Nâng cao hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - 2



JICA

Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản

The Japan International Cooperation Agency

QLRR

Quản lý rủi ro

MIC

Quốc gia có thu nhập trung bình

NHPT

Ngân hàng phát triển

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NSNN

Ngân sách nhà nước

OECD

Ủy ban hỗ trợ phát triển của Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế

Organization for Economic Cooperation and Development

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

Official Development Assistance

TCTD

Tổ chức tín dụng

TDĐT

Tín dụng đầu tư

TDXK

Tín dụng xuất khẩu

TMCP

Thương mại cổ phần

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

RRTD

Rủi ro tín dụng

SHB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

XHTD

Xếp hạng tín dụng nội bộ

VBARD

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

VCB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

VDB

Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Vietinbank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam

WB

Ngân hàng Thế giới

World Bank

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - 2


Bảng 2.1: Tài sản trong hoạt động nghiệp vụ của VDB 79

Bảng 2.2: Cho vay lại vốn ODA theo hình thức VDB không chịu RRTD 83

Bảng 2.3: Cho vay lại vốn ODA theo hình thức VDB chịu RRTD 84

Bảng 2.4: Giá trị tài sản bảo đảm tiền vay 92

Bảng 2.5: Phân loại nợ vốn ODA cho vay lại 94

Bảng 2.6: Giải ngân vốn ODA cho vay lại tại VDB 98

Bảng 2.7: Thực hiện kế hoạch tăng trưởng cho vay lại vốn ODA 101

Bảng 2.8: Thu hồi nợ khoản vay ODA đến hạn 102

Bảng 2.9: Nợ quá hạn cho vay lại vốn ODA tại VDB 104

Bảng 2.10: Trích lập dự phòng rủi ro cho vay lại vốn ODA 108

Bảng 2.11: Kết quả hoạt động cho vay lại vốn ODA 109

Bảng 2.12: Cơ cấu vốn ODA giải ngân tại VDB cho các ngành kinh tế 112

Bảng 2.13: Đánh giá chung về mức độ hiệu quả xã hội của dự án 115

Bảng 2.14: Kết quả khảo sát về giá trị gia tăng và thặng dư xã hội 117

Bảng 2.15: Kết quả khảo sát tác động điều tiết thu nhập 120

Bảng 2.16: Hiệu quả xã hội của các dự án lĩnh vực cấp thoát nước 122

Bảng 2.17: Hiệu quả xã hội của các dự án thuộc lĩnh vực năng lượng 125

Bảng 2.18: Hiệu quả xã hội của các dự án thuộc lĩnh vực hạ tầng đô thị và giao thông vận tải 128

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Quy trình cho vay lại vốn ODA 32

Sơ đồ 1.2: Quy trình thẩm định cho vay lại vốn ODA [13] 34

Sơ đồ 1.3: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ 59

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại VDB [7],[36] 75

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy cho vay lại vốn nước ngoài tại VDB 81

Sơ đồ 3.1: Bộ máy QLRR cho vay lại vốn ODA tại VDB 161

Sơ đồ 3.2: Mô hình quản lý rủi ro cho vay lại vốn ODA 162


Biểu đồ 2.1: Cam kết, ký kết, giải ngân ODA của Việt Nam giai đoạn 1993 - 2017 77

Biểu đồ 2.2: Ký kết vốn ODA của các nhà tài trợ giai đoạn 1993 - 2017 78

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng vốn ODA cho vay lại trong tài sản nghiệp vụ của VDB 79

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng cho vay lại vốn ODA theo cơ quan cho vay giai đoạn 2012 - 2017 80

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ cho vay lại ODA theo các hình thức tại VDB 82

Biểu đồ 2.6: Vốn ODA cam kết cho vay lại tại VDB giai đoạn 2012 - 2017 98

Biểu đồ 2.7: Tốc độ tăng trưởng giải ngân vốn ODA 99

Biểu đồ 2.8: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay lại vốn ODA tại VDB 100

Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ thu hồi nợ đến hạn và tỷ lệ so với dư nợ 103

Biểu đồ 2.10: Biến động tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2012 - 2017 105

Biểu đồ 2.11: Tỷ lệ nợ xấu cho vay lại vốn ODA giai đoạn 2012 - 2017 105

Biểu đồ 2.12: Tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay lại so với nợ xấu 107

