Chức Năng, Nhiệm Vụ Các Bộ Phận Trong Cơ Cấu Tổ Chức


là Ngân hàng có nhiều kinh nghiệm về đầu tư các dự án trọng điểm Hiện nay 1

Ngân hàng có nhiều kinh nghiệm về đầu tư các dự án trọng điểm. Hiện nay BIDV có quan hệ đại lý với hơn 800 Ngân hàng và Chi nhánh Ngân hàng trên toàn thế giới. Đến nay BIDV là thành viên của hiệp hội Ngân hàng Châu á (ABA), ASEAN và là thành viên hội đồng quản trị của Hiệp hội các định chế tài chính phát triển Châu Á Thái Bình Dương (ADFIAP).

Trong hơn nhiều năm qua, BIDV luôn được tổ chức BVQI và Quacert chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001: 2000.

Chi nhánh Sơn Tây là thành viên trực thuộc, đại diện cho BIDV hoạt động trên địa bàn Thị xã Sơn Tây và 05 huyện Đan Phượng, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Ba Vì.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sơn Tây có trụ sở tại 191 phố Lê Lợi, thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội. Chi nhánh Sơn Tây tiền thân là chi nhánh cấp 2 trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây. Ngày 13/9/2006, Hội đồng quản trị - Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam ra quyết định số 296/QĐ-HĐQT quyết định chuyển Chi nhánh Sơn Tây lên chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh – Đăng ký thuế Chi nhánh số 0100150619-096 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 02/12/2009, cấp lại lần 2 ngày 21/05/2012.

Hiện nay Chi nhánh Sơn Tây có 15 phòng, tổ nghiệp vụ, 6 máy ATM; Trụ sở chính tại 191 Lê Lợi - thị xã Sơn Tây – thành phố Hà Nội: thực hiện cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng - tài chính, bảo hiểm tới mọi đối tượng khách hàng. Trên cơ sở nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại tiên tiến tương đương các Ngân hàng trong khu vực ASEAN, triển khai các dịch vụ ngân hàng mới: khai thác hệ thống phát hành thẻ, triển khai POS, ATM, E- Banking, Mobile-Banking, Directbanking…Các sản phẩm truyền thống thuận lợi, tiện ích cao, đồng bộ.


49

Trong những năm gần đây, với sự phát triển chung của đất nước, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn cũng có sự phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô, hoạt động ngày càng được mở rộng hơn. Cùng với sự mở rộng và phát triển các doanh nghiệp, nhu cầu về tài trợ vốn, huy động vốn, các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng – tài chính, nghiệp vụ bảo hiểm...cũng phát triển theo.Với sự nỗ lực, cố gắng hết mình của tập thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên, Chi nhánh Sơn Tây đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của các cá nhân, tổ chức kinh tế trên địa bàn trú đóng, góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn hoạt động. Mở rộng, phát triển kinh tế, ngành nghề, tạo thêm và mở rộng nhiều việc làm cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân trong khu vực. Chi nhánh luôn xác định rõ vai trò của mình, gắn kinh doanh với việc thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương. Nguồn vốn đầu tư của chi nhánh không những tham gia vào một số chương trình, dự án của các huyện, thị xã mà còn giúp nhiều doanh nghiệp đầu tư dây chuyền công nghệ và giải quyết hàng nghìn việc làm cho các khu vực làng nghề, cụm dân cư.

Trong mọi hoạt động, mọi thời kỳ, Chi nhánh Sơn Tây luôn tích cực, tiên phong thực hiện các giải pháp nhằm thực hiện các chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, của Ngành về kiềm chế lạm phát , tăng trưởng kinh tế trên tinh thần tương trợ, chia sẻ cùng doanh nghiệp, khách hàng. Góp phần đẩy mạnh tăng trưởng sản xuất kinh doanh, phát triển ổn định kinh tế xã hội trên địa bàn Thị xã Sơn Tây và các huyện lân cận.

Chi nhánh Sơn Tây có đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo chính quy, nhiệt tình trong công việc, công nghệ hiện đại, khả năng nguồn vốn dồi dào…, luôn đảm bảo phục vụ nhu cầu của các khách hàng một cách tốt nhất.

2.2.2 Cơ cấu tổ chức


Hiện nay BIDV Sơn Tây tổ chức hoạt động theo mô hình sau:


50

Thang Long University Libraty


Giám đốc


Phòng Phòng Phòng quản trị dịch vụ QL và tín dụng khách dịch vụ

hàng kho quỹ

Khối tác nghiêp̣


Phòng Phòng kế

tài chính hoạch

kế toán tổng hợp

Khối quản lý nôị bô ̣

PGD

Thạch Thất

PGD

Phúc Thọ

PGD

Nguyễn Thái

Học

Khối trưc̣ thuôc̣

PGD


Trung Sơn Trầm

PGD


Thành Sơn

PGD


Ba Vì

Sơ đồ 2 1 Cơ cấu tổ chức của BIDV Chi nhánh Sơn Tây Pho ́ gia ́ m đốc Pho ́ 2

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của BIDV Chi nhánh Sơn Tây



Phó giám đốc


Phó giám đốc





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây trong tiến trình hội nhập quốc tế - 8


Khối quan hê ̣ khách

hàng

Khối quản lý rủi ro



Phòng Phòng

QHKH QHKH

cá nhân doanh nghiêp̣


Phòng quản lý rủi ro

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp)


51

2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận trong cơ cấu tổ chức


- Ban lãnh đạo gồm: Giám đốc và 02 Phó giám đốc chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

- Phòng KHDN và phòng KHCN: với nhiệm vụ là cho vay các doanh nghiệp, cá nhân, cho vay kinh tế hộ gia đình, huy động vốn, thực hiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng, xây dựng đề án và chiến lược kinh doanh phù hợp. Đề xuất cho vay các phương án, dự án theo phân cấp ủy quyền.

- Phòng tài chính kế toán: làm nhiệm vụ trực tiếp hạch toán kế toán nội bộ, hậu kiểm các chứng từ phát sinh hàng ngày từ các phân hệ tiền vay, các mảng nghiệp vụ của các phòng giao dịch, ngân quỹ, theo dõi sự biến động về nguồn vốn – tài sản, hạch toán kinh tế theo các quy định về kế toán và thống kê, tư vấn cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toán và chất lượng dịch vụ thanh toán.

- Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ: Có chức năng cơ bản là kiểm ngân, bảo quản tiền và thực hiện các hoạt động thu chi tiền mặt trực tiếp với khách hàng, cung ứng dịch vụ kho quỹ như: thuê kho, thu đổi tiền…. Là nơi bảo quản, lưu giữ hồ sơ tài sản cầm cố thế chấp của ngân hàng.

- Phòng tổ chức hành chính: Quản lý các hoạt động nội chính của ngân hàng như sắp xếp tổ chức cán bộ, bảo vệ tài sản, sửa chữa tài sản, tiếp khách..

- Phòng quản trị tín dụng, Phòng Quản lý rủi ro: Bộ phận hỗ trợ hoạt động tín dụng, giám sát bộ phận kinh doanh tác nghiệp như: Thẩm định, đánh giá rủi ro, tạo hồ sơ giải ngân, quản lý tín dụng, đưa ra các cảnh báo và giải pháp ứng xử khi xảy ra rủi ro trong công tác tín dụng.

- Các phòng giao dịch khách hàng: Cung ứng các sản phẩm cho khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế như chuyển tiền, mở tài khoản, các dịch vụ mở thẻ, thanh toán, thu đổi ngoại tệ, thanh toán quốc tế, huy động vốn, giải ngân tiền vay …

Mỗi bộ phận trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng được trao quyền hạn và nhiệm vụ rõ ràng như một mắt xích trong sợi dây xích, chúng hoạt động nhịp nhàng dưới sự điều hành của ban Giám đốc chi nhánh.

52

Thang Long University Libraty


2 3 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thương mại cổ phần 3

2.3 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây

2.3.1. Khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây

2.3.1.1 Hoạt động huy động vốn


Thực hiện vai trò trung gian cho vay, ngân hàng đi vay để cung cấp địch vụ tài chính tiền tệ cho nền kinh tế. Thông qua hoạt động huy động vốn, ngân hàng tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư và cho vay đồng thời đáp ứng nhu cầu cho người dân gửi tiền và vay tiền tại chỗ tạo thuận lợi và an toàn. Bởi vậy, hoạt động huy động vốn của ngân hàng không chỉ có ý nghĩa đối với ngân hàng mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội.

Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng tại BIDV Sơn Tây

Đơn vị: Tỷ đồng



CHỈ TIÊU

2012

2013

2014


Số dư

Tỷ trọng (%)


Số dư

Tỷ trọng (%)


Số dư

Tỷ trọng (%)

HDV Dân cư

1.438

76.86

1.470

56.74

1.808

84.92

HDV Tổ chức kinh tế

238

12.72

230

26.05

221

10.38

HDV Định chế tài chính

195

10.42

85

17.21

100

4.70

TỔNG HDV

1.871

100.0

1.785

100.00

2.129

100.00

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Sơn Tây)


Huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội từ các tổ chức kinh tế, từ các tầng lớp trong dân cư là một trong những hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Ngân hàng phát triển bền vững là ngân hàng có vốn lớn, ổn định, vững chắc. Xác định được điều đó nên chi nhánh Sơn Tây đã rất quan tâm tập trung nguồn nhân lực cho hoạt động này.


53

Qua số liệu từ bảng 2.1 có thể nhận thấy tình hinh huy động vốn của tại chi nhánh Sơn Tây trong giai đoạn 2012 – 2014 có sự biến động tương đối. Tổng nguồn vốn huy động năm 2012 đạt 1.871 tỷ đồng nhưng lại giảm xuống còn 1.785 tỷ đồng vào năm 2013 sau đó tăng 344 tỷ đồng vào năm 2014 so với năm 2013, đạt tốc độ tăng trưởng 19.27% cuối kỳ đạt 2.129 tỷ đồng. Để Đạt được các kết quả huy động tăng lại vào năm 2014 này đã chứng tỏ uy tín của Ngân hàng trên thương trường đã được củng cố rõ rệt mặc dù có sự cạnh tranh của nhiều ngân hàng trên địa bàn (hệ thống ngân hàng nông nghiệp Sơn Tây, Phúc Thọ, Ba Vì, Thạch Thất, Ngân hàng Quân Đội, Kỹ thương, Hàng Hải, Đông Á, Đồng bằng sông Cửu Long). Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng luôn quán triệt và thực hiện linh hoạt các giải pháp huy động vốn như: đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng…), thực hiện các mục tiêu chiến lược khách hàng (khuyến khích khách hàng bằng lợi ích vật chất, tặng quà cho khách hàng đến gửi tiền). Một mặt phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị quản lý ngành như BHXH nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức này. Mặt khác tăng cường các dịch vụ thanh toán mang tính hệ thống, nhằm tăng cường tiềm lực huy động vốn của chi nhánh. Ngân hàng không ngừng hoàn thiện và mở rộng dịch vụ thanh toán quốc tế, làm đầu mối trong thanh toán cho một số ngành có mạng lưới rộng, kết hợp với chủ động đề xuất các phương án nhằm khai thác nguồn tiền nhàn rỗi của các đơn vị trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển nhằm cung ứng cho nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp, từ đó thu hút được lượng khách hàng lớn thường xuyên hoạt động tại chi nhánh, góp phần tăng nguồn vốn.

