Cơ Sở Hạ Tầng Kỹ Thuật Của Thương Mại Điện Tử

Các chủ cửa hàng thông thường ngày nay cũng đang đua nhau đưa thông tin lên web để tiến tới khai thác mảng thị trường rộng lớn trên web bằng cách mở cửa hàng ảo. Cửa hàng hay gian trưng bày hàng hóa trong thương mại truyền thống được thay thế bằng các webpage giới thiệu sản phẩm hay các e-catalogue trên Internet. Các giấy tờ thủ tục trong thương mại truyền thống (đơn chào hàng, đặt hàng, báo giá, hóa đơn, biên lai, biên bản giao nhận hàng hóa…) được thay thế bằng các hình thức khác như thư điện tử, dữ liệu điện tử…

1.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Thương mại Điện tử

Để thành công trong kinh doanh điện tử, yêu cầu hàng đầu chính là phải có một hạ tầng công nghệ thông tin ở mức độ phát triển nhất định, bao gồm:

- Hạ tầng về mạng

- Hạ tầng an toàn bảo mật

- Môi trường ứng dụng server

- Công cụ quản lý dữ liệu và dung liệu

- Công cụ phát triển ứng dụng

- Hệ thống điều khiển và phần cứng

- Cơ sở quản lý hệ thống

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Mức độ phát triển nhất định của hạ tầng công nghệ thông tin phải luôn đáp ứng được nhu cầu ngày một nâng cao của việc kinh doanh TMĐT, tức là nó phải đảm bảo các yêu cầu về tính linh hoạt, tính quy mô và tính an toàn, tin cậy.

Tính linh hoạt của hạ tầng công nghệ cho phép TMĐT có thể dễ dàng được tiếp cận hay nhanh chóng thích ứng với những ứng dụng mới. Hiện nay, người tiêu dùng truy cập Internet không chỉ qua các máy tính cá nhân mà còn qua nhiều phương tiện hiện đại như điện thoại di động, các thiết bị số cá nhân

Nâng cao hiệu quả áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam - 3

(PDAs)…thì công nghệ cho kinh doanh trực tuyến cũng phải thích nghi với những phương thức tiếp cận này.

Đảm bảo tính quy mô của công nghệ tức là đảm bảo khả năng xử lý khối lượng công việc ngày càng tăng. Thực tế chứng minh rằng, với sự phát triển hàng ngày của công nghệ thông tin, để tăng tính quy mô thì công nghệ cũng phải thường xuyên nâng cấp, và chi phí cho việc nâng cấp liên tục này là không hề nhỏ.

Tính an toàn tin cậy của hạ tầng công nghệ không thể đạt được nếu chỉ có những ứng dụng mật mã thông thường. Để bảo mật thông tin, các doanh nghiệp cần áp dụng những chứng chỉ số an toàn (như chữ ký điện tử) và có các chính sách quản lý thông tin cụ thể.

1.3. Các vấn đề pháp lý của Thương mại Điện tử

Tại mỗi nước, TMĐT chỉ có thể tiến hành khi tính pháp lý của nó được thừa nhận (biểu hiện cụ thể bằng sự thừa nhận pháp lý giá trị của các giao dịch điện tử, chữ ký điện tử, chữ ký số hóa, các thanh toán điện tử, các dữ liệu có xuất xứ từ các cơ quan nhà nước, sở hữu trí tuệ hàm chứa trong thông tin trên Web, bí mật đời tư và bảo vệ pháp lý đối với mạng thông tin chống tội phạm xâm nhập), có các cơ quan xác thực chứng nhận chữ ký điện tử,… Trên bình diện quốc tế, vấn đề môi trường pháp lý còn nhiều phức tạp hơn nữa, vì nhiều giao dịch TMĐT được thực hiện trên quy mô toàn cầu nên đòi hỏi phải có sự hài hòa giữa các hệ thống pháp luật vốn được xây dựng trên nền tảng các hệ thống chính trị khác nhau. Những văn bản pháp luật về TMĐT của các quốc gia cũng cần có sự thống nhất cơ bản để hoạt động kinh doanh TMĐT được đơn giản và hiệu quả. Tuy nhiên bộ luật cũng như những văn bản quy định về hoạt động TMĐT hiện hành của các nước vẫn còn nhiều sự khác biệt dễ dẫn đến xung đột pháp lý.

Một vấn đề khó khăn nữa, đó là việc đánh thuế các dung liệu, tức là các hàng hóa “phi vật thể” (như âm nhạc, chương trình truyền hình, chương trình

phần mềm…) được giao trực tiếp giữa các đối tác thông qua mạng. Vấn đề thu thuế sẽ càng phức tạp hơn trong trường hợp thanh toán vô danh (anonimous payment) bằng thẻ thông minh. Kiểm toán các công ty mua bán bằng phương thức TMĐT cũng đang là vấn đề nan giải đối với quản lý Nhà nước.

