Quy Trình Thẩm Định Cho Vay Lại Vốn Oda [13]


tài chính của nhà nước đối với các dự án ODA. Feeny, S (2007) cho rằng các dự án ODA là những dự án đầu tư gắn liền với cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển nền kinh tế, vì vậy, lãi suất khoản vay lại ODA thường được xác định bằng với lãi suất chính phủ vay của nước ngoài và phần phí quản lý vốn. Đối với việc cho vay lại ODA thông qua kênh tín dụng ngân hàng thì có thể áp dụng lãi suất khác biệt với lãi suất vay nước ngoài do ngân hàng quyết định, nhưng phải đảm bảo thấp hơn lãi suất vay thương mại vì tính chất đặc thù của dự án ODA [73].

Các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA vay lại cần phải đảm bảo tính hiệu quả, khả năng hoàn trả vốn vay, mục đích sử dụng vốn ODA. Đối tượng vay lại phải có phương án tài chính khả thi, phương án hoàn trả nợ gốc, lãi vay và các khoản khác đúng thời hạn.

1.1.2.2. Hình thức cho vay lại vốn ODA

Cho vay lại vốn ODA tại các TCTD cho các dự án được thực hiện theo một trong hai hình thức thức gồm: (1) TCTD không chịu rủi ro tín dụng; và (2) TCTD chịu rủi ro tín dụng. Căn cứ vào mức độ ưu tiên của dự án đầu tư, mục tiêu phát triển KTXH từng thời kỳ, Chính phủ sẽ ủy thác cho các TCTD thực hiện cho vay lại vốn ODA theo từng hình thức khác nhau. Thông thường, đối với các dự án ODA trọng điểm, mũi nhọn do các thành phần kinh tế làm chủ đầu tư, Chính phủ sẽ ủy thác cho các ngân hàng chính sách thực hiện cho vay lại theo hình thức ngân hàng không chịu RRTD. Các chương trình, hợp phần tín dụng của dự án ODA, ngân hàng vay lại vốn ODA của chính phủ và thực hiện cho vay lại theo hình thức ngân hàng chịu RRTD.

TCTD không chịu rủi ro tín dụng

Như đã phân tích ở trên, cho vay lại vốn ODA thực hiện thông qua các TCTD với cơ chế vay nợ và hoàn trả sẽ đảm bảo tận dụng và sử dụng có hiệu quả vốn ODA. Hạn chế việc sử dụng vốn ODA sai mục đích, gây thất thoát, lãng phí cũng như tham nhũng vốn trong công tác quản lý. Đặc biệt là đối với các quốc gia có thu nhập trung bình, khả năng huy động vốn ODA giảm, mức ưu đãi của khoản vay giảm dần, thay vào đó là các khoản vay kém ưu đãi, vay thương mại.

Theo hình thức này, Chính phủ quyết định các dự án sử dụng vốn ODA, các TCTD được ủy thác thực hiện cho vay lại vốn ODA, quản lý khoản vay và không


phải chịu rủi ro tín dụng trong trường hợp đối tượng vay lại không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ đúng hạn. Việc xử lý khoản vay bị rủi ro tín dụng do Chính phủ quyết định trên cơ sở vốn ODA tích lũy để trả nợ nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Với đặc điểm, Nhà nước chịu rủi ro tín dụng, các TCTD thực hiện quản lý khoản vay lại nên hình thức này thường được áp dụng đối với cho vay lại vốn ODA để thực hiện dự án trong danh mục ưu tiên đầu tư của Nhà nước hoặc theo quyết định của Chính phủ. TCTD được ủy quyền cho vay lại theo hình thức này thường là hệ thống ngân hàng chính sách của Nhà nước.

TCTD được ủy quyền chịu trách nhiệm quản lý việc sử dụng khoản vay lại thông qua việc kiểm soát giải ngân vốn vay lại và các biện pháp quản lý khác; thực hiện việc thẩm định, đăng ký, quản lý tài sản BĐTV đối với khoản vay lại, kiến nghị, đề xuất các biện pháp xử lý trong trường hợp có biến động về tài sản đảm bảo khoản vay lại; đôn đốc, thu hồi và hoàn trả Chính phủ từ đối tượng vay lại các khoản gốc, lãi, các khoản phí vay nước ngoài, các khoản phải thu khác và được hưởng phí quản lý cho vay lại theo quy định.

