Hạn Chế Của Đề Tài Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo 74271

phần mềm kế toán cũng là một trong những giải pháp giúp các đơn vị có thể kiểm soát được chất lượng dữ liệu kế toán. Trong quá trình thiết lập và sử dụng phần mềm kế toán cần đặc biệt quan tâm đến những chức năng trong việc dò tìm dữ liệu quá khứ để tìm ra điểm bất hợp lý trong chứng từ đang được nhập; cảnh báo những dấu hiệu bất thường trong chứng từ đang được nhập; tự động nhập các thông tin liên quan theo kiểu đưa ra dữ liệu mặc định, liên quan đến các chỉ tiêu thu/chi NSNN qua các đơn vị này, điều này giúp hạn chế được sai sót so với nhân viên phải nhập toàn bộ dữ liệu vào hệ thống. Có như vậy sẽ góp phần nâng cao chất lượng dữ liệu được nhập.

Dữ liệu chính là rất quan trọng trong hệ thống thông tin, do đó dữ liệu phải được lữu trữ tại một hệ thống đáng tin cậy cả về chất lượng, tốc độ và độ an toàn. Để đảm bảo an toàn lưu trữ dữ liệu cần: (1) Đảm bảo an toàn cho thiết bị lưu trữ dữ liệu: sử dụng các đĩa cứng mới có độ tin cậy cao, tốc độ nhanh. Dán nhãn, đặt tên, phân loại, sắp xếp theo thời gian các thiết bị lưu trữ dữ liệu, khi đó việc tìm và sử dụng lại những thiết bị lưu trữ dữ liệu này trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó mỗi thiết bị lưu trữ đều có tuổi thọ nhất định, do đó các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương cần thay thế định kỳ và hủy các thiết bị không sử dụng nữa; (2) Kiểm soát sao lưu dự phòng dữ liệu: Trên thực tế những rủi ro như mất điện, trang thiết bị phần cứng bị cháy, nổ, hư hỏng, do đó dữ liệu lưu trữ không bao giờ đảm bảo 100% là an toàn. Để hạn chế tổn thất, tất cả dữ liệu phải được sao lưu trong mỗi ngày hoặc mỗi tuần, đồng thời nên xây dựng và thực hiện chiến lược sao lưu dữ liệu hợp lý.

5.2.4 Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên kế toán

Cần xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính - kế toán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kế toán chất lượng, từ đó nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính; tham mưu cho quản lý, lãnh đạo chi tiêu theo đúng chính sách; chế độ; chi tiêu tiết kiệm. Bên cạnh đó các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương cần tạo điều kiện cho cán bộ tham gia học tập các lớp nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Bên cạnh chuyên môn nghiệp vụ về tài chính, kế toán cần phải nâng cao kiến thức, kỹ năng mềm liên quan đến ngoại ngữ, tin học,...

NVKT có vai trò quan trọng đối với chất lượng TTKT vì họ là những người trực tiếp tham gia vào tổ chức, vận hành công tác kế toán và tạo ra sản phẩm là thông tin kế toán. Khi NVKT đặc biệt là kế toán trưởng có năng lực tốt họ có thể tư vấn, hỗ trợ cho nhà quản lý đơn vị cần làm gì để tạo ra thông tin kế toán có chất lượng. Vì vậy đơn vị cần chú trọng nâng cao chất lượng NVKT thông qua việc tuyển dụng, bổ nhiệm kế toán trưởng và kế toán viên phải hội tụ đầy đủ các tiêu chuẩn của NVKT. Công tác tổ chức tuyển dụng phải công khai, minh bạch và theo đúng quy trình tuyển dụng.

Hệ thống pháp lý thường xuyên thay đổi do đó đòi hỏi NVKT cần không ngừng tự nâng cao trình độ chuyên môn thông qua việc đào tạo và cập nhật kiến thức thường xuyên. Kế toán trưởng cần có trách nhiệm trong việc cập nhật, phổ biến các chính sách, quy định mới, và chia sẻ kinh nghiệm với các NVKT. Đồng thời đơn vị nên có những chính sách để khuyến khích nhân viên kế toán nâng cao trình độ chuyên môn, như tạo điều kiện về thời gian, chi phí, thực hiện tổ chức đánh giá, kiểm tra năng lực nhân viên mỗi năm…

Mỗi NVKT là một mắt xích quan trọng trong tổ chức hệ thống thông tin kế toán, đơn vị cần có chính sách luân chuyển vị trí công tác của các NVKT để mỗi NVKT có thể hiểu và nắm vững nhiều công việc từ đó có thể hỗ trợ, thay thế cho nhau khi cần thiết.