Trong mấy năm qua, nguồn tiền gửi dân cư tại chi nhánh đều ổn định và tăng trưởng. Nguồn tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng ổn định trong tổng nguồn và có xu hướng tăng. Năm 2012, nguồn tiền này đạt 1.438 tỷ, sang năm 2013, nguồn tiền này đạt 1.470 tỷ đồng và năm 2014 tăng 338 tỷ tương đương 18.69% , nguồn này luôn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Ngân hàng đã đi vào hoạt động từ khá

54

Thang Long University Libraty


lâu dân chúng đã biết nhiều về uy tín và chất lượng của Ngân hàng và hoàn 4

lâu, dân chúng đã biết nhiều về uy tín và chất lượng của Ngân hàng và hoàn toàn tin tưởng trong việc gửi tiền nên loại tiền gửi này luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Cũng vì nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn nên cũng gây nhiều biến động lớn cho ngân hàng nếu nền kinh tế gặp khó khăn và lượng tiền trong dân cư không ổn định. Ngân hàng luôn có chính sách lãi suất hợp lý, nắm bắt kịp thời sự biến động lãi suất của thị trường, áp dụng biểu lãi suất linh hoạt trong phạm vi quyền hạn được phép (thực hiện trần lãi suất theo quy định của NHNN), lấy uy tín và chất lượng phục vụ đưa lên hàng đầu để thu hút tối đa nguồn vốn này. Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng như các định chế tài chính chiếm một tỷ trọng không lớn và có xu hướng giảm dần qua các năm. Như vậy, tổng nguồn vốn huy động của NH ngày càng tăng mạnh qua các năm. Để đạt được kết quả như trên chi nhánh đã thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đáp ứng nhiều sản phẩm dịch vụ cho khách hàng như: Huy động tiết kiệm bậc thang, tiệt kiệm khuyến mãi cho khách hàng có số dư tiền gửi lớn, tiết kiệm dự thưởng,… Nhìn chung, tình hình huy động vốn 3 năm gần đây có nhiều biến động qua từng tháng, tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, đây là khó khăn chung của các tổ chức tín dụng trong nước nhưng những năm qua chi nhánh thường xuyên có lượng nguồn vốn dư thừa lớn ổn định để điều hoà chung trong toàn hệ thống. Mặt khác nguồn vốn tăng trưởng còn thể hiện sự tin tưởng của dân chúng vào hoạt động của NH - một NH có thể nói là có uy tín cao và phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh của nghành. Tuy nhiên, qui mô nguồn vốn tại chi nhánh chưa lớn, chưa thực sự đa dạng, các hình thức huy động còn quá đơn điệu.

Cùng với BIDV, chi nhánh Sơn Tây cũng huy động vốn của các cá nhân, hộ gia đình dưới mọi hình thức và dưới các kỳ hạn khác nhau cho đồng VND, USD, EUR


55

Bảng 2.2: Cơ cấu HDV theo kỳ hạn và loại tiền huy động tại BIDV Sơn Tây


Năm


Chỉ tiêu


2012


2013


2014

1.Theo loại tiền

1.438

1.470

1.808

VND

1.355,3

1.437,4

1.789

Tỷ trọng

94.25%

97.78%

98.95%

Ngoại tệ

82.7

32.6

19

Tỷ trọng

5.75%

2.22%

1.05%

2.Theo kì hạn

1.438

1.470

1.808

KKH

76.21

65.70

81.36

Tỷ trọng

5.30%

4.47%

4.50%

Dưới 12T

1.228

1.212,8

1.379,5

Tỷ trọng

85.40%

82.50%

76.30%

Từ 12T trở lên

133,73

191,54

347,14

Tỷ trọng

9.30%

13.03%

19.20%

(Nguồn: Báo cáo kết quả HDV dân cư của phòng quan hệ khách hàng cá nhân)


Cơ cấu theo kỳ hạn: Theo kết quả huy động vốn các năm qua thì tiền gửi có kỳ hạn chiếm đại đa số trên 90%, trong đó chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn huy động có kỳ hạn cũng đang chuyển dần theo hướng tăng kỳ hạn dài hạn từ 12 tháng trở lên và giảm tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Có sự chuyển biến này là do điều hành chính sách lãi suất của NHNN và sự linh hoạt của sản phẩm tiền gửi dài hạn. Người dân có xu hướng chuyển từ tiền gửi có kỳ hạn ngắn sang các kỳ hạn dài hơn. Năm 2012 tỷ trọng tiền gửi từ 12 tháng trở lên chiếm 9.3%, con số


56

Thang Long University Libraty

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 15/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí