Những Đề Xuất Mới Rút Ra Từ Kết Quả Nghiên Cứu


Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cho hiệu quả vay lại vốn ODA tại các TCTD, như: làm rõ cơ sở lý luận về hiệu quả cho vay lại vốn ODA, hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại các TCTD, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay lại vốn ODA; Kinh nghiệm về hiệu quả cho vay lại vốn ODA của các nước trên thế giới từ đó rút ra bài học cho Việt Nam;

- Nghiên cứu thực trạng hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại VDB trong giai đoạn 2012 - 2017. Phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đối với hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại VDB;

- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, Luận án đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ và kiến nghị điều kiện thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại VDB những năm tiếp theo.

4. Những vấn đề đặt ra cho nghiên cứu

4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả đã đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu gồm: (1) Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu cho luận án; (2) Luận giải, phân tích và đánh giá thực trạng theo phạm vi nghiên cứu; (3) Đưa ra quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại ngân hàng Phát triển Việt Nam.

4.2. Câu hỏi nghiên cứu

Xuyên suốt trong Luận án là câu hỏi: Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại VDB?. Trả lời câu hỏi này đã đặt ra các vấn đề sau:

1. Mục tiêu cho vay lại vốn ODA tại các TCTD?

2. Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại TCTD?

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại TCTD?

4. Thực trạng hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại VDB giai đoạn hiện nay? Những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó?

5. Các giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại VDB trong thời gian tới?


5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại các TCTD.

- Phạm vi nghiên cứu

+ Nội dung nghiên cứu: Vốn ODA cho vay lại thực hiện qua kênh tín dụng của các TCTD là nguồn vốn của Chính phủ đi vay từ nhà tài trợ nước ngoài để sử dụng cho các dự án ĐTPT. Nghiên cứu hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại TCTD không chỉ làm rõ hiệu quả của nó đối với các TCTD, mà còn nghiên cứu hiệu quả đối với việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ. Đó là sự đóng góp của hoạt động cho vay lại vốn ODA trong việc bổ sung vốn cho nền kinh tế để đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, góp phần tạo đà cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Vì vậy, Luận án tập trung nghiên cứu hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại các TCTD dưới hai giác độ: (1) Hiệu quả đối với việc thực hiện mục tiêu của tổ chức tín dụng; và (2) Hiệu quả đối với việc thực hiện mục tiêu phát triển KTXH của quốc gia.

+ Không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại ngân hàng Phát triển Việt Nam.

+ Thời gian nghiên cứu: Phân tích, đánh giá thực trạng giai đoạn 2012-2017 và đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại ngân hàng Phát triển Việt Nam trong thời gian tới.

6. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Luận án sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm nền tảng. Sử dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu khác nhau như tra cứu tài liệu, thu thập thông tin, thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh và phân tích.

+ Phương pháp tra cứu tài liệu: được sử dụng để nghiên cứu lý luận về những vấn đề liên quan đến hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại các TCTD, khái quát những mặt đạt được, chưa đạt được của các công trình từ đó tìm ra khoảng trống nghiên cứu. Đồng thời, bằng phương pháp này, tác giả có thể tập hợp được các kiến thức lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài Luận án.


+ Phương pháp thu thập thông tin: Để tiến hành thu thập dữ liệu khảo sát thực trạng hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại VDB, tác giả sử dụng phương pháp:

Thứ nhất, gửi phiếu điều tra tới ba nhóm đối tượng có liên quan đến hiệu quả cho vay lại vốn ODA qua VDB gồm cán bộ Ban quản lý dự án và chủ đầu tư, người dân thụ hưởng và doanh nghiệp trong khu vực dự án nhằm thu thập về quan điểm, ý kiến của các nhóm đối tượng này về hiệu quả kinh tế xã hội của dự án sử dụng vốn ODA cho vay lại qua VDB.