Tóm lại, để có thể nâng cao trình độ chuyên môn cho các NVKT thì lãnh đạo các đơn vị cần quan tâm đến công tác đào tạo và bồi dưỡng NVKT, để thực hiện việc này được tốt thì các đơn vị cần: (1) Cần có quy định về NVKT phải luôn nâng cao trình độ về kế toán; (2) Đơn vị sẵn sàng hỗ trợ việc đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về kế toán; (3) Đơn vị có kế hoạch và thực hiện đào tạo và bồi dưỡng liên tục cán bộ công chức, viên chức và nhà quản lý.

5.2.5 Thủ tục kiểm soát nội bộ

Để nâng cao hiệu quả tổ chức HTTTKT tại đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương, theo tác giả các Kho bạc cần nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, đặt biệt là trong lĩnh vực quản lý kế toán tài chính. Các đơn vị nên căn cứ vào hướng dẫn của INTOSAI 2013 để xây dựng và triển khai các thủ

tục KSNB trên cơ sở có chọn lọc phù hợp và cần thiết với đơn vị. Đồng thời căn cứ vào những thay đổi, cập nhật nhằm phản ánh những thay đổi trong môi trường hoạt động, mục tiêu hoạt động và báo cáo đề xây dựng; sửa đổi hoặc bổ sung các nguyên tắc hỗ trợ KSNB phát huy được cao nhất tính hữu hiệu của toàn hệ thống.

Nâng cao hiệu quả hệ thống KSNB nói chung và kiểm soát nội bộ trong quá trình thực hiện công tác kế toán tại đơn vị nói riêng: cần thực hiện triệt để các nguyên tắc bất kiêm nhiệm, xây dựng hệ thống giám sát quyền truy cập vào phần mềm kế toán, giới hạn theo phạm vi công việc và chức năng trong hệ thống. Báo cáo về các thông tin, nghiệp vụ bị sửa, xóa trong phần mềm nhằm đạt được tính minh bạch và chính xác của thông tin. Tổ chức HTTTKT đồng bộ, nâng cấp để đảm bảo thông tin được cập nhật trên hệ thống chung để thuận lợi cho việc kiểm tra đối chiếu số liệu kịp thời khi cần thiết.

Trong điều kiện thực hiện quản lý thu chi NSNN qua Kho bạc nhà nước được thực hiện trong môi trường CNTT như hiện nay thì các đơn vị cần phải hiểu rõ về KSNB trong môi trường tin học, có như vậy mới thiết lập và vận dụng các thủ tục KSNB trong môi trường ứng dụng CNTT một cách hữu hiệu. Theo đó, để góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức HTTTKT của đơn vị, các đơn vị cần quan tâm đến các vấn để cụ thể sau:

- Phân chia trách nhiệm đầy đủ, rõ ràng;

- Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng thông tin rõ ràng;

- Xét duyệt trước khi công bố thông tin cá nhân khách hàng;

- Quy định cách thức công bố và sử dụng thông tin cá nhân.

5.2.6 Hệ thống pháp lý về kế toán

Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy, đây là nhân tố có ảnh hưởng cùng chiều đến tổ chức HTTTKT của các đơn vị. Thực tế cho thấy hệ thống pháp lý chi phối các hoạt động của lĩnh vực kế toán, do vậy các đơn vị cần phải chú trọng tính tuân thủ pháp luật và chính sách chế độ về quản lý kinh tế tài chính, kế toán trong tất cả các khâu công việc chuyên môn, đặc biệt là việc thực hiện các quy định về tổ chức HTTTKT cho đơn vị. Các đơn vị cần quan tâm tổ chức các hội thảo, tập huấn, hội nghị chuyên đề nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về các

văn bản, pháp luật về kế toán; thường xuyên cập nhật những quy định mới về kế toán, thuế; quy định về việc ứng dụng CNTT trong việc triển khai tổ chức HTTTKT cho đơn vị được phù hợp và hiệu quả.

