động lực phấn đấu hoạt động kinh doanh nên ngân hàng luôn đạt thậm chí vượt chỉ tiêu đề ra. Đó là một sự nỗ lực rất đáng ghi nhận của ngân hàng và hứa hẹn ngày một phát triển trong những năm tiếp theo.
2.3.2 Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của BIDV chi nhánh Sơn Tây
Bảng 2.7: Tỷ suất sinh lời ROA, ROE
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | Thông lệ quốc tế | |
Lợi nhuân sau thuế | 4.235 | 5.428 | 4.269 | |
Tổng tài sản bình quân | 281.275 | 337.788 | 391.428 | |
Tổng vốn chủ sở hữu bq | 18.300 | 24.006 | 34.907 | |
ROA (%) | 1,51 | 1,61 | 1,09 | ≥1 |
ROE (%) | 23,14 | 22,61 | 12,23 | ≥15 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi Nhánh Sơn Tây Trong Tiến Trình Hội
- Chức Năng, Nhiệm Vụ Các Bộ Phận Trong Cơ Cấu Tổ Chức
- Đầu Tư Tín Dụng Tại Bidv Sơn Tây Giai Đoạn 2012-2014
- Biến Động Quỹ Dự Phòng Các Khoản Cho Vay Khách Hàng
- Định Hướng, Chiến Lược Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Của Hệ Thống Ngân Hàng Việt Nam
- Định Hướng Phát Triển Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Chi Nhánh Sơn Tây Đến Năm 2020.
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
(Nguồn: BIDV Sơn Tây 2012-2014)
Hiệu quả của một ngân hàng được đặc trưng bởi hai chỉ tiêu cơ bản là lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) và lợi nhuận ròng trên vốn tự có (ROE):
Đối với chỉ tiêu ROA: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản năm 2012 là 1,51% và sang năm 2013 có sự tăng nhẹ lên 1,61% nhưng sang năm 2014 có sự biến động giảm so với năm 2013. Ta thấy rằng việc sử dụng tài sản của ngân hàng năm 2014 đã có dấu hiệu không tốt so với năm 2013 làm cho tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản giảm, tuy nhiên tỷ số này trong cả 3 năm vẫn đạt ở mức > 1. Nguyên nhân là do lợi nhuận thuần bị giảm chủ yếu do chi phí quản lý kinh doanh lớn hơn quá nhiều so với doanh thu nhưng bù lại quy mô tổng tài sản trong 3 năm này lại có xu hướng tăng nên kết quả là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản có xu hướng giảm nhẹ.
Đối với chỉ tiêu ROE: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng năm 2012 là 23,14% và có xu hướng giảm trong 2 năm tiếp theo.. Tỷ số này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần thì ngân hàng thu được 23,14
65
đồng lợi nhuận trong năm 2012. Nguyên nhân giảm của tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu năm 2013 và 2014 là do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu lớn hơn tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu năm 2014 giảm là do lợi nhuận sau thuế giảm 20,35%, tốc độ giảm chậm hơn so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu với mức tăng 45,41. Để nâng cao tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, ngân hàng cần phải tăng lợi nhuận sau thuế bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ để có thêm doanh thu cũng như kiểm soát chi phí.
Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu về những chuẩn mực an toàn và hiệu quả của BIDV chi nhánh Sơn Tây
Đơn vị: Tỷ đồng
CHỈ TIÊU | Quy định | Thực hiện năm 2014 | |
I | Chuẩn mực an toàn | ||
1 | Hệ số an toàn | ≥ 9% | >9% |
2 | Tỷ lệ sử dụng vốn ngân hàng cho vay trung dài hạn | ≤ 30% | 25% - 40% |
3 | Khả năng thanh toán | ≥ 1 lần | ≥ 1 lần |
4 | Tỷ lê ̣nơ ̣ xấu (%) | < 5% | 1% |
II | Hiệu quả hoạt động kinh doanh | ||
1 | ROA | 1,09% | |
2 | ROE | 12,23% |
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - BIDV Sơn Tây)
Nhìn vào bảng 2.8 ta thấy các chỉ tiêu an toàn đều được đảm bảo mặc dù 2 năm 2013 và năm 2014 các chỉ tiêu hiệu quả có giảm so với năm 2012, song vẫn đạt được mức kỳ vọng, giữ vững uy tín trên địa bàn thị xã Sơn Tây.
