Nâng cao hiệu quả hoạt động Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh sau cổ phần hóa - 14


Nguyên nhân


Huyền Như đầu tư cổ phiếu với khối lượng rất lớn trên thị trường chứng khoán. Như là một trong những khách hàng VIP của nhiều công ty chứng khoán vì số vốn góp vài chục tỷ đồng. Sau một thời gian giao dịch rất lớn, Như trở thành khách hàng thân thiết của các CTCK và được hưởng những đặc quyền như tăng tỷ lệ sử dụng đòn bẩy và chậm thanh toán. Tính từ tháng 5-2010 đến nay, thị trường chứng khoán giảm nhiều hơn tăng, khó khăn ngày càng chồng chất, càng đánh lớn, càng lỗ nặng. Thua lỗ, cộng với áp lực trả lãi với lãi suất khủng Như lại càng say máu hơn nữa.


Bên cạnh đó từ đầu năm 2007, khi là cán bộ tín dụng VietinBank Chi nhánh TPHCM, Như đã vay hơn 200 tỉ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức, cá nhân để kinh doanh bất động sản tại TPHCM, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Lạt, Quảng Nam và An Giang. Đến năm 2010, do kinh doanh thua lỗ và phải trả lãi suất cao, Như không có khả năng thanh toán. Trong quá trình kinh doanh, do cần nguồn vốn nên Như đã vay nóng lãi suất cao của hàng chục cá nhân. Số tiền vay đến năm 2010 lên đến hàng trăm tỉ đồng, Như không có khả năng thanh toán. Nguyễn Thiên Lý và Nguyễn Thị Phương cho Như vay tiền với lãi suất cao gấp 10,66 lần so với lãi suất cao nhất của Ngân hàng Nhà nước quy định, đã hưởng tiền lãi trên 660 tỉ đồng.


Để cần tiền chơi và tiền trả khoản thua lỗ, Huyền Như chiếm đoạt và lừa đảo các khách hàng của Vietinbank. Đây cũng là một vụ lừa đảo theo mô hình Ponzi game, tiền lừa của người sau để trả lãi cho các khoản vay trước, vì vậy số tiền cần huy động ngày càng tăng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh sau cổ phần hóa - 14

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/12/2023