Nâng cao hiệu quả hoạt động Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh sau cổ phần hóa - 13


chi nhánh để họ trở thành những nhân tố tích cực trong việc quảng bá thương hiệu, phát triển thị trường, gia tăng khách hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận.

- Xúc tiến thành lập phòng Marketing chuyên trách công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm, mạng lưới và thị phần; nghiên cứu các phân khúc thị trường và khách hàng, về đối thủ cạnh tranh nhằm đưa ra các chiến lược cạnh tranh hiệu quả; trong phòng phải có tổ tiếp thị lưu động gồm những thành viên trẻ, có năng khiếu thuyết trình để tiếp cận khách hàng mới, giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng dịch vụ, tiện ích của VietinBank và kiêm nhiệm công tác chăm sóc khách hàng để hoạt động Marketing trở nên chuyên nghiệp, nề nếp, bài bản, đạt hiệu quả cao.

- Triển khai chiến lược phát triển thị trường, phát triển khách hàng, có chính sách ưu đãi đặc biệt để giữ chân khách hàng truyền thống, khách hàng có số dư tiền gửi, tiền vay cao và doanh số thanh toán lớn, khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ trọn gói của ngân hàng; đồng thời phát triển khách hàng mới theo chiến lược vết dầu loang thông qua các lợi thế về hệ thống mạng lưới giao dịch, chất lượng phục vụ, tiện ích vượt trội của sản phẩm dịch vụ, lãi suất cạnh tranh, công nghệ hiện đại.

- Đẩy nhanh tiến độ thành lập mô hình ngân hàng bán lẻ, triển khai các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ trực tiếp đến khách hàng, tận dụng tối đa hệ thống mạng lưới rộng khắp, các sản phẩm dịch vụ đa dạng hiện có để thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ tiện ích của VietinBank.

b. Các công việc cụ thể phải thực hiện


- Thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng một cách thường xuyên nhằm duy trì và củng cố mối quan hệ mật thiết gắn bó; điều này giúp cho ngân hàng tiết giảm được chi phí tìm kiếm khách hàng mới cũng như chi phí thẩm định ban đầu khi khách hàng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm khác của ngân hàng. Bên cạnh đó phải tạo cho khách hàng ấn tượng thoải mái và thỏa mãn khi giao dịch với ngân hàng qua cung cách phục vụ chuyên nghiệp, cởi mở, tậm tâm, nhiệt tình, sự tinh thông nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên quan hệ khách hàng.


- Đẩy mạnh thông tin truyền thông, tăng cường quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, phát thanh, truyền hình; lắp đặt các pano quảng cáo trên đường phố; tài trợ cho các cuộc thi tìm hiểu về kiến thức lịch sử, văn hóa, xã hội; tài trợ cho các chương trình xã hội, từ thiện, xóa đói giảm nghèo nhằm đưa hình ảnh của thương hiệu và văn hóa VietinBank trở nên gần gũi, gắn bó với cộng đồng và xã hội, thông qua đó các sản phẩm của VietinBank sẽ được nhiều người biết đến và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hiện tại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

- Thường xuyên tổ chức các sự kiện và hội nghị khách hàng, mời các khách hàng truyền thống, các doanh nghiệp và cá nhân tiêu biểu tới tham dự để tỏ lòng tri ân về những đóng góp của họ đối với sự nghiệp phát triển của ngân hàng, lấy ý kiến đóng góp về chất lượng, mức độ thỏa mãn, nhu cầu sử dụng dịch vụ, về tác phong giao dịch của lãnh đạo và nhân viên ngân hàng, những khó khăn mà khách hàng đang phải đối diện khi giao dịch với ngân hàng, từ đó nắm bắt được nhu cầu thực tế, mức độ hài lòng của khách hàng để có chính sách điều chỉnh kịp thời.

- Ký kết hợp đồng với các siêu thị, đại lý, cơ sở chấp nhận thẻ thực hiện các chương trình khuyến mại, giảm giá cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của VietinBank CN TP.HCM, đổi lại các đơn vị này sẽ được áp dụng chế độ thưởng trên số tiền theo hóa đơn thanh toán của khách hàng, ngoài ra còn được chi nhánh giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của họ với khách hàng của ngân hàng và các chi nhánh bạn trên toàn hệ thống NHCT, bằng cách này chi nhánh sẽ tạo ra được đòn bẩy vừa khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng vừa giúp các đại lý và cơ sở chấp nhận thẻ tăng doanh số bán hàng.

Nâng cao hiệu quả hoạt động Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh sau cổ phần hóa - 13

- Phối hợp với các trường đại học để thực hiện các chương trình tài trợ như cấp học bổng cho sinh viên nghèo hiếu học, tài trợ cho những sự kiện lớn của nhà trường, tổ chức hội thảo định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho sinh viên, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về hoạt động của VietinBank, qua đó quảng cáo và giới thiệu các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phù hợp với giới sinh viên để các bạn được trải nghiệm và giới thiệu cho mọi người cùng sử dụng.


- Phải nâng cấp, chỉnh sửa và thay đổi giao diện của weside VietinBank CN TP.HCM theo phong cách hiện đại, trẻ trung, phong phú đa dạng thông tin, dễ tra cứu để nó trở thành một kênh cung cấp thông tin hữu hiệu về sản phẩm dịch vụ và các mặt hoạt động của ngân hàng khi khách hàng có nhu cầu sử dụng.


Kết luận Chương 3


Quan điểm và định hướng phát triển của VietinBank CN TP.HCM từ năm 2013 đến 2018 đã đặt ra các mục tiêu chiến lược rõ ràng, chi tiết, cụ thể về các lĩnh vực như nguồn vốn, tín dụng, đầu tư, quản trị rủi ro, về dịch vụ, nguồn nhân lực, công nghệ và tổ chức điều hành, đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, đầy thử thách nhưng cũng vô cùng vẻ vang đối với sự nghiệp phát triển của chi nhánh trong hiện tại và những năm sắp tới; để hoàn thành sứ mệnh này đòi hỏi có sự đoàn kết, quyết tâm, nỗ lực hết mình của toàn thể ban lãnh đạo và người lao động chi nhánh.

Trên cơ sở các mặt hạn chế, tồn tại được nêu ra tại chương 2 của luận văn, với lý luận và thực tiễn được trải nghiệm trong quá trình công tác, người viết đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực của công tác cổ phần hóa cũng như cải thiện tình hình hiện tại, khắc phục khó khăn, giảm thiểu những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường vào hoạt động kinh doanh của VietinBank CN TP.HCM, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh cả về mặt tài chính lẫn lĩnh vực phi tài chính giúp chi nhánh tăng trưởng nhanh, mạnh và bền vững, gia tăng doanh số, lợi nhuận và khách hàng, mở rộng thị phần, quy mô hoạt động, giữ vững uy tín thương hiệu và gia tăng vị thế của chi nhánh trong hệ thống VietinBank và trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh.


KẾT LUẬN


Cổ phần hóa NHTM là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước nhằm hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển trong một thời kỳ mới: giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế đất nước từ cơ chế tập trung bao cấp sang phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN.

Các NHTM được xem như là mạch máu của nền kinh tế, nó nuôi dưỡng và điều hòa mọi hoạt động trong chu trình sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng. Việc cổ phần hóa sẽ tạo động lực giúp các NHTM gỡ bỏ những nút thắt về cơ chế, tự chủ trong hoạt động kinh doanh, tiến hành đổi mới toàn diện và sâu sắc để nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị điểu hành, năng lực cạnh tranh, hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính trong khu vực và thế giới, phát triển hệ thống ngân hàng Việt nam tiên tiến, hiện đại xứng tầm với vai trò và vị thế vốn có của nó.

Tiền thân là một NHTM nhà nước, trước thời điểm cổ phần hóa, VietinBank CN TP.HCM gặp rất nhiều khó khăn trong tăng trưởng và mở rộng hoạt động kinh doanh do còn bị ràng buộc nhiều bởi cơ chế, chính sách, chủ trương và định hướng phát triển; với năng lực tài chính hạn hẹp, bộ máy nhân sự cồng kềnh, cơ chế quản trị điều hành thiếu linh hoạt, công nghệ lạc hậu, hệ thống mạng lưới manh mún nhỏ lẻ, hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp, nợ xấu phát sinh cao đã trở thành lực cản cho sự phát triển. Sau cổ phần hóa, VietinBank CN TP.HCM đã tiến hành đổi mới toàn diện và sâu sắc trên mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành, chất lượng nguồn nhân lực nhằm tạo ra những chuyển biến tích cực về chất lượng và hiệu quả họat động của chi nhánh, các chỉ tiêu về nguồn vốn, dư nợ cho vay, lợi nhuận tăng trưởng đều qua các năm, nợ xấu giảm mạnh, công nghệ ngân hàng được đầu tư nâng cấp một cách có trọng tâm, sản phẩm dịch vụ ngân hàng liên tục đổi mới, hiện đại hóa và đa dạng hóa đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mạng lưới và thị phần được củng cố và mở rộng, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động được cải thiện và nâng cao, thương hiệu VietinBank trở nên quen thuộc, gắn bó gần gũi với cộng đồng và xã hội.


Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, trong quá trình đổi mới và phát triển VietinBank cũng bộc lộ những hạn chế nhất định, một phần do hệ quả tất yếu từ mặt trái của nền kinh tế thị trường như cạnh tranh không lành mạnh, cá lớn nuốt cá bé, bất bình đẳng trong thu nhập, chi tiêu thì mặt khác còn do hạn chế về nhận thức trong quản trị điều hành như chủ quan, nóng vội, thiếu tầm nhìn chiến lược hoặc do những ảnh hưởng tiêu cực từ những nhân tố khác như lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, sự chuyên quyền hay hiện tượng ngủ quên trên chiến thắng,..vv. Những hạn chế này đã và đang làm giảm tốc độ tăng trưởng và phát triển của chi nhánh so với các ngân hàng khác trên địa bàn, tạo dư luận không tốt ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu của VietinBank CN TP.HCM. Để phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững trong điều kiện kinh doanh trong môi trường kinh tế thị trường nhưng vẫn đảm bảo giữ vững định hướng XHCN; với tư tưởng “biết người biết ta”, thời gian gần đây VietinBank đã tổ chức nhiều buổi hội thảo, nhiều chuyên đề nghiên cứu nhằm nhận diện được những mặt tiêu cực những hạn chế và khó khăn, vướng mắc mà ngân hàng đang phải đối diện đồng thời đưa ra nhiều giải pháp khả thi, xây dựng nhiều kịch bản để đối phó khi có tình huống xấu xảy ra.


Là một thành viên đang công tác tại VietinBank CN TP.HCM, nhận thức được những thuận lợi và khó khăn của chi nhánh hiện nay, với mong muốn ngôi nhà chung VietinBank luôn phát triển, tăng trưởng nhanh, ổn định, an toàn, hiệu quả, bền vững trong hiện tại và tương lai, người viết xin đóng góp một số nhóm giải pháp cả về tổng thể và chi tiết nhằm góp phần phát huy mặt tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực và hạn chế đang tồn tại, sớm đưa chi nhánh hoàn thành mục tiêu chiến lược “trở thành Trung tâm Tài chính hàng-Tiền tệ-Tín dụng hàng đầu tại khu vực TP Hồ Chí Minh và trên cả nước” xứng đáng với tiềm năng, vị thế vốn có và lòng mong mỏi của ban lãnh đạo và toàn thể người lao động trong hệ thống VietinBank./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Các báo cáo hoạt động công đoàn của VietinBank CN TP.HCM từ năm 2006 đến 2013.

2. Các báo cáo hoạt động kinh doanh của VietinBank CN TP.HCM từ năm 2006 đến 2013.

3. Chu Văn Cấp và cộng sự, 2005. Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lênin. Hà nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

4. Dương Thị Bình Minh, 2011. Đề cương bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ. Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Hồ Văn Vĩnh và cộng sự, 2005. Khoa học quản lý. Hà nội: Nhà xuất bản lý luận chính trị.

6. Lê Văn Tề, 1996. Từ điển kinh tế tài chính ngân hàng. Hà nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

7. Luật TCTD, 1998. Hà nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng, 2005. Hà nội: Nhà xuất bản Lao động xã hội.

9. Nguyễn Duy Quý và cộng sự, 2007. Giáo trình Triết học Mác Lênin. Hà nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

10. Samuellson& Nordhaus, 1989. Kinh tế học.Viện quan hệ quốc tế.

11. Sử Đình Thành và Vũ Thị Minh Hằng, 2008. Nhập môn tài chính tiền tệ. Hà nội: Nhà xuất bản lao động xã hội.

12. Tập san Thông tin Vietinbank số 12/2012, trang 30; số 1+2/2013 trang 35 và số 8/2013 trang 25.

13. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt nam từ khóa VI đến khóa XI. Hà nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

Các trang web

14. http://cuc.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/image/Chuong% 207(2).pdf>[Accessed 25 April 2013].

15. https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/about/index.html >[Accessed09 june 2013].

16. http://www.vietinbank-hcm.vn/?cid=29&pid=253#>[Accessed 10 june 2013]

17. Webside www.vietinbank.vn.

18. Webside cục thống kê TP Hồ Chí Minh. http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/home;jsessionid=FB7B4F91 524E163A6C8BB743E516F345.