66
Thang Long University Libraty
2.3.3 Phân tích và đánh giá hiệu quả các yếu tố cấu thành
- Quy mô và tốc độ tăng dư nợ
Tính đến 31/12/2014 tổng dư nợ cho vay của BIDV chi nhánh Sơn Tây trên địa bàn thị xã Sơn Tây là 1.800 tỷ đồng, tăng 2,45% so với năm 2013. Quy mô tín dụng tăng là điều kiện tiên quyết để tăng doanh thu cho NHTM. Trong đó, dư nợ đối với doanh nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm do trong thời điểm đó sự biến động quá lớn của lãi suất huy động vốn đã khiến nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tiếp cận nguồn vốn vay do lãi suất vay bị đẩy lên ở mức quá cao. Hơn nữa tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao khiến việc tiêu thụ hàng hoá chậm khiến nhiều doanh nghiệp không có nguồn thu nhập ổn định nên cũng khó khăn trong việc trả lãi vay nếu vay vốn ngân hàng Dư nợ cho vay đối với cá nhân & hộ gia đình có nhiều biến động trong giai đoạn 2012 - 2014 vừa qua và có xu hướng chiếm tỷ trọng cao dần trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Năm 2012 dư nợ tín dụng bán lẻ là 360 tỷ và tăng đều các năm tiếp theo bởi bên cạnh những tháo gỡ của Chính Phủ và NHNN trong năm 2012 đối với lãi suất huy động vốn và cho vay đã giúp nhiều cá nhân có thể tiếp cận vay vốn với chi phí thấp hơn so với năm 2011. Ngoài ra những tín hiệu hồi phục từ nền kinh tế, đời sống của nhân dân được cải thiện, mức lương của cán bộ nhân viên được tăng lên, đã đẩy mạnh nhu cầu chi tiêu dùng như mua nhà, đặc biệt mua nhà chung cư do hiện nay mức giá nhà chung cư đã giảm xuống nhiều so với những thời điểm nóng trước đây, từ mức hơn 16 triệu/m2 xuống chỉ còn 12 – 13 triệu đồng/m2. Tình hình trở nên khả quan hơn khi sang đến năm 2013, thì dư nợ cho vay đối với cá nhân đạt mức 449 tỷ đồng và năm 2014 là 526 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ta cũng thấy tỷ lệ dư nợ cho vay có đảm bảo của các đối tượng tại chi nhánh Sơn Tây tương đối cao qua 3 năm, đều trên 80% mặt khác chi nhánh cũng đã bắt buộc phải có những chính sách thắt chặt tín dụng (điều kiện vay vốn, tài sản đảm bảo) nhất định để giảm thiểu nợ quá hạn, nợ xấu quá cao như trong năm 2012.