Nâng cao hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - 6

TCTD chịu rủi ro tín dụng

Về bản chất, đây là một hình thức huy động vốn của TCTD từ vốn ODA của Chính phủ đi vay nhà tài trợ nước ngoài, để cho vay lại các chương trình, hợp phần tín dụng của dự án sử dụng vốn ODA. Theo hình thức này, các TCTD vay lại vốn ODA của Chính phủ và thực hiện cho vay lại một chương trình tín dụng hoặc hợp phần tín dụng trong một dự án sử dụng vốn vay ODA. Các TCTD chịu toàn bộ hoặc một phần rủi ro tín dụng, chịu trách nhiệm trả nợ tiền vay đầy đủ, đúng hạn cho Chính phủ để trả nợ nước ngoài.

TCTD được ủy quyền cho vay lại theo hình thức này phải là những ngân hàng có hạng mức tín nhiệm cao, có khả năng chịu toàn bộ RRTD. Đối tượng được vay lại là các cơ quan, tổ chức kinh tế thực hiện các dự án ODA. TCTD có trách nhiệm làm thủ tục để đối tượng vay lại nhận nợ đầy đủ; chịu trách nhiệm thu hồi nợ hoàn trả lại ngân sách các khoản gốc, lãi, các chi phí vay nước ngoài và các khoản phải thu khác; chịu toàn bộ hoặc một phần rủi ro tín dụng theo tỷ lệ nhất định.

Thực hiện theo hình thức này, các TCTD được hưởng phí quản lý cho vay lại vốn ODA, dự phòng rủi ro, được quyền quyết định đối với khoản vay, tài sản


BĐTV và cơ cấu lại khoản nợ. Tỷ lệ chịu rủi ro tín dụng của ngân hàng được ủy thác đối với khoản vay lại theo phương thức này tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia và mức độ ưu tiên của từng dự án ODA. Thông thường tỷ lệ này khoảng từ 30% đến 100% giá trị khoản vay lại.

Với đặc điểm là tài trợ vốn cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế và xã hội, Ousmane Dione, the World Bank, (2016) cho rằng các TCTD chịu RRTD là không phù hợp, cần phải xây dựng một cơ chế quản lý khác như xem xét áp dụng mức lãi suất cao hơn lãi suất vay nước ngoài hoặc sử dụng bảo lãnh của TCTD để chia sẻ rủi ro cho cả chủ đầu tư và TCTD [98].

1.1.2.3. Quy trình cho vay lại vốn ODA

Cho vay lại vốn ODA thông qua kênh tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, hạn chế rủi ro và tăng cường khả năng trả nợ. Việc xây dựng quy trình cho vay lại ODA tại các TCTD có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản trị vốn ODA. Bộ Tài chính cũng đã xây dựng và thực hiện quy trình cho vay lại vốn ODA theo sáu bước từ việc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cho vay lại đến việc thu hồi nợ cho vay lại [8]. Joel Bessis (2004) cũng đã đưa ra quy trình cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài theo bốn bước, bao gồm thẩm định duyệt vay, giải ngân, quản lý khoản vay và thu hồi nợ cho vay lại [77]. Luận án cho rằng các TCTD cần xây dựng quy trình cho vay lại theo bốn giai đoạn gồm: (1) Thẩm định duyệt vay; (2) Thực hiện cho vay lại; (3) Thu hồi và xử lý nợ cho vay lại; và (4) quản lý rủi ro cho vay lại vốn ODA như sơ đồ sau:

Thẩm định cho vay lại

Thực hiện

cho vay lại

Thu hồi

và xử lý nợ

- Thẩm định duyệt vay

- Thẩm định tài sản BĐTV

- Giải ngân

- Giám sát dự án

- Quản lý tài sản BĐTV

- Thu hồi nợ;

- Xử lý nợ.

Quản lý rủi ro

Sơ đồ 1.1: Quy trình cho vay lại vốn ODA


1.1.2.3.1. Thẩm định cho vay lại

Thẩm định duyệt vay là một nội dung quan trọng để đưa ra quyết định cho vay đối với dự án đầu tư. Thông qua công tác thẩm định duyệt vay để dự kiến tác động và hiệu quả của dự án ODA với việc thực hiện mục tiêu phát triển KTXH, đánh giá tính khả thi của dự án, năng lực của chủ đầu tư, phương án trả nợ cũng như mức độ rủi ro và biện pháp ngăn ngừa rủi ro cho vay lại vốn ODA.