Ngoài ra, TMĐT còn đòi hỏi mọi doanh nghiệp cũng như các sản phẩm đều được mã hóa thống nhất, nói cách khác đòi hỏi phải có một môi trường kinh tế đã tiêu chuẩn hóa ở mức cao. Tin học hóa hệ thống thanh toán tài chính đi liền với việc mã hóa toàn bộ hàng hóa, hay “đánh số sản phẩm” (product numbering) là vấn đề không chỉ có tính quốc gia, mà có tính quốc tế, trên cơ sở của các chuẩn và định chế EAN – International và Uniform Code Council, thể hiện dưới dạnh các vạch, mã số, gọi là mã số vạch (bar – code); theo đó, tất cả các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đều được mã hóa bằng một số 13 con số và các công ty đề có địa chỉ của mình bằng một mã có từ 100 đến 100000 con số. Việc thiết lập toàn bộ hệ thống mã sản phẩm và mã công ty (gọi chung là mã hóa thương mại: commercial coding) cho một nền kinh tế là một vấn đề không đơn giản, nhất là đối với các nước đang phát triển.

TMĐT xuất hiện đặt ra hàng loạt vấn đề cần phải quan tâm và giải quyết thích đáng. Môi trường kinh doanh trong TMĐT là một môi trường hoàn toàn mới, môi trường kinh doanh ảo. Vì vậy, muốn ứng dụng TMĐT, cần phải có một cơ sở pháp lý định sẵn để điều chỉnh các mối quan hệ giao dịch thương mại diễn ra trên mạng. Nhà nước sẽ phải cùng một lúc đóng 2 vai trò: một là người cung cấp các dịch vụ điện tử và hai là người xây dựng hệ thống pháp lý hoàn chỉnh, thống nhất và cụ thể. Chỉ cần thiếu một trong số những quy định cụ thể cho hoạt động TMĐT, các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng sẽ gặp phải những tranh chấp, các cơ quan chức năng cũng không có cơ sở để kiểm soát các hoạt động. Hơn nữa, TMĐT là một lĩnh vực vẫn còn đang mới mẻ, cần phải có một cơ sở pháp lý hoàn chỉnh để củng cố

niềm tin của các chủ thể tham gia. Cơ sở pháp lý này phải bao gồm các đạo luật về TMĐT, về sở hữu trí tuệ, về bảo vệ người tiêu dùng và an ninh chính trị, vv…

Luật về TMĐT phải là một đạo luật thừa nhận tính pháp lý của các chứng từ và chữ ký điện tử, điều chỉnh các giao dịch kinh tế và hành chính thông qua con đường điện tử, những vấn đề về thanh toán, bảo mật thông tin… Tuy nhiên, do các quan hệ trong TMĐT vượt qua biên giới quốc gia nên luật về TMĐT của mỗi nước phải phù hợp với các công ước, điều ước quốc tế hay các thỏa thuận liên quan đến TMĐT trong các tổ chức đa phương như Tổ chức Thương mại thế giới WTO, Hiệp hội các nước Đông Nam á ASEAN, Diễn đàn Kinh tế châu á - Thái Bình Dương APEC…

Luật sở hữu trí tuệ cũng phải được xây dựng và hoạt động nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của những người chủ thông tin, bởi lẽ trong TMĐT, các thông tin được truyền đi một cách tự do trên Internet. Đối với các doanh nghiệp, khi kinh doanh trực tuyến, các sản phẩm và dịch vụ có thể dễ dàng bị sao chép hoặc ăn cắp trên con đường truyền đi. Một khi các vấn đề về bằng sáng chế, quyền tác giả, đăng ký thương hiệu…đã được thống nhất trong luật sở hữu trí tuệ thì TMĐT chắc chắn sẽ phát triển lành mạnh.

Ngoài những luật cơ bản, để TMĐT có thể được áp dụng thì luật bảo vệ người tiêu dùng là không thể thiếu. Các giao dịch mua bán trong TMĐT diễn ra chủ yếu trên Internet, nghĩa là trong một thế giới ảo, rất khó kiểm soát. Có nhiều trường hợp người tiêu dùng không nhận được đúng hàng theo đơn đặt hàng, cả về số lượng và chất lượng, thậm chí họ bị lừa bởi những thông tin do các tổ chức phi pháp cung cấp, những thông tin các nhân của khách hàng có thể bị đánh cắp… Một đạo luật bảo vệ người tiêu dùng khi có hiệu lực sẽ tạo ra những tác động tâm lý tích cực, thúc đẩy người tiêu dùng điện tử tham gia nhiều hơn vào loại hình thương mại này.