67
Bảng 2.9: Quy mô tín dụng của BIDV chi nhánh Sơn Tây
CHỈ TIÊU | Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | |
1 | Tổng dư nơ ̣ | 1772 | 1757 | 1800 |
2 | Dư nợ tín dụng bán lẻ (cá nhân) | 360 | 449 | 526 |
3 | Dư nợ Doanh Nghiệp | 1412 | 1308 | 1274 |
4 | Tỷ lê ̣nơ ̣ xấu (%) | 0.08% | 1.30% | 1% |
5 | Tỷ lê ̣nơ ̣ xấu tín dụng bán lẻ (%) | 0.30% | 1.80% | 3% |
6 | Thu dịch vụ ròng | 18.8 | 18.7 | 19 |
7 | Thu dòng DV bán lẻ | 3.5 | 4.9 | 5.4 |
8 | LNTT (sau DP) | 30 | 31.5 | 37 |
9 | Trích DPRR | 31.5 | 22.7 | 18.6 |
10 | HĐV bình quân | 1550 | 1800 | 1,880 |
11 | Dư nợ bình quân | 1,652 | 1680 | 1,695 |
12 | Tỷ trọng dư nợ có TSĐB | 88% | 91% | 89% |
13 | Tỷ lệ nợ nhóm II/TDN | 8.6% | 15% | 8.8% |
14 | Tỷ lệ nợ TDH/TDN | 27% | 25% | 27% |
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - BIDV Sơn Tây)
Ngoài ra, ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây luôn phải đương đầu với các rủi ro tín dụng, hối đoái, thanh khoản, lãi suất...Phần phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh Sơn Tây trong tiến trình hội hập quốc tế, tác giả chỉ tập trung phân tích và đánh giá về rủi ro tín dụng
68
Thang Long University Libraty
- Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng thấp sẽ có tác động tới cả doanh thu (doanh thu lãi tăng và chi phí (chi phí dự phòng giảm).
Nợ quá hạn và Hệ số nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng tín dụng nhưng khách hàng vẫn chưa hoàn trả cho ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh, trong 100 đồng Ngân hàng cho vay thì có bao nhiêu đồng đã đến hạn thanh toán mà chưa thu hồi lại được. Tỷ lệ này càng cao thì mức độ rủi ro của Ngân hàng càng lớn, chất lượng tín dụng suy giảm.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong 3 năm gần đây, hoạt động tín dụng của Chi nhánh Sơn Tây đã đạt được những kết quả khả quan như địa bàn hoạt động rộng trên 05 huyện lân cận, số lượng khách hàng ngày càng tăng.
Bảng 2.10: Tình hình nợ quá hạn tại BIDV Sơn Tây giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | |
Nợ quá hạn | 10 | 50 | 18 |
Tổng dư nợ | 1,772 | 1,757 | 1,800 |
Tỷ lệ nợ quá hạn | 0,56% | 2,85% | 1,1% |
(Nguồn: Bảng CĐKT giai đoạn 2012 - 2014)
Chính sách tiền tệ năm 2011 đã giúp chặn đứng được đà tăng của lạm phát kể từ sau tháng 8, tỷ giá ổn định trở lại. Tuy nhiên, cùng với đó lại xuất hiện một loạt những vấn đề trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, trong đó, chính sách tiền tệ thắt chặt đã khiến cho tốc độ tăng trưởng cung tiền (M2), huy động, tín dụng đều giảm mạnh, thanh khoản hệ thống ngân hàng căng thẳng.
69
Cũng do hệ quả của chính sách thắt chặt nên lãi suất cho vay tăng cao và lớn hơn nhiều so với lãi suất huy động, doanh nghiệp khó khăn trong việc trả nợ, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Ngân hàng tăng mạnh ảnh hưởng tới năm 2012.
Tuy nhiên sang năm 2013, những biến động của nền kinh tế, khó khăn bao trùm hầu khắp các lĩnh vực ngành nghề, một số ngành nghề suy thoái xâu như: Bất động sản, sắt thép đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Từ đó đã xuất hiện nhứng dấu hiệu bất ổn trong công tác tín dụng như nợ cơ cấu lớn, lãi treo và lãi dự thu không thu được phát sinh nhiều, hiệu quả hoạt động tín dụng thấp đã dẫn đến nhiều Ngân hàng luôn trong tình trạng lãi giả, lỗ thật, Chi nhánh Sơn Tây cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó.
Tới năm 2014, nhờ những biện pháp – giải pháp nhằm giảm nợ xấu của NHNN, BIDV, chi nhánh Sơn Tây đã và đang từng bước cơ cấu lại nền khách hàng, cơ cấu lại ngành nghề - lĩnh vực cho vay, cơ cấu nợ cho khách hàng nên tỷ lệ nợ quá hạn đã có phần giảm xuống tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro cao.