5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Thứ nhất, để thu thập dữ liệu dùng cho nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát các đối tượng bằng bảng câu hỏi khảo sát, tác giả đã áp dụng phương pháp thuận tiện để chọn mẫu khảo sát, đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Mặc dù cách chọn mẫu này giúp tác giả có thể tiếp cận dễ dàng với các đối tượng khảo sát, tuy nhiên điều này đã làm hạn chế tính đại diện của mẫu khảo sát, từ đó hạn chế tính tổng quát của đám đông nghiên cứu.

Thứ hai, do thời gian nghiên cứu có giới hạn nên tác giả chỉ khảo sát ý kiến của 126 đối tượng khảo sát, mặc dù 126 đối tượng khảo sát là phù hợp với các kinh nghiệm xác định cỡ mẫu nghiên cứu, tuy nhiên cỡ mẫu này vẫn còn tương đối nhỏ so với tổng thể nghiên cứu, và hạn chế này cũng ảnh hưởng đến tính tổng quát của đề tài nghiên cứu.

Thứ ba, trong nghiên cứu tác giả xác định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTTKT tại các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương, tuy nhiên qua việc trình bày các nghiên cứu trước liên quan đến mảng đề tài này có thể nhận thấy còn nhiều nhân tố khác tác động đến vấn đề nghiên cứu chưa được nghiên cứu trong đề tài này, bên cạnh đó kết quả nghiên cứu về sự phù hợp của mô hình nghiên cứu cho thấy mô hình chỉ phù hợp 59.9%, do vậy còn đến 40.1% sự biến thiên của biến phụ thuộc là do những nhân tố khác chưa được nghiên cứu trong đề tài này quyết định. Các nghiên cứu sau này cần mở rộng mô hình nghiên cứu phù hợp hơn, có thể giải thích nhiều hơn sự biến thiên của tổ chức HTTTKT tại các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương.

KẾT LUẬN CHUNG

Để thực hiện nghiên cứu, trước hết tác giả tổng quan các công trình nghiên cứu trước trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu về chất lượng TTKT tại các đơn vị thuộc khu vực công. Qua quá trình trình bày các nghiên cứu, tác giả rút ra một số các nhận xét liên quan đến tình hình nghiên cứu về lĩnh vực này, từ đó xác định khoảng hổng nghiên cứu và xác định vấn đề nghiên cứu của tác giả.

Bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, trong đó phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng, tác giả đã giải quyết được các mục tiêu và trả lời các câu hỏi của nghiên cứu liên quan đến các nhân tố và mức độ tác động của các nhân tố đến tổ chức HTTTKT tại các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương. Cụ thể, các nhân tố và mức độ tác động của các nhân tố gồm: Trình độ quản lý và sự am hiểu về kế toán của nhà quản lý ảnh hưởng mạnh nhất với Beta = 0.358; nhân tố Khả năng đáp ứng của phần mềm và các trình ứng dụng kế toán ảnh hưởng mạnh thứ hai với hệ số Beta = 0.317; nhân tố Chất lượng dữ liệu kế toán ảnh hưởng mạnh thứ ba với hệ số Beta = 0.256; nhân tố tiếp theo là nhân tố Đào tạo và bồi dưỡng NVKT ảnh hưởng thứ tư với hệ số Beta = 0.188, tiếp theo là nhân tố Thủ tục KSNB ảnh hưởng thứ năm với hệ số Beta = 0.161 và nhân tố hệ thống pháp lý về kế toán ảnh hưởng thấp nhất với hệ số Beta = 0.150.

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra các kiến nghị tập trung vào sáu nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTTKT tại các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương theo mức độ tác động giảm dần của các nhân tố nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức HTTTKT cho các đơn vị. Cuối cùng, tác giả cũng chỉ ra những hạn chế trong đề tài và đưa ra các hướng nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt


Bộ Tài chính (2002). Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Đoàn Thị Chuyên (2020). Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập khu vực Đông Nam Bộ, Truy cập ngày 06/9/2020 từ https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/cac-nhan-to-anh- huong-den-chat-luong-he-thong-thong-tin-ke-toan-cua-cac-don-vi-su-nghiep- y-te-cong-lap-khu-vuc-dong-nam-bo-74726.htm.

Đỗ Nguyễn Minh Châu (2016). Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn TP. HCM, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, tr.81.

Hoàng Trọng và Chu Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức.

Nguyễn Đình Thọ (2013). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh - thiết kế và thực hiện, NXB lao động – xã hội.

Nguyễn Bích Liên (2012). Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Nguyễn Hữu Bình (2016). Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ và công nghệ thông tin đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán của các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí phát triển KH&CN, Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM, Số Q4-2016.

Nguyễn Thị Hồng Nga (2014). Tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán. Hà Nội. Web Trung ương Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam.

Nguyễn Thị Vân (2019). Chất lượng hệ thống thông tin kế toán, nhận thức nhận viên kế toán, hành vi sử dụng hệ thống thông tin kế toán, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, trường đại học Kinh tế TP. HCM.

Tiếng Anh

Adeh Ratna Komala. (2012). The Influence Of The Accounting Managers’ Knowledge And The Top Managements’ Support On The Accounting Information System And Its Impact On The Quality Of Accounting Information: A Case Of Zakat Insti. Journal of Global Management, Global Research Agency, vol. 4(1), pp. 53-73, July.

Ahmad Al-Hiyari, Mohammed Hamood Al-Mashregy, Nik Kamariah Nik Mat, Jamal Mohammed Esmail Alekam. (2013). Factor that Affect Accounting Information System Implementation and Accounting Information Quality: A

Survey in University Utara Malaysia, American Journal of Economisc 2013, 3(1), pp. 27-31.

Godfrey and Jayne M (Jayne Maree). Accounting Theory, 6th ed., ISBN: 9780470810644, 0470810645,

Hassan, E., Yusof, Z. M., and Ahmad, K. (2018). Determinant Factors of Information Quality in the Malaysian Public Sector. In Proceedings of the 2018 9th International Conference on E-business, Management and Economics (pp. 70- 74). ACM.

Hongjiang Xu. (2003). Critical success factors for accounting information systems data quality. University of Southern Queensland.

Hongjiang Xu. (2015). What Are the Most Important Factors for Accounting Information Quality and Their Impact on AIS Data Quality Outcomes?. Journal of Data and Information Quality.Volume 5 Issue 4, February 2015 Article No. 7.

Jason T. L. Wang , Huiyuan Shan, Dennis Shasha and William H. Piel. (1998). Fast Structural Search in Phylogenetic Databases, Department of Computer Science, New Jersey Institute of Technology, University Heights, Newark, NJ, USA.

Jeff R. Knight,1 Robert J. Allan,1 Chris K. Folland,1 Michael Vellinga,1 and Michael

E. Mann2. A signature of persistent natural thermohaline circulation cycles in observed climate, Received 1 August 2005; revised 15 August 2005; accepted 22 August 2005; published 25 October 2005.

Mivchael C.Jensen William H.Meckling. (1976). Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure. Journal of Financial Economics, Volume 3, Issue 4, October 1976, pp. 305-360.

Rapina (2014). Factors Influencing the Quality of Accounting Information System Its Implications on the Quality of Accounting Information. Research Journal of Finance and Accounting, 5(2), pp. 148-154.

Syaifullah, M. (2014). Influence Organizational Commitment On The Quality Of Accounting Information System. International Journal of Scientific & Technology Research, 3(9), pp. 299-305.

Thomas and Evanson. (1987). An Empirical Investigation of Association Between Financial Ratio Use and Small Business Success. Journal of Business Finance & Accounting, 14(4): pp. 555 - 571.

PHỤ LỤC 1:

DANH SÁCH CHUYÊN GIA



STT


HỌ VÀ TÊN


CHỨC VỤ

ĐƠN VỊ CÔNG TÁC


1


TS. Huỳnh Tấn Dũng

Phó Trưởng Khoa Kế toán – Kiểm toán

Trường ĐH Công nghiệp TP. HCM


2


TS. Nguyễn Thanh Tú

Giảng viên ngành Kế toán, Khoa Tài chính – Thương mại


Trường ĐH Công

nghệ TP.HCM


3


Mai Quốc Vinh


Kế toán trưởng

Văn phòng HĐND- UBND


4


Lê Thị Ngọc Châu


Kế toán trưởng

Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh


6


Nguyễn Thị Thanh Trúc


Kế toán trưởng

Phòng Tài chính - Kế hoạch

7

Nguyễn Thị Hồng Minh

Kế toán trưởng

Văn phòng Huyện ủy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương - 11

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí