Biến Động Quỹ Dự Phòng Các Khoản Cho Vay Khách Hàng


Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh Sơn Tây vẫn ở mức được cho là an toàn dưới 1

Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh Sơn Tây vẫn ở mức được cho là an toàn, dưới 2,5%, tuy nhiên với việc ra tăng nợ xấu qua các năm đã phản ánh được phần nào chất lượng công tác tín dụng tại Chi nhánh. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng đang có chiều hướng đi xuống, Chi nhánh chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản trị rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ xấu tăng lên nếu vượt ra khỏi ngưỡng an toàn sẽ ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Công tác quản trị rủi ro của Chi nhánh còn nhiều yếu kém, bất cập do số lượng cán bộ làm công tác tín dụng còn ít và non kinh nghiệm, do suy giảm kinh tế, ý thức trả nợ của khách hàng….

Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh diễn biến theo chiều hướng xấu khi mà tỷ lệ Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) có chiều hướng ngày càng tăng lên. Riêng nợ nhóm 5 từ năm 2012 đến năm 2014 đã tăng lên gấp gần 9 lần và chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng số nợ xấu của Chi nhánh.

Chỉ tiêu trích lập dự phòng rủi ro tín dụng:


Bảng 2.13: Tình hình trích lập DPRR giai đoạn 2012-2014.

Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Tổng dư nợ

1,772

1,757

1800

Số tiền dự phòng rủi ro trích lập

23.76

34.85

17.45

Dự phòng chung

16.15

15.34

12.17

Dự phòng cụ thể

7.61

19.51

5.28

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây trong tiến trình hội nhập quốc tế - 11

(Nguồn: Bảng CĐKT giai đoạn 2012 - 2014)


Qua số liệu trên cho thấy năm 2013 nợ xấu tại chi nhánh phát sinh đột biến, số tiền trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh tăng lên nhiều và tập trung chủ yếu ở dự phòng rủi ro cụ thể. Năm 2013, số tiền trích lập tăng hơn 11 tỷ đồng so với năm 2012. Năm 2014, cả tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu đều

73

giảm so với năm 2013 nên tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng cũng giảm đi từ 1.98% xuống còn 1.07%. Biện pháp trích lập dự phòng là một hình thức tự bảo hiểm cho Ngân hàng, đây là một việc làm cần thiết và quan trọng trong điều kiện hiện nay để giúp Chi nhánh Sơn Tây có thể chủ động hơn trong công tác quản trị rủi ro và hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên để đánh giá đúng chất lượng công tác tín dụng tại chi nhánh cần xem xét trên khía cạnh sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ xấu.

Bảng 2.14: Biến động quỹ dự phòng các khoản cho vay khách hàng

Đơn vị: Tỷ đồng



Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Số dư quỹ dự phòng rủi ro tín dụng

20

34

17

Dự phòng trích lập trong năm

23.76

34.85

17.45

Sử dụng dự phòng để xử lý các

khoản nợ xấu

27

10

31

(Nguồn: Bảng CĐKT giai đoạn 2012 - 2014)


Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014, nợ xấu tại chi nhánh có xu hướng tăng nhanh, do vậy Chi nhánh đã chủ động sử dụng các biện pháp để xử lý nợ như: trích lập dự phòng và xử ký rủi ro, khởi kiện khách hàng thu hồi nợ…với mục tiêu đảm bảo tỷ lệ nợ xấu xuống dưới mức bình quân toàn ngành, tổng số nợ xấu được xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro trong giai đoạn này đạt 68 tỷ đồng. Lý giải cho việc chi phí dự phòng tăng lên có thể là do trong những năm trước đây Ngân hàng chưa trích lập dự phòng đầy đủ, dư nợ tín dụng tiềm ẩn nhiều yếu tố không bền vững, suy giảm của tài sản thế chấp…. Đến 31/12/2014, tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh là 0,96%/tổng dư nợ nội bảng, tuy nhiên trong năm 2014 chi nhánh đã bán nợ xấu cho VAMC với số tiền khoảng 106 tỷ đồng.

Bằng việc bán các khoản nợ xấu cho VAMC với thời hạn 05 năm sẽ giúp chi nhánh giảm bớt sức nặng về tài chính, việc trích lập dự phòng rủi ro

74

Thang Long University Libraty


được thực hiện đều trong 05 năm và được hoàn vào thu nhập khi thu hồi 2

được thực hiện đều trong 05 năm và được hoàn vào thu nhập khi thu hồi được nợ xấu, qua đó giúp Chi nhánh an toàn hơn trong hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên công tác tín dụng tại chi nhánh còn tồn tại nhiều nợ tiềm ẩn có nguy cơ chuyển nợ xấu cao do đến thời điểm 31/12/2014 dư nợ cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ theo quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 và Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 là khá lớn khoảng 600 tỷ đồng chiếm 37%/tổng dư nợ. Do đó trong các năm tiếp theo ngoài việc sử dụng các biện pháp truyền thống để xử lý nợ xấu như xử dụng quỹ dự phòng rủi ro, khởi kiện khách hàng thì việc bán nợ cho Công ty TNHH một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) là một giải pháp tương đối tốt qua đó BIDV sẽ nhận được trái phiếu từ VAMC và có thể cầm cố để vay tại NHNN tạo nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế, hiện nay Chính phủ và NHNN đang xem xét nâng thời hạn mua bán nợ từ 05 năm lên 10 năm.

- Chi phí


Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Chênh lệch thu chi

61.5

54.2

55.6

Tổng chi phí/Tổng doanh thu

73%

69%

71%

(Nguồn: Bảng CĐKT giai đoạn 2012 - 2014)


Chi phí của chi nhánh bắt đầu có sự gia tăng cùng với biên độ dao động không cao. Việc mở rộng huy động và phat striển dịch vụ ngân hàng bán lẻ dẫn đến tất yếu phải tăng lao động, tăng chi phí...Chi nhánh Sơn Tây phải đầu tư mua phần mềm quản lý, thiết lập các dịch vụ ngân hàng điện tử...Đầu tư ban đầu cho công nghệ rất đắt làm gia tăng chi phí của ngân hàng. Bởi vậy, tỷ suất chi phí/doanh thu của chi nhánh Sơn Tây tương đối cao, làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.


75

- Lợi nhuận ròng

Đây là chỉ tiêu quyết định độ lớn của hiệu quả kinh doanh của NHTM. Là hiệu số của doanh thu và chi phí, lợi nhuận ròng của chi nhánh Sơn Tây có xu hướng biến động không ổn định. Năm 2012 đạt 4.235 tỷ đồng nhưng lại có đà tăng trong năm 2013 đạt 5.428 tỷ đồng sau đó giảm còn 4.269 vào năm 2014.

- Gia tăng vốn chủ sở hữu

Gia tăng vốn chủ sở hữu vừa la yêu cầu của ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, vừa là điều kiện để ngân hàng thương mại gia tăng hoạt động của mình.

Vốn chủ sở hữu của chi nhánh Sơn Tây giai đoạn từ 2012 - 2014 đã có sự tăng trưởng mạnh. Nămg 2012 là 18.300 tỷ đồng, năm 2013 là 24.006 tỷ đồng và đạt 34.907 tỷ đồng và năm 2014. Như vậy chi nhánh đã thực hiện được lộ trình tăng vốn theo kế hoạch đề ra khi chi nhánh đã thực hiện việc lựa chọn và có chính sách ưu đãi đối với cổ đông chiến lược có tiềm năng và khả năng hỗ trợ cho sự phát trển ngân hàng.Vốn chủ sở hữu tăng tác động tới lợi nhuận thông qua gia tăng đầu tư cho công nghệ, mở rộng mạng lưới, tăng huy động và cho vay. Nếu vốn chủ sở hữu tăng dần bằng lợi nhuận tích lũy thì chỉ tiêu ROE sẽ không bị sai lệch và phản ánh chính xác hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

- Hiệu quả kinh doanh


Bảng 2.15: Mối quan hệ ROA và ROE của BIDV chi nhánh Sơn Tây giai đoạn 2012-2014

Năm

LNTT

LNST

VCSH

bq

ROE

Tổng tài sản

bq

ROA

2012

61.5

4.235

18.300

23,14

281.275

1,51

2013

54.2

5.428

24.006

22,61

337.788

1,61

2014

55.6

4.269

34.907

12,23

391.428

1,09

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - BIDV Sơn Tây)


76

Thang Long University Libraty


Nhìn vào bảng ta thấy tổng tài sản có xu hướng ngày càng tăng dần qua các năm 3

Nhìn vào bảng ta thấy tổng tài sản có xu hướng ngày càng tăng dần qua các năm chứng tỏ chi nhánh Sơn Tây đã vận động tối đa các tài sản có để sinh lời ngày càng nhiều cho ngân hàng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/VCSH bình quân (ROE) giảm chứng tỏ nhận thấy qua các năm vốn chủ sở hữu tăng và tổng tài sản tăng nhưng hiệu qủa hoạt động của ngân hàng có chiều hướng thấp đi. Điều đó thể hiện là quy mô hoạt động của chi nhánh Sơn Tây vẫn chưa tương xứng với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. Hơn nữa, hiệu quả kinh doanh của chi nhánh Sơn Tây chủ yếu vẫn thu lãi từ hoạt động tín dụng nhưng qua 3 năm gần đây cũng đã có sự gia tăng thu nhập từ các hoạt động dịch vụ chứng tỏ bước đầu hoạt động dịch vụ bán lẻ của chi nhánh đã có bước phát triển khá tốt trên địa bàn thị xã.

2.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển chi nhánh Sơn Tây

2.4.1 Đánh giá những thành công chính


Đại thể giai đoạn 2012-2014 có nhiều biến động tác động đến hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung cũng như ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây nói riêng, trong đó phải kể đến việc áp dụng các chuẩn mực an toàn của Basel II, áp dụng công nghệ hiện đại (tạo nền tảng để thực hiện quản lý tập trung, hình thành và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử)...Để gia tăng hiệu quả, các nhà quản trị ngân hàng nói chung và chi nhánh Sơn Tây nói riêng phải sử dụng tổng hợp nhiều giải pháp, từ hoạch định chiến lược, đến xây dựng các kế hoạch tác nghiệp, từ quản trị toàn hệ thống đến kiểm soát từng phòng giao dịch, từng nhân viên ngân hàng. Mục tiêu hiệu quả luôn được gắn liền với các điều kiện và các biện pháp cụ thể của ngân hàng. Đồng thời nhà quản trị thường xuyên phân tích các biện pháp gia tăng hiệu quả như quản trị điều hành, kiểm tra kiểm soát, công nghệ, đa dạng dịch vụ,...

Các biện pháp chi nhánh Sơn Tây thực hiện để tăng hiệu quả kinh doanh có thể đạt được thành công hoặc bị thất bại do những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Sau đây, tác giả luận văn sẽ phân tích các khía cạnh được coi

77

là thành công của các biện pháp mà chi nhánh Sơn Tây đã thực hiện trong giai đoạn 2012-2014

- Quản trị điều hành


Về cơ cấu tổ chức của ban lãnh đạo gồm giám đốc và 2 phó giám đốc chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Trên cơ sở phân công nhiệm vụ của ban lãnh đạo đến từng thành viên, trong năm ban lãnh đạo đã tích cực triển khai, hoàn thành tốt nhiệm vụ thông qua việc ban hành các quyết định chỉ đạo đối với hoạt động kinh doanh góp phần thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã đề ra.

Về hệ thống quả trị ngân hàng: Chi nhánh Sơn Tây có một cơ cấu quản trị hiện đại tiếp tục được hoàn thiện thông qua việc lập các khối chuyên trách như khối quản lý rủi ro tăng cường hoạt động và giám sát rủi ro phù hợp với thông lệ được minh chứng bởi tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh trong giai đoạn 2012-2015 luôn ở một tỷ lệ an toàn, thấp hơn 3%.

Mỗi bộ phận trong cơ cấu tổ chức của chi nhánh được trao quyền hạn nhiệm vụ rõ ràng tạo sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa ban lãnh đạo và các khối đã đáp ứng nhu cầu phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu của ngân hàng.

- Kiểm tra, kiểm soát


Hoạt động kiểm tra kiểm soát đã được củng cố và phát triển theo đúng quy định vì vậy đã hạn chế được rủi ro trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Tỷ lệ các khoản tín dụng có tỷ lệ tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng gần 90% trong toàn bộ dư nợ của chi nhánh.

- Đảm bảo an toàn vốn chủ sở hữu và an toàn khác


Nhìn chung, chi nhánh Sơn Tây ở các thời điểm luôn chấp hành và duy trì các tỷ lệ đảm bảo an toan theo quy định song vốn chủ sở hữu vẫn còn ở mức thấp. Nhưng giai đoạn 2012-2014 quy mô hoạt động của chi nhánh ngày càng được mở rộng và tăng mạnh.

- Phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ

78

Thang Long University Libraty


Giai đoạn 2012 2014 chi nhánh Sơn Tây đã và đang đầu tư cơ sở vật chất và 4

Giai đoạn 2012-2014 chi nhánh Sơn Tây đã và đang đầu tư cơ sở vật chất và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Đại thể chi nhánh đã ứng dụng công nghệ hiện đại và phát triển dịch vụ ngân hàng. Đến nay chi nhánh có hệ thống máy tính cùng với ứng dụng phần mềm quản lý tiền gửi dân cư, phần mềm quản ý kế toán và tín dụng, ứng dụng phần mềm ngân hàng bán lẻ, với mức độ tiện ích cao hỗ trợ nhân viên trong giao dịch với khách hàng. Ngoài ra, chi nhánh cũng ứng dung phần mềm cho dịch vụ Homebanking, Mobliebanking,... vì vậy các dịch vụ thẻ của chi nhánh đã từng bước phát triển và có chỗ đứng nhất định trên thị trường (xem bảng 2.16;2.17 và bảng 2.18)

Bảng 2.16: Vị trí BIDV trên thị trường thẻ ghi nợ nội địa



Ngân hàng

Số lượng thẻ ghi nợ nội địa đến 31/12/2014


Doanh số sử dụng thẻ

Số lượng

Thị phần

Vị trí

Doanh số (tỷ VND)

Thị phần

Vị trí

BIDV

4.142.656

9,45%

5

44.744

11,45%

5

VCB

6.033.696

13,76%

4

85.076

21,77%

1

Vietinbank

10.112.000

23,06%

1

47.840

12,24%

4

Agribank

9.300.815

21,21%

2

84.594

21,64%

2

EAB

6.462.615

14,74%

3

60.491

15,48%

3

Techcombank

1.626.111

3,71 %

6

17.866

4,57%

6

Toàn thị trường

43.850.024

100%


390.841

100%


(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh thẻ của BIDV)


79

Bảng 2.17: Vị trí BIDV trên thị trường thẻ tín dụng quốc tế



Ngân hàng

Số lượng thẻ tín dụng

quốc tế đến 31/12/2014

Doanh số sử dụng thẻ

Số lượng

Thị

phần

Vị trí

Doanh số

(tỷ VND)

Thị

phần

Vị trí

BIDV

38.871

3,1%

7

606,0

6,22%

6

VCB

309.507

24,5%

2

2.443,1

25,1%

1

Vietinbank

372.768

29,5%

1

1.213,7

12,5%

4

Agribank

19.637

1,6%

9

297,6

3,1%

9

ACB

107.311

8,5%

3

1.146,6

11,8%

5

Eximbank

40.301

3,2%

6

490,1

5,0%

7

Sacombank

68.895

5,5%

4

1.283,7

13,2%

3

Techcombank

64.44

5,1%

5

1.547,5

15,9%

2

VIB

34.121

2,7%

8

319,5

3,3%

8

Toàn thị trường

1.261.662

100%


9.741,4

100%


(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh thẻ của BIDV)

Bảng 2.18: Kết quả thực hiện dịch vụ thẻ giai đoạn 2012 - 2014


STT

Chỉ tiêu

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

1

Số lượng thẻ phát hành trong năm (thẻ)

2.745

3.216

6.695

2

Số lượng thẻ tín dụng phát hành trong năm (thẻ)

17

25

57

3

Số lượng máy ATM lắp đạt trong năm (máy)

1

2

3

4

Thu dịch vụ thẻ (triệu đồng)

284

369

805

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh thẻ của BIDV)

Mở rộng mạng lưới họat động, thị phần hoạt động ngày càng tăng


Tính đến 31/12/2014, khối trực thuộc của chi nhánh có 6 phòng giao dịch hoạt động trên địa bàn thị xã Sơn Tây. Mạng lưới các phòng giao dịch nhiều giúp cho chi nhánh tiếp cận nhanh hơn hiệu quả hơn với khách hàng, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, người tiêu dùng, hộ gia đình, hộ sản xuất


80

Thang Long University Libraty

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/12/2022