Bảng 2.11: Cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian tại BIDV Sơn Tây 2012-2014
Đơn vị: Tr.đ
<90 ngày | 91-180 ngày | 181-360 ngày | >360 ngày | |
Năm 2012 | 8.095 | 300 | 1.283 | 322 |
Năm 2013 | 17.733 | 7.608 | 22.083 | 2.576 |
Năm 2014 | 14.896 | 181 | 689 | 2.234 |
(Nguồn: Bảng CĐKT giai đoạn 2012 - 2014)
Qua bảng số liệu trên đây ta thấy tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh Sơn Tây luôn ở mức thấp trên tổng dư nợ, tuy nhiên năm 2013 là một năm hoạt động tín dụng gặp rất nhiều khó khăn do hậu quả từ việc đổ vỡ thị trường bất động sản, xây lắp, sắt thép…dẫn đến suy giảm khả năng trả nợ của khác hàng nên xét về số tuyệt đối dư nợ quá hạn năm 2013 tăng dòng so với năm 2012 là 40 tỷ đồng.
70
Thang Long University Libraty
Đối với việc xử lý nợ quá hạn, Chi nhánh đã thực hiện một loạt các giải pháp như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khuyến khích khách hàng chủ động bán tài sản để trả nợ Ngân hàng, xử lý rủi ro, đôn đốc quyết liệt trong công tác thu hồi nợ quá hạn. Đối với các khách hàng không có thiện trí trong việc trả nợ Chi nhánh đã tiến hành khởi kiện để xử lý tài sản thế chấp thu hồi nợ cho Ngân hàng. Tuy nhiên kết quả đạt được chưa cao do khách hàng gây khó khăn trong quá trình tố tụng, tài sản thế chấp là bất động sản suy giảm nghiêm trọng so với thời điểm nhận làm tài sản thế chấp nên việc phát mại không đủ để thu hồi nợ.
Nợ xấu và tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ
Nợ xấu (theo quy định trong Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014, Thông tư số 14/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 5 năm 2014 và quyết định22/VBHN- NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước, là các khoản nợ được Ngân hàng phân loại vào các nhóm sau:
- Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
- Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)
- Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
Nợ xấu luôn là vấn đề đáng quan tâm của tất cả các Ngân hàng bởi hậu quả để lại vô cùng nặng nề, ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình hình tài chính của Ngân hàng, giảm khả năng cạnh tranh thậm trí dẫn đến nguy cơ phá sản. Dưới đây là biểu đồ diễn biến tỷ nợ xấu trong 5 năm gần đây
71
Biểu đồ 2.1: Diễn biến nợ xấu tại BIDV Sơn Tây giai đoạn 2012 - 2014
1.4
1.2
1,26
1
0,96
0.8
0.6
0.4
0.2
(Nguồn: Bảng CĐKT giai đoạn 2012 - 2014)
Kết quả phân loại nợ cho thấy, trong giai đoạn 2010-2014, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh Sơn Tây thấp hơn so với tỷ lệ chung toàn hệ thống 2,5%. Đặc biệt năm 2013, do những hệ lụy từ chính sách tăng trưởng tín dụng trước đó và những khó khăn gây ra bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn tới tỷ lệ nợ xấu tăng cao đột biến.
Bảng 2.12: Tình hình nợ xấu tại BIDV Sơn Tây giai đoạn 2012-2014
Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | ||||
Tr.đ | % | Tr.đ | % | Tr.đ | % | |
Nợ nhóm 3 | 430 | 0.02% | 18,149 | 1.03% | 4,556 | 0.28% |
Nợ nhóm 4 | 2,319 | 0.14% | ||||
Nợ nhóm 5 | 1,000 | 0.06% | 4,057 | 0.23% | 8,737 | 0.54% |
Tổng cộng | 1,430 | 0.08% | 22,206 | 1.26% | 15,612 | 0.96% |
(Nguồn: Bảng CĐKT giai đoạn 2012 - 2014)
72
Thang Long University Libraty