Biểu đồ 2.13: Tăng trưởng thặng dư gộp cho vay lại vốn ODA tại VDB 110

Biểu đồ 2.14: Cơ cấu cho vay lại vốn ODA tại VDB theo lĩnh vực 111

Biểu đồ 2.15: Tỷ lệ giải ngân vốn ODA cho ngành công nghiệp và dịch vụ 113

Biểu đồ 2.16: Cơ cấu vốn ODA cho vay lại theo Nhà tài trợ tại VDB 114

Biểu đồ 2.17: Cơ cấu cho vay lại vốn ODA lĩnh vực cấp thoát nước 121


LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, kinh tế xã hội của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu đáng kể. Giai đoạn 2012 - 2018, tăng trưởng kinh tế ổn định và có chiều sâu, tốc độ tăng trưởng bình quân 6,21%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ; năng suất lao động tăng bình quân 5,75% và các vấn đề xã hội được đảm bảo. ODA, một nguồn vốn ĐTPT xã hội, đã đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. ODA được sử dụng với mục đích chủ yếu nhằm nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. ODA chiếm 3,5% GDP, 12% vốn ĐTPT toàn xã hội đã tác động tích cực trong việc kích thích đầu tư, góp phần vào việc duy trì đà tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh thu hút có xu hướng giảm, việc tận dụng và sử dụng có hiệu quả vốn ODA đã và đang là vấn đề có ý nghĩa thiết thực hiện nay. Cho vay lại vốn ODA thông qua các TCTD là một kênh cung ứng vốn hữu hiệu cho các chương trình, dự án nhằm đảm bảo cơ chế vay lại và trả nợ, đảm bảo được mục đích sử dụng vốn. Hiệu quả hoạt động cho vay lại vốn ODA tại các TCTD không những giúp các TCTD thực hiện mục tiêu phát triển, khẳng định vai trò và uy tín trong hệ thống tài chính quốc gia cũng như quốc tế, mà còn là cơ sở để Nhà nước cung ứng vốn hiệu quả cho các dự án ODA, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.

VDB là tổ chức đầu mối quản lý tài chính ĐTPT, là công cụ thực thi các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. VDB là ngân hàng chính sách, một định chế tài chính quan trọng cung cấp nguồn lực tài chính cho nền kinh tế, đảm bảo cho hoạt động ĐTPT được chuyên nghiệp và hiệu quả nhằm phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong bối cảnh hội nhập quốc tế. VDB thực hiện cho vay lại khoảng 60,4% tổng vốn ODA Chính phủ ký kết với nhà tài trợ nước ngoài. Cho vay lại vốn ODA các chương trình, dự án ĐTPT để nâng cấp, hoàn


thiện cơ sở hạ tầng KTXH là hoạt động quan trọng của VDB bên cạnh hoạt động tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu, nhằm góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Hiện nay, VDB thực hiện cả hai hình thức cho vay lại vốn ODA là cho vay lại thông thường theo ủy thác của Chính phủ và cho vay lại do VDB chịu RRTD. Giai đoạn 2012 - 2017, hoạt động cho vay lại vốn ODA tại VDB đã đạt được những kết quả nhất định. Nhiều dự án được đầu tư bằng vốn ODA cho vay lại tại VDB đã phát huy hiệu quả, cơ sở hạ tầng được nâng cấp tạo đà cho phát triển kinh tế xã hội. Hiệu quả đầu tư bằng vốn ODA cho vay lại tại VDB đã tốt hơn giai đoạn trước, các dự án đã tạo ra giá trị tăng thêm, thu nhập của người lao động và thặng dư xã hội, công tác an sinh, phúc lợi xã hội, đời sống người dân được nâng cao. Cho vay lại vốn ODA tại VDB đã góp phần vào tăng trưởng bền vững nền kinh tế. Vốn ODA cho vay lại và dư nợ đạt được sự tăng trưởng hàng năm. Giải ngân được đảm bảo theo tiến độ kế hoạch đề ra, công tác thu hồi nợ khoản ODA cho vay lại đến hạn được đảm bảo, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu khá thấp. Chỉ tính riêng hoạt động cho vay lại vốn ODA, tỷ lệ nợ quá hạn bình quân khoảng 1,35%, tỷ lệ nợ xấu khoảng 2,91%. Hàng năm, cho vay lại vốn ODA đã tạo ra nguồn lực tài chính để VDB thực hiện mục tiêu tái cơ cấu hoạt động, tiến tới tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại VDB những năm gần đây là chưa cao. Khả năng giám sát mục đích sử dụng vốn ODA cho vay lại chưa tốt, dẫn đến một số dự án ODA sử dụng vốn sai mục đích, thực hiện không thành công hoặc hoạt động không có hiệu quả, gây ra những tổn thất cho nền kinh tế. Mặc dù, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn duy trì ở mức khá thấp nhưng có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Kết quả tài chính đối với hoạt động cho vay lại vốn ODA tại VDB có xu hướng giảm sút...

Với mục đích hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại các TCTD; nghiên cứu thực tiễn hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại VDB; đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại VDB, tác giả lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu Luận án tiến sĩ.


2. Tổng quan nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu không trùng lặp với các công trình khoa học, luận án đã công bố mà tác giả được biết. Luận án trích dẫn trung thực các đề tài và kết quả nghiên cứu đã công bố dùng làm tài liệu tham khảo.

2.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại các TCTD được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu trên nhiều giác độ và cách thức tiếp cận khác nhau. Các nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc phân tích hiệu quả đối với TCTD, mà còn đánh giá hiệu quả cho vay lại vốn ODA đối với bổ sung vốn nhằm phát triển kinh tế

- xã hội, thực hiện chiến lược đổi mới đất nước. Luận án phân chia các công trình khoa học trên các giác độ nghiên cứu về vai trò vốn ODA, hiệu quả sử dụng vốn ODA và hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại TCTD.

Assefa Abebe (2013) đã nghiên cứu vai trò của ODA trong phát triển kinh tế dựa trên kinh nghiệm của Hàn Quốc. Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, điều tra tác giả đã chỉ ra rằng “Ở các quốc gia có chính sách kinh tế mạnh, các tổ chức chính phủ có thẩm quyền và có trách nhiệm, ODA đóng vai trò xúc tác trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội”. Điều này cho thấy hiệu quả của ODA không chỉ phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài mà còn phụ thuộc vào các yếu tố bên trong [64]. Rob Tew (2013) đã có những phân tích sâu sắc về sự tác động, vai trò của vốn ODA đến kinh tế của các quốc gia được vay vốn ODA. Trên thực tế những khoản vay nợ ODA đang ngày càng tăng để đảm bảo nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển. Điều đó đồng nghĩa với việc dư nợ của những quốc gia này cũng gia tăng [93]. Hansen, H., & Tarp, F. (2001) cũng đã nghiên cứu về ảnh hưởng của ODA tới tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển và cho thấy mối quan hệ tích cực giữa ODA và tăng trưởng GDP bình quân đầu người [81].

Mặc dù tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng các nghiên cứu trên đều có sự thống nhất chung về quan điểm, mục tiêu và vai trò của ODA đối với phát triển KTXH. ODA là khoản viện trợ không hoàn lại và khoản vay với các điều kiện ưu đãi để hỗ trợ các nước kém phát triển. ODA đóng vai trò quan trọng giúp các


nước tiếp nhận phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung vốn để ĐTPT cơ sở hạ tầng, góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

Francisco Sagati (2005) khẳng định hiệu quả sử dụng của ODA tại các quốc gia là không giống nhau và phụ thuộc vào loại hình hỗ trợ, năng lực của nước nhận tài trợ, các chính sách của quốc gia và tổ chức quốc tế tài trợ [75]. Theo đó, nước nhận tài trợ với mức độ minh bạch và trách nhiệm cao, khung pháp lý đầy đủ, đồng thời các chính sách trong nước đối với các dự án được tài trợ từ đối tác là nhất quán với quy định của nhà tài trợ sẽ bảo đảm cho sự hiệu quả của ODA. Chanboreth & Hach (2008) cho thấy việc nâng cao hiệu quả sử dụng ODA phụ thuộc vào: (1) cung cấp các dự án rõ ràng, ưu tiên các dự án chiến lược quốc gia và đảm bảo quy trình ngân sách ODA; (2) củng cố và cải cách triệt để quản lý hành chính công; (3) Ưu tiên đầu tư dự án một cách riêng lẻ, tránh chồng chéo; (4) quản lý tốt việc giải ngân cũng như thực hiện dự án; (5) đảm bảo việc trao đổi giữa hai bên viện trợ và nhận viện trợ nhằm nâng cao chất lượng dự án [68].

SangKijin (2012) đã nghiên cứu phân tích hiệu quả sử dụng vốn ODA tại các nước nhận viện trợ tại 117 quốc gia trong suốt 28 năm 1980-2008 [95]. Kết quả phân tích cho thấy hiệu quả kinh tế ODA của các nước đang phát triển khác nhau tùy thuộc vào điều kiện chính trị và điều kiện kinh tế của từng quốc gia. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, một khi mức độ minh bạch của một quốc gia đạt đến một điểm nhất định, hiệu ứng cận biên ròng kinh tế ODA cho các quốc gia giảm, thì ODA tác động có hiệu quả đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các Quốc gia nhận viện trợ. Antonio Tujan Jr (2009) đã đưa ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA là: (i) Sự cởi bỏ vô điều kiện viện trợ, bao gồm cả viện trợ lương thực và hỗ trợ kỹ thuật; (ii) Tăng cường quyền sở hữu và trách nhiệm của địa phương bằng cách giảm dần sự phụ thuộc của họ vào nhà tài trợ; (iii) Tăng cường hỗ trợ trực tiếp cho các tổ chức xã hội [62]. Bên cạnh đó cũng có những nghiên cứu về mặt trái của vốn ODA. Các nghiên cứu của Boone (1996) [65] và Lensink & Morrissey (2000) [91] đã tập trung đánh giá hiệu quả của vốn ODA đối với quá trình phát triển kinh tế của các nước đang phát triển từ góc độ kinh tế vi


mô, chỉ ra các hạn chế và tác động xấu của các nước đang phát triển khi tiếp nhận vốn ODA. Đó là việc nhận nguồn viện trợ không ổn định và không chắc chắn từ bên ngoài đã ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách tài chính và đầu tư của nước nhận viện trợ. Các nghiên cứu này đã nhấn mạnh trách nhiệm của các nhà tài trợ trong chính sách ODA. Hơn nữa, các tác giả đã khẳng định rằng tác động của ODA là nguy hiểm và tiêu cực đến phát triển kinh tế, phần lớn là do tham nhũng và thiếu hiệu quả trong quá trình thực hiện vốn ODA của nước nhận viện trợ.

Asian Development Bank (1999) đã chỉ ra một trong những thành công trong thu hút và sử dụng vốn ODA ở Thái Lan là thành lập một hệ thống quản lý, điều phối và thực hiện các chương trình, dự án đủ mạnh từ trung ương đến địa phương, các chương trình viện trợ được tập trung ở một cơ quan là Tổng vụ hợp tác kinh tế và kỹ thuật trực thuộc Chính phủ [63]. Sankar & Schneider (2013) đã đánh giá về hiệu quả sử dụng ODA của Nhật Bản tại Lào, các dự án ODA của Chính phủ Nhật Bản tài trợ cho Lào thường chú trọng tới các khía cạnh sau: (1) xem xét ngay từ giai đoạn đầu của dự án có ảnh hưởng xấu tới môi trường hoặc xã hội; (2) đảm bảo hệ thống chính trị trong đó các chính sách phản ánh tiếng nói của người dân; (3) luôn luôn thực hiện các dự án theo pháp luật; (4) công bố đầy đủ các thông tin; (5) tăng cường kiểm soát công tác chống tham nhũng. Mohamed Ariff (1998) khi đề cập đến sự hợp tác giữa các nước APEC trên nhiều góc độ, đã bàn về việc tài trợ vốn ODA của các quốc gia. Tác giả đã phân tích những lợi ích mà Trung Quốc đã phát huy được khi tiếp nhận vốn ODA và tác giả cũng chỉ ra những rủi ro mà những khoản vay ODA mang lại cho nước này bắt nguồn từ rủi ro tỷ giá, sự yếu kém trong quản lý sử dụng vốn vay… Tác giả cũng đưa ra một số đề xuất trong quản lý sử dụng và trả nợ vốn vay ODA của nước này [88]. World Bank (2005) cũng đã thực hiện khảo sát thực tế các quốc gia sử dụng vốn ODA để đánh giá hiệu quả của nguồn vốn này [98]. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong môi trường quản lý tốt, 1% GDP viện trợ sẽ dẫn đến tăng trưởng bền vững khoảng 0,5% GDP, tốc độ tăng trưởng ở mức 2,2% GDP bình quân đầu người. Tác động của viện trợ không chỉ dừng ở sự tăng trưởng mà còn góp phần giảm đáng kể tỷ lệ đói nghèo, ở các quốc gia có cơ chế quản lý tốt

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 27/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí