhân viên kế toán, hành vi sử dụng hệ thống thông tin kế toán. Bằng việc sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu định lượng với mô hình nghiên cứu khám phá EFA 2 bậc, tác giả đã nghiên cứu các nhân tố thuộc về chất lượng HTTTKT tác động đến hành vi sử dụng HTTTK của người dùng trên cơ sở sử dụng mô hình nghiên cứu về sự thành công HTTTKT của DeLone và McLean (2016). Chất lượng HTTTKT được thể hiện bởi nhiều yếu tố như tính dễ sử dụng, tính linh hoạt, đáp ứng được yêu cầu của người dùng, thông tin tạo ra có độ tin cậy cao, có khả năng tủy chỉnh và thay đổi hệ thống, tính bảo mật, …

kết hợp phương pháp nghiên cứu hỗn hợp thông qua việc thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, kiểm định các giả thuyết bằng công cụ SPSS 22.0 Kết quả nghiên

cứu chỉ ra được 5 nhân tố tác động đến chất lượng HTTTKT với mức độ từ thấp đến cao như sau: Trình độ nhân viên kế toán, chất lượng dữ liệu, kiểm soát nội bộ, cam kết quản lý, văn hóa tổ chức.

Những nghiên cứu về tổ chức HTTTKT và chất lượng HTTTKT được công bố theo dòng thời gian và theo bối cảnh phát triển của nền kinh tế ở từng quốc gia. Các tác giả sau này thực hiện nghiên cứu của mình dựa trên nền tảng của các nghiên cứu trước, đồng thời dùng các phần mềm hỗ trợ kiểm định, đánh giá nên kết quả ngày càng hoàn thiện hơn về nội dung và kết luận có tính thuyết phục.

Tại Việt Nam, khi nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi, ngày càng nhiều các nghiên cứu liên quan đến HTTTKT trong mọi lĩnh vực kể cả doanh nghiệp và đơn vị hành chính sự nghiệp. Có rất ít các tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để làm công cụ đo lường và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT. Mặt khác, đa số các nghiên cứu sử dụng một hoặc hai nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT, đối tượng nghiên cứu giới hạn về mặt địa lý. Các tác giả thực hiện nghiên cứu cũng trình bày một số lý thuyết có liên quan để biện luận cho các khái niệm nghiên cứu và giả thuyết đưa ra nhưng chưa có sự phân tích rõ ràng về mối quan hệ giữa các lý thuyết này với các khái niệm nghiên cứu trong xây dựng mô hình nghiên cứu. Hầu như các nghiên cứu chưa đưa ra những kết luận cụ thể và chặt chẽ về việc ứng dụng các mô hình này để phù hợp với bối cảnh. Việc sử dụng mô hình nào phù hợp để đánh giá chất lượng HTTTKT tại Việt Nam sẽ có đóng góp lớn trong phát triển những nghiên cứu về chất lượng HTTTKT của Việt Nam cũng như đóng góp rất lớn cho những nhà nghiên cứu khác.

1.3 Nhận xét và xác định khoảng trống nghiên cứu

Qua việc lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu có thể thấy việc nghiên cứu về chất lượng TTKT nói chung và ở đơn vị sự nghiệp hành chính nói riêng có nhiều tác giả lựa chọn nghiên cứu. Dưới đây tác giả trình bày bảng tổng hợp các nghiên cứu trước đã trình bày ở trên như sau:

Với các nghiên cứu nước ngoài thì đề tài về các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTTKT và chất lượng TTKT trong khu vực công được nhiều tác giả nghiên cứu. Một số tác giả lựa chọn nghiên cứu bằng phương pháp nghiên cứu định tính từ đó

giúp xác định các nhân tố cũng như kiểm định giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTTKT và chất lượng TTKT của các đơn vị trong khu vực công. Bên cạnh đó cũng có một số nghiên cứu thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng từ đó kiểm định nhân tố, đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến tổ chức HTTTKT và chất lượng TTKT. Và cũng có nghiên cứu lựa chọn thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, một mặt góp phần nhận định các nhân tố ảnh hưởng, mặt khác đo lường được mức độ tác động của các nhân tố đến tổ chức HTTTK và chất lượng TTKT. Kết quả của những nghiên cứu này là căn cứ quan trọng về hệ thống cơ sở lý thuyết liên quan đến chất lượng TTKT của các đơn vị công lập, về mô hình và nhân tố tác động đến tổ chức HTTTK và chất lượng TTKT. Tuy nhiên việc vận dụng một cách rập khuôn kết quả của những nghiên cứu này vào điều kiện Việt Nam nói chung và vào các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương là không phù hợp, bởi ở những phạm vi nghiên cứu khác nhau có những đặc điểm khác nhau về kinh tế, pháp luật khác nhau, do đó kết quả nghiên cứu có thể là phù hợp ở phạm vi nghiên cứu này, nhưng không phù hợp ở phạm vi nghiên cứu khác.

Vì mức độ quan trọng của tổ chức HTTTK và chất lượng TTKT của các đơn vị trong khu vực công mà nhiều nghiên cứu ở Việt Nam lựa chọn đề tài về tổ chức HTTTK và chất lượng TTKT để thực hiện nghiên cứu. Mỗi nghiên cứu khác nhau lại có cách tiếp cận khác nhau, phạm vi tiếp cận cũng như phương pháp nghiên cứu khác nhau đối với vấn đề nghiên cứu. Qua nghiên cứu, các đề tài này cũng góp phần trình bày hệ thống cơ sở lý thuyết về tổ chức HTTTK và chất lượng TTKT, về mô hình các nhân tố tác động và mức độ tác động của các nhân tố đến tổ chức HTTTK và chất lượng TTKT, đây là những căn cứ quan trọng để thực hiện những nghiên cứu sau này về tổ chức HTTTK và chất lượng TTKT của các đơn vị công lập.

Mặc dù nghiên cứu của một số tác giả trong nước có lựa chọn nghiên cứu về tổ chức HTTTK và chất lượng TTKT của các đơn vị trong khu vực công lập như nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Liên (2012); Nguyễn Hữu Bình (2016); Nguyễn Thị Vân (2019), nhưng theo tìm hiểu của tác giả thì chưa có nghiên cứu nào lựa chọn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023