1.4. Vai trò của thương mại điện tử

Thương mại Điện tử sẽ phát triển những cơ hội mới, cả trong thị trường thương mại giữa các doanh nghiệp (B2B) và giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C). TMĐT cũng cho phép các công ty có khả năng bán hàng trên phạm vi quốc tế, loại bỏ một cách hiệu quả những giới hạn về thời gian, địa điểm và về căn bản sẽ tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Những cơ hội này có ý nghĩa hơn đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong vấn đề tăng năng suất và khả năng tiếp cận thị trường, đối tác kinh doanh trong phạm vi thế giới. Nó cho phép các doanh nghiệp hạn chế tối đa những rủi ro trong pha bắt đầu của sản phẩm và dịch vụ mới (vì những phản hồi thu được từ thị trường nhanh hơn trước kia) và tiềm năng vươn ra thị trường toàn cầu sẽ lớn hơn.

Thương mại Điện tử sẽ cung cấp thêm cơ hội để các doanh nghiệp có thêm khách hàng, thâm nhập thêm vào những thị trường sản phẩm mới và hợp lý hóa hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp có thể sử dụng TMĐT để tạo ra sản phẩm, dịch vụ phù hợp với yêu cầu của khách hàng, quản lý tốt hơn tiến trình cung cấp hàng và tồn kho, và giảm thời gian giữa đặt hàng và giao hàng.

II. RỦI RO THƯỜNG GẶP TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Bên cạnh những lợi ích to lớn mà thương mại điện tử mang lại, chúng ta cũng không thể phủ nhận những rủi ro tiềm ẩn mà các doanh nghiệp khó tránh khỏi trong quá trình kinh doanh. Hiểu một cách chung nhất, rủi ro trong TMĐT là những sự cố, tai họa xảy ra một cách bất ngờ nằm ngoại tầm kiểm soát của con người hoặc những mối đe dọa nguy hiểm khi xảy ra thì gây tổn thất cho chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại điện tử. Rủi ro TMĐT rất đa dạng và luôn có chiều hướng biến đổi cùng với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin. Do vậy, việc nhận thức được các loại rủi ro và những tác hại của chúng là điều hết sức cần thiết. Dựa vào nguồn gốc phát sinh của chúng, ta có thể phân ra làm hai nhóm: Nhóm có nguồn gốc từ bên ngoài

doanh nghiệp và nhóm của nguồn gốc từ bên trong doanh nghiệp. Trong mỗi nhóm rủi ro đó lại được phân chia làm hai nhóm nhỏ là rủi ro mang tính kỹ thuật và rủi ro không mang tính kỹ thuật. Việc phân loại này chỉ mang tính tương đối do sự liên hệ chặt chẽ của các rủi ro, đặc biệt lại liên quan nhiều tới vấn đề công nghệ.

2.1. Nhóm rủi ro có nguồn gốc từ bên ngoài doanh nghiệp

Nhóm rủi ro này lại xuất phát từ nhiều nguyên nhân như tự nhiên, môi trường kinh doanh, môi trường công nghệ, môi trường pháp lý.

2.1.1. Rủi ro không mang tính kỹ thuật

a. Rủi ro do thiên tai

Thiên tai là những tai họa do thiên nhiên gây ra đối với con người và thương mại điện tử cũng không phải là một ngoại lệ. Các rủi ro do thiên tai có thể kể ra như bão lụt, sét đánh, động đất, núi lửa phun, sóng thần, bão từ trường. Một trận lụt có thể làm hư hỏng hết các ổ cứng và xóa sạch các dữ liệu của công ty về các giao dịch, về khách hàng gây thiệt hại làm đình trệ hoạt động của doanh nghiệp. Một cú sét có thể làm cháy toàn bộ một hệ thống máy tính đang tiến hành hàng nghìn giao dịch, do vậy làm cho toàn bộ các giao dịch bị hủy bỏ và thiệt hại cũng thật ghê gớm. Hay mỗi đợt bão từ làm biến đổi từ trường của trái đất gây ra thiệt hại không nhỏ cho ngành viễn thông như phá hoại các vệ tinh, làm tê liệt các trạm Servers Internet không dây,…

b. Rủi ro do các tai nạn bất ngờ

Tai nạn bất ngờ là những tai họa mà xảy ra ngoài sự kiểm soát của con người và không thể lường trước được. Những rủi ro do tai nạn bất ngờ có thể kể ra như: mất điện, sự cố bất (sudden breakdown), hỏa hoạn, chập điện,…

c. Rủi ro do các hiện tượng xã hội gây nên

Đó là những rủi ro gây ra bởi chiến tranh, khủng bố, bạo loạn, đình công. Chẳng hạn như trong sự kiện khủng bố ngày 11/09, bên cạnh các thiệt hại về sinh mạng và vật chất thì còn các thiệt hai về những dữ liệu trong máy tính của các công ty có văn phòng ở tòa nhà trung tâm thương mại thế giới, những máy chủ trong tòa nhà bị phá hủy còn gây ra những thiệt hại cho các bên có quan hệ giao dịch qua mạng với các công ty trong tòa nhà này. Hay các cuộc đình công của nhân viên tin học của các hãng hàng không hoặc du lịch còn gây thiệt hại cho doanh nghiệp bằng cách không xử lý các đơn đặt vé hoặc đặt phòng.

d. Rủi ro do vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Đây là loại rủi ro đang nổi cộm trên mạng Internet. Tên giao dịch hay nhãn hiệu sản phẩm của một công ty nước ngoài có thể trùng với tên giao dịch hay nhãn hiệu của một công ty nước khác cùng kinh doanh trên mạng. Đặc biệt khi trùng lặp với công ty đã tạo lập được uy tín, danh tiếng và đang làm ăn có hiệu quả trên mạng thì nhất định công ty kia sẽ bị kiện cho dù không cố ý nhái tên hay nhãn hiệu sản phẩm.

e. Rủi ro về mặt pháp lý

- Hiệu lực pháp lý của giao dịch thương mại điện tử

Một vấn đề e ngại cho các doanh nghiệp khi trao đổi tài liệu quan trọng trên Internet là hiệu lực pháp lý của nó. Sự khác biệt về hệ thống luật pháp khi chưa có một công ước chung nào về giao dịch thương mại điện tử có hiệu lực sẽ gây trở ngại trong việc giải quyết tranh chấp khi hợp đồng bị vi phạm. Rủi ro về việc nguồn luật nào sẽ điều chỉnh những giao dịch điện tử xuyên quốc gia, tòa án nào sẽ xét xử một hợp đồng xuyên quốc gia được thỏa thuận bằng hệ thống điện tử cũng là một rủi ro về pháp luật cần được lưu tâm.

- Luật ngăn cản giao dịch thương mại điện tử của một số quốc gia

Trên quan điểm giao lưu quốc tế, do vấn đề bảo mật và an toàn còn có thêm một khía cạnh nữa: ngày càng có nhiều nước áp dụng các luật ngăn cản không cho dữ liệu được truyền tới các nước không có phương tiện thích đáng để bảo vệ thông tin, nhằm tránh rò rỉ (nhất là các thông tin liên quan tới an ninh quốc gia, vũ khí giết người hàng loạt, quan hệ quốc tế,…); vì vậy, nếu không có các luật và phương thức tốt để bảo vệ thông tin, thì một nước rất có thể sẽ bị cách ly khỏi hoạt động thương mại điện tử quốc tế.

f. Rủi ro về tiêu chuẩn công nghiệp

Rủi ro này chủ yếu xảy ra đối với các quốc gia kém phát triển khi tham gia vào giao dịch thương mại điện tử toàn cầu do thiếu một hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ và chưa có một hệ thống các tiêu chuẩn công nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực. Sự thiếu đồng bộ về tiêu chuẩn công nghiệp sẽ gây nhièu khó khăn trong việc trao đổi thông tin và đặc biệt là hoạt động chào hàng, đặt hàng cũng như vận chuyển hàng hóa, thủ tục hải quan, thuế khóa. Mặt khác, sự khác biệt giữa tiêu chuẩn công nghiệp trong thương mại truyền thống và thương mại điện tử cũng có thể gây ra những rủi ro không mong đợi. Đặc biệt là đối với những hàng hóa vô hình như các loại dịch vụ trên Internet thì hiện nay vẫn chưa có một hệ thống tiêu chuẩn công nghiệp nào để đánh giá chính xác.

2.1.2. Rủi ro mang tính kỹ thuật

a. Rủi ro do sự thay đổi của công nghệ

Công nghệ thông tin thay đổi ngày một nhanh nhất là công nghệ truyền thông trên mạng. Việc các công tu sử dụng các phần mềm và các công nghệ cũ là một nguy cơ tiềm tàng đối với khách hàng và bản thân doanh nghiệp. Sự lạc hậu, không tương thích của các phần mềm, công nghệ cũ với các chuẩn giao tiếp mới đã gây thiệt hại rất lớn cho các công ty kinh doanh trên mạng. Vào năm 2002, khi Internet Explorer 6.0 của Microsoft ra đời, công việc kinh doanh trên mạng của VideoHome.com ngưng trệ do phần mềm để download

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022