- Khung lý thuyết của bảng hỏi: Với mục tiêu khảo sát hiệu quả KTXH của dự án ODA sử dụng vốn vay lại qua VDB, Luận án thiết kế nội dung bảng hướng đến việc đánh giá trên các góc độ: (1) dựa trên 5 tiêu chí đánh giá dự án giai đoạn vận hành gồm sự phù hợp, tính hiệu suất, hiệu quả, tác động và tính bền vững (Yumi Sera & Susan Beaudry, 2007); (2) tiêu chí đánh giá hiệu quả xã hội của dự án ODA như giá trị gia tăng thuần túy, thu nhập của người lao động, thặng dư xã hội, giá trị gia tăng gián tiếp, giải quyết việc làm, tác động tới bảo vệ môi trường sinh thái, điều tiết thu nhập của người dân, xóa đói giảm nghèo…

- Thiết kế bảng hỏi: Nhằm đảm bảo tính khách quan, đáng tin cậy và hữu ích của thông tin thu thập trong quá trình nghiên cứu thực trạng, tác giả thiết kế phiếu khảo sát theo các bước sau: (1) thiết kế lần một và tiến hành khảo sát trên mẫu chọn trước nhằm đánh giá sự phù hợp của câu hỏi khảo sát với đối tượng trả lời, nghiên cứu sơ bộ thực trạng; (2) điều chỉnh lần thứ nhất câu hỏi đảm bảo sự hợp lý và phù hợp hơn với mục đích nghiên cứu, đồng thời tham vấn ý kiến chuyên gia về bảng hỏi; (3) điều chỉnh lần hai bảng hỏi sau khi nhận được ý kiến góp ý của chuyên gia;

(4) thực hiện khảo sát các đối tượng liên quan bằng các phiếu khảo sát sau khi đã chỉnh sửa, hoàn thiện. Các phiếu khảo sát sử dụng cho các nhóm đối tượng liên quan như cán bộ Ban Quản lý dự án và Chủ đầu tư, người dân thụ hưởng từ dự án và các doanh nghiệp trong khu vực dự án, tác giả thiết kế bảng hỏi theo các phụ lục 2A, phụ lục 2B phụ lục 2C.

- Chọn mẫu khảo sát: Luận án chọn mẫu khảo sát với 26/98 dự án trên cả phạm vi miền Bắc, miền Trung và miền Nam (giai đoạn nghiên cứu, có 98 dự án


ODA hoàn thành), các dự án lựa chọn khảo sát nằm trong phạm vi nghiên cứu và bao quát được thời gian nghiên cứu (phụ lục 01). Luận án lựa chọn mẫu khảo sát là những dự án đầu tư bằng vốn ODA lớn, trên khắp địa bàn các tỉnh, các miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam với thời điểm hoàn thành đi vào vận hành ở cả các năm từ 2012 đến 2017. Đây là các dự án ODA trong các lĩnh vực sử dụng vốn ODA cho vay lại chủ yếu của VDB như cấp thoát nước (chiếm 14%), hạ tầng đô thị và giao thông vận tải (chiếm 29,8%), năng lượng (chiếm 50,6%). Vì vậy, mặc dù chọn mẫu 27%/98 dự án ODA, nhưng 26 dự án này đủ để đại diện cho 98 dự án trong giai đoạn nghiên cứu. Bên cạnh đó, với dữ liệu thứ cấp thu thập được về hiệu quả xã hội của tất cả dự án vay lại vốn ODA tại VDB trên các lĩnh vực, tính khách quan và độ tin cậy trong nghiên cứu thực trạng được đảm bảo.

- Thang đo: Luận án sử dụng thang đo đơn hướng với công cụ đo lường là thang đo định danh (Nominal Scale) và thang đo mức độ (Scale Measure). Tác giả sử dụng thang đo Likert với 3 - 5 mức độ đánh giá.

Kết quả phiếu khảo sát thu về được tổng hợp theo bảng 1 như sau:

Bảng 1: Tổng hợp phiếu khảo sát


Đối tượng khảo sát

Kết quả thu thập bảng hỏi

Phát đi

Thu về

Hợp lệ

Tỷ lệ (%)

(A)

(1)

(2)

(3)

(4=3/1)

Cán bộ Ban quản lý và Chủ đầu tư

85

65

62

72,9%

Người dân thụ hưởng

1.120

754

726

64,8%

Doanh nghiệp trong khu vực dự án

420

316

309

73,6%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - 4

Sau khi kiểm tra và chuẩn hóa thông tin được trả lời trên phiếu khảo sát, tác giả tổng hợp bằng Excel và trình bày trên các phụ lục 3A, phụ lục 3B phụ lục 3C. Thứ hai: Tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp về hiệu quả cho vay lại vốn

ODA tại VDB nhằm đảm bảo cho mục tiêu nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấp bao gồm: các báo cáo thường niên, báo cáo tình hình cho vay lại vốn ODA của VDB, các tài liệu, số liệu thu thập tại VDB cho giai đoạn nghiên cứu; chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, của các địa phương; các báo cáo liên quan


đến sử dụng vốn ODA trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ, các Bộ và các cơ quan ban ngành, cổng thông tin điện tử của các tỉnh, thành phố trong cả nước…

+ Phương pháp tổng hợp: được sử dụng để hệ thống hóa cơ sở lý luận, tổng hợp kinh nghiệm của các nước trên thế giới và rút ra bài học cho Việt Nam. Tổng kết tình hình thực tiễn hoạt động cho vay lại vốn ODA và đánh giá hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại VDB trong thời gian nghiên cứu.

+ Phương pháp phân tích: được sử dụng trong việc luận giải, minh chứng nhằm làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu, trong việc đánh giá thực trạng hoạt động cho vay lại vốn ODA tại VDB cũng như luận giải cơ sở đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại VDB.

+ Phương pháp so sánh: được sử dụng trong đánh giá, so sánh những đóng góp của hoạt động cho vay lại cũng như hiệu quả cho vay lại vốn ODA của VDB trong các kỳ, các năm thực hiện, giữa kỳ thực hiện và mục tiêu, kế hoạch.

7. Những đóng góp mới của Luận án

7.1. Những đóng góp mới về mặt lý luận

Luận án đã hệ thống hóa, bổ sung, luận giải và làm sáng tỏ được những lý luận khoa học về hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại các TCTD:

- Hệ thống hóa và luận giải cụ thể các kênh cung ứng vốn ODA cho dự án. Từ đó khẳng định, cho vay lại vốn ODA tại các TCTD là kênh tín dụng vốn đảm bảo tận dụng và sử dụng hiệu quả vốn ODA trong điều kiện hiện nay;

- Trình bày các hình thức cho vay lại vốn ODA tại các TCTD, gồm: cho vay thông thường, TCTD không chịu RRTD và cho vay lại, TCTD chịu RRTD. Bổ sung và làm sáng tỏ quy trình cho vay lại vốn ODA tại TCTD từ thẩm định, thực hiện cho vay lại đến thu hồi nợ cho vay lại và quản lý rủi ro cho vay lại vốn ODA.

- Đưa ra khái niệm hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại các TCTD dựa trên hai giác độ nghiên cứu là hiệu quả đối với việc thực hiện mục tiêu phát triển KTXH và hiệu quả đối với TCTD.

- Hệ thống hóa và bổ sung các tiêu chí đánh giá hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại các TCTD. Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả đối với việc thực hiện


mục tiêu phát triển KTXH gắn liền với đóng góp của dự án ODA như: giá trị tăng thêm, thu nhập của người lao động, giá trị thặng dư xã hội, giải quyết việc làm, phân phối thu nhập, bảo vệ môi trường sinh thái, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và an sinh xã hội. Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả đối với thực hiện mục tiêu của TCTD như tăng trưởng quy mô cho vay lại, chất lượng và kết quả cho vay lại vốn ODA. Đây là hệ thống tiêu chí hàm chứa khoa học kinh tế bám sát với mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Luận án phân tích và luận giải các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay lại vốn ODA dựa trên phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Đồng thời, luận án nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại các TCTD của các nước trên thế giới, điển hình là Malaysia, Trung Quốc và Thái Lan. Từ đó rút ra bài học có ý nghĩa cho Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại các TCTD.

7.2. Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

- Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học, luận án đã làm nổi bật và sắc nét thực trạng hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại VDB giai đoạn 2012 - 2017. Trên cơ sở đó, luận án đã đưa ra những đánh giá xác đáng về thực trạng nghiên cứu, phân tích những kết quả đạt được và những hạn chế về hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại VDB, chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế.

- Luận án đã đưa ra quan điểm và định hướng nhằm nâng cao hiệu quả cho vay lại ODA tại VDB phù hợp với định hướng sử dụng vốn ODA của Nhà nước và mục tiêu chiến lược của VDB.

- Luận án đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại VDB, bao gồm: Đảm bảo vốn ODA được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả; nâng cao hiệu quả công tác thu hồi nợ; tăng cường quản lý rủi ro cho vay lại vốn ODA; nâng cao hiệu quả tài chính đối với hoạt động cho vay lại vốn ODA; nâng cao chất lượng thẩm định cho vay lại vốn ODA. Bên cạnh đó, luận án cũng đề xuất nhóm giải pháp bổ trợ như nâng cao chất lượng nhân lực và hiện đại hóa hạ tầng công nghệ. Để giải pháp được thực hiện khả thi, luận án cũng đã kiến nghị các điều kiện thực hiện với Nhà nước và với chủ đầu tư dự án ODA.


8. Kết cấu của Luận án

Ngoài lời Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung Luận án được kết cấu thành ba chương:

Chương 1: Lý luận về hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại các tổ chức tín dụng Chương 2: Thực trạng hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng

Phát triển Việt Nam

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam


CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY LẠI VỐN ODA TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG


1.1. CHO VAY LẠI VỐN ODA TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

1.1.1. Tổng quan về vốn ODA

1.1.1.1. Khái niệm

ODA được hình thành từ cuối Chiến tranh thế giới thứ 2 với mục đích là các nước chính quốc phải giúp các nước bại trận và các nước thuộc địa khôi phục lại kinh tế. Hội nghị về tài chính và tiền tệ thế giới diễn ra vào ngày 01/7/1944 tại Bretton Woods (Hoa Kỳ) với sự tham gia của 44 quốc gia để bàn về thúc đẩy kinh tế và tiến bộ xã hội ở các nước thành viên đang phát triển thông qua hoạt động hỗ trợ cho vay vốn để đầu tư cho các dự án, chương trình sản xuất và thúc đẩy đầu tư tư nhân. Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) được thành lập và chính thức giải ngân các khoản vay đầu tiên. Tên gọi ODA (Official Development Assistance) được biết đến như một hình thức hỗ trợ tài chính mới cho các quốc gia trên thế giới. Đối với Việt Nam, sau khi bình thường hóa quan hệ với Mỹ và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa. Từ tháng 10/1993, ODA đã được Chính phủ quan tâm thu hút, quản lý và sử dụng.

Khái niệm ODA được Ủy ban Hỗ trợ phát triển của OECD đề cập vào năm 1969: “ODA là nguồn vốn hỗ trợ chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoản viện trợ và cho vay với các điều kiện ưu đãi” [91]. ODA được hiểu là nguồn vốn dành cho các nước đang và kém phát triển được các cơ quan chính thức của các Chính phủ hoặc các cơ quan thừa hành của Chính phủ, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ tài trợ.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB) thì hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại cộng với các khoản vay có thời gian dài và lãi suất thấp hơn so với mức lãi suất thị trường. Mức độ ưu đãi của một khoản vay được đo lường bằng yếu tố cho không (grand element). Một khoản tài trợ không phải hoàn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/11/2022