PHỤ LỤC


Diễn biến vụ lừa đảo của Huỳnh Thị Huyền Như


Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên là quyền trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ VietinBank CN.TP HCM đã lừa đảo chiếm đoạt tiền của 9 công ty, 4 ngân hàng, 3 cá nhân với số tiền lên đến 4.911 tỷ đồng.


Thủ đoạn huy động vốn với lãi suất cao


Huỳnh Thị Huyền Như và đồng bọn đã trực tiếp dùng các hợp đồng giả, chữ ký giả và sử dụng con dấu giả, huy động vốn từ các ngân hàng, doanh nghiệp, công ty chứng khoán với những lời mời hết sức hấp dẫn như: Ngoài lãi suất 14% theo quy định còn trả thêm ngoài hợp đồng từ 8 - 10%/năm. Nhiều doanh nghiệp đã theo nhau sập bẫy. Các doanh nghiệp và cá nhân này đều tin là Như dùng hợp đồng thật, con dấu thật. Vì vậy, họ đã gửi tài liệu xin mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Công thương chi nhánh TP.HCM để Như mở hộ, chính điều này đã tạo điều kiện cho Như làm giả chữ ký chủ tài khoản ngay từ khi mở tài khoản. Tiền cho vay gửi vào tài khoản thanh toán của doanh nghiệp cho phép Như tự trích. Sau khi tất toán hợp đồng thì tự hủy; hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn được thế chấp vay vốn ở ngân hàng khác và chuyển tiền về những “địa chỉ” do Như sắp đặt. Ngay sau khi nhận được tiền vay, Như chuyển tiền mặt và chuyển khoản trả sòng phẳng cho các cá nhân đã “tạo điều kiện” cho Như tại các ngân hàng, doanh nghiệp theo thỏa thuận.


Đánh tráo hồ sơ mở tài khoản, giả chứng từ để chuyển tiền rút tiền


Là quyền trưởng phòng giao dịch của Ngân hàng Công thương, hiểu biết rõ về nghiệp vụ ngân hàng, sau khi nhận hồ sơ mở tài khoản của khách hàng, Huyền Như đã lập hồ sơ mở tài khoản giả, chữ ký giả, dấu giả để đánh tráo hồ sơ mở tài khoản do khách hàng lập. Sau khi khách hàng chuyển tiền vào tài khoản của khách hàng tại


Ngân hàng Công thương, Huyền Như lập lệnh chi giả, lệnh chuyển tiền giả để chiếm đoạt tiền trên tài khoản tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng Công thương.


Với thủ đoạn như vậy, Huyền Như đã làm giả 127 lệnh chi, chiếm đoạt 1.598 tỷ từ tài khoản tiền gửi của ba công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát và Hưng yên, 50 tỷ đồng của hai cá nhân Nguyệt và Bé Năm


Giả chứng từ để chuyển tiền, rút tiền


Huyền Như đã dùng chữ ký giả, dấu giả lập các lệnh chi, chứng từ chuyển tiền, rút tiền chiếm đoạt tiền gửi tại Ngân hàng Công thương, chiếm đoạt 210 tỷ đồng từ tài khoản của Công ty CP CK Saigonbank-Berjaya (SBBS), chiếm đoạt 550,35 tỷ từ tài khoản của Công ty Phương Đông và Công ty An Lộc, chiếm đoạt 719 tỉ đồng của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) ủy thác cho 19 nhân viên gửi vào VietinBank Chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh TP HCM. Huyền Như còn tự ý lập 16 thẻ tiết kiệm với số tiền hơn 81 tỷ đứng tên khách hàng gửi tiền, làm giả 16 Lệnh chi, ký giả chữ ký của 9 chủ thẻ tiết kiệm này để rút tiền, chiếm đoạt.


Dùng hồ sơ giả để vay tiền của Ngân hàng Công thương


Theo kết luận điều tra, Huyền Như tự ý giả chữ ký, lập 83 thẻ tiết kiệm do Ngân hàng Công thương phát hành trị giá 533,55 tỷ đồng đứng tên các khách hàng gửi tiền. Trên cơ sở hợp đồng tiền ký gửi với Vietinbank, các nhân viên Ngân hàng ACB, Ngân hàng Nam Việt đã chuyển tiền vào tài khoản của từng người mở tại Ngân hàng Công thương. Sau đó Huyền Như sử dụng trái phép các thẻ tiết kiệm này làm tài sản bảo đảm, lập hợp đồng vay tiền giả, ký giả chữ ký của chủ thẻ để vay 514,54 tỷ đồng tại 2 phòng giao dịch Điên Biên Phủ và Đinh Tiên Hoàng thuộc Ngân hàng Công thương TP.HCM.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/12/2023