Đối với dự án ODA theo hình thức TCTD không chịu RRTD, thẩm định duyệt vay có thể do Chính phủ trực tiếp thực hiện (thông qua Hội đồng thẩm định liên ngành) hoặc giao cho TCTD cho vay lại thực hiện. Trên cơ sở kết quả thẩm định, Chính phủ ra quyết định phê duyệt hoặc từ chối cho vay lại và ký kết hoặc không ký kết khoản vay ODA nước ngoài. Đối với hình thức TCTD chịu RRTD, TCTD trực tiếp thực hiện thẩm định duyệt vay, báo cáo kết quả thẩm định với Bộ Tài chính trước khi ký kết thỏa thuận cho vay lại với Bộ Tài chính.

Quy trình thẩm định cho vay lại

Quy trình thẩm định cho vay lại vốn ODA bao gồm trình tự các bước từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn cho đến khi ra quyết định cho vay lại hay từ chối. Chính phủ đã quy định các bước trong quy trình thẩm định cho vay lại vốn ODA thực hiện thông qua ủy quyền các TCTD [13]. Quy trình thẩm định duyệt vay như sau:

(1) Đối tượng vay lại vốn ODA gửi hồ sơ thẩm định cho vay lại cho TCTD, đồng thời gửi Bộ Tài chính công văn đề nghị thẩm định cho vay lại, kèm theo hồ sơ thẩm định, sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án được phê duyệt.

(2) Cơ quan thẩm định cho vay lại gửi Bộ Tài chính báo cáo thẩm định làm cơ sở để báo cáo với Chính phủ về kết quả thẩm định cho vay lại.

(3) Bộ Tài chính trình Chính phủ phê duyệt về việc cho vay lại, tiến hành đàm phán, ký kết thỏa thuận vay vốn ODA nước ngoài. Trường hợp không đủ điều kiện vay lại, Chính phủ không ký kết khoản vay nước ngoài.

(4) Cơ quan thẩm định cho vay lại chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định cho vay lại. Đối tượng vay lại chịu trách nhiệm về tài liệu, số liệu cung cấp trong hồ sơ thẩm định. Quy trình cụ thể được thực hiện theo sơ đồ sau:


(4)

(2’)

Chính phủ

NỘI DUNG THẨM ĐỊNH

- Tư cách pháp nhân;

- Hiệu quả của dự án ODA;

- Hiệu quả tài chính và phương án trả nợ;

- Mức độ rủi ro và biện pháp phòng ngừa.

(3)

(3’)

(4’)

Quyết định cho vay hay

từ chối

Phê duyệt dự án ODA

Kết quả thẩm định

Tổ chức tín dụng

(1’)

(1)

CHỦ ĐẦU TƯ

- Hồ sơ thẩm định vay lại vốn ODA;

- Đề nghị thẩm định.

(2)


Sơ đồ 1.2: Quy trình thẩm định cho vay lại vốn ODA [13]


Hồ sơ thẩm định cho vay lại ODA

Dự án ODA là những dự án lớn, trọng điểm nhằm phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ảnh hưởng quan trọng đến chiến lược phát triển của quốc gia. Hồ sơ thẩm định duyệt vay bao gồm:

- Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư;

- Báo cáo nghiên cứu khả thi kèm theo quyết định đầu tư dự án;

- Phương án sử dụng vốn vay và trả nợ; phương án bố trí vốn chủ sở hữu, vốn đối ứng; phương án BĐTV; phương án quản lý, xử lý tài sản BĐTV; hồ sơ thuyết minh doanh thu - chi phí dự án;

- Báo cáo tài chính, báo cáo tình hình vay nợ, dư nợ của chủ đầu tư.

Nội dung thẩm định cho vay lại ODA

Thẩm định duyệt vay bao gồm việc phân tích, đánh giá tính khả thi, hiệu quả, mức độ tin cậy của dự án ODA và mức độ rủi ro khi quyết định cho chủ đầu tư vay lại. Nội dung thẩm định cho vay lại vốn ODA gồm:

Thứ nhất, thẩm định tư cách pháp nhân của chủ đầu tư. Các quốc gia đều quy định các điều kiện cụ thể để được vay lại vốn ODA tại các TCTD. Các quy định này bao gồm thời gian hoạt động, tình hình tài chính của các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế để đánh giá năng lực thực hiện dự án, kinh nghiệm của chủ đầu tư nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư.


Thứ hai, thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án ODA. Đây là nội dung cốt lõi của thẩm định duyệt vay, nhằm đánh giá những đóng góp của dự án đối với nền kinh tế. Thẩm định hiệu quả của dự án ODA bao gồm: (1) đánh giá thị trường các yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất và sản phẩm đầu ra của dự án; (2) phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của dự án; (3) thẩm định về tổng mức đầu tư và các yếu tố đảm bảo đủ vốn đầu tư; (4) xác định, đo lường các chỉ tiêu hiệu quả, lượng hóa và định giá kinh tế các chỉ tiêu lợi ích và hao phí xã hội; và (5) phân tích độ nhạy của dự án ODA.

Thứ ba, thẩm định hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án ODA. Đây là những nội dung quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của khoản ODA cho vay lại. Thông lệ quốc tế quy định việc đánh giá hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ cần phải được căn cứ dựa trên dòng tiền và được tính toán trên cơ sở quan điểm tổng mức đầu tư dự án ODA. Thẩm định khả năng trả nợ là việc xác định nguồn trả nợ và đánh giá tính khả thi của nguồn trả nợ. Nguồn thu của dự án để trả nợ được xem xét dựa trên khấu hao, lợi nhuận và các nguồn khác

Thứ tư, thẩm định mức độ rủi ro và biện pháp phòng ngừa rủi ro cho vay lại ODA. Dự án sử dụng vốn ODA cho vay lại là những dự án có thời gian triển khai dài, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu phát triển của quốc gia, do đó luôn tiềm ẩn rủi ro. Việc phân tích và đo lường mức độ rủi ro cho vay lại vốn ODA là cần thiết, thông lệ quốc tế quy định các phương pháp đo lường rủi ro như phân tích độ nhạy, phương pháp kịch bản… Các biện pháp phòng ngừa rủi ro cho vay lại ODA thường được áp dụng bao gồm: (1) Trích lập dự phòng rủi ro cho vay lại, theo đó Chính phủ và TCTD lập dự phòng theo một tỷ lệ nhất định để có nguồn bù đắp khi tổn thất xảy ra; (2) Phương án BĐTV bằng tài sản là biện pháp thu hồi nợ thứ hai trong trường hợp dự án ODA không có khả năng trả nợ đúng hạn.

Thứ năm, Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay. Đối với hoạt động cho vay lại vốn ODA tại các TCTD thì BĐTV bằng tài sản là biện pháp hữu hiệu để thu hồi nợ vay trường hợp chủ đầu tư không thực hiện nghĩa vụ trả nợ do các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Tài sản BĐTV bao gồm tài sản được hình thành từ vốn ODA vay lại và các tài sản khác của chủ đầu tư được TCTD chấp thuận và phải


được đăng ký bảo hiểm trong suốt thời gian vay lại vốn. Việc xác định giá trị tài sản BĐTV tối thiểu so với giá trị gốc của khoản ODA vay lại tùy thuộc vào chính sách tín dụng ODA của từng quốc gia trong từng thời kỳ. Sankar (2013) cho rằng đối với biện pháp BĐTV của hoạt động cho vay lại ODA, cần định giá tài sản BĐTV tại các tổ chức thẩm định giá độc lập, trị giá tài sản BĐTV ít nhất phải bằng trị giá gốc của khoản vay và phải được đánh giá lại định kỳ (JICA, 2013).

1.1.2.3.2. Tổ chức thực hiện cho vay lại vốn ODA

Sau khi có kết quả thẩm định và ra quyết định cho vay lại, TCTD ký Hợp đồng cho vay lại với chủ đầu tư, tổ chức thực hiện cho vay lại. Thực hiện cho vay lại cần được đảm bảo trên từng nội dung:

Quản lý giải ngân

TCTD căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng để lập kế hoạch giải ngân, mở tài khoản cho chủ đầu tư, mở sổ theo dõi phát vay, thực hiện và kiểm soát việc giải ngân. Kế hoạch giải ngân vốn ODA cho vay lại được lập căn cứ vào tiến độ dự án, nhu cầu giải ngân vốn vay của chủ đầu tư. Kế hoạch giải ngân của từng dự án là cơ sở cho việc rút vốn từ Nhà tài trợ. Giải ngân được thực hiện nhiều lần, mỗi lần giải ngân phải kiểm soát chặt chẽ đối tượng sử dụng vốn.

TCTD chỉ thực hiện việc giải ngân khi dự án đáp ứng được các điều kiện: (1) chủ đầu tư đã mở tài khoản và thực hiện thanh toán qua TCTD; (2) hoàn thành thủ tục bảo đảm tiền vay; (3) toàn bộ tài sản BĐTV của dự án phải được mua bảo hiểm trong suốt thời hạn vay vốn; (4) minh chứng về tiến độ thi công của dự án và (5) các điều kiện khác theo quy định tại Hợp đồng cho vay lại.

Vốn ODA cho vay lại phải được giải ngân đúng mục đích đã được quy định trong Hợp đồng cho vay lại. Tổng số vốn giải ngân cho dự án không vượt quá dự toán và trong phạm vi số vốn đã chấp thuận cho vay. Trị giá nhận nợ thực tế là giá trị được lũy kế theo từng lần rút vốn, chủ đầu tư nhận nợ khoản vay lại cùng thời điểm Chính phủ nhận nợ với bên cho vay nước ngoài.

Kiểm tra, giám sát dự án ODA

Hoạt động kiểm tra, giám sát đối với dự án sử dụng vốn ODA cho vay lại trong quá trình cho vay nhằm đảm bảo toàn bộ hoạt động cho vay lại vốn ODA


được hiệu quả, tuân thủ các quy định hiện hành của chính phủ, của nhà tài trợ nước ngoài và của TCTD. Hoạt động kiểm tra, giám sát của TCTD bao gồm cả việc kiểm tra thông qua báo cáo tiến độ, minh chứng sử dụng vốn của chủ đầu tư và giám sát thực tế tại dự án sử dụng vốn ODA vay lại.

TCTD có trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng vốn vay lại đúng mục đích, có hiệu quả, yêu cầu chủ đầu tư báo cáo và minh chứng vốn vay được sử dụng đúng mục đích vay vốn. TCTD cho vay lại quản lý, giám sát khoản vay lại, đối tượng vay lại, tình hình cho vay, thu hồi nợ, tình hình biến động của tài sản BĐTV, tình hình khai thác, vận hành công trình được đầu tư bằng vốn ODA cho vay lại.

TCTD thành lập đoàn kiểm tra, thực hiện việc kiểm tra định kỳ theo kế hoạch hàng năm hoặc kiểm tra đột xuất, lập biên bản kiểm tra và lưu giữ trong hồ sơ cho vay dự án. Trong quá trình kiểm tra, giám sát, trường hợp phát hiện bên vay lại không thực hiện theo đúng cam kết, nghĩa vụ theo hợp đồng vay lại, TCTD báo cáo với Chính phủ, đề xuất phương án xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền, như việc dừng giải ngân đối với dự án, xem xét thu hồi nợ trước hạn số vốn sử dụng sai mục đích hoặc toàn bộ số vốn đã giải ngân.

Quản lý tài sản BĐTV

Tài sản BĐTV phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích. Chủ đầu tư phải thực hiện biện pháp đảm bảo đối với tài sản BĐTV cho khoản vay lại, phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm rủi ro trong suốt thời gian còn dư nợ vay. TCTD quản lý, giám sát việc sử dụng tài sản BĐTV. Việc quản lý tài sản BĐTV được bắt đầu từ khâu định giá tài sản. Để thực hiện việc này, TCTD xây dựng chính sách về quản lý tài sản BĐTV, trong đó bao gồm các nội dung như danh sách các loại tài sản mà TCTD nhận làm tài sản BĐTV, cách thức, phương pháp, quy trình và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc định giá giá trị pháp lý và giá trị vật chất của tài sản BĐTV, tần suất định giá tài sản BĐTV…

1.1.2.3.3. Thu hồi và xử lý nợ cho vay lại vốn ODA

Thu hồi nợ

Công tác thu hồi nợ có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động quản lý vốn ODA cho vay lại, đảm bảo cho Chính phủ có nguồn để trả nợ vay nước ngoài. Theo đó,